Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

những mẩu rời thương nhớ/ hoàng vũ đông sơn (1939- 2014) (van uyen publishing company, san jose , 2015)

những mẩu rời thương nhơ/ hoàng vũ đông sơn
van uyen publishing company, usa 2015


             NHỮNG MẨU RỜI THƯƠNG NHỚ
                                        HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN
                                                       bài viết: đường bá bổn



                                          NHỮNG MẨU RỜI THƯƠNG NHỚ/ HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN
                                                                                 Van Uyen Edition, May 2015



                                                           nữ văn sĩ  TRẦN THỊ BÔNG GIẤY 
                                                                                             chủ nxb Van Uyen Publishing Company
                                                                                            (ảnh TP, chụp 11-7-15)


Ngày 12 -7- 2015, vừa  tròn 10 tháng, Hoàng Vũ Đông Sơn ra đi  khỏi cõi ta bà cuộc sống.  

 Và, tôi đến đúng hẹn 11 giờ trưa 11 tháng 7  -- như lời mời của  cô giáo hưu hạ Nguyễn thị Thanh Phương  -- ăn bữa cơm để gặp Trần thị Bông Giấy ở Mỹ về.
  
Tới lầu 2, phòng 2.., lô IX cư xá Thanh đa, cửa lớn mở toang , nhìn vào thấy mâm cơm thịnh soạn đã dọn sẵn

Khách đầu tiên tôi găp , tác giả Lưu Hoài --  tiếp,  một vị đi cùng cô giáo. (Mỹ gọi girl friend) Xiết tay thật chặt,mới nhận ra vị khách này -- bởi lẽ--  mặt mũi hốc hác, già nua thảm hại, đôi mắt sâu hoắm, tựa con ma sống từ điạ ngục được Diêm Vương tạm tha, cho trở về trần gian.  Đó là  phương danh: Nguyễn Cái Thế. Tôi đùa ,

".. anh sẽ không bao giở sợ bị thất tình vì  Eva nữa, bởi,  anh vừa là Adam vừa là  Eva rồi-- tay này trố mắt --, tôi đành phải giải thích thêm: CÁI ở giữa là EVA, THỀ  ở cuối là ADAM -- còn Nguyễn, tộc họ ,anh,  thứ nam nhà cách mạng đã qua đời, ông Nguyễn văn Lực).  Nhớ lại, khi ông Nguyễn văn Lực qua đời,  nhà thơ Nguyễn hải Phương rủ tôi đến viếng thân phụ anh Thế,  quàn tại tư gia gần nhà tôi.  Không hiểu vì sao, tang gia lại đề cử anh Nguyễn hải Phương( bố nghệ sỉ nổi tiếng Hải Phượng) và tôi đứng trước quan tài.  Tôi đồng ý, nhưng thầm nghĩ, ' ông Lực, nhá hoạt động cách mạng chống đối CS, rất có thể sẽ bị làm khó dể đây.  Thôi mặc, anh trai của anh Thế, ' dân bay KQ', ,còn tôi là  'dân bò KQ'  đến thắp hương cho thân phụ phi công Nguyễn văn Cử * ;thì đã sao đâu?' 
---
* thiếu úy Nguyễn văn Cử và trung úy Phạm phú Quốc, 2 phi công đã  ném bom dinh Độc lập. ( 16-  2/- 1962) .  Phạm phú Quốc bị bắn rơi,  Nguyễn văn Cử trốn sang Campuchia. Khi ấy , tư lệnh KQ  là trung tá Nguyễn xuân Vinh bị  chính phủ Ngô đình Diệm khiển trách, cất chức tư lệnh.  " Khi 2 phi công  ném bom dinh Độc lập -- mà theo nhiều người  -- đã có tay trong để biết giờ giấc trong dinh. Nhưng đến phút chót, một quả bom do phi công Nguyễn văn Cử đã không nổ.  Chỉ biết, khi vụ ném bom vào sáng hôm ấy , có mặt 2 ông Nguyễn văn Lực ( thân phụ phi công Cử) và [nhà văn Nhất Linh-Nguyễn tường Tam  quan sát diễn tiến nội vụ ..."  (theo Nguyễn văn Lục /  Chúc thư văn học của Nhất Linh  <http:// hoiluanvanhocvietnam.org>).   (Bt)


                                               một phi công Không lực Việt nam Cộng hòa
                                                                                   (ảnh minh họa- chụp lại  trên Internet)

Người thứ ba,  nữ văn sĩ Trần thị Bông Giấy, tay cầm một số sách mới in xong mang tới tặng văn hữu -- nhưng trên bàn khách -- tôi đã nhìn thấy  NHỮNG MẨU RỜI THƯƠNG NHỚ (bộ tuyển tập: truyện ngắn, thi ca, văn tế, biên khảo, phiếm luận, thư từ, nhận định thi ca) -- bìa là chân dung ảnh cố văn sĩ Hoàng Vũ Đông Sơn. (ảnh chụp ở Café Thủy Tạ Dalat, áo jacket mầu đỏ , Bông Giấy tặng.) 

Tôi đưa IPAD ra , xin phép nữ văn sĩ shoot một tấm chân dung nóng hổi.  Và, xiết thật
 chặt,  như không muốn rời tay. 

 Hỏi ngay," bà về một miình sao? "-- lắc đầu , " Trần San Âu Cơ đang ở Dalat"

 Rồi, chìa sổ đỏ, đã là chủ sở hữu một căn nhà --ghi rõ : 
 " bà Trần thị Bông Giấy, sinh 1948 ...  -- "  6000 usd đấy,  ây là chưa kể  anh luật sư  X...làm  tiền đòi 4000 usd -- đối với một Mỹ kiều, để được làm chủ sở hữu một căn nhà."  

Có người  hỏi, " vậy đã đưa rồi mới có sổ đỏ?"  -- " không, ' nó có lú thì đã có chú nó khôn'  -- chẳng mất xu nào vẫn có sổ đỏ cho Mỹ kiều đấy,  ông' Thằng phải gió' " .

"-  God bless !" -- Thằng phải gió nói với Trần thị Bông Giấy -- và ,không kể chuyện
' nếu không chàng luật sư X... này, thì Hoàng Vũ Đông Sơn quả là 'sống không hộ khẩu, chết không địa táng".

 Chàng Hoàng ngọc Ấn bị bắt vì tội vượt biên, được thả về, không chứng minh nhân dân.  Có vài lần , công an khu vực kiểm tra hộ khẩu, nhờ tài ăn nói lưu loát cô giáo, chàng vẫn an nhiên tự tại tại gia. 

  Tới khi thi sĩ Như Hoa- Lê quang Sinh, hội trưởng Vietnamese International Poetry Society gửi thư mời một số văn nhân, thi sĩ sang Huê Kỳ dự seminary, trong đó có Thế Phong, Hoàng Vũ Đông Sơn.  HVĐông Sơn đành phải nhơ luật sư X... (kiêm 'thi sĩ tài tử' )  chạy giấy chứng minh nhân dân.  Mấy tháng sau, tiền mất cả  bạc triệu, nhưng chứng minh nhân dân thì có.

Thế là, Hoàng Vũ Đông Sơn và Thế Phong  đến Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại tp HCM ,yêu cầu được  cấp visa, --   nhưng  ... không chỉ  một Thế Phong bị từ chối tới lần thứ 2, 3 gì đó--Hoàng Vũ Đông Sơn cũng ' tuột dù đi Mỹ' '.  

  Tiền bạc triệu chi để có giấy chứng minh nhân dân, lần này  giúp ích cho sự khai từ chàng  Hoàng ngọc Ấn dễ dàng .--  đúng thủ tục:  sống có hộ khẩu, chết có giấy khai tử .


                                                      Hoàng Vũ Đông Sơn  (đầu tiên , bên phải)
                                                            -- Hàm Anh [ 1957-  ]  -- Lê Khánh [ 1944-    ]  -- Huệ Thu [ 1975-    ) 
                                                     ( courtesy photo :  huethu.net )

 Trước đây, Trần thị Bông Giấy uống Whisky mạnh như nữ diễn viên Mỹ đóng phim-- lần này chỉ uống hết 1/2 lon 333 -- tôi càng ngạc nhiên hơn, khi không thấy cô nàng hút thuốc lá. Những lần gặp trước, nàng hút thuốc, thả khói như tàu hỏa xình xịch thả khói lên bầu trời. 

 Như tôi không uống là đúng, bởi trên đường phố , hàng chữ điện tử nhấp nháy khuyên
' uống bia thì không lái xe-- lái xe thì không uống bia, rượu'

Tôi chấp hành đúng cách 'sống và làm theo pháp luật' như cách đây 5, 6 chục năm -- thời pháp trị  tổng thống Ngô đình Diệm ở miền Nam --   băng-đơ-rôn khắp phố phường 'sống và làm theo pháp luật'

Khi ấy, tôi trốn quân dịch. (rút 4 năm,  khai sinh ghi  1936 -- năm 1956 đợt quân dịch đầu tiên  được gọi trình diện - cơm 2 bữa, quần áo lính 2 bộ, 1 đôi bôt-đờ sô, + vớ + 2 muỗng inox dày cui +  súng carbine M1 + v.v... và lương 120 Vnđ. ) Dù là đi xe đạp luồn trong ngõ ngách  Saigon , tôi  vẫn còn nhướng mắt nhìn rõ hàng chữ SỐNG VÀ LÀM THEO PHÁP LUẬT-- ngay trên cầu Kiệu- Phú nhuận.

Cô giáo Phương, vợ góa của  nhà văn Hoàng Vũ Đông Sơn, gốc Bình định, đi tập kết với bố ra Bắc, trở lại tp HCM sau 1975,  dạy cấp 3  trường Thanh đa -- có biệt tài ,nấu ăn rất giỏi -- chẳng vậy mà nữ văn sĩ Trần thị Bông Giấy không chỉ khen bằng lời,  mà bằng cả chữ viết ,

"... Ở những buổi chiều như thế, khi ngồi nhâm nhi cốc rượu đế, rượu thuốc cùng anh Đông Sơn, nhìn ra bóng tối bắt đầu giăng trên thành phố, nhìn vào thấy chị Thanh Phương đang lui cui bày các thức ăn lấy tử bếp, quả thật không có sự thú vị nào đáng so sanh hơn trong cái tâm hồn lang bạt kỳ hồ của tôi .(Chị là người biệt tài nấu ăn, nhất là các món Bắc, trong khi lại xuất thân vùng Bình định. Đó cũng là một điểm rất khéo trong tính cách làm một anh
" Bắc-kỳ-cục" như bạn tôi [Hoàng Vũ Đông Sơn ] . (...) 
 Chính cái tính cách rất dễ thương của chị đã vô tình làm cho " chữ nghĩa chẳng mấy tài hoa" của Đông Sơn trở thành không quan trọng tình bạn từ tôi (một con người chẳng những khó tính trong chuyện kết bạn,, lại còn rất khó tính trong chuyện văn chương nữa ). Từ những lời nói ân cần của người đàn bà vóc dáng gầy mỏng ấy đã làm dậy lên trong tôi sự ngưỡng mộ theo một mái ấm mà anh bạn tôi đang có được trong tay  .."  
    ( TRẦN THỊ BÔNG GIẤY /  LAN MAN KỶ NIỆM   (tr.  474+ 476)

Riêng tôi, rất ngạc nhiên nhìn thấy cuốn sách Hoàng Vũ Đông Sơn, do Văn Uyển xuất bản-- người đánh máy, lay out, bỏ tiền in ấn  là một -- đâu đó chỉ khoảng 100 cuốn để tặng văn hữu -- sách  khổ 12, 5 x 19, 5 cm, dày 480 trang. ( bản đặc biệt , theo BG  phụ lục nhiều ảnh in màu) -- với tôi, quả thật một kỳ công, một tấm lòng hiếm có trong tình bạn văn chương! 

Đây là cuốn thứ 2, sau Tháng 2 buồn đọc lại Lỗ Tấn/ Hoàng Vũ Đông Sơn xuất bản năm 2003 -- và tác giả chỉ tiếc rằng sách không bày bán ở các hiệu sách ở Mỹ-- mà ở Việt nam tất không thể , nếu không xin cấp phép để được duyệt xuất bản.

Nữ văn sĩ, chủ Văn Uyên Publishing Company kể,

" ...bản thảo anh Đông Sơn gửi con trai tôi cầm về Mỷ, nhưng San lại qua Pháp thăm  dì, rồi mới đưa về Mỹ. Bản thảo lưu lạc giang hồ từ Saigon, qua Pháp cuối cùng mới đến San Jose.  Tôi nhận được ngày 11 tháng 9 năm 2014,;thì, ngày sau, 12 tháng 9, được tin tác giả qua đời ở  Saigon lúc 9 giờ sáng".

 Thay lời Tựa, có đoạn ,

" Ôi! Bây giờ cách gì thì cũng không cỏn lôi Anh  trở về cuộc sống đước nữa, nhưng đứa con tinh thần của Anh sẽ còn và vĩnh viễn vẫn còn . "Người đàn bà thép"  như lối gọi âu yếm của Anh và anh Thế Phong gán cho trong những mùa hè cũ, vẫn là người xem trọng lời hứa. BG đã hứa với Anh thì chỉ có chết BG mới phụ lời đã nói.  Anh hãy yên lòng ra đi khi đã giao xong đứa con thứ nhì ( và cuối cùng) của Anh vào tay bà-mụ-Trần- thị -Bông- Giấy, nghe Anh. Thương mến chào Anh lần cuối. "
         (TRẦN THỊ BÔNG GIẤY /  LÁ THƯ TRẦN THỊ BÔNG GIẤY KHÓC BẠN ! -trang 9)

Tôi ra về sớm nhất, cảm ơn chị Thanh Phương đã cho mượn di cảo đã được in thành sách---  dù chỉ là một cách phổ biến hẹp , như lời  TTBG,

 " ...tác phẩm này dâng lên hương hồn anh Hoàng Vũ Đông Sơn và lưu lại cho chị Nguyễn thị Thanh Phương, cháu Hoàng ngọc Quốc Tín, cùng những bạn hữu xa gần của anh Đông Sơn .."
               .(TTBG thực hiện)    (tr. 4).

 Hoàng Vũ Đông Sơn nghĩ gì về cô giáo Thanh Phương, vợ anh,
"...  Cảm ơn Cô [Trần thị Bông Giấy] đã có thiện cảm với người đàn bà của tôi.  Thanh Phương chỉ là một cô giáo dạy Văn, bậc trung học; ngoài trường lớp và gia đình, chẳng có tài hoạt động xã hội, nên nghèo.  Có thể vì thế mà bố con tôi có những bữa cơm vừa miệng." ( tr. 462)

  đối với bản thân,  Hoàng Vũ Đông Sơn chưa tự tin  mình là ' nhà thơ, nhà văn'
"  ,, với Văn lâm, Thi mặc;HVĐS chỉ bỡn cợt với chữ nghĩa tý chút cho vui khi thù tạc. Vì tự biết mình thiếu văn, thi tài; nên có bao giờ dám tự xưng là nhà văn, nhà thơ.  Chỉ có anh Thế Phong ưa đùa, gọi HVĐS là nhà thơ, rồi nhà văn, nghe thấy kỳ kỳ làm sao ấy ?.     ( tr. 462)
         ( THƯ GỬI CÔ TRẦN THỊ BÔNG GIẤY /  SAIGON NGÀY 5 THÁNG 10/ 2005.

bề ngoài cảm thấy kỳ kỳ, tận sâu cõi lòng là chuyện khác,   

"... Sắp sửa nhìn thấy đứa con tinh thần ra đời [ Tháng 2 buồn đọc lại Lỗ Tấn/ HVĐS] dưới tay bà-mụ TTBG, tôi sung sướng lắm.  Qua e-mail của Phan Diên, Thanh Thương Hoàng và Trần thiện Hiệp, tất cả đều khen " cháu" đẹp trai.  Sự sung sướng có thể tăng cao.  Anh Thế Phong gọi, bảo tôi đến lấy e-mail của Cô gửi về.  Tôi đau, không đến được, anh TP đã gửi thư qua bưu điện  cho tôi.  Ông [TP]  đề người nhận " Nhà văn Hoàng Vũ Đông Sơn.  Thế là tôi được là nhà văn rồi!"   ( tr. 461)
       THƯ GỬI CÔ TRẦN THỊ BÔNG GIẤY/ THANH ĐA, NGÀY 22/11/2002. 



                                                                    
                                                          nước chảy qua cầu/ trần thị bông giấy
                                                                                    đa dịch sang anh ngữ River of Times


tôi rất mừng, khi nghe TTBG báo tin, một liên kết xuất bản ở  Hà nội sửa soạn cho phát hành một sách giối thiệu văn chương ngoại quốc của TTBG soạn, và tiển bản quyền đã trả trước xong xuôi.  ( tôi nghe không rõ,sô tiền bản quyền được trả).

 Nhớ lại cách đây dăm năm, Nước chảy qua cầu đã được nxb Văn nghệ tp. HCM ( thời ký Nguyễn đức Bình giám đốc-- tổng biên tập là Trịnh bích Ngân)  -- sách đã lay out , bìa do Vũ đình Giang trình bày -  sau cùng,  kế hoạch A bị hủy bỏ. 

  Một cuốn bút ký thật hay, sách đã phát hành bằng anh ngữ River of Times , với lời tựa của giáo sư Mark Berkson ( Ph.D University of Sn Francisco] , bản dịch Trần thy Hà.  []


ĐƯỜNG BÁ BỔN

Saigon 11 tháng 9 năm 2015
nhớ  HVĐS qua đời ngày  12 -9- 2014.



hoàng vũ đông sơn  [i.e. hoàng ngọc ấn 1939- 2014]
vẫn treo trên tường.

   (ảnh : Lữ quốc  Văn chụp khoảng năm 2000)

   
           vài dòng tiểu sử về tác giả Trần thị Bông Giấy-- dịch giả Trần thy Hà 
 --  giáo sư Mark  Berkson đê tựa  River of Times.
(courtesy : newvietart.com)

 
       giáo sư Mark Berkson đề tựa River of Times,
      bản dịch Trần thy Hà ( Van Uyển  xuất bản)
(courtesy: newvietart.com)


      Trần thị Bông Giấy đem sách tặng  bạn bè, văn hữu:
Lưu Hoài -- Nguyễn cái Thế -- Trần bảo Long --Hà Thủy - TP. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét