Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

lynh bacardi : " thơ tiết ra từ lỗ chân lông ..." / trả lời phỏng vấn tienve.org/

tựa chính, 'xin đừng thổi còi tôi quá sớm'
http://www.tienve.org/


                                                            lynh bacardi:
                              " ... thơ tôi tiết ra tlchân lông ..."
                                                  trả lời phỏng vấn www. tienve.org


                                               lynh bacardi    [i.e .phạm thị thùy linh 1981-  ]
                                              real name Phạm thị Thùy Linh, is a a poet and fiction
                                                                writer . Se was born in Saigon, where she still lives.
                                                                A 5th grade drop out, she was worked as an itinerant
                                                                vendor of cakes and lottery tickets, and is now a typist
                                                                and a translator of children's literature. She has published
                                                                poems in several leading Vietnamese literary journals and
                                                                webziness.   Translated into English by Linh Đinh, her
                                                                works  have also appeared in Tinfish and Nhà Magazine.

                                                                Linh Đinh started this entry  (VNLP/ Vietnamese  Literature Project)


Hỏi:  tên khai sinh Nguyễn thị  thùy Linh *, còn tên bút danh Lynh Bacardi. Nó có ý nghĩa gì?
---
* - có bản khác, chép : 'Phạm thị Thùy Linh'; cũng như Lynh Bacardi sinh ở Saigon , chứ không phài là Dalat
    - 'Hỏi'+'Trả lời' , do người biên tập thêm  (Bt)

Trả lời:  Lynh là tên nhà thơ Thận Nhiên, bạn trai của tôi; ghép với tên tôi.  Nghĩa là chữ viết tắt Linh yêu Nhiên. Còn Bacardi là tên một loại rượu mạnh, đại khái là 'Linh yêu Nhiên đậm đà ; mạnh như rượu Bacardi đó mà'.  Cái tên này của tôi bị nhiều người viết lầm, đó là một lỗi nhỏ; nhưng cũng thể cho thấy người viết đã không cẩn thận, không tỏ ra có trách nhiệm với bài viết của mình. Họ làm tôi nghi ngờ tính lương thiện + tính chuyên nghiệp của họ.

Hỏi: Chị làm thơ từ bao giờ? Chị có chịu ảnh hưởng từ nhà thơ nào không?

Trả lời: Năm 14 tuổi, tôi có làm thơ gửi báo Mực tím; nhưng không được đăng.  Thực sự đến giờ, tôi vẫn phải cảm ơn họ , vì điều đó.  Sau này, tôi chơi với những người bạn làm văn chương; được sống trong một không khí rất nhạy cảm+ đầy rẫy các vấn đề xã hội, qua cái nhìn văn chương của họ.  Tôi ấn tượng với thơ Phan bá Thọ. Thọ có cái nhìn rất riêng với từng vấn đề.  Cách Thọ sử dụng ngọn từ để diễn đạt cũng rất mới.  Đọc thơ của Thọ, có thể nhận ra ngay anh chàng này đang sống trong thế hệ của thông tin chớp nhoáng; mọi giá trị đều được thay đổi liên tục, thú vị. -- nhưng thơ Thọ vẫn không thiếu một cái nhìn rất con người. Hay; trongt hơ của Thanh Xuân, có những xáo trộn + bất an của một người trẻ, trước bộ mặt của xã hội. Thơ Đinh Linh có con mắt nhìn ngông nghênh.; [còn] Phan Nhiên Hạo, Đinh Trường Chinh; thì, tập trung nhiều về hình tượng -- và, họ chú trọng trong việc chắt lọc kỹ càng con chữ để diễn đạt các hình tượng đó.  Thơ Nguyễn quốc Chánh có sự nóng nảy, sốt ruột; trước tình trạng trì trệ của xã hội.  Tất cả những tác giả này; cho tôi thấy văn chương là sự đa dạng, cởi mở, phóng khoáng.  Nó đúng với bản chất kinh khoái của thơ ca; không phải ép buộc nó phải theo duy nhất một hình thức nào.   Qua những tác phẩm những tác giả trên; người ta còn nhận ta thơ : không chỉ năm trong thể loại lục bát, thì mới là thơ nữa; không còn à ơi, cầu tre, chiều tím ... , thì mới là ngôn ngữ thơ.  Thơ Nguyễn quốc Chánh còn giúp tôi hiểu: 'một nhà thơ không chỉ ru mình hoài trên một thân cây cổ thụ cao chót vót; để nhìn ngắm trời xanh; hay, nằm co trong chăn ấm trong một căn phòng mầu hồng; rồi, tự ca thán 'sao cuộc đời cô đơn quá'.  Mà; nhà thơ phải ra ngoài, hít hơi thở của đời sống.  Sống với nó, trăn trở với nó; và, tranh đấu cho niềm tin, cũng như làm cho mọi người nhận ra sự có mặt của mình một cách tích cực.

Hỏi: Chị nói như đang nói tuyên ngôn?

Trả lời: Chúng không phải là tuyên ngôn; mà, tôi đang muốn nói ra điều mình nghĩ một cách rốt ráo, khi có cơ hội được nói. 

Hỏi: Có một nhà thơ đã so sánh về chị, với người khác; như thế này;" Cô Lynh Bacardi học hành không tới đâu, nhưng đã trải qua nhiều nghề, từ nhà hàng, café ..."-- chị có thể nói rõ hơn điều này, được không ?

Trả lời:  (...)  tại sao nhà thơ kia không nói luôn cho tôi biết 'học đến cấp bậc, đạt đến trình độ nào thì mới gọi là 'đã tới đâu'.  Tôi chưa từng làm phục vụ; hay, có tiền để mở một nhà hàng.  Tôi cũng chưa từng làm nhân viên; mà, chỉ từng làm chủ quán café. Có lẽ,  để diễn đạt công việc mở quán café lương thiện của tôi thành kiểu ác ý như vậy; thì, nhà thơ kia phải nên nói, " Lynh Bacardi từng là 'má mì', chứ không phải là 'gái'. ". Tôi nghĩ: việc học hành một cách chính qui, suôn sẻ; là điều may mắn của mọi con người.  ... và cho rằng tiểu sử của tọi trong tập thơ Dự báo phi thời tiết không được nghiêm chỉnh.  Nhân dịp này, tôi khai báo lại,

" Tôi, Lynh Bacardi, tên thật Phạm thị Thùy Linh, sinh 03-04-1981. Suýt tốt nghiệp lớp 5. Nghề nghiệp: bán báo, bán vé số, bán bánh da lợn, bán hột vịt lộn, bán bánh bao nhân thịt;và, hiện nay nghề nghiệp chính là làm thơ, viết văn, dịch thuật. Tôi đã dịch 12 cuốn sách tâm lý tuổi mới lớn, cho nxb Trẻ bổ sung vào 'tủ sách dạy làm người' của Việt nam. Em xin thành thật khai báo 'nếu có gì sai trái, em xin tự chịu trách nhiệm trước pháp luật'. "
---
*  (...)   ... - tạm lược ít chữ; có thề nhiều; hoặc ít. (Bt) 




                                                                trong một chuyến đi Hànội, tác giả Lynh Bacardi 
                                                                tới phố Đinh Lễ (nơi tập trung bán nhiều sách 'trong
                                                                luồng, ngoài luồng') mua được tuyển tập thơ
                                                                'Dự báo phi thời tiết -- ' tác giả là '5 con đĩ Ngựa' bán 'xôn' .
                                                                Tuyển tập thơ do họa sĩ Trịnh Cung vẽ bìa, lo xin giấy phép,
                                                               chăm sóc kỹ thuật; sách ra, bị 'cấm phát hành'. 
                                                                                    ảnh : tienve.org/ 



                                                               '5 con ngựa trời' tại sao có người nói '5 con dĩ Ngựa'
                                                                               trên xuống, trái qua:
                                                              Khương Hà+ Thanh Xuân+ Lynh Bacardi+ Phương Lan
                                                                                    ( Trịnh Cung' s wife , hiện sống ở Mỹ) + Nguyệt Phạm'  
                                                                                   (ảnh: cand.com)
  
Hỏi:  Chị có tham gia vào nhóm '5 con ngựa trời', tại sao có người nói '5 con đĩ Ngựa'? 

Trả lời:  Nhóm thơ này ra đời vào một buổi café;[] tôi + 4 cô bạn biết nhau qua thơ văn của nhau, trước khi gặp mặt. ...   Sau đó, chúng tôi thường gặp nhau, kết thân.  Một bài báo nói đến 'những cô gái làm thơ trẻ ở Sài gòn; gọi chúng tôi là 'nhóm thơ nữ 8 x của thế hệ @' ... ;  nhưng cái tên @ nghe 'sến', 'thời trang'; và, trong buổi café đó... cuối cùng đổi lại cái tên 'Ngựa Trời'. (phương ngữ miền Bắc:'bọ Ngựa' ; miền Nam: 'Ngựa Trời') .  Chúng tên thích cái tên + 'con ngựa Trời'.  Nhìn kỹ, bạn sẽ thấy nó rất đẹp, mạnh mẽ. Thậm chí sau khi làm tình xong; nó thấy sảng khoái [quá], nó sẽ nhai luôn đầu con đực chóng một cách chóng vánh. Còn 'đĩ Ngựa';  ở hoàn cảnh này, nó vừa là danh từ, tính tự.  Và, 'cái tên này chỉ có những người thân gọi mà thôi' ... -- còn ai nếu cố tình thêm cho nó một nghĩa nào khác; [thì] mọi người đếu có quyền bình (suy) luận

Hỏi: Tập thơ in chung Dự báo phi thời tiết có phải là một tuyên ngôn của nhóm ?

Trả lời: Tập Dự báo phi thời thời tiết được gửi đi; khi chưa có tên 'Ngựa Trời', chúng tôi xuất hiện trong [tuyển] tập thơ này, với tư cách hoàn toàn cá nhân.    Mặc dù đến giờ; có nhiều điều đáng buồn xảy ra [sách phát hành, bị nxb hội Nhà văn VN (Hànội) phát lệnh cấm  lưu hành]. Nhưng chúng tôi vẫn hy vọng: 'sự ra đời tập thơ là một dự báo cho làng văn chương... , sẽ tạo ra không khí mới, kích thích sáng tạo cho những người trẻ khác; và, cũng chính là cho chúng tôi.'  Đậy là một dự báo, một niềm tin mãnh liệt của người làm nghệ thuật. (...)

Hỏi: Chị:  một sinh vật có nhiều răng, móng vuốt; và, khi thần kinh bị kích động; thì, 'thơ sẽ tiết ra từ lỗ chân lông', chị sẽ tiếp tục làm thơ chứ ?

Trả lời: Dĩ nhiên rồi; và, tôi còn đang thử khả năng trong lĩnh vực văn xuôi.  

Hỏi: cảm ơn Lynh Bacardi.  []

  www.tiền vệ org/


http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkld=4365


một bài thơ lynh barcadi


                                               bacardi


                                              em ngậm anh
                                              ngậm một lưng cá
                                              buổi chiều đỏ       màu cặn rượu
                                              rời rã      bóng      ướt sương
                                              anh bơi trong em
                                              đêm nuốt chậm chiều

                                              lúc lu mèo tranh nhau xương vụn
                                              tràng tiền đổi màu từng chặp
                                              trắng   xanh    vàng     tím
                                              em trong suốt    đổi màu     trong anh

                                              bụm em trong lòng bàn tay sớm mai
                                              em ướt mềm
                                              căn phòng lầu 6 còn ngái ngủ
                                              gọi tên cõi người bằng một loại rượu mạnh
                                              barcadi   barcadi ...

                                              thục tại là cơn dâm mộng đầm đìa thành phố
                                              em ướt mềm
                                              thành phố chưa thức giấc
                                              lăng tẩm đền đài chìm xuống
                                              sông sương      mưa thuyền đò chìm     trôi
                                              thực tại đầm đìa dâm mộng
                                              chìm mất     trrong em


                                               lynh bacardi

                          http://tuhoatan.blogspot.com/2014/01/cafe-song-cham-mot-ngay-giap-tet-voi,html

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

đám tang hiu quạnh nhạc sĩ thanh bình, tác giả ca khúc 'tình lỡ' / fwd from phungnangtran to...

tựa chính, ' vĩnh biệt nhạc sĩ thanh bình,
còn chăng dư âm thôi' (baomoi.com)
fwd. message from phungnangtran to ..


                                                                nhạc sĩ+ văn sĩ thanh bình
                                                                  [ i.e. nguyễn ngọc minh 1932- saigon 2014]
                                                                
                                                          Nhạc sĩ Thanh Bình từng là nhà báo, nhà văn, nhà giáo, Ông viết
                                                          truyện dài 'Gió dập mưa vùi' + 'Mình còn trẻ lắm' [nxb Tia sáng                                   
                                                          Hà nội, 1953], viết cho các báo Tia sáng đặc san, Tin sớm ...
                                                          Di cư vào Nam từ 1954, bản nhạc đấu tiên 'Những nẻo đường Viết nam'
                                                          được nhạc sĩ Y Vân giới thiệu, phổ biến trên đài Phát thanh Sài gòn [VNCH] 
                                                          Sau này nổi tiếng với những ca khúc viết về cuộc tình buồn không
                                                          đọan kết: Lá thư về làng-- Thương nhau hát lý qua cầu --Đùng đến rồi đi--
                                                          Chiều vàng trên sóng -- Mưa qua sông ...; từng được trình bày qua nhiều giọng
                                                          ca, như  nữ ca sĩ tài danh khánh Ly, Thanh Thúy, Như Quỳnh, Thế Sơn (Mỹ)--
                                                          trong đó, nhạc phẩm được nhiều người biết , là ca khúc Tình lỡ.  Đây cũng là
                                                          bản nhạc từng được Khánh Ly hát trong bộ phim NÀNG (Thẩm Thùy Hằng
                                                          sản xuất vào đầu thập niên 1970 ở Sài gòn).  (theo BAOMOI.COM)


                            đám tang hiu qunh ca nhc sĩ thanh bình,
                                tác gica khúc 'tình l
                                                                       (baomoi.com)


Bởi showbiz Việt những ngày qua luôn có những scandals của nghệ sĩ trong giới; để trở thành tiệu điểm đáng quan tâm -- nên có lẽ thông tin [về] nhạc sĩ , [tác giả] Tình lỡ đột ngột qua đời ở tuổi 82, vào ngày 2/5/ [2014] cũng sớm bị nhiều người lãng quên.

Tuy nhiên, đối với những ai mê mẩn ca khúc Tình lỡ; với những giai điệu đẹp, buồn:

'Thôi rồi còn chi đâu anh ơi /Có chăng dư âm thôi /  trong cơn đau thương men đắng môi ...' ; thì sự ra đi này để lại biết bao ngậm ngùi, tiếc thương'.

Thực tế, ca khúc Tình lỡ do nhiều ca sĩ Việt thể hiện, quen thuộc đến mức chạm vào tâm can của nhiều người yêu nhạc từ lâu; nhưng [chẳng] mấy ai biết -- cho đến khi ca sĩ Ánh Tuyết có bài viết về cuộc đời ông; trước lần tổ chức đêm nhạc, [đểquyên góp giúp đỡ ông -- thì,  nhiều người mới biết đến tên nhạc sĩ Thanh Bình.

Sự nghiệp sáng tác [ca khúc]; nhạc sĩ Thanh Bình chỉ vỏn vẹn có 7 bài; theo ca sĩ Ánh Tuyết, thì:

" ... bấy nhiêu bài hát ấy đã để lại dấu ấn trong lòng người mộ điệu.  Tuy nhiên, cái kết cho cuộc đời ông; thì lại nhạt nhẽo như những ca từ trong 'Tình lỡ' ..."

Nhạc sĩ Thanh Bình tên thật là Nguyễn ngọc Minh, quê ở Bắc ninh/ Bắc bộ. Ông mồ côi mẹ từ năm lên 10, cha cũng mất sau đó vài năm.  Nhà có 4 anh chị em; 2 người đã mất, ông còn một cô em kế, sống ở Pháp; nhưng đến nay không có liên lạc. Trước cuộc đời  phiêu bạt, nay đây mái đó; ông đã làm đủ thứ nghề để sống: viết tiểu thuyết, viết báo, bán hủ tiếu dạo; nhưng cái nghèo vẫn cứ đeo bám ông.

Khi trưởng thành, nhạc sĩ Thanh Bình được khen ngợi là chàng trai hào hoa, phong nhã. Tuy [vậy], chuyện tình lại lắm chia ly + nước mắt.

 ca khúc Tình lỡ chính là câu chuyện viết cho chính mình; khi duyên tình với người con gái Hải phòng không kéo dài được bao lâu-- cô gái bị ép lấy chồng; khiến ông phải thốt lên bằng những lời ca da diết,

  " Thôi rồi, còn chi đâu nữa em ơi!/  có còn lại chăng dư âm thôi/ trong cơn thương đau men đắng môi ..."

sau này, ông cưới được một người vợ rất xinh đẹp; có với nhau một cô con gái  Mộng Ngọc kháu khỉnh, xinh đẹp. Nhưng;  cuộc sống hôn nhân một lần nửa lại như Tình lỡ, khi vợ bất ngờ bỏ nhà ra đi; và, con gái mới 3 tuổi.

 từ một gia đình nhỏ hạnh phúc, bỗng chốc bị gắn liền với cảnh 'gà trống nuôi con'. Khi cô con gái Mộng Ngọc có chồng Việt kiều Mỹ; nhiều nguồi cứ ngỡ cuộc sống nhạc sĩ Thanh Bình sẽ đỡ vất vả hơn. Rồi chẳng bao lâu, Mộng Ngọc dính vào con đường lao lý, phải lãnh án tù 4 năm.

Con gái đi tù rồi; thì cũng lá lúc con rể quay lưng lại cùng bố vợ.  Chẳng ai tin rằng có lúc ông bị bỏ rơi ở bến xe; đành phải sống kiếp ngửa tay ăn xin ở đó, suốt 3 tuần lễ  -- cho tới khi Công an quận Bình thạnh/ tp. HCM  đưa vào Trại dưỡng lão; thì mới nhận ra ông là nhạc sĩ, tác giả ca khúc Tình
 lỡ ; rồi đưa ông về ở một đứa cháu gá , gọi ông bằng cậu. (con gái người chị ruột nhạc sĩ Thanh Bình).

Về ở với các cháu  nhạc sĩ Thanh Bình luôn bị mặc cảm: ' vì các cháu đều là công nhân ; hoặc, đi làm thuê'. . Biết hoàn cảnh khốn khó của nhạc sĩ Thanh Bình, nữ ca sĩ Ánh Tuyết đứng ra tổ chức đêm nhạc; toàn bộ số tiền bán vé khoảng 230 triệu Vnđ tặng ông, để ông dưỡng già.

Trong đêm nhạc đầu tiên được tổ chức vào đầu tháng 1/ 2014,  nhạc sĩ Thanh Bình xúc động nói với Ánh Tuyết,

"Cả đời tôi chưa bao giờ được ngồi  dự một đêm nhạc của mình như thế. Bây giờ tôi chết cũng đã là mãn nguyện rồi!"  ...

  

   văn sĩ+ nhạc sĩ Thanh Bình (trái)+ nữ ca sĩ Ánh Tuyết
                                                                  (ảnh kèm theo bài viết)


                                                                        ***

Nếu trong những ngày cuối đời, một ân nhân duy nhất được nhạc sĩ Thanh Bình chia sẻ vể cuộc đời mình; đó là nữ ca sĩ tài danh Ánh Tuyết.  Người ân nhân này thường xuyên túc trực cạnh bên ông; để làm giảm bớt sự cô đơn, quạnh hiu cho số phận một nhạc sĩ nghèo.

 ca sĩ Ánh Tuyết chia sẻ,

 'dù chị đã mở 2 sổ tiết kiệm đứng tên Nguyễn ngọc Minh (nhạc sĩ Thanh Bình); sau  đêm nhạc hồi đầu năm nay; nhưng vì ông qua đời đột ngột; không thể rút tiền ra được * -- tang quyến không đủ điều kiện tổ chức một lễ tang đàng hoàng hơn, đành xin một chiếc quan tài hình lục giác ở chùa; để đưa nhạc sĩ về an nghỉ ở thế giới bên kia.' 
---
 * chỉ người con gái  thừa kế Mộng Ngọc mới đựoc quyền rút tiền. 


Nhạc sĩ Thanh Bình_Nguyễn ngọc Minh qua đời tại nhà riêng, vào hồi 4 giờ sáng ngày 3 tháng 5 năm 2014, hưởng thọ 82. Tang lễ được tổ chức tại 43 đường Nguyễn bỉnh Khiêm nối dài, quận 1. [xưa gọi là Xóm Cỏ]  -- và, được đưa về an táng tại Hoa viên Nghĩa trang Bình dương. []

  bài: khuyết danh
  (baomoi.com)

  http://www.baomoi.com/vinh-biet-nhac-si-thanh-binh-con-chang-du-am-thoi/c13888624.epi


                                                    ' đành xin một chiếc quan tài lục giác ở chùa để
                                                                 fđưa nhạc sĩ về bên kia thế giới '
                                                                                    (ảnh:baomoi.com)

                                                                               

   ' ở tuổi 81, tác giả Tình lỡ  khá vất vả;
 bệnh tật rầm rề. Con gái Mộng Ngọc ngồi tù; nhạc sĩ
     Thanh Bình được cháu ruột cưu mang.  Đầu năm
2014, nữ ca sĩ Ánh Tuyết  cùng Đức
  Tuấn, Vân Khánh, Thụy Long, Tấn Dạo, Duy Hưng,
MC Nguyễn Cường+ nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
       tổ chức đêm nhạc mang chủ đề TÍNH LỠ
tại Phòng trà WE ;(tp.HCM) để quyên góp tiền, tặng
nhạc sĩ Thanh Bình_Nguyễn ngọc Minh
trong hoàn cảnh khó khăn' (BAOMOI.COM)


                                                                   Khánh Ly tâm sự, 
                                                                  " ... anh Thanh Bình ơi; cuối cùng rồi em cũng
                                                                    được gặp anh'"      (ảnh: Quang Thành)

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

con gái họa sĩ tạ tỵ kiện kẻ mạo danh, buộc phải xóa tên trên tranh 'trừu tượng' của thành chương / bài+ ảnh: hòa bình -- http://nld.com.vn/


 


                                                       " Tỵ (Tạ) sinh ngày 24-9-1922 tại Hànội.
  
                                        Hiện viết văn, làm thơ, vẽ. Cư ngụ tại 18/8 Phan văn Trị, Gia định. Điện thoại
                                        quân sự  41. 708. Thành tích văn hóa/ những tác đã xuất bản: Những viên sỏi (1962),
                                        Yêu và thù (1969-1970).  Cùng những họa phẩm lập thể triển lãm tại Hànội (1951)
                                        tại Sài gòn (1956-1961), Tác phẩm dự định xuất bản: Hoài ca (thi phẩm), Triển lãm
                                        hội họa trừu tượng 50 khuôn mặt văn nghệ sĩ.   Tiểu sử: Tốt nghiệp Cao đẵng Mỹ thuật
                                        Hà nội, 1943. Đã cộng tác với các tạp chí văn học: Thế Kỷ, Quê hương (Hànội), Đời mới,
                                        Nguồn sống mới, Hiện đại, Văn học..."

                                            (tr. 169/  NIÊN GIÁM VĂN NGHỆ SĨ+ HIỆP HỘI VĂN HÓA VIỆTNAM (1969-1970
                                                 - Phủ Quốc vụ Khanh đặc trách văn hóa xuất bản, Saigon 1970) 
                                                                         
                                             ( đọc ' Nghệ danh nhiều trường hợp éo le'/ Lê minh Quốc' /  'Related article)


                                             
                    con gái c ha sĩ t t s kin
                            k mo danh

                                                                                 bài+ ảnh: hòa bình



                                               tranh trên cùng:
                                                                tranh gốc 'trừu tượng / tạ tỵ vẽ năm 1951 ở hà nội '                                                                                                                            tranh dưới:
                                                                 tranh 'trừu tượng' bị mạo danh họa sĩ  tạ tỵ
                                                                            (tranh + bài:  hòa bình)



Tạ Thùy Châu, con gái cố họa sĩ Tạ Tỵ lên tiếng cho biết gia đình sẽ * đưa đơn khởi kiện tới TAND tp. HCM [ngày 3/8/2016] ; yêu cầu những người có liên quan đến bức tranh 'Trừu tượng', trong triển lãm 'Những bức tranh trở về từ châu Âu'; ra trước pháp luật, vì đã mạo danh + giả chữ ký của bố bà trên bức tranh đó.
---
* đã nộp đơn tại tòa án tp.hcm ngày 3-8-2016. (Bt)

bà Tạ thùy Châu là con gái thứ tư của họa sĩ Tạ Tỵ. Tuy không theo hội họa; một phần do chính họa sĩ Tạ Tỵ không cho các con theo đuổi nghiệp vẽ của mình-  nhưng từ bé, cả mấy anh chị em đã sống trong không khí của hội họa; và, được họa sĩ Tạ Tỵ dạy dỗ nhiều kiến thức về mỹ thuật.

Chính vì từng mảng màu, từng đường cọ của bố đã ăn sâu vào trí nhớ của mình; nên, khi biết thông tin về sự việc bức tranh 'Trừu tượng' ký tên họa sĩ tạ Tỵ; nhưng lại bị họa sĩ Thành Chương phát hiện là tranh của [ông ta]; bà Tạ thùy Châu đã lập tức tới làm việc với lãnh đạo Bảo tàng Mỹ thuật tp. HCM -- và, xác định ngay bức tranh trong triển lãm 'Những bức tranh trở về từ châu Âu' của ông Vũ xuân Chung, không phải là của họa sĩ Tạ Tỵ. 

bà Tạ thùy Châu cho biết, 

"Gia đình chúng tôi còn đang lưu gữi khá nhiều tác phẩm của bố [tôi].  Bức tranh'Trừu tượng' trong bộ sưu tập của ông Chung hoàn toàn xa lạ; không đúng phong cách vẽ của bố tôi, từ mảu sắc đến bố cục; và, đặc biệt chữ ký chắc chắn là 'giả'. Bố tôi không bao giờ ký kiểu đó. Ngay cả các nhà phê bình mỹ thuật + các họa sĩ đã nhận ra điểm này. Chúng tôi đang lưu giữ rất nhiều tranh của bố [tôi], chỉ cần đem so sánh; sẽ thấy có sự khác biệt rất lớn." 

 họa sĩ Lê huy Tiếp nhận định,

" ... chữ ký của họa sĩ Tạ Tỵ nét cứng, thẳng đứng, góc cạnh hơi vuông vức; thể hiện đúng con người của ông là cẩn thận, chỉn chu; và, vô cùng nghiêm nghị, không phải kiểu họa sĩ dựa vào tính nghệ sĩ: dễ dãi+ xuề xòa. Còn chữ ký trên bức tranh sưu tập của ông Chung lại hơi nghiêng; chữ in hoa, nhưng cố tình bay bổng. "

bà Tạ thùy Châu nói [tiếp],

 "...chính vì được bố giáo dục từ nhỏ, nên anh em chúng tôi thấy rằng: 'không phải của mình thì kiên quyết không nhận. Của ai thì phải trả về cho người đó; việc mạo danh chữ ký của bố tôi; như vậy là xúc phạm đến vong linh ông' ."  

Họa sĩ Tạ Tỵ cũng có một bức tranh 'Trừu tượng' vẽ từ năm 1951; [còn] bức 'Trừu tượng' mà ông Vũ xuân Chung đang giữ, ký 'mạo danh lả vẽ năm 1952'. Tuy nhiên; đây là 2 bức vẽ hoàn toàn khác hẳn nhau. 

bà Tạ thùy Châu cho biết [thêm]

"... trước hết, gia đình chúng tôi lục lại toàn bộ gia tài của bố. Để chắc chắn hơn, tôi đã liên lạc với những người anh tôi đang định cư ở Mỹ; để hỏi lại kỹ, là bố tôi có vẽ bức tranh có tên'Trừu tượng' nào khác nữa không'. Các anh tôi đều khẳng định bức tranh mà tôi đang giữ, là' bức tranh duy nhất mà bố tôi vẽ'. Còn bức tranh 'Trừu tượng' của ông Chung rất xa lạ; và, không hề tồn tại trong ký ức của các anh tôi.' " 

bà Châu còn xác nhận, 

" ... bố tôi từng vẽ một bức tranh tên là 'Trừu tượng' vào năm 1951; nhưng bức tranh này hoàn toàn khác biệt với bức tranh 'Trừu tượng' mà ông Vũ xuân Chung đang sở hữu, không có bất cứ sự liên quan nào. "

Theo một số họa sĩ + các nhà phê bình mỹ thuật; có thể, ai đó biết rằng họa sĩ Tạ Tỵ từng vẽ bức 'Trừu tượng' (giai đoạn 1951- 1952); nên đã gán cho phiên bản của bức tranh của họa sĩ Thành Chương một 'lai lịch' mới. 


bà Tạ thùy Châu cương quyết,

" Ngày 2-8[ 2016]; gia đình tôi sẽ tới làm việc với Bảo tàng Mỹ thuật tp. HCM một lần nữa.  Chúng tôi sẽ gửi đơn khởi kiện những người có liên quan ra TAND tp. HCM; theo những điều khoản đã được qui định rõ ràng trong 'luật Sở hữu trí tuệ': với các tội danh 'giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh chiếm đoạt quyền tác giả'.  Tôi yêu cầu người đang sở hữu bức tranh, cũng như người đã chứng thực bức tranh đó là tranh của bố tôi; phải xóa tên Tạ Tỵ ra khỏi bức tranh 'Trừu tượng', trước hội đồng chuyên ngành; được lập bởi các chuyên gia uy tín tại Việtnam.  Người nào đã chứng nhận sai về bức tranh của bố tôi; chúng tôi yêu cầu phải công khai xin lỗi cố họa sĩ, trước công chúng."

"Cố tình đưa tên họa sĩ Tạ Tỵ vào tranh không phải do ông sáng tác; là đã xâm phạm đến quyền tác giả mà pháp luật đã qui định trong luật 'Sở hữu trí tuệ'-- lời luật sư Nguyễn hữu Đức. 

ngoài ra, theo [luật sư] Đức; với các đối tượng liên quan, còn là 'tội làm & buôn bán hàng giả' -- theo 'luật Hình sự' qui định.

"Hãy để cho tòa án phán xử",  bà Lê thị Hồng Hạnh, phó Trưởng đại diện cục Bản quyền tác giả tại tp HCM, nhấn mạnh. 

Vụ việc gia đình [cố] họa sĩ Tạ Tỵ muốn đưa đơn khởi kiện lên TAND tp.HCM-- cục trưởng cục Mỹ thuật+ Nhiếp ảnh+ Triển lãm Vi kiến Thành hoàn toàn ủng hộ; với mong muốn sự việc sẽ được phân xử nghiêm minh tại tòa. ... []

  hòa bình

  http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/con-gai-hoa-si-ta-ty-se-kien-ke-mao-danh-20160801220834688



                                      ảnh trên:
                                                                bà Tạ thùy Châu đứng cạnh một bức tranh khổ
                                                                              lớn của cố họa sĩ Tạ Tỵ.
                                                      ảnh dưới:
                                                                  bức  'Trừu tượng' bị mạo danh họa sĩ Tạ Tỵ

                                                                                    (ảnh: hòa bình)


      ---------------
   related article
    


                              nghdanh nhiu trưng hp éo le
                                                              bài viết:   lê minh quốc


                                                 
    NLĐ - như báo'Người lao động' vừa thông tin:TAND/tp. HCM [Tòa án nhân dân tp. HCM] vừa yêu cầu bà Tạ thùy Châu (con gái họa sĩ Tạ Tỵ) -- người đứng đơn kiện'vụ mao danh họa sĩ [Tạ Tỵ] ký tên lên bức tranh không phải của ông, mang tên 'Trừu tượng' (trong triển lãm 'Những bức tranh từ Âu châu trở về'tại Bảo tàng tp. HCM ) --  'chứng minh công dân TẠ VĂN TỴ bút danh TẠ TỴ'.  Điều này chỉ gây rắc rối cho nguyên đơn; mà, còn tạo ra sự lo ngại trong giới văn nghệ + công chúng.


 (...)

Lâu nay có một sự thục hiển nhiên: ' văn nghệ sĩ có quyền ký nhiều bút danh khác nhau.'

Nguyên cớ, vì sao có bút danh đó; chẳng ai có thể chứng minh rõ ràng, dù đã nghe hính tác giả nói; nhưng, làm gì có 'giấy trắng mực đen' + dấu đỏ của cơ quan chức năng xác nhận'.

Dù vậy, không chỉ đồng nghiệp; mà, ngay cả dư luận cũng mặc nhiên thừa nhận. Chẳng hạn: Tú Mỡ là bút danh Hồ trọng Hiếu, Tản Đà là bút danh Nguyễn khắc Hiếu; Thiên Hư/ Vũ trọng Phụng; Phan ngọc Hoan/ Chế Lan Viên;  ...  tại sao họ ký bút danh đó?  Không thể tìm được chứng cớ gì rõ rệt, nếu hiểu theo nguyên tắc của pháp lý.

Xin dừng lại một chút, với bút danh Thiếu Sơn. Nói đến công dân Lê sỹ Quý chẳng mấy ai biết; nhưng [bút danh] Thiếu Sơn đã là một 'từ khóa' văn học Việt nam hiện đại.

 trong hồi ký của mình, Thiếu Sơn cho biết,

  " ... trước khi lấy bút hiệu Thiếu Sơn, tôi đã dùng nhiều bút hiệu khác. Thi sĩ Đông Hồ của Hà tiên, đã gừi cho tôi làm quen + hỏi ý nghĩa của 2 chữ Thiếu Sơn. Tôi trả lời là: 'lòng người hoặc để ở sông; hoặc, để ở núi'. Nhưng tôi không muốn nó già nua cằn cỗi, do đó; mà, đặt là THIẾU (là TRẺ) SƠN (là NÚI)..."  (Thiếu Sơn nghệ thuật+ nhân sinh' /nxb Giáo dục 2008,  tr. 219).

  Những dòng chữ này do chính tác giả viết, công bố; lúc còn sống, liệu có là chứng cớ trước tòa, nếu xảy ra sự tranh chấp về bút danh?

Lại có những trường hợp éo le hơn; nhiều người là đàn ông lại ký tên phụ nữ; thì, lấy gì chứng minh?

 chẳng hạn; nhà báo Nguyễn văn Vĩnh ký bút danh Đào thị Loan; Nguyễn Vỹ [] Lệ Chi, Diệu Huyền; Phạm cao Củng Phạm thị Cả Mốc; Lê văn Trương Cô Lý; Hồ Dzếnh Lưu thị Hạnh; Vũ Bằng Cô Ngã ( lúc làm tờ 'Vit đực') , [Hoàng thị Trâm];  Trần văn Thạch Trần như Liên Phượng;  Vũ Hạnh cô Phương Thảo  ... 

Riềng về trường hợp họa sĩ Tạ Tỵ có một chứng cớ hết sức rõ ràng, thuyết phục,

"...Tỵ (Tạ) sinh ngày 24- 9- 1922 tại Hànội. Hiện viết văn làm thơ , vẽ. Cư ngụ tại: 18/8 Phan văn Trị, Gia định. Điện thoại quân sự: 41.708. Thành tích văn hóa/ những tác phẩm đã xb: Những viên sỏi (Nam Chi tùng thư 1962) ; Yêu & Thù ( Phạm quang Khai, 1969-1970) . Cùng những họa phẩm lập thể lập thể triển lãm tại Hà nội (1951), tại Sài gòn (1956-1961). Tác phẩm dự định xb: Hoài ca  (thi phẩm) ; Triển lãm hội họa trừu tượng + 50 khuôn mặt văn nghệ sĩ.' Tiểu sử: Tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Hà nội .(1943).  Đã cộng tác với các tạp chí văn học : Thế Kỷ, Quê hương (Hànội); Đời mới, Nguồn sống mới , Sáng tạo, Hiện đại, Văn học ...[Sài gòn].

          ( tr. 269 NIÊN GIÁM VĂN NGHỆ SĨ + HIỆP HỘI VĂN HOÁ VIỆT NAM : 1969-1970/  Phủ Quốc vụ Khanh xb. Saigon 1970) .

Từ thực tế về việc văn nghệ sĩ có bút danh như vừa nêu; thiết nghĩ từ kỷ yếu, niên giám ... cần được chấp nhận như một chứng cứ pháp lý.  Đối chiếu với các giấy tờ của công dân Tạ văn Tỵ; sẽ thấy những thông tin trên, là sự trùng khớp. Cứ như thế, vấn đề đang được dư luận quan tâm mới có hướng giải quyết rốt ráo.

qua vụ kiện tụng này; vấn đề lâu dài cho văn nghệ sĩ; ở chỗ:

'cần đăng ký bản quyền, không chỉ tác phẩm; mà, còn cả bút danh nữa; nếu muốn ngăn ngừa xảy ra trường hợp rắc rối'.

 nghĩ cho cùng; trường hợp gia đình họa sĩ Tạ Tỵ ; không của riêng ai -- đây là một vấn đề thời sự thiết thực;[buộc] văn nghệ sĩ phải giật mình trước tình huống có thể xảy ra; mà, họ cũng như đồng nghiệp chưa lường trước; và, sự thật sự quan tâm ;

 [vậy thì] nên 'đăng ký bản quyền tác phẩm'.

Luật sư Nguyễn văn Hậu (phó Chủ tịch hội Luật gia tp. HCM) cho biết,

" Theo qui định tại Điều 93 'Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 : chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp; xuất trình cho tòa án trong quá trình tố tụng; hoặc, do tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do luật định, được tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp. "  Như vậy, với trường hợp của họa sĩ Tạ Tỵ; niên giám hay kỷ yếu, có thể được xem là một chứng cứ xác minh quá trình ông tham gia hoạt động nghệ thuật.  Tuy nhiên, nó không thể chứng minh được nghệ danh Tạ Tỵ là của công dân Tạ Tỵ'.

[vẫn] theo luật sư Hậu: 'văn nghệ sĩ nên đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình.  Bởi lẽ, 'Giấy chứng nhận quyền tác giả' sẽ ghi rõ trên đó; - tên khai sinh đấy đủ + nghệ danh+ thời gian sáng tạo tác phẩm'. ...  -- việc đăng ký bản quyền cho tác phẩm: 'có thể tránh những rắc rối pháp lý có thể phát sinh, làm chứng cứ pháp lý, khi giải quyết tranh chấp tại tòa' .   []


   lê minh quốc 
    [1959-          ]

    http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/nghe-danh-nhieu-truong-hop-eo-le-20160823212940379.htm