Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

VÀI BÀI THƠ RỜI của VƯƠNG ĐỨC LỆ / LÊ THỊ KIM...

Lời dẫn:
- ..  trước khi  định cư ở Huê Kỳ ( năm 2000), tôi  thường  chở  Vương Đức Lệ  đi  rong chơi, đàn đúm bè bạn thân quen.   Tới Lê Thị  Kim ,  hẻm Ngô Tùng Châu, Quận I , Lệ đưa bài thơ  Kim mới viết  :" Anh như một kẻ lang bạt không chốn rơi / Anh như người phiêu bạt trở về không nguồn cội..."
-  Hay  !  chỉ kịp thốt lên, gập lai nhét vào túi. 
Lê Thị  Kim  thi sĩ, họa sĩ  -họa sĩ từng đem tranh sang Huê Kỳ triễn lãm -  có tấm vẽ thiếu nữ cổ cao, dài ngoằng Modigliani, gần hơn, họ hàng gần kề  " Thon nhỏ"của  Vị Ý !     Có  lần  , Kim  Lệ và tôi vào SPAGO , nâng  tách cà phê,  uống một ngụm, nhìn ra   Đồng Khởi (  Catinat, Tự Do ) ồn ã, náo nhiệt- bâng khuâng ,nhớ  ngồi  trong quán    La Pagode " nhìn khói bay lên cây"! 
Tất cả  đã   là quá  khứ-  kể cả hư vô  Vương Đức  Lệ  .
 Chiều  nay, lục  ngăn tìm   bài vở  bạn bè  gửi đọc -  có  9 bài  THƠ   LỆ   chép tay  +   1 bài  thơ  giấy hồng gập tư đút túi hồi nào -  THƠ  KIM  .  
....tôi  xin phép -  công bố 10 bài thơ  NHỊ VỊ trên   THẰNG PHẢI GIÓ 's BLOG nhé !

Thếphong. 

                                                                                      1.- Thơ VƯƠNG ĐỨC LỆ 

Chiều thế kỷ

Cháy  rực hồn ta sắc lửa thiêu
Cạn nguồn thế kỷ, xác còn reo!
Mời Em hãy bước lên giàn hỏa
Lần cuối, cùng ta tắm máu chiều !

Cúc

Thu đã về  chưa, Cúc điểm trang
Yêu kiều gót nhỏ nét kiêu sang
Mời Em dạ hội đêm nay nhé!
Thợ khéo may chưa áo Nữ hoàng ?

Giấc trưa

Mộng biếc bay vào xanh giấc trưa
Tỉnh ra còn đọng chút hương thừa...
Có đôi chim sẻ buồn trong ngói
Tíu tít chia từng  cọng cỏ khô !

Tường đông

Qua cửa nhà Em chiều lại chiều
Tường đông, song bướm cũng về theo
Nhà Em kín cổng, cao tường quá
Anh muốn làm dây hoa tím leo !

Khoa học

Khoa học loài người tiến đã cao
Phi thuyền kia định hướng phương nào ?
Lực ly tâm ấy không dừng được
Nhân loại mai này biết tính sao ?

Tình ta  

Ta muốn trải lòng ta phơi trên kè đá
Lại e lũ quạ, diều
Nên đêm về, thủ thỉ với người yêu
-Tình ta đó, dành cho Em tất cà!

Sao Em làm mặt
Hơn cả người dưng ?!

Làng cũ

Đất nước vừa qua cuộc chiến dài
Trở về làng cũ, chẳng còn ai !
Ngày nào thằng bé mưới hai tuổi
Nay đã tay bồng cháu nội trai !

Chợ  chiều

Còn dăm mái lá đìu hiu
Chị ngồi cuối chợ nửa chiều vắng phai
Em nghe chị nén thở dài
 Diều mơ ước mới trôi ngoài dặm xanh .

VƯƠNG ĐỨC LỆ

                                                                    2.- Thơ  LÊ THỊ KIM

                             Nỗi nhớ sương đêm


        Anh như một kẻ lang thang không chốn rơi
Anh như người phiêu bạt trở về không nguồn cội
                           Anh bất cần đời
                           Ngang tàng ủ rũ


                        Làm sao anh biết được
              Đêm mưa bay gió phủ buốt đường phố
                            Em lang thang
Lang thang trong hành trình mộng tưởng của chính mình
                          Cùng nỗi nhớ anh

Trong căn nhà tối đen như những tiếng dương cầm bỏ quên
                    Đôi khi em ngồi ngây như tượng gỗ
                           Mặc bóng tối vây  vây phủ
                  Mặc cả tiếng rả rích từ chiêc vòi nước cũ
                         Trầm mình trong tiếng dặn lòng
                                         Hãy quên
                                        Hãy quên
                                Anh làm sao biết được
                             Em đôi khi như một đứa trẻ
                                   Cợt đùa hờn dỗi
                   Tha thẩn trong những trò chơi của mình
                            Nói cười cùng con tem nhỏ

                             Cùng những bức họa xinh
                                 Vẫn chợt  ngỡ có anh
                                 Khói thuốc vàng tay
                                   Lặng lẽ ngồi nhìn
                                Hiền như sướng sớm


                              Ơi, mùa đông giá rét
                      Như tiếng hú ngòai rưng xa buốt nhức
                              Anh làm sao biết được
                          Nỗi nhớ dẫn em qua đâu
                           Nỗi nhớ đưa em về đâu
                     Nỗi nhớ có tàn như ngọn bấc lụi dầu


                    Ơi anh - nỗi nhớ sương đêm của em
                   Ơi anh - đóa hoa đầu tiên trong ngày
                      Dẫu có mất đi với âm u tàn lạnh
                  Đóa hoa với nắng hồng, với heo may
                              Đóa hoa ấp ủ - Em
                                 Cùng mùa xuân
                        Xin đừng tan vào hư không

                                            L.T.K.

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

NHÀ VĂN THẾ PHONG và mối tình NẾU ANH CÓ EM LÀ VỢ ..../ Như Hoa- LÊ QUANG SINH viết tiểu sử / THANH HẢI ghi theo lời kể...

Lời dẫn:
..đầu tiên đăng trên tạp chí "  Pháp Luật Nguyệt san " ( số tháng  4 / 2006)  phát hành tại tp HCM. - Nam Đồng, Tổng biên tập) .  Nữ phóng viên Thanh Hải tới nhà vài  lần phỏng vấn.    Dạo ấy tôi bận sửa sách   tái   bản , đôi  lần  để vợ tiếp.   Bà  Nguyễn Thị Khê trả lời đúng  buổi" chốt sau cùng", cô  nhà báo  dùng tư liệu  chính  để   viết   .  Thông lệ, thường đưa cho người được phỏng vấn  xem trước  -  tôi không nhớ  " đã đọc" hay " chưa " ?
.... một vài chi tiết -  vợ tôi  trả lời  -  rất  đúng  chuyện tôi  kể   " hư cấu dối trá đôi chút ..."  - bài  báo   đăng  lại ở Mỹ  - thì  cô Nhật Nguyệt " bạn trẻ  thân tình  đàn chị" đấu  hót  sao đó, bèn  viết bài  xài xể Thằng Phải Gió " ba xạo quá đà ! "  !    Chẳng sai,   chỉ  một  điều   nhỏ  hơi lạ - trước khi đăng trên   SAIGON NHỎ- HOUSTON -   đề phòng  khá cẩn thận ,  anh  Quang Sinh đưa  Cao Mỵ Nhân đọc trước -  cô nàng  ỡm  ờ,  biết phịa chuyện  vượt biên , sao   tắp lự "  gật đầu  ?!" 
-... khi  đọc lại  bài Thanh Hải viết  - anh Như Hoa- Lê Quang Sinh ( Chủ tịch Hội thơ tài tử Việtnam hải ngoại  ( Hoa Kỳ) " mông- má lời dẫn , viết tiểu sử  rất chính xác  ,  đổi tựa  :" Nhà văn - nhà thơ Thế  Phong và mối tình " Nếu anh có em là vợ" - đăng  trên  tạp chí " The Little Saigon  News Of HOUSTON, June 23-2006) .    Từ đó, chuyện rùm beng  ở hải ngoại ,  dư luận  phiền lòng không ít về " Thằng Phải Gió" -  đã  có " người vợ tuyệt vời' -  sao còn  ham hố,  ngả  nghiêng ?! 
 "  tình  tang vu vơ  "  gây  lắm chuyện  ?!
..... có thể vấn đề  nhạy cảm-  ( báo  PL. cũng  viết tắt)-  anh Quang Sinh phải "  củng cố lập trường , tránh  phản đồ xuyên tạc "- thêm  bài thơ nho nhỏ  cạnh bên   : "Con chờ mẹ bên rào kẽm gai "   chăng ?  .
  -.... bởi vậy  -  ở đây - tôi  đăng trọn  phần    tiểu sử Thế Phong  /  Lê Quang Sinh viết "   ...  và  lại  đăng  nguyên văn   :
 "  NHÀ VĂN THẾ PHONG  MỐI  TÌNH  NẾU ANH CÓ EM  LÀ VỢ   của   THANH HẢI - in trên báo nguyệt san Pháp luật ở tp. HCM.
Cô nhà báo  trẻ Thanh Hải ( Vũ thị Hải)  đôi ba lần báo tin : " bài  viết về chú sẽ đăng nay mai trên báo T.T.,  chú chờ nhé! ".   Ít lâu sau,  điện thoại lại  :  "... cháu xin lỗi,   lại trục trặc rồi!   lần này     sẽ đăng trên Pháp luật nguyệt san số  tháng tư - anh Vũ Đức Sao Biển xác nhận vậy!"
...- chỉ ừ ào lấy lệ  -  phỏng vấn  một  cây viết trước 75, bài  không dễ xuôi chèo mát mái đăng  báo  đâu  ?! 
...-.rồi ai đó  loan tin   , cô bé phóng viên  sẽ giã từ báo chí  Saigon -  về  Hà Nội - tiếp tục  nghề ,  hay   ba mẹ ở Tuyên Quang gọi về gả chồng?  - nhà báo Lê Minh Quốc   báo Phụ nữ tp. HCM  đùa vui, ngậm ngùi tiếc rẻ  cô   nhà báo trẻ  yêu  nghề , sắc vóc dung nhan   đạt chuẩn " chè Thái gái Tuyên "  ! .  (chè  ngon gốc  Thái Nguyên, Tuyên Quang cội nguồn gái  đẹp ) .
 -bây  giờ  không còn được   đọc bài nào ký tên Thanh Hải trên báo Thủ đô  nữa  -  nhớ - có  lần tâm sự :" cô bé có họ xa với  nữ thi sĩ  giỏi nghề  quản lý" bản quyền  tác giả"  kiêm  bà đỡ "tác phẩm văn chương  có vấn đề" Chuyện kể  năm 2000   /  Bùi  Ngọc  Tấn "?
- ...con  chim sơn ca nhỏ   chán thị thành  bay về rừng  Tân Trào ,  thật vậy sao  !?

- tin sau cùng, anh Quang Sinh  báo tin  -  có thể  -sẽ về  dự lễ Giáng sinh 2011 ở  Sài Gòn, tiện thể thăm bạn bè Saigon  họ hàng ở Nha Trang, Quảng Điền ( Quảng  Trị).   Tôi chờ  được xiết tay lần đầu - chàng thi sĩ   kiêm  Chủ tịch  Hội thơ tài từ Việtnam hải ngoại  -  đâu đó , đã in được  trên 10 cuốn  tuyển thơ dầy cộp , có tập  gần 1000 trang - của   tác giả trong, ngoài nước, ngoại quốc từng  tham dự  các seminary ở Paris,  Sacto,  vv... do Hội tổ chức  .   Vợ chồng tôi được mời tham dự  một hội kỳ , nhưng  chẳng may, bị  Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại tp. HCM từ chối : "..để ông bà đi thì sẽ không   trở  về nữa !"
-...  chúng tôi  không  tin như  vậy.  (  lời của  Như Hoa- Lê Quang Sinh ).
Thếphong 


                       Nhà văn- nhà thơ Thế Phong và  mối tình Nếu Anh  Có Em Là Vợ.
                        (chuyện bây giờ mới kể, với sự đồng ý của nhà thơ Cao Mỵ Nhân )

                                                    - người viết tiểu sử : NHƯ HOA-LÊ QUANG SINH .


" Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu cùng qúy độc giả bài viết về mối tình lãng mạn của nhà văn Thế Phong ( hiện đang sống tại Saigon)  do phóng viên Thanh Hải ghi theo lời kể của nhà văn Thế Phong.   Tài liệu này chúng tôi vừa nhận được từ Saigon gởi sang .( báo PL. tháng 4-2006).

Thế Phong sinh ngày 10-7-1932 tại Yên Bái.   Ông viết văn, làm thơ từ hồi còn rất trẻ. 
Năm  20 tuổi, ông viết truyện ngắn đầu tiên" Đời Học Sinh" , ký bút hiệu Tương Huyền , đăng trên  nhật báo Tia Sáng ở Hà Nội ( 17-11-1952) .   Truyện dài đầu tiên in ở Saigon năm 1954 : Tình Sơn Nữ.   Tổng số  có trên 50 tác phẩm đủ thể lọai: thơ, truyện, phê bình, khảo luận, và dịch thuật - đã có nhiều tác phẩm được chuyển dịch sang Anh và Pháp ngữ.   Những sách ông viết vào  thập niên 90 và gần đây nhất, gồm có" T.T.KH,  Nàng Là Ai?". Nếu Anh Có Em Là Vợ "," Cuộc đời làm văn, viết báo Tam Lang - Tôi kéo Xe", " Chiêu Niệm Bốn Nhà Văn Saigon", "Hà Nội Bốn Mươi Năm Xa", " Hàn Mặc Tử, Nhà Thơ Siêu Thóat",.   Ông chủ trương nhà xuất bản Đại Nam Văn Hiến ở Saigon từ năm 1959 đến năm 1975, đăng truyện ngắn" Les Immondices dans la banlieue"  trên báo Le Monde Diplomatique ( Paris, tháng 12 năm  1970) , đăng thơ trên tạp chí TENGGARA(*  B .T.cho in chữ hoa)  từ 1968 đến 1972.  Năm 1971, thơ ông đã được in thành sách " Asian Morning, Western Music" , Đàm Xuân Cận chuyển dịch Anh ngữ, tựa G.s Lyold  Fernando ( Dai Nam Van Hien Books, Saigon 1971  và tạp chí TENGGARA giữ bản quyền).    Bút danh thường ký trên các tác phẩm : Tương Huyền,  Đường Bá Bổn, Đinh Bạch Dân.   Tên tuổi tác giả đã được đưa vào các  sách
" Introduction à la  littérature vietnamienne " của M.M. Durand và Nguyễn Trần Huân ( Col. UNESCO -  NXB / G.P.M, La Rose, Paris 1969 và"  WHO' S WHO IN VIETNAM?" ( VN. Press, Saigon 1974).   Sau  1975, hai cuốn sách in ở Hoa Kỳ : " Hồi Ký Ngoài Văn Chương" ( NXB Văn Nghệ, Cali 1996) ," Thư viết ở Saigon"  ( NXb Văn Uyển, San Jose, Cali 2000).

Chúng tôi  được làm quen  với ông Thế Phong từ năm 2000, qua sự giới thiệu của nhà văn, nhà báo  Thanh Thương Hoàng ở San Jose.  và từ đó, ông tham gia thi tập " Cụm Hoa Tình Yêu"  do Hội Thơ Tài Tử Việtnam Hải  Ngoại xuất bản hàng năm  cho đến nay.   Đáng lẽ ông đã đến  Hoa Kỳ để tham dự Đại Hội Thơ Quốc Tế vào ngày 17 tháng 9 năm 2006, theo lời mờ  của chúng tôi  - nhưng Lãnh sự quán  Hoa Kỳ ở Saigon đã từ chối cấp chiếu khán cho ông và phu nhân Nguyễn Thị Khê -  với lý do rất đơn giản: có khả năng không trở lại Việtnam -  hay nói cách khác là họ ngại vợ chồng ông sẽ tìm cách ở lại Mỹ luôn !
  Chúng tôi không tin như vậy.

Thế Phong là một con người đặc biệt.  Học giả Hoàng Xuân Việt, nhà văn Hoàng Lại Giang, nhà văn Tạ Tỵ đã nói nhiều về cá tính của ông.   Ông có lối viết bộc trực giống như cách sống của ông.   Tuy nhiên , dù thuộc thành phần ưa  ông hay ghét ông, độc giả vẫn bị  cuốn hút bởi những chuyện ông kể.   Ông có lối sống" bạt mạng"  như chính ông cũng tự nhận mình là " con ngựa bất kham" .   Người ta nói," có tật, có tài" .   Nhưng  đối với ông  Thế Phong, chúng tôi xin nói ngược lại, ông là người " có tài, có tật".
[]
NHƯ HOA - LÊ QUANG SINH.
( trích " The  Little Saigon News  Of HOUSTON,   June 23-2006  - trang 32 -33 ).

                                          Chuyện bây giờ mới kể
                                                          NHÀ VĂN THẾ PHONG
                                          và  MỐI TÌNH NẾU ANH CÓ EM LÀ VỢ.  
                                          . THANH HẢI ghi theo lời kể của nhà văn Thế Phong.

Mười ba tuổi khi đang học phổ thông, tôi đã cảm một cô bé học cùng lớp.   Cô bé có đôi má ửng hồng, rất xinh.   Tôi viết vào vở cô bé ấy một câu tiếng Pháp:" Je  t'aime" ( Anh yêu em) .  Cô bé đem quyển vở nộp cho cha tôi là hiệu trưởng của trường.   Ông bắt tôi xin lỗi bạn rồi về nhà cho tôi một trận no đòn.  Mười tám tuổi, tôi lại si một cô là vợ của một anh dân tộc Thái là thượng sĩ của Pháp.   Anh ta tức tôi, báo với quan đồn Pháp tôi là Việt Minh.  Mẹ  tôi lo lắng, bắt tôi nghỉ học, đem sang gửi ở nhà ông giáo Bảo ( sau  này là bố vợ tôi) , nhờ thầy lo giấy tờ về Hà Nội lánh nạn.

 Mối tình dang dở *

Về Hà Nội học dưới sự quản lý khắt khe của bà cô nhưng tính tôi ngang tàng, ưa phong lưu nào chịu ngồi một chỗ.   Bà cô mắng nhiều, vì tự ái tôi bỏ đi lang thang  rồi bắt đầu viết báo.
Năm 1954, tôi vào Sài Gòn bắt đầu cuộc đời viết văn, làm báo và gặp Cao Mỵ Nhân, người phụ nữ để lại dấu ấn sâu sắc trong cuộc đời tôi.   Từ chuyện làm thơ, viết báo, chúng tôi nhanh chóng sánh đôi ngay từ ngày mới quen  -  trái tim lãng đãng và nghệ sĩ trong tôi như đã tìm thấy " nửa kia" cho mình.
Mỵ là con   trong một gia đình khá giả.   Mấy chị em gái đều tên Nhân : Mỹ Nhân, Mỵ Nhân, Văn Nhân, Thi Nhân... Cô sống rất có tâm hồn.   Khi tôi dự định xin hỏi cưới Mỵ, cha cô phản đối mối tình với anh chàng nhà văn nghèo, túi không tiền,  không nhà cửa như tôi.
                                             
                                             tiếp , một đoạn văn khác xen vào, nền màu,đóng khung :
                                      
                                             " Năm  1994, nhà văn Thế Phong từng gây xôn xao
                                              dư luận với cuốn  TTKH - nàng là ai? giải đáp một
                                              nghi án văn  chương về mối tình thơ lãng mạn
                                             chưa có lời giải qua hơn nửa thế kỷ.   Sau khi
                                              phát hành, sách đã bán hết ngay.   Ông tên thật
                                              Đỗ Mạnh Tường, sinh năm 1932 tại Yên Bái.  
                                              Nhiều truyện,thơ, bút ký, dịch truyện, khảo luận
                                              của ông đã được xuất bản.   Tuy đã ngoài 70 tuổi,
                                              ông vẫn say sưa sáng tác như niềm vui lớn
                                              cho cuộc đời mình."

Tôi vừa giận ông, vừa buồn cho mối tình éo le của mình.

Gặp lại cố nhân                                              

Tháng 11-1965, tôi gặp  Khê ở  Đà Lạt.  Tôi mê ngay vẻ đẹp dịu dàng của con gái Tây Bắc.  Một tháng sau, tôi lên thăm nàng, rủ nàng ra đồi Cù chụp hình và chụp luôn bốn, năm cuộn phim được hơn 200 kiểu.
Về Sài Gòn, tôi gửi thư và thiệp cưới, có in hình  tôi với Khê cho bố vợ tương lai ghi rõ: " Cháu đã gửi thiệp cho bạn bè rồi, chỉ chớ ý kiến bác và Khê".   Cha Khê giật mình, định viết thư bảo tôi thư thả,  nhưng cũng không thể khác được.  Hôm sau, các báo đã đăng tin tôi sắp làm đám cưới với Khê.   Bạn bè vẫn bảo tôi" bắt cóc" vợ là vì thế, từ khi gặp đến ngày cưới chỉ hơn hai tháng, vỏn vẹn hai lần gặp.
Mỵ lấy chồng trước tôi, đã có bốn con; nhưng không  hạnh phúc.   Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn gặp nhau.  Cô ấy vẫn làm thơ tặng tôi, vì thế mà chồng Mỵ buôn rồi tìm vui nơi" khung cửa" khác.    Năm 1968, chúng tôi gặp lại nhau ở Đà Nẵng, Mỵ tặng tôi một cuốn thơ viết cho tôi.   Tôi đã có bốn con, trai gái đủ cả; nhưng cũng nổi hứng làm thơ tặng lại nàng.
Sau chuyến công tác ấy, tôi lặng im không hề nửa lời với vợ về chuyện Mỵ, sợ nàng nổi nóng với chuyện tình cũ không rủ cũng tới của tôi.   Còn Mỵ, sau mấy năm sống với chồng không hạnh phúc, họ chia tay.   Có lẽ một phần tại tôi.   Mỵ có chồng nhưng vẫn viết thơ tình cho tôi giống nàng T.T.KH.
Tôi ngạc nhiên khi thấy vợ chẳng giận hờn, ghen tức, còn đùa tôi: " Em sẽ tiếp sức cho anh đi".   Lúc ấy tôi chưa hiểu ý vợ nên vẫn thường xuyên...

                                          tiếp, một đoạn văn  khác xen vào, nền màu,đóng khung:

                                       " Đầu  những năm 1960, Mỵ sang Mỹ sống.  
                                         Chúng tôi không còn  nhiều dịp gặp  như xưa
                                         nhưng vẫn có thơ dành tặng nhau về mối tình
                                         dang dở ấy.
                                         Vợ tôi vẫn vui vẻ,  làm như chẳng yêu chồng nên
                                         không ghen ( thế mới chết!).   Đ61n giờ, mối tình
                                         với Mỵ vẫn luôn là kỷ niệm đẹp và đáng nhớ nhất
                                         trong cuộc đời tôi.   Mỵ  không còn ở Việtnam
                                         nhưng một vài năm, cô ấy vẫn về thăm chúng tôi như
                                         môt người bạn hay một người yêu, tùy theo cô ấy."

...gặp Mỵ.Năm 1979, Mỵ bàn với tôi sang Mỹ sống cho mối tình đi đường vòng của hai đứa.   Tôi mụ mị cả người, giữa một bên là cuộc sống khó khăn, vợ với 5 đứa con nhỏ, môt bên là " tình yêu"  với nàng thơ,   với" nửa tâm hồn".    Tôi băn khoăn  đâu sẽ là lẽ sống !


Ngươi vợ tuyệt vời

Một sáng tinh mơ , tôi thức dậy, lặng lẻ xếp đồ, đi theo tiếng gọi của trái tim.   Vợ tôi tưởng chồng dậy đi làm, nhét vội vào ví tôi 500 đồng đổ xăng.   Nhưng ông Trời công bằng thật, ít nhất là với vợ tôi.   Cuộc ra đi không thành, tôi thất thểu như mất sổ gạo, trở về nhà lặng thinh.
Thấy chồng về muộn, vợ tôi sốt sắng : " Anh đi đâu mà chẳng nói, giờ mới về, em lo quá !"   Tôi sinh ra cáu giận vợ vô cớ, còn" hạ cẳng tay"  với nàng.   Vợ tôi chắc cũng lờ mờ nhận ra nỗi lòng của chồng nhưng vẫn dịu dàng.
Một đêm  cô ấy thủ thỉ: " Nếu anh không muốn ở với em thì cứ đi, để 5 đứa con cho  em,  em không trách anh đâu ?"   Tự nhiên  tôi mủi lòng, thấy mình không phải với nàng, thương vợ con quá.   Sự nhẹ nhàng của người phụ nữ có sức mạnh ghê gớm thật !   Nó thức tỉnh con ngựa bất kham trong tôi.   Tôi ôm lấy vợ và kể hết mọi chuyện về chuyến đi không thành cho cô ấy nghe như một đứa trẻ .  Vợ tôi bảo: " Đưa  em xem thơ cô ấy tặng anh có hay không ? ."   Tôi  ngoan ngoãn đưa, xem xong nàng vẫn dịu dàng, không ghen, không giận.
Sau này, tôi còn có vài kỷ niệm riêng khi vắng vợ, nhưng tôi không bao giờ giấu được vợ điều gì .   Tôi viết cuốn " Hồi ký ngoài văn chương"  để " Tặng riêng Khê, người vợ tuyệt với của tôi".   Cô ấy bảo:
Đối xử với vợ như vậy mà chỉ một câu người vợ tuyệt vời là xong đấy !".
Tóc tôi  đã điểm bạc, cháu nội ngoại đều có cả, nghĩ lại cuộc đời mình có nhiều kỷ niệm để nhớ, trong đó có mồi tình Nếu anh có em là vợ dành cho Mỵ và có cả sự dịu dàng của người vợ luôn là sợi giây vô hình kéo tôi lại cuộc sống bình yên của gia đình**. 
[]
----
 *   các tựa nhỏ của tòa soạn.
**  kèm bài viết, có 2 tấm ảnh:
     - lễ cưới  của nhà văn Thế Phong ở Đà Lạt ngày 30.1.1966.
      - nhà văn Thế Phong cùng vợ - năm  2005.

THANH HẢI.
( trích Nguyệt san Pháp Luật, số 109 / tháng 4.2006. Tổng biên tập: Nam Đồng. tr. 32-35 )

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

" BẮN PHÁT SÚNG ĐẦU TIÊN VÀO ĐẦU BỌN " VĂN TẶC* "..../ HOÀNG HOÀI SƠN viết

Lời dẫn:
...  nhà báo Hoàng  Hoài Sơn bắn phát súng đầu tiên,  bắn vào đầu bọn " văn  tặc"  ( đạo văn,  in lậu) , đâu đó khoảng đầu  năm 2003. Thứ nam của  cố giáo sư Hoàng Châu Ký, từng  du học ở Liên Xô ( cũ),  em ruột nhà thơ nữ Ý Nhi -  anh  gặp tôi,  phỏng vấn chuyện  sách tôi bị in lậu -  vì tôi kiêm  thụ ủy đại diện pháp lý Nguyễn Đắc Sơn ( Hoa Kỳ ), soạn giả " Những bức thư tình hay nhất thế giới / Great Love Letters of the World" (   (bilingual  best-seller)  bị  hàng chục nxb trong  nước in lậu , tái bản nhiều lần,  không trả bản quyền.  
...luật sư Nguyễn Đình Phùng đại diện  giao tiếp, truy thu   bản quyền - chỉ riêng   2 nxb   Văn học  (thời kỳ giám đốc Nguyễn văn Lưu ), Văn hóa thông tin ( Vũ An Chương) - thu được gần 50 triệu Vnđ.
  Tiện, kể  chuyện vui nghe  rồi  bỏ ngoài tai  -  bạn B.V.B. lên làm giám đốc Nxb VHTT -   thay Vũ An Chương -  chỉ  ký  phép  cho Nguyễn  Thanh  Nhã - với điều kiện,  gỡ bài  viết  " T.T.KH  và Nếu em là vợ .."  (  viết về Thế Phong -  tr. 244 -252)  -   anh Gia Dũng phản biện : " không  bỏ, không cấp   lấy phép nxb khác ...".    Anh Gia Dũng  viết tựa ,vừa  lo in ấn, cấp phép , vì  tác giả ở tp. HCM - đâu đó  1, 2 ngày    Cánh đồng ký ức / Nguyễn Thanh Nhã   phát hành  tắp lự .   ( Nxb Hội Nhà Văn -  Hà Nội, 2007)
...bây giờ mời bạn  lướt qua  2  bài  báo viết về  :      Sự xuống cấp của đạo đức trí thức .    (Hoàng Hoài  Sơn) và   Một nhà văn khiếu kiện 2 nhà xuất bản .  ( Đông  La )  **
... một trong 2 bài báo trên  được  nhiều mạng nội , ngoại tái trích đăng - mới nhất  web Hội Nhà văn  Hà Nội  lại  đưa lên diễn đàn -  như chuyện mới xảy  ra .   Chuyện đạo văn chẳng  mấy khác  "cao lương ăn quỵt đĩ chơi lường" ( Tú Xương) ngày  càng phổ biến - lây lan  sang tới  Huê Kỳ -  bản thân tôi đây -   hơn 1 lần   viết thư ngỏ khiếu nại - nạn piracy -Copyright  infringement - vi phạm  phổ biến nhiều tác phẩm anh, việt ngữ  Thế Phong  không xin phép, " lờ tịt" bản quyền,  theo  hiệp ước Mỹ Việt đã ký,  hiệu lực từ cuối 1997   -  đó là   nói về Amazon .com -   tổng giám đốc  CEO Jeff Bezos -  tỷ  phú 49 tuổi.
Thếphong.
--------------------------------
*   tiêu đề do THẰNG PHẢI GIÓ 's BLOG đặt.
* *  Đông La  Hoàng Hòai Sơn  tuy 2 là  1 .  Trước khi nghỉ dưỡng bệnh, mới đây thôi ( 8/2011) -  Hoàng Hoài Sơn,  Q. Trưởng ban biên tập  Nguyệt san Thanh niên .
---------------------------------------

                     Bài 1:  Nạn đạo văn: Sự xuống cấp của đạo đức trí thức?
                                                                HOÀNG HOÀI SƠN viết.

..." 15 - 20 năm trước chuyện đạo văn  quả là hy hữu trong đời sống văn nghệ.   Nhưng hiện nay, đạo văn đã và đang là một căn bệnh quá phổ biến, lây lan sang cả địa hạt khoa học tự nhiên.   Vì sao vậy?"

Người làm cái bóng

Nhà nghiên cứu Phan Nhật Chiêu kể:
" Tôi sang trường bạn, có người hỏi : " Giáo trình của anh  sao giống của một vị TS-PGS ở đây quá?"  Mà vị PGS- TS  khi mới vào TP.HCM tìm đến tôi học hàng ngày.  Tôi bị mang tiếng là phải, bởi mười mấy năm nay cô ấy rập theo tôi.    Nhưng giờ cô ấy là TS-PGS, mà tôi chỉ là giảng viên, nên đương nhiên người ta nghĩ  kẻ có học vị thấp hơn" đạo" lại của người có học vị cao hơn".
Chưa hết, gần đây khi Nhật Chiêu lên lớp giảng thì có học trò thắc mắc;
" Sao thơ thầy dịch lại giống của KTNN  thế?   Thầy rập thơ của Nguyễn Thánh Ngã đăng trên KTTNN à?  
Ông buồn bã:
"Trò nói như thê nghĩa là thầy ăn cắp?  
Tôi về lật lại KTNN ( Kiến thức ngày nay - TP chú thích )  số  432 ngày 1/1/2004 quả là có bài Thoáng Xuân trong thơ Basho của anh Ngã thật . Xem kỹ mới thấy 9 bài thơ Basho đăng ở đấy thì có 3 bài  của tôi dịch , đã được in trong cuốn Basho và thơ Hai-Cu ( Nhật Chiêu, Nxb Văn học, 1994) .   Đây là chưa kể anh ấy lấy cả một số lời bình của tôi".
" Cái bóng Nhật Chiêu"  còn thấp thoáng ẩn hiện  trong nhiều vụ đạo văn nữa.   Nhưng không phải đoạn kết nào cũng buồn.    Nhà nghiên cứu Hoài Anh in cuốn tiểu luận phê bình Tìm hoa quá bước ( Nxb Văn học, 2001), sử dụng nguyên vẹn nhiều bài  thơ dịch của Nhật Chiêu, như Tặng vật của Miltos Shatouris ( Hy Lạp), Chùm hoa của Robert Frost ( Mỹ ) ... -không một lời  chú giải.   Nhưng sau khi sách ra, tác giả đã lặn lội đến nhà dịch giả tặng  sách với bút ghi:
" .. Thân tặng Nhật Chiêu vơi lời cảm ơn về một số bài thơ dịch trong sách này..."
Như vậy, trong 1000 cuốn sách in ra, thì có đến 998 người đọc nghĩ rằng thơ đấy là do Hoài Anh dịch !

Người bị coi như côn đồ.

Đạo văn thì nhiều, nhưng khiêu kiện thì ít.   Nguyên nhân không nói ra thì ai cũng biết: mất thời gian,tốn công sức, mà có khi lại chẳng được gì !   Bài học 5 năm hầu tòa của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn trong vụ  tác quyền kịch bản phim Hải Đường Trắng từ năm  1999 là lời cảnh tỉnh cho những ai muốn dấn thân  vào con đường này.  Thắng kiện nhưng nói như ông Tuấn :".. Không, tôi không phải là người thắng.   Bởi vì tôi trở lại như những gì tôi vôn có.   Người thắng cuộc chinh là kẻ lừa đảo.."   Còn tiền thì sao : ".. Không đủ đãi bạn bè chầu bia  ".
Nhà văn  Thế Phong là một đầu nậu sách " từ vài chục năm nay.   Ông là  người tích cực nhất  khi trong vòng một vài năm qua liên tục khiếu kiện các NXB  ắn cắp bản quyền 50 tác phẩm của ông đã được Cục bản quyền cấp giấy  chứng nhận.   Mới đây nhất, ngày 13/3 vừa qua, Thế Phong khiếu nại Nxb Văn hóa-Thông tin, vì trong cuốn "Văn học miền Nam " ( tập II) của Nguyễn Q. Thắng - có 2 phần " Bảo Lương Nữ Sĩ" và" Nguyễn Đức Quỳnh"  là của ông đã được in trong một phần" Lược sử văn nghệ Việtnam" - 4 tập ( 1930-1956) - với lời ghi ở trang 4: " bản quyền thuộc tác giả .  cấm phóng tác trích , dịch".
Tìm đến  nhà  ông Q. Thắng, một căn nhà to và đẹp trên  đường Phan  Huy Ích, Q. Gò Vấp, TP.HCM để hỏi về vụ việc trên.   Ông Q. Thắng trả lời:
"...Anh chưa biết Thế Phong, ông ta là con người côn đồ, con người không có lương tâm, nên tôi chẳng sợ cái anh Thế Phong này.  Ông ấy thích thì cứ đi mà kiện *".
  Ông Q. Thắng nói thêm;
"..Tôi là người lịch sự nên tôi mơi để tên" ảnh ".   Nên của ông ta giống như của người khác thì sao ?... (!?)
Vẫn  vụ việc liên quan đến ông Thế Phong, giám đốc một NXb xuất bản ăn cắp bản quyền của ông " phẫn nộ" , khi trao đổi với chúng tôi:
".. NXB chúng tôi nghèo lắm, cuốn này là tác phẩm dịch đã in lại  nhiều lần rồi, ông Phong còn kiện cái gì ?   Nhờ báo chí lên tiếng hộ cho, nếu không sẽ trở thành vấn nạn, các NXB đang khó khăn mà lại cứ bị kiện tụng **".

Bất lực.
 
Trong lịch sử văn học nước nhà, chưa bao giờ nhiều những người đạo văn đến như vậy ?   Họ ung dung ăn cắp của người trong nước, ngơời nước ngoài, với một thái độ tự tin trắng trợn.   Vì sao vậy ?   Ông Nhật Chiêu  lý giải :
 -" Hiện nay tình trạng đạo văn  nhiều , là vì họ thấy nhiều trường hợp đạo văn trước đó, không bị ai trừng trị.   Có trường hợp thỉnh thoảng lên tiếng về môt vài vụ đạo văn, như ở  Khoa  tôi chẳng hạn, chỉ có một số thầy cô cho rằng tại sao phải nói đến vấn đề không  đáng phê bình, không phải là cái gì ghê gớm này.   Dường như họ cho rằng, nên để thì giờ nói  những chuyện trọng đại hơn.   Đối với tôi thì đạo văn hơn là tội ăn cắp tài sản bình thường.   Bởi người ăn cắp bình thường, có thể do họ nghèo khốn... Nhưng một  TS mà đạo văn  thì không có lý do gì biện minh được.   Tiền thì anh ta có rồi, danh vọng có, thậm chí địa vị cũng có; nhưng tại sao vẫn ăn cắp ?   Rõ ràng là  sự thiếu liêm sỉ, thái độ thờ ơ của xã hội và cộng thêm sự không nghiêm minh của luật pháp trước vấn đề này, khiến họ làm tới.   Nếu xã hội phản ứng gay gắt, trước sự xuống cấp về đạo đức này, rồi TS bị tước bằng TS khi đạo văn thì tôi tin mọi chuyện sẽ khác...". ( Nhật Chiêu)
[]

HOÀNG HOÀI SƠN
( trích báo"Thể Thao & Văn Hóa" số 23 ra ngày 19.3.2004. )

----------------------------------------
*   đọc thêm trong <   http:// newvietart.com / nhà văn thế phong >
**    xác đáng  nhất, đây   là cuộc nói chuyện giữa  Hoàng Hoài Sơn, phóng viên  báo   " Thể Thao & Văn hóa"  phỏng vấn ông Vũ An Chương, giám đốc Nxb VHTT về  " Những bức thư tình hay nhất thế giới / Great Love Letters of the World' / Nguyễn Đắc Sơn -  mà  tôi thụ ủy đại diện  pháp lý.  Khi ấy ông  Bùi Việt Bắc,  có thể là  Tổng biên tập, căm giận khi  tôi khiếu nại, đe dọa kiện  - nên  Nxb/ VTT phải bồi thường  12 triêu Vnđ.., trả vào tài khoản luật sư Phùng.     Nhớ chuyện xưa,  giám  đốc Bắc  thay  Vũ An Chương -   dứt khoát  từ chối không ký  giấy  phép  Cánh đồng  ký ức / Nguyễn  Thanh Nhã chăng .
( Chú thích: TP).


                                     Bài 2: Một nhà văn khiếu nại hai nhà xuất bản.*
                                                                                  ĐÔNG LA viết.

" Việc xuất bản, tái bản, nhân bản những văn kiện , tài liệu, sách giáo khoa, giáo trình, băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình của tác giả, tổ chức nào phải được tác giả, tổ chức đó  đồng ý . "trích Điều 17,Luật Xuất Bản - 7/7/1993).

Trung tuần  tháng 3 vừa qua, nhà văn Đỗ Mạnh  Tường ( bút danh Thế Phong ), hiện cư ngụ tại.....đường Trần Khắc Chân, quận 1, TP Hồ Chí Minh , đã cùng lúc khiếu nại NXb Văn hóa Thông tin và NXb Giáo Dục.   Ông Mạnh  Tường cho rằng cả 2 NXB này đã vi phạm bản quyền tác phẩm của mình, và vi phạm Luật Xuất Bản.   Vậy  thực hư câu chuyện ra sao?

Hai trong một

 Trong đơn  khiếu nại gửi ông Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả và ông Ngô Trần Ái- Giám đốc NXB Giáo dục, ông Mạnh Tường nêu rõ:
" Trong tác phẩm "Hàn Mặc Tử về tác gia và tác phẩm"  do Phan Cự Đệ-Nguyễn  Toàn Thắng tuyển chon và giới thiệu ( NXB Giáo dục in xong và nộp lưu chiếu tháng 7/2002.  Số XB: 1749/123/01,  Số in: 4197) có trích nguyên văn chương 4" Nữ sĩ Mai Đình" ( từ trang1937) trong tác phẩm" Hàn Mặc Tử, nhà thơ siêu thoát" của Thế Phong ( NXB Đồng Nai, 2002.).
Tuy vẫn để tên Thế Phong trong tuyển chọn, nhưng ông Đệ và ông Thắng cũng như NXb Giáo dục không xin phép trước khi in trọn chương 4 nệu trên".   Ông  Mạnh Tường nói:
" Hành vi này đã  vi phạm Luật Xuất Bản, tiếm đoạt trắng trợn tác phẩm của người bị hại."
Đáng chú ý là ngay sau khi biết được chuyện này, lúc  ấy ông Mạnh Tường đã làm đơn khiếu nại yêu cầu NXB Giáo dục thanh toán nhuận bút và sách tặng.   Sau một thời gian cờ đợi, ông Tường không nhận được hồi âm của NXb Giáo dục mà chỉ nhận được 1 cuốn" Hàn MặcTử về tác gia tác phẩm" do ông Toàn Thắng gửi qua đường bưu điện.  ( không 1 lời phúc đáp và không trả nhuận bút bản quyền ).   Ông Tường cũng tặc lưỡi cho qua luôn.
Thế nhưng mới đây ông  Manh Tường lại phát hiện cuốn" Hàn Mặc Tử về tác gia và tác phẩm"  lại được NXB Giáo dục tái bản lần thứ 1 ( QĐXB 949/QLXB, Số XB 189/240- 03 In xong và nộp lưu chiếu quý III/ 2003) .   Trong lần in này, NXb Giáo dục tái phạm lỗi sơ đẳng nhất không xin phép tác giả Mạnh Tường.   Và đây chính là giọt nước tràn ly  khiến ông Tường lại làm đơn khiếu nại lần 2 như trên.   Như vậy NXb Giáo dục đã 2 lần  xâm phạm bản quyền, 2 lần vi phạm Luật Xuất Bản đối với một tác
 phẩm!    Được biết sau khi nhận đơn khiếu nại lần 2, NXB Giáo dục có văn bản đề nghị trả 167.000. đ. tiền nhuận bút cho ông Tường . nhưng ông không cấp nhận giải pháp này.   Luật sư của ông Tường là ông Nguyễn Đình Phùng cho biết:
" Sở dĩ có tình trạng như vậy, là do ông Tường đã chuẩn bị cho tái bản cuốn" Hàn Mặc Tử, nhà thơ siêu thoát", thế nhưng việc NXB Giáo dục cho tái bản cuốn sách trên đã trực tiếp gây phương hại đến công tác in ấn và phát hành của ông  Tường.   Nghĩa là nếu ông  Tường in sách ra, thi sẽ
rất khó bán.   Điều này sẽ dẫn đến những thiệt thòi kinh tế lớn.   Đây là chưa kể đến tổn hại về mặt tinh thần.   Không loại trừ khả năng ông Tường sẽ khởi kiện vụ việc này".
Ông Mạnh Tường có lẽ là cá nhân duy nhất khiếu nại NXB Giáo dục, còn trường hợp như ông là khá nhiều .   Đơn cử như cuốn Những mẩu chuyện văn minh thế giới  (Đặng Đức An chủ biên- Nxb Giáo
dục   / tái bản lần thứ 1- 2003 đã đạo văn lại từ nhiều tác phẩm Câu chuyện văn chương phương
Đông /  Nhật Chiêu - Nxb Giáo dục - 2003). Ông Nhật Chiêu biết rõ, nhưng lại cho rằng: " khiếu kiện mất thời gian quá, thôi để thời gian nghiên cứu có lẽ hữu ích hơn".

Và một trong hai.

Lá đơn khiếu nại thứ 2 của ông Mạnh Tường là đối với cuốn Văn học miền Nam  ( tập II) của Nguyễn Q. Thắng của NX Văn hóa thông tin- 2003 ( số đăng ký KHXB 14-XB- QLXB/32-VHTT Cục XB cấp ngày 4/1/2004)  In xong và nộp lưu chiếu tháng 9/2003).   Trong cuốn này có phần Bảo Lương nữ sĩ ( từ trang 872-880l )  là phần Nguyễn Đức Quỳnh ( từ trang 917- 924) bị ông Q. Thắng đạo lại của ông Mạnh Tường.
Ông Tường cho biết:
"Cả 2 phần do tôi viết và đã in một phần trong " Lược sử văn nghệ Viêtnam" ( 1930-1956) gồm 4 tập.   Tại trang 4 của các cuốn sách này đều ghi rõ" Bản quyền thuộc tác giả / Cấm phóng tác trích, dịch..". Còn  một phần trong bản thảo chưa in, bản thảo này tôi đưa cho ông Lê Ngộ Châu, bạn tôi dọc, nay lại thấy xuất hiện trong" Văn học miền Nam" (tập II).
Đây không phải là lần đầu tiên NXb Văn hóa thông tin xâm phạm bản quyền đối với ông Mạnh Tường.   Năm 2003, NXB  này đã phải bồi thường 900 USD ( 12 triệu Vnđ) cho ông Tường, vì đã in Những bức thư tiình hay nhất thế giới của Nguyễn  đắc Sơn-  mà ông Tường là người đại diện pháp lý của soạn giả này.    Thế nhưng trong lần này, NXB VHTT cũng chưa có động thái gì về việc ông Tường đã khiếu nại.   Luật sư Phùng cho biết;
" Chúng tôi luôn mong muốn  giải quyết vụ việc theo hướng hòa giải.   Nhưng nếu hai phía không ìm thấy ngôn ngữ chung, thì vụ việc có thể sẽ kết thúc tồi tệ hơn".
Có thể thấy, không chỉ đạo văn trong văn học, mà cả trong âm nhạc, hội họa...đã và đang là căn bệnh trầm kha.   Nó không chỉ cho thấy sự xuống cấp tệ hại về đạo đức của giới trí thức ?- mà còn thể hiện ý thức quá xem thường pháp luật.   Nếu chỉ có những khiếu nại giữa  một cá nhân đối với một tổ chức mà không có sự can thiệp mạnh, các biện pháp chế tài hữu hiệu của các cơ quan hữu quan, thì e rằng căn bệnh   này khó chữa chạy./.
[]
ĐÔNG LA.
( trích báo Pháp Luật ( Bộ Tư Pháp) ra ngày chủ nhật 11/4/2004( số 87 (2.243)). Tổng biên tập : Uông Chu Lưu.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

HÀ NỘI, NƠI DUNG THÂN BUỔI ĐẦU LÀM VĂN, VIẾT BÁO .../ THẾ PHONG

Lời dẫn:
.... bài   đã in trong VIẾT TRONG HÀ NỘI  ( II ) ( in chung - Hội Liên Hiệp VHNT  Hà Nội  xb , 2004) ) do    Nguyễn Bắc, Hoài Việt, Giang Quân, Kiều Liên Sơn ( 1936-2006)   sưu soạn, tập hợp.  Sách đang lên khuôn,  bệnh hoạn dồn dập sau  ra viện, K.L. Sơn   tới thăm  vợ chồng tôi đi xuyên việt - có một đêm trú ngụ  tại khách sạn Volga . ( phố  Nguyễn Khuyến - Cửa Nam ) . Và chàng  Kiều cho biết:
- tiểu sử Thằng Phải Gió phải tranh cãi mãi mới được in đầy đủ.  Hết Giang Quân nói vào, nói ra, lại còn phải giải thích  cho chủ tịch Hội LHVHNT HN hiểu - vì Hội bỏ tiền in ấn .  
-..  đáp:".. - sao mày  không  bỏ phứt tiểu sử   trích ngang, trích  dọc Thằng Phải Gió -   vừa đỡ tốn nước bọt - vừa  hao sức lực tinh thần ,  như vậy  có  tốt hơn không ? ".
  ... lần tái bản thứ 1,  đưa bài  này vào HÀ NỘI 40 NĂM XA (  Nxb Thanh niên tái  bản, Hà Nội 2006 ) -   chuyện  thuật lại thời kỳ đầu   làm báo viết văn   ở Hà Nội  ra sao ?  (  trước 1954) .
  ...  riêng tôi - đây còn là  kỷ niệm  sâu đậm rất khó quên -  nhớ lại khi  Nguyễn Hiến Lê ( 1912- 1984) đọc đoạn văn  miêu tả  cô gái bị   hỏi cung, bị  tra tấn *  tại  Ier Arrondissement-  Hanoi Ville   - ông ta khen lấy khen để,  nghe  rồi,    phát ngượng! ... Bỗng,  sao  tôi lại vui ngay , bởi  ông  gật  đầu bằng lòng  mua Textes philosophiques / Biélinsky  ( Tủ sách ngoại văn Mạc tư Khoa 1950)   mà tôi gạ bán  -  rồi trả tiền ,cách đưa  thật  trân trọng !.Vậy ,  bạn  thơ trẻ tuổi ,  Sao Trên Rừng  ở nhà   chờ,   sẽ  có tiền mua gạo nấu cơm chiều rồi   ....( khoảng tháng 2 / 1961  ở xóm đạo Tân Sa Châu- Lăng Cha Cả, Saigon)
..bây giờ  mời bạn  chia xẻ  chuyện kể   cái tết   ở Bóp Hàng Trống Hà Nội,   đâu đó đã  gần  50 năm !.
---
* trong tiểu thuyết tự-sự Nửa đường đi xuống / Thế Phong, Đại Nam văn hiến, Saigon 1959.

Thếphong.

                            Hà Nội, nơi dung thân buổi đầu làm văn, viết báo.
                                                       
                                                                         gửi Nguyễn Thế Hiển ,
                                                                 Quỳnh Phụ  / Thái Bình  ( 1936- 2005)
                                                                                 THẾ PHONG

Nửa đêm về sáng, đúng vào  28 tết- tiếng pháo chỉ lẹt đet nổ như giấu diếm, e dè, sợ hãi.  hới kỳ quân đội Pháp đang cai trị Hà Nội, chiến  trận đang vào thời kỳ quyết liệt : Điện Biên Phủ, Phát Diệm, Ninh Bình... đến cả mặt trận ở Hòa Bình.
Trong một căn nhà nho nhỏ, 4 người, tuổi 20 quây quần bên cỡ xì- mà láng nhiều nhất không quá 10 đồng bạc Đông Dương.   Khu chúng tôi ở  phố Chùa Vua, gần đền Đồng Nhân - nơi thờ phượng Hai Bà  Trưng- thuôc  loại khu phố vắng vẻ, nên chẳng mấy đề phòng cảnh binh khám xét.
Ông thân sinh ra Nguyên  chủ nhà, thỉnh thoảng ghé mắt xem chúng tôi đánh bạc, nói chuyện vui;
- Ngày xưa nhà này từng có dấu chân Phó Đức Chính trốn  tây - cứ sau mỗi bữa cơm tối lại quây quần như các anh bây giờ để  rút xì phé.   Chẳng phải để ăn thua bạc, tiền, nhưng  tạo cảm xúc để khỏa lấp khoảng tâm hồn trống vắng.
Bọn  chúng tôi gồm: Hiển, Khoa, Nguyên,  ( anh ruột của  Khoa)  và tôi.   Đang hứng thú sát phạt, bắt tẩy nhau;  bỗng có tiếng quát từ ngoài cửa:
- Cảnh binh bố  ráp,  Mở cửa...
Hồi ấy ở Hà Nội, quân đội  Pháp ra lệnh chính phủ Quốc gia phải ráp bắt thanh niên  đến tuổi phải nhập ngũ.  Thân xác sẽ được ném  lên xe Dodge 4, đưa vào lò sát sinh đâu đó ở Lai Châu, Sơn La hoặc mặt trận Ninh Bình dầu sôi lửa bỏng.
Tôi nhớ lại, một bạn học sinh kể, chuyện anh ta được mục kích một toán lính nhẩy dù tây đang tập hợp ở gần Nhà thương Lanessan.
Một sĩ quan  tây lên tiếng hỏi, trong tóan quân, có ai tình nguyện lên Điện Biên Phủ thì giơ tay lên.  Trong toán quân,duy nhất chỉ  một binh sĩ giơ tay nhu nhú tình nguyện - bởi lẽ, bên kia đường, một nữ y tá tình nhân có mặt, đang khích lệ lòng yêu nước Pháp sang Đông Dương chiến đấu !
Bạn kia dẫn giải ò dõi Napoléon 1er !
Ở đây , bây giờ -  ban ngày cảnh binh  bố ráp 2 đầu phố, xục sạo lùng bắt thanh niên  đưa ra trận thay thế lính tây - như lời tuyên ngôn kêu gọi thống tướng De Lattre de Tassigny  ( 1889-1952) dán đầy ngoài tường, hè phố.
Có khi xe  ráp 2 đầu phố, tưởng chừng sẽ bắt được nhiều thanh niên - nhưng họ cũng tìm lối thoát, trốn vào các nhà gần nhất  trú ẩn.
Thường ra chủ nhà rất sẵn sàng cho  ấn náu.   Cảnh binh lại phải phối hợp  cùng Hiến binh  đội kê- pi , hàng đêm lùng  sục, chẳng khác nào những tay đánh lưới người quăng lưới vào lúc cá ngủ.
Thanh niên thường ngủ lang, lính bố ráp, soát tên không có trong Sổ  khai gia đình - a-lê-hấp bị đưa lên trại lính Ngọc Hà, hoặc chuyển thẳng đồn Hêến binh  phố Tràng Thi.

Chúng tôi không còn  lối nào trốn chạy ,thật chẳng khác gì cá được vớt ra khỏi nước đặt lên thớt mổ.
Một  điều tra viên hỏi:
-Tên ?
-Nguyễn Thế Hiển.
-Ở đâu ?
-54 Hàng  Chuối.
 quay sang phía tôi:
-Tên gì ?
-Tạ Mạnh  Nguyên.
-Làm gì?
-Làm phóng viên nhật báo Thân Dân, trú ngụ tại 54 Hàng Chuối, cùng gia đình Nguyễn Thế Hiển.
- Các ông đến đây ngủ lang, không có tên trong sổ gia đình, mời các bạn về đồn.
 Hai chúng tôi nhìn nhau, theo lệnh  dùi cui, ma trắc.
Giã từ hai bạn, nhưng vẫn nói cứn:
- tối nay chúng mình gặp nhau ở đây nhé!
Đêm ấy, họ đưa chúng tôi về Bóp Hàng Trống- bóp Cảnh binh quận Nhất ở bờ Hồ Hoàn kiếm .
Hiển hỏi tôi:
 - sao họ không đưa về đồn Hiến binh ?
 Chẳng biết , sau được biết chắc chắn họ đẩy chúng tôi vào phòng giam Bóp Quận Nhất - nhìn  lên cửa vào có hàng chữ  Pháp  1er Arrondissement.
Sáng hôm sau, các bị can được gọi lên tra hỏi.    Ai là  công chức sẽ được tha về sớm, kịp giờ đi làm.   Tôi tưởng chừng nhà báo - có thẻ hẳn hoi- chắc được ưu tiên thôi.
Lách khỏi đám đông  cách oai phong,  còn không quên căn dặn Hiển:
- tôi  về trước , sẽ lại đằng nhà lấy Sổ khai gia đình lên nhé !
Trưởng ban điều tra chỉ tay vào tôi, hỏi:
- Tên là gì?
-Thưa tên Tạ Mạnh nguyên.
-Ông là nhà báo ?
-Vâng ( nghĩ trong bụng, chắc được vì nể nên được gọi bằng" ông"  ?)
 ...  bỗng trưởng ban nhăn trán, nhớ  có vấn đề gì, trí nhớ thật tốt- xếp rờ-xẹc ( rechercher) gọi một nhân viên, ra chỉ thị:
-  .. xem lại hồ sơ có tên nào trùng tên này không ?
 Nguyên vẫn thầm mừng, nhưng đến khi trưởng ban quay phắt lại, nói:
- Hoàng ơi ! áp-phe ( affaire )  đây rồi. Nhà báo, c'est lui, chính là lúy đấy !
Nguyên  lo lắng, tuy chưa biết chuyện gì.   Nhớ lại  tảng sáng, nhìn qua khe cửa bên kia, điều tra viên thay phiên nhau đánh đập người bị giam cầm.   Đàn bà có, đàn ông có, choai choai cũng có.   Tiếng khóc . tiếng thét, lúc vang dội, khi im bặt rên rỉ, lúc van lạy như tế sao - tiếng gào- con đau quá- vẳng trong tiềm thức Nguyên.

-Tên  mày là gì ?
-.................
-Mày buôn lậu Aspirine, Quinine... Streptomycine.. đem đi đâu?    tiếp tế Việt Minh hả ?
-Con lạy quan,  con chót dại, buôn lấy lãi nuôi gia đình...
- Lớn thế có đẻ con hàng mấy lứa, còn chót dại nỗi gì ?
-.. thằng gì đâu... đánh, đánh cho nó khai.. A-lê, nhanh lên !
-...dạ.
- ...này gia đình này, này không khai này, này không chịu khai này, này lại gan lì này.. Đéo mẹ... chúng mày ! ông đánh cho chết, này có chửa này, thì thòi con  ra này..
-,,, khai... khai... khai hay không.. thì bảo ?
Tiếng người đàn bà ban nãy, bây giờ chỉ còn dãy dụa, chẳng còn tiếng động nào phát ra từ phòng điều tra.
Nguyên nhìn sang phía Hiển, họ không nói gì với nhau- nhưng cả hai đều biết , người đàn bà có đôi mắt đẹp lúc nãy van, xin -  chỉ còn là một thân xá lõa lồ bị dày vò. 
"Ôi Hiến chương Liên Hợp  quốc ?! -  gọi là bảo vệ nhân quyền, nhân phẩm  gì gì thì cũng bằng thừa !
- Đánh bỏ mẹ nó đi, nó giả vờ giả vịt đấy !  - lời trưởng ban điều tra.
- Gí điện vào số ta * nó !
- Trời ơi ! Con lạy các quan, con chết mất, con chết mất !
-Chết đâu dễ thế, khai đi, khai nhanh lên quan tha. Tên là gì: Marie, Jacqueline, Ngọc, Tuyết, Nhung... ai là trưởng ban địch vận của con?
-Khai đi, quan tha ngay, quan nói thật đấy !  Ngoan nào, má đỏ au thế kia, da nõn nà đến vậy,  chết thì hoài của Trời ! Khai đi để mà được sống, khai đi, nói phải biết nghe, chóng ngoan nào !
-Con chết mất! Con xin quan chớ hại đời con, đời con nào có ra gì?    Con còn là con gái.    Con còn là con gái thật mà !  Con còn là  con. g á.. i  thật    ma   a. à ..!
Còn sót lại một mình Nguyên và trưởng ban điều tra, tên Quế - bây giờ anh đã biết tên rồi, ông ta đưa anh vào bàn lấy cung.
Một nhân viên, dạng người to lớn - chính kẻ vừa được saio gí điện vào số ta  mà nạn nhân là cô gái ban nãy.
-Tên?
-Tạ Mạnh Nguyên, thưa ông.
-Tuổi    Có thật... làm báo Thân Dân ?
-Thưa ông ....
- Sao tao gọi tê-lê-phôn  tới tòa báo, có phải số dây nói là 402 không ?  Chẳng ai bắt máy cả..  có thực là nhà báo, hay báo cô, báo cậu, báo hại, báo đời... Mày khai làm báo,  giám đốc lại không biết là sao,  hở cái thằng này ? Vậy ai  trả lương ? Mày nói dối là chết bỏ xác đó, con ?
-Thưa ông, tôi làm thầy cò cho báo ấy thật đấy ! Ông thử gọi ông Anh Hợp, thư ký tòa soạn mới biết được.   Vì ông chủ bút Vũ Ngọc Các kiêm giám đốc trị sự không biết  tên tuổi tên thầy cò mạt rệp như tôi!.
Máy lại bị cúp, người to béo kia quay lại:
-Thư ký tòa soạn đi vắng.   Mày nói láo, ông gí điện ,tiệt giống đấy ! Trông   khá bảnh trai, mặt mũi khá lanh lợi, bố chưa nỡ đó thôi.   Con nghe đây này, ông Lê Trọng Đạt ở 288 phố Huế, cùng  các con Lê Trọng Duật, Lê Trọng Ảnh ký trong đơn phát kiện con đã ăn cắp tiền, cùng 1 cuốn  Từ điển Đào Duy Anh  + 4 tháng không trả tiền cơm, nhà trọ.  Có hay không, nói ?
Nguyên cố gắng trình bầy cặn kẽ cho ông ta hiểu vấn đề  .   Nghe xong,  quay mặt lại , phán  :
- Cũng tàm tạm có lý.   Không trả 1 tháng đã bị tông cổ  khỏi nhà rồi,  dại gì để tới 4 tháng ?   Tạm tha , ra ngoài sân đợi.   Tao sẽ cho gọi họ lên đối chất, à mà mày lại có một kẻ responsablecapitaine  tây.. ông này thường xuyên gửi tiền chu cấp ăn học.   Thôi được, Ca ** va bien ,  deux milles par mois. Thế ra
" On vous calomnie ? - họ vu khống cho đằng ấy chứ gì ?

                                                                     ***
Hà Nội của thập niên 50, với tôi, thật nhiều kỷ niệm.   Từ Hà Nội, tôi được mở mang kiến thức, Hà Nội mang lại  mối tình học trò với  Oanh , bạn  nữ cùng lớp, Hà Nội chắp cánh thưở ban đầu- truyện ngắn đầu tiên Đời học sinh (3) đăng trên tờ báo  lớn nhất , nhật báo Tia sáng , chủ nhiệm Ngô Vân.  
 Hà Nội  cho tôi có nhiều bạn học khó quên : Bùi Hữu Khánh, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Đăng Khải,  Vũ Thị Thanh Thúy, Dương Đức Dzư ( Kiều Liên Sơn) Cao Bá  Ân ...

Sau 1975, gặp lại Bùi  Hữu Khánh - tôi mới biết chuyện cô bạn học khá thân, đẹp như đầm kia - , sau 1954 dạy ở Đại học Sư phạm Hà Nội -  vợ thứ 1 Bùi hữu Khánh,   từng được đưa vào hình tượng đời sống nhân vật  truyện   tác giả Đỗ Kim Cuông.
Cả tiến sĩ dân tộc học Lê  Văn Hảo, người dịch truyện  ngắn Khu rác ngoại thành *** sang  pháp văn - ban đầu nhất định  dịch rừng cao su  plantation de caoutchouc  - không ngờ sau này trở thành  bạn tình một thời với người bạn học cũ của tôi -  Nguyễn Thị Hoàng hiện  ở Paris. ( lúc này Hoàng đã ly dị Khánh bỏ sang Tây)

...-  rồi tới Nguyễn Thế Hiển, thời gian ở Hà Nội -  làm thơ chua  ký ỐNG NHÒM  -   có một bút danh  khác ký  LIÊN TÂM .
Một bài thơ cũ của anh, viết cho tôi  từ 1953, hoặc 1954 -được anh chép lại từ Trường Phổ thông Cơ sở xã An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình :

                                              GIÓ hỡi từ đây ta nhớ THẾ !
                                              LIÊN miên chiều lạnh vắng như LÒNG
                                              Hương buồn hoa đại vườn thu ngát
                                              Lá rụng đầy thềm ta  đứng không !

Chàng ta  ghép chữ cũng hay, bút danh tôi thành THẾ  GIÓ ,  còn  Thế Hiển  LIÊN LÒNG , bởi lẽ  PHONG còn là GIÓ , và  TÂM  nôm na  là   LÒNG!
                                                              ***
Đầu 1954, tôi chán nản nghề báo, dầu ngày đầu vô cùng đam mê.  Khi tôi được thuê  làm phóng viên đi lấy tin ở 4 quận nội thành Hà Nội  ( nhờ  thư ký tòa soạn Anh Hợp tuyển ) +  thuật tin tòa án, tin  xe cán chó,  xe nhà binh chạy bạt mạng gây tai nạn chạy luôn, tin  bọn lính Lê Dương xâm nhập Nhà Đỏ, chơi xong ôm quần bỏ chạy - hoặc xe nhà binh đâm chết người, đăng báo chỉ  được phép  ghi  xe  I.C. ( Infanterie Coloniale ).  Thời điểm này, tự tử bằng pháo xiết là nhiều nhất.     Rồi tin cướp giật giữa ban ngày, giết người, cướp của ở  Khâm  Thiên xảy ra như cơm bữa, nhiều như nấm mọc sau mưa, không sao   kể xiết !
Từ 4 quận lết về tòa soạn, vào tháng củ mật chờ phát lương tết- tôi phải ngồi chờ chủ bút Vũ Ngọc Các kiêm trị  sự- ông đi từ sáng sớm, trưa ghé tòa soạn ít phút -  gặp được ông thì mừng khôn xiết- dầu chỉ được phát lương   500 đồng Đông Dương tiêu tạm .
Đạp xe đạp về nhà riêng  thư ký tòa soạn, mệt bở hơi tai,  - chị Anh Hợp cho biết -   500 đồng bạc vào 30 tết còn mua được cái gì rẻ  ?   Hang phố đóng cửa chẳng  kẻ bán, người buôn, chợ chiều cuối năm bán  đắt như mả tổ ?!
 Giao thừa,  vợ chống anh Anh Hợp và tôi,  sau  thêm kịch-tác-gia Sỹ Tiến ****ngồi quanh mâm lùa bát cơm trắng với thức ăn rất khiêm nhường !   Đúng là bữa xoàng xĩnh nhất của  một chiều 30 tết ?!
 Sỹ Tiến   nói:
- Cậu bị vào  Quận Nhất phải không ?   Tôi nhờ người quen tới bảo lĩnh, thì cậu  đã  về rồi.   Nên chọn bạn mà hơi, sao lại có thể thân với thằng bạn mắt trắng, môi thâm ấy được ?!   Nó định hại đời cậu, cốt không cho mọc mũi sủi tăm - bằng cách định đưa tin vặt này tới khắp các nhật báo đăng tin cậu học sinh ăn cắp tiền quỵt tiền trọ, tiền cơm tháng !   Ông Đạt, ông Điếc gì đó đến tận tòa sọan Thân Dân, xin gặp chủ bút để yêu cầu đuổi tên phóng viên láu cá mất dạy quỵt nợ  - may sao , chỉ gặp Anh Hợp,  thư ký tòa soạn che chở cậu đấy!   Ông Anh  Hợp nghe xong, ghi chép sự kiện, hẹn mai báo  đăng - sau đem vứt sọt rác.   Tớ già rồi, nhiều kinh nghiệm đời,khuyên cậu nhớ " giàu vì bạn, sang vì vợ," nghe rõ chưa, người bạn trẻ ?

 Sau tết ít lâu, giám đốc Vũ Ngọc Các vẫn không trả sương sòng phẳng. và tôi tiếp tục  lê lết đoạn đời  lê thê kia, định bỏ việc mà chưa có việc  làm khác,đành chịu đựng vậy.
Khi ông Các sang Paris họp hội nghị gì đó  - ông Hải thay thế  tạm vai chủ bút kiêm trị sự - tay này  là công chức háo danh, bỏ tiền túi trả tin Vietnam Press hàng tháng, cắt tin trang 1 -   in  ngay danh thiếp mới  :

                                               TẠ ĐÌNH HẢI
                                                Giám đốc chính trị nhật báo Thân Dân
                                                Dây nói :402 - 404
                                               132 ,  Rue Duvigneau
                                                HANOI.
Trong xe hơi, chiếc bảng đồng khắc dòng chữ hệt danh  thiếp, kính phía trước  dán PRIORITÉ / PRESS - nhìn dòng chữ đầy uy quyền ưu tiên của tên chủ bút nặn hàng buổi chưa ra được một  bài xã luận , nhưng làm dáng chẳng ai bằng anh ta ?!   Tay này  tính tình hách xì xằng, lên mặt lớn  tai to ,  ăn  nói  một tấc đến trời !.
Tin tức  đầy đủ, không phải nhờ chiếc xe hơi kia  cung cấp  - thực ra từ chiếc xe đạp của tôi lội qua ngõ ngách, nơi nào xảy ra cướp bóc, viết tường thuật.
Bài viết tường thuật  diễn thuyết văn học , viết xong, tôi gửi tạp chí Đời Mới trong Nam  đăng- như bài Địa vị Hán văn trong Việt ngữ / Ngô Thúc Địch, học giả  đăng đàn diễn thuyết tại Đại học Văn Khoa Hà Nội.   Còn giám đốc Hải    luôn chỉ thị, tôi phải theo dõi  tường thuật buổi đá bóng  viết bài- thiệp mời tham dự bị tịch thu dành cho phu nhân ưa thể thao tham dự.   Tôi đành mua vé đen, tự trích từ tiền lương còm cõi,  lắng tai nghe lời chủ dặn:
-Thế nào cậu cũng phải đi, viết tường thuật cho hay vào nhé!
Ít lâu sau nữa bị dồn ép  tới chân tường , chịu không thấu, tôi xin thôi việc.

                                                                         ***
 Biết là minh đã trắng tay, thôi lại đành xoa hai bàn tay trắng vào nhau, không thể làm gì hơn, tự nhủ " trời sinh voi, sinh cỏ" - mà ở thủ đô cỏ mọc trên vệ đường, công viên, ai giẵm lên thì cảnh binh phạt, chẳng thấy  voi nào gặm cỏ ngon lành cả !  Lúc này tôi không còn ăn, ở tại nhà anh chị Anh Hợp nữa - mà về trú chân tại nơi nhà người bạn tên Nguyên  ở Chùa Vua.   Từ khi  Anh Hợp thôi làm thư ký tòa soạn Thân Dân, anh cũng lâm vào cảnh túng quẫn, bởi  nghiện a phiến !
 Ở  nhà Nguyên  - lúc này  thuê ở phố Trần Nhân Tông  - tôi chỉ ngủ nhờ, ăn uống tự chu cấp không phiền nhà  bạn.
Nói ra vẻ thôi -  ăn uống tự chu cấp - chỉ là ăn bánh mì, uống cà phê chịu ở môt quán  nằm trên vỉa hè phố Mai Hắc Đế - gần Nxb Hiến  Nam, nơi in tập thơ Hương Mùa Loạn  của Mọc Đình Nhân- bây giờ Nhân thế chân thư ký tòa soạn  Anh Hợp   - từ đấy thơ chua  của  Ống Nhòm đăng hàng ngày ròng rã.   ( tên thật Nguyễn Thế Hiển).
Riêng tôi, tự cho gặp vận may - chủ quán cà phê từng bán  khi tôi còn làmbáo, có lương tháng, mỗi lần có tiền công sổ trả nợ đầy đủ, nên rất được  tín nhiệm.
Từ đầu tháng qua,  nghỉ việc, sao ngày tháng trôi quá mau -  đầu tháng chẳng biết lấy tiền ở đâu ra trả  nợ  đây ?    Vậy  có  bữa nào không thể  ăn chịu bánh mì, đói quá, tôi lết tới nhà  Nguyễn Thế Hiển ở Hàng Chuối "   ăn boóng - nhưng phải chờ lúc mẹ và em  của Hiển vắng nhà.     Đôi khi, quần áo giặt nhờ ở đây, phơi lén, cất  lén.   Hai em trai của Hiển ,với tôi , nỗi khổ tâm lớn nhất , khi đến  ăn nhờ, ở đậu nhà bạn. - nhiều lần tôi cố gây cảm tình với chúng, đều vô hiệu !
 Thế Hiển sống cùng mẹc ùng 2 em - từng kể cho nghe gia cảnh gia đình.  Một lần anh đưa tôi vào tận nghĩa trang Hà Đông, tôi  và anh nhổ cỏ trên mộ bố anh; cả mộ chị gái vừa qua đời chôn cất ở đây.   Bạn bè gọi Thế Hiển là  chàng Tú Mỡ báo Thân Dân - khác  ở chỗ -  Tú Mỡ được hưởng lương  báo  Ngày nay - mà Ống Nhòm chỉ được cho lậu một tờ báo  đóng dấu Kính biếu.
Hiển tâm sự:
- Tao với mày, thằng có tóc,   thằng không ***** áo quần cháo lòng dăm, bẩy chiếc ; cả hai  sống khốn khổ là thế, lao vào nghề buôn văn bán chữ lao đao là thế ! Bây giờ, bươc đầu thôi chẳng nói làm gì, nhục nhã chất chồng - sau này không biết có thằng nào mọc mũi sủi tăm  tựa  Cao Bá Quát , Nguyễn Du ?
 Khuôn mặt lưỡicày, hàm răng hơi vổ,  nụ cười méo xệch, tìm mãi được điếu thuốc lá trong túi quần, Hiển  đưa lên môi châm lửa, hít một hơi, nói tiếp:
- Tao không còn điều gì  tiếc mày không kể cho nghe.   Chị tao chết vì bệnh gan, không tiền chạy thấy chạy thuốc.  Bố tao , công chức quèn ở Hà  Đông xơ sác nghèo, cơm chẳng đủ ăn tiền đâu mua thuốc khi con ốm ?    Khi Hiển biết tôi có ý định vào Saigon, anh khuyên:
- Xin passport khó lắm, tao chúc mày thành công.  Vì với mày, có cái gì được coi khó  đâu?   Cũng chẳng ai có thể ngăn cản nổi mày, một khi đã quyết định làm một việc gì.  " Tuổi trẻ chỉ thành đạt khi dám mạo hiểm"- tao không nhớ lượm kiến thức này từ đâu?
Hiển biết hoàn cảnh khó khăn  bạn, từ khi bỏ làm báo, đã bán đi chiếc xe đạp có tiền trả nợ  ăn chịu bánh mì ốp- la, uống cà phê ghi sổ.    Một  nhà  báo trẻ ăn tiêu cho quán vỉa hè này: 15 đ / ngày quả  là sang ! Chỉ một duy nhất Hiển biết tôi ăn vậy trừ bữa trong ngày mà thôi.
Tôi   bảo Hiển:
- Tao thiếu họ 2 tháng rồi, bây giờ chưa dám vác mặt tới.   Thôi cho tao về nhà mày giặt bộ quần áo hôi hám này nhé !    Hình như bà cụ và 2 em mày đã về quê chơi ?
- Ừ, mau lên, keo mẹ, 2 em tao về thì mày  lại khó chịu !

Thầy hiệu trưởng Bùi Hữu Sủng Hàng  Bè cầm tấm thông hành của tôi -ngạc nhiên không hiểu tại sao tôi lại được cấp dễ dàng đi Nam như vậy ?   Bởi nhiều người xin cấp thông hành, kể cả kẻ sẵn tiền nhiều  bạc đã từng thất bại ?   Giáo sư Sủng đọc thư vay tiền, ông trao ngay cho Thế Hiển 500 đồng cầm về, nói ít lời" để anh ấy có lộ phí đi Nam nhé !"
Có tiền, chúng tôi  tới  cà phê  Hợp ở ngã tư Gia Long + Bà Triệu - hai thằng ngồi vào một góc khuất vắt chân ,ung dung gọi cà phê, thuốc lá  thơm . 
Nhớ lại có lần khi còn ở nhàcô ruột- một lần 2 chị em  Trần Tĩnh, Trinh Kiều có mặt trong quán.  Trinh Kiều   tới nhà  , gặp cô ruột tôi, mách ngay:"..  trượt tú tài là đúng, cháu thường gặp anh ấy la cà ở cà phê Hợp Bà Triệu."   Trinh Kiều gọi chú dượng tôi bằng cậu , lâu lâu 2 chị  em cô này ghé thăm  cậu ruột.    Thế là bị bà cô mắng, nhiếc thậm tệ, cho ăn  mấy tay thước - sau  lại  gặp một chuyện gì  đó không thể chịu nổi, tôi bỏ nhà bà cô  ra đi.

Có một buổi tối lên phố Hàng Đào , tìm gặp bạn học cũ   trường Phan Đình  Phùng  , tên Khải   .Anh, con một thương  gia buôn vai giàu có ở  Hàng Đào,  có nhà riêng phố hàng Trống.
Khải hứa giúp tôi 1000 đồng- với điều kiện - phải chờ đúng lúc anh ngồi ở quầy thâu tiền, tôi đến đó nhận.
Gặp Khải, hỏi tôi đã cơm cháo gì chưa ?- vì biết tôi luôn ở tình trạng đói, khát.
-Mày  chưa ăn gì phải không ?
 Lắc đầu, Khải nhìn tôi, nói tiếp:
- Đúng ra ,  tao không tặng mày, dầu  chỉ 1 đồng  -Khải nói giọng trách móc - vì mày làm mất  Con trâu  / Trần Tiêu    cho  mày mượn.   Bởi tao quí sách.   Nhưng đã mời mày ăn - tao không giận mày nữa -  tao cầu mong  rồi mày sẽ trở thành nhà văn , đích thực đúng nghĩa nhà văn.
Chưa bao giờ tôi cảm thấy" đời còn ý nghĩa đáng sống" như lúc này !
 Bây giờ , tôi đang đi loanh quanh Nhà thờ Lớn, miên man suy ngẫm về chuyện mạo hiểm  đi Saigon  làm văn, viết báo.    Tay cầm cục oản, trái táo Khải  cho ( chắc  nó lấy ở bàn thờ  ) +  đồng tiền Siếu mẫu, bát cơm ngàn  đáng nhớ trong  khúc đời nghèo khổ !

                                                                           ***
Về lạ iHà Nội lần đầu,  sau 40 năm - tôi có  ý định phải tìm bằng được Khải   con chủ tiệm bán vải ở Hàng Đào -  nơi này hiện nay không còn hàng vải lớn như xưa  .  Một bạn quen  Hà Nội cho hay, có biết Nguyễn Đăng Khải, con chủ hiệu Tân Vinh, lấy vợ  cô giáo,  cùng  con cái ,  sống đâu  đó ở  Phù Đổng Thiên Vương ?!  
Thế là, tôi  dành vài buổi chiều ngồi lì ở công viên Phú Đổng , đôi mắt ráo rác tìm hình bóng cậu Khải - con chủ hiệu Tân Vinh -  mà sao không thấy, không gặp, thật là chưa có cơ may rồi !
Người tình yêu dấu thời trẻ của tôi , Đặng  Ngọc Oanh không còn ở Hà Nội , thì tôi đã biết !   Mỗi lần qua phố Đội Cấn, tôi  vẫn tìm thấy nhà nàng ở đây, nhà cũ, chủ mới.   Nàng Oanh của khu Quần Ngựa xưa kia, đã từng cùng tôi học bài ở sân sau chùa Trấn Quốc, và bây giờ thì Trại Quần Ngựa chỉ còn lại cái cổng  kỷ niệm từ thời Tây !

                                                                             ***
Lần này về Hà Nội lại sống với kỷ niệm vui, buồn lẫn lộn- chỉ điều nào buồn mới nhớ lâu, dễ làm mủi lòng khi nhớ tới.
Hà Nội   của tôi và Băng Sơn   ở thập niên 50 -  chúng tôi cùng tuổi, cùng  thời học sinh, cùng  khởi sự làm văn, viết báo.  Nay,  tôi  người từ xa trở về sau 40 năm, còn Băng Sơn vẫn là người của Hà Nội cắm trụ gần 3/4 thế kỷ.   Nay,  thật mừng ,còn gặp lại nhau, sau bao thăng trầm,  biến thiên bãi biển, nương dâu !

 Hà Nội mùa thu lại về !
Bỗng  lãng đãng nhớ câu thơ:

                                       Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em
                                        Gió thổi mùa thu vào Hà Nội .
                                             ( NGUYỄN ĐÌNH THI )
Một người yêu Hà Nội thấm vào từng xớ thịt, làn da, ăn, uống, hít, thở, sống ,viết,  giang tay như ôm Hà Nội vào lòng-   chỉ một Băng Sơn , văn sĩ Đông Đô,Thăng Long, Hà Nội- và  tôi ghé chung nhìn  Hà Nội cùng :

"...Hà Nội hôm nay đã có trên 400 phố, gấp hơn 10 lần thành phố xưa của Phạm Đình Hổ, của Nguyễn Siêu, của Thạch Lam, của Hồ Gươm xanh biếc như mắt giai nhân vạn tuổi, chiếc lược đó đón bình minh với đôi chân cắm  xuống lòng hồ, nơi Rùa thiêng trú ngụ.   Vẫn còn một Hồ Tây, nơi ông Trạng Bùng- Phùng Khắc Khoan làm thơ thù tạc với Tiên , nơi Phủ Tây Hồ thờ bà Liễu Hạnh, thấp thoáng cánh chim sâm cầm trong hoàng hôn thu muộn óng ánh bóng thuyền thoi...
...Làng hoa có Ngọc Hà,  Hữu Tiệp ,có tư thời nhà Trần đã lìa xa xuống Vĩnh Tuy, sang Đông Anh, lên Tây Tựu để đưa hoa cho người Hà Nội hàng ngày tươi rói, từ hồng Đà Lạt, "lơn "Thái Lan , cúc Hà Lan Lilis mới nhập.
Các cô gái bán hoa rong trên đường phố, nhà cô ở đâu, cô có gánh nước trong cái hồ ngập xác máy bay B-52 hay đã dùng máy bơm làm mưa nhân tạo cho óng ánh bảy sắc màu cầu vồng bằng bàn tay chăm chút, để các cửa hàng hoa tươi còn mở tới khuya cho người Hà Nội mua hoa tặng nhau mùa cưới, tặng ca sĩ, trao sinh nhật.
Một Hà Nội muôn mầu nghìn vẻ, mang cốt cách tài hoa, tao nhã vào một Hà Nội hiện đại, không cần nhiều tầng cao, nhưng vẫn đủ những tầng sâu cho hồn ta say đắm khôn cùng !
(....)
Có một lần, người viết bài này đưa một người bạn xa Hà Nội 40 năm đi rong phố, rẽ vào ngõ Phất Lộc, uống tách cà phê thơm lựng, thơm như dĩ vãng, thơm như tuổi dậy thì từng sống, sau đó đưa ra ngoại ô.
Đó là một nhà văn từng tung hoành thế mà cũng phải ngạc nhiên trước một Hà Nội   mở rộng ngoài tưởng tượng !
Con đường Hoàng Quốc Việt có Viện Khoa học, nguyên chỉ là một bãi lầy và ruộng nước cây hoang.
Con đường từ chợ Bưởi sang Cầu Giấy, từng có cái đấu đong người để đếm quân  thời xưa ấy, nay là bờ sông Tô Lịch ơới vườn ươm bát ngát xanh rờn, người, xe như hội.

Cuốn sách Hà Nội 40 năm xa của nhà văn Thế Phong ở Sài Gòn chính là nói về Hà Nội của chúng ta tự đổi thay mình, từ xưa cũ đi vào hiện đại, như huyền thoại kể  rằng con chim phượng hoàng thiêng đủ nghìn tuổi thì tự lao vào ngọn lửa để sinh ra con phượng hoàng sơ sinh đầy sức mạnh và hào khí!...
Hà Nội vừa là thế vừa là  không thế !...
Cốt cách một ngõ Tràng An lặng tờ, một Hàng Đào đua chen, một chợ Đồng Xuân tíu tit vẫn đan xen vào một Hà Nội đêm đêm âm vang tiếng còi tàu, ngày ngày đang làm đẹp bằng con đê xi măng cốt thép, bằng những thế hệ người Hà Nội mới, vừa  đài trang vừa mộc mạc vừa tài hoa vừa cần cù, mà rõ nhất là thế hệ lớn lên từ sau ngày giải phóng, đang chiếm lĩnh mọi lĩnh vực từ đời sống kinh tế đến văn hóa ...
Thật tiếc cho những ai sớm ra đi, không được có mặt mà chứng kiến ngày Hà Nội tròn 900 năm và 1000 năm sắp tới.
Tầng sâu Hà Nội đang cựa mình mà mỗi năm, đến ngày 10-10, ngày thủ đô được giải phóng, ta lại bồn chồn như đứng  trước vườn hoa đầy những nụ bán khai chờ nở rộ.
Hoa hoàng lan đang thơm ngát phố Phan Đình Phùng, hoa sữa đường Nguyễn Du còn chờ sương cuối thu mà nồng nàn tình ái.
Cây lộc vừng 9 gốc bên Hồ Gươm đang thả những tua đen, đỏ tưng bừng ... ta đi, ta hãy đi, để Hà Nội thấm vào  lòng ta mối tình thành phố quê hương, vừa là nghìn xưa cũng vừa là hiện đại trộn lẫn với tương lai ******./. 
 BĂNG SƠN  .
[]

 Sài Gòn, cuối 1999.
đọc lại  có sửa chữa ,
phường Tân Định -  tháng 9 / 2005.

THẾPHONG.
(trích HàNội 40 năm xa, Nxb Thanh niên tái bản -2006 - tr. 155-174).
-----
*               -bộ phận sinh dục nữ (tiếng lóng HàNội 1959.)
**             -máy computer  của tôi không có dấu c cédille.
***           -Les immondices dans la banlieue -in chung -
                    trong Le Crépuscule de la violence, Ed. Trình Bầy , Saigon  1969.
****          -Sỹ Tiến ( Nguyễn Xuân Kim 1915-1982 ) , NSND -                
                   tác giả " Những mảnh tình  nghệ   sĩ" ( Hà Nôi 1952).
*****        - thời kỳ này tóc hớt cua " " - đầu đinh bây giờ.  
******      -trích" Chiều sâu Hà Nội  / Băng Sơn / Nguyệt san" Lao động Thủ đô",
                    tháng 10-1999.

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

NHỮNG NGƯỜI THÍCH DẤU HUYỀN / ĐẶNG TRẦN HUÂN ( tiếp và hêt)

Lời dẫn:
 Đọc tựa sách này, tôi  tự đặt  câu hỏi:"... sao anh ta lại thích dấu huyền? lại  chơi chữ kiểu Nguyễn Ngọc Lan chăng? -  tác giả   " Hà Nội tôi thế đó"  - chỉ cần   chuyển  sắc, huyền, nặng  trên chữ ô - ngữ nghĩa  sẽ  hoàn toàn  quay ngược 360 độ. !"
Với tác giả, những người thích dấu huyền, thì :".... chẳng hạn đi o đờ một món hàng ( order) , trường dạy song ngữ bai linh gồ ( bilingual) , ngân hàng chạc nhiều lệ phí ( charge) , đói thì ăn cái  pít dà ( pizza) , tới thăm bạn lúc ông đang bí dì ( busy), những người di dân i lí gồ ( illegal), ti vi nhà em có kê bồ ( cable) , chúc anh chị một năm mới háp pì ( happy ) năm nay em  làm ăn lắc kỳ ( lucky).. vv...)

 Nhớ   lại -  Ngài David Bruce Shear nhậm chức  đại sứ Hoa kỳ tại Việtnam ở  thủ đô  Hà Nội -  báo chí đăng tin -  hứa  với Chủ tịch nước , ông  sẽ nói được tiếng việt trơn chu  sau kỳ hạn  4 năm .  Từng  nói  và  viết   thông thạo tiếng Nhật, tiếng  Trung  -   lần này với tiếng việt -  kiểu  chuyển  dấu trên kia ,   hẳn  chẳng dễ chút nào !
  Chúc Ngài  thành công, nói giỏi, viết hay như một  chàng người  Mỹ- tên  Don Luce - viết báo Trình Bầy ( Saigon )  ký  tên  Đoàn Lân !

Thếphong. 

                                                Những người thích dấu huyền
                                                                       
                                                                                     tạp văn ĐẶNG TRẦN HUÂN.

Ngày xưa... ngày xưa .. khi chưa đi Mỹ, hễ thấy Việt kiều nào về thăm quê hương là nghĩ rằng chắc bây giờ anh ta giỏi tiếng Mỹ lắm, nói tiếng Mỹ như gió, dù rằng anh bạn mới đi 2 năm thôi.   Trước khi đi anh cũng nghèo khổ không được học hành tới nơi tới chốn, chỉ buôn bán, lao động chân tay và sang Mỹ anh cũng lao động 2, 3 nơi với số lương tối thiểu.   Thế mà bây giờ anh nói tiếng Anh giỏi quá !
 Mỗi khi anh nói câu tiếng Anh nào dù câu ngắn câu dài hay câu trộn với tiếng Việt, anh cũng phải nhún vai, nghiêng đầu và phải có wow, ya, OK một cách  rất là có Mỹ tính.   Chúng ta lắng tai nghe giọng anh hay như thế nào để thán phục và bắt chước.   Người ta ở Mỹ mà, sống chung với Mỹ mà !
 Khi sang tới Mỹ mới biết rằng không phải thế.    Tiếng Mỹ không quá dễ như ta tưởng.   Mới ghi tên và theo học những ngày đầu vỡ lòng ESL còn thấy phấn khởi lắm.   Dễ quá !
Thầy giáo Mỹ chính cống cầm quyển sách lên cao, hỏi:
- What is this ? ( Cái này là cái gì ?)
Học sinh già đứng lên , mạnh dạn:
- This is a book. ( Đó là quyển sách).
Thầy đặt sách xuống bàn xoa tay khen:
- Oh ! Excellent ! Very nice! ( Trời! Giỏi quá ! Tuyệt vời !)
Học sinh tan lớp chuyện trò vui lau láu.   Có gì đâu mà khó !  Thầy Mỹ còn khen mình đấy.  Chỉ ít lâu sau mới thấy khó dần và thấy cái ông Mỹ cái gì cũng very nice, cũng excellent đâm ra ngờ ngợ.   Mời thấy cái kẹo, very nice nhưng không thấy thầy ăn.   Cho cái gì nhỏ mọn thấy cũng thank you, very nice rối rít nhưng có thể vài phút nữa khi đi khuất thầy liệng vô thùng rác.   Thì ra người Mỹ là một dân tộc khéo xã giao, rất lịch sự,  dân tộc very nice mà.
Dần dà ta hoài nghi cả những bạn ta mới qua Mỹ hơn năm bắt đầu từ a, b, c; nay  lấy mười hai iu nít đầu tiên ở trường college nói rằng coi ti vi Mỹ anh hiểu 100%.
Ta hoài nghi cả cái ông bạn tù xấu số - con trai nhà văn Phan Trần Chúc - khi học tập cải tạo  ở Suối Máu ( Biên Hòa )  nói đã làm sở Mỹ nhiều năm , am hiểu và nói thông thạo tiếng Anh hơn tiếng Việt, nhất Việt Nam Cộng Hòa.   Ông chê Nguyễn Ngọc Linh, Lê Bá Kông nào có ra gì ?   Nhưng tiếc thay sau ông bị kiết lỵ, không được chữa chạy*   và ông qua đời trước ngày các bạn đồng tù của ông được Bắc tiến chu du các vùng tù, núi non hùng vĩ nơi Sơn La, Nghĩa Lộ.

                                                                      ***
Tiếng Anh nó khó thế nên  những chuyện  lúng túng về ngôn ngữ kể ra ngàn năm không hết.
Ông khách Việt Nam vào cửa hàng phụ tùng xe hơi Chief Auto Paris kiếm mua vài ba thứ đồ : nhớt, bu di, bóng điện... Những thứ này có chữ, có giá tiền ghi trên từng món, dễ thôi.   Cứ viêc chọn, xách cả đống mang ra quầy tính tiền.   Cô thư ký Mỹ quệt quệt món hàng qua máy tính điện tử kêu chít chít, tính thành tiền rồi hỏi:
- pen ni... ss...
Cô nói nhanh  quá nuốt hết chữ nhưng nghe hơi gió cũng đoán ra  được nên ông trả lời liền, cũng rất nhanh và rất hiên ngang, giọng Mỹ:
- No, I am Vietnamese. ( Không. Tôi là người Việtnam )
Cô Mỹ nghếch mắt lên rồi nhắc lại:
-Do you have two pennies? ( Ông có 2 xu không ?)
Ông khách  liếc tờ biên lai thấy ghi 20 đô-la lẻ 2 xu lẳng  lặng móc túi lấy tờ giấy 20 đồng và 2 đồng penny đỏ trả tiền ròi cầm gói đồ đi ra.   Ông nghĩ thầm : Mình  cứ tưởng nó hỏi Are you Japanese ? ( Ông có phải người Nhật không ?).   Cũng ngu thật, mua đồ chứ có đi ứng cử nghị sĩ đâu mà hỏi quôc tịch ?
Một bạn khác cùng vợ tới trụ sở bưu điện gửi đồ về Việtnam làm quà tết.   Ông lễ mễ bưng thùng vào đặt xuống.   Nhân viên phụ trách hỏi:
- What's inside ?
Ông luýnh quýnh nhìn vợ:
-Mình có mang  theo thước dây không ?   Nó hỏi thùng cỡ ( size)  dài rộng bao nhiêu, đúng kích thước cho bưu phẩm không ?
Bà vợ phục chồng nghe hiểu nhưng cũng còn lúng túng thì nhân viên hỏi lại chậm hơn và ông đã trả lời là quần áo, vải, kẹo gửi làm quà Tết.
Cũng có nhiều trường hợp khi nghe không hiểu rõ nhưng thính giả cứ luôn luôn gật đầu cái đã.   Hoặc là cứ ya, ya , ya như Mỹ mà không thèm nói yes như khi đi học.  Người đối thoại thấy ya hoài mà chưa hiểu bèn hỏi lại:
- Ya what ?
 Rồi cuộc đối thoại trở lại từ đầu, chậm rãi hơn.  
Cũng có thấy dạy lái xe, đồng bào của ta, ngồi bên cạnh nữ học viên khi bà đang tập lái trong những con đường nhỏ.   Tới một ngã tư có hai chữ Ped Xing thầy căn dặn:
-Chú ý nhé.   Khi thấy Ped Xing  như thế này thì phải thận trọng giảm tốc độ kẻo mang vạ đấy.   Người Mỹ rất yêu súc vật, nếu cán chết chó mèo của họ là phiền lắm.
Thì ra thầy tưởng quãng  đó có súc vật nuôi ( pet)  thường chạy qua.   Cũng không hại gì.   Cán phải mèo hay bộ hành đều chẳng nên.   Để đáp lễ chuyện lầm lộn này khi thầy bảo kéo thắng tay ( hand brake)  thì trò dừng xe lại đưa cho thấy xem cái túi xách ( handbag)  em mới mua  30 đồng ở J.C. Penny tuần trước...
Có bà đi Mỹ lần đầu, chỉ mới học mây tháng Anh ngữ tại Việtnam.   Trước ngày khởi hành bạn bè dặn khi lên máy bay họ có hỏi uống gì thì cứ trả lời Coca cho tiện và dễ nhớ, đừng đòi ăn uống những thứ lôi thôi, dài dòng khác.
Máy bay cất cánh được một tiếng quả nhiên cô tiếp viên đẩy bàn đủ loại nước uống đóng hộp đứng trước ghế của bà và hỏi một câu rất ngắn nhưng nhanh.
Bà đã liếc thấy nhưng lon nước bằng nhôm màu xanh lá cây in số 7 quen thuộc mà bà thường gọi là bảy úp, nhưng chẳng lẽ chỉ tay mà không nói được thì yếu quá, bà phản ứng trả lời theo bài học:
- Seven o' clock.
Cô tiếp viên  cưới mỉm và vẫn hiểu, lấy một lon 7 Up cho bà khách.
Cũng với cách trên người Mỹ và người Việt vẫn hiểu nhau, thông cảm nhau khi nói chiến sỉ dùumbrella soldier, phao câu là chicken bottom, hột vịt lộn là egg with bayby inside,....  v.v...
Cứ thế rồi dần dần vừa làm vừa học có chí thì nên , ít lâu sau cũng nói đúng hơn, nghe hiểu hơn miễn là học thật, khiêm nhường, biết lượng sức mình, luôn luôn coi chuyện học là lâu dài, thường xuyên chứ không phải học giả để lấy le, điệu bộ, hù dọa, khoác lác, khi chưa hiểu biết là bao !

                                                                    ***
Nhưng cái thói quen chung của hầu hết người Việt khi nói tiếng Mỹ, dù mới học hay đã giỏi - là thích bỏ dấu huyền  ( đôi khi dấu nặng).   Sách dạy cũng như Mỹ nói đều ít có dấu huyền, thế mà khi Việt hóa là thành dấu huyền tốt tuột.   Người bỏ dấu huyền có đôi khi lớn tiếng chê người không nói dấu huyền là sai, bảo rằng nếu không bỏ dấu huyền thì người đối thoại làm sao hiểu được !
Hàng ngày giao dịch ta nghe quá nhiều tiếng với dấu nặng, dấu huyền.
Chẳng hạn đi o đờ một món hàng ( order), trường dạy song ngữ  bai linh gồ ( bilingual), ngân hàng chạc nhiều lệ phí ( charge) , đói thì ăn cái pít dà ( pizza), tới thăm bạn lúc ông đang bí dì ( busy), những người di dân i lí gồ ( illegal) , ti vi nhà em có kê bồ ( cable ) chúc anh chị một năm mới  háp pỳ ( happy) năm nay em làn ăn lắc kỳ ( lucky) v.v... Nhân danh, địa danh cũng mang dấu huyền, dấu nặng khi người Việt nói:.
Tên ca sĩ thời danh Michael Jackson, khi người Việt đọc phải là Mai Cồ.   Coi phim Những Cây Cầu Trên Mã Đỉnh Sơn do Mỹ đóng, vểnh tai nghe kỹ, bà mẹ gọi con trai là Michael không có dấu huyền nhưng khi bạn bè ta kể lại, tội thằng nhỏ lại được gọi là chú Mai Cồ.
Các địa danh của Mỹ khi vào miệng đồng bào Việtnam ta sẽ được việt hóa với dấu huyền.   New Orleans, Pomona, Montana phải trở thành Niu Óoc Lần, Pô Mô Nà, Mông Ta Nà .   Nếu bạn  cho là không đúng thì sẽ đảo lên, đổi thành Nìu Óoc Lân, Pồ Mô Na, Mồng Ta Na, dấu huyền  của chúng tôi đâu có tiêu diệt được !
Trên đài phát thanh, đài truyền hình, quảng cáo nhà hàng xì phụt ( seafood), tiệm bán phơ ni chơ ( furniture)  thì có sao đâu ?  Một thiếu phụ nạ dòng ly dị chồng là thái tử Charles tận bên Anh quốc có tên cúng cơm là Diana về sau bị tử nạn trong một tai nạn xe hơi chẳng biết tước vị là gì ?   Theo báo chí Anh nàng là princess - khốn nỗi danh từ princess khá mập mờ như general, như sister - chẳng hiểu đại tướng hay chuẩn tướng, chị hay em - nên các cơ sở truyền thông việt ngữ , khi thì gọi nàng là công nương, khi kêu công chúa , tức gọi vương phi, có khi quận chúa.   Giá nàng là đàn ông mà làm rể nhà vua thì có danh hiệu là phò mã.   Phiền là Diana lại là bậc nữ lưu nên chưa biết gọi làm sao ?   Nhưng có điều khá thống nhất là tên nàng được khai sinh sang tiếng việt  gọi  là Đài A Na, có dấu huyền, khiến ta nhớ những nàng thiếu nữ xưa, đài gương, khuê các.
Tuy nhiên cũng có điều ngoại lệ là trong những ngày tiền và hậu bán bầu cử 5.11.1996, hai ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ chưa phải chịu dấu huyền, vì chưa thấy ai gọi tổng thống Biêu Kinh Tần ( Bill Clinton)  hay nghị sĩ Bóp Đồ ( Bob Dole ).

                                                                     ***
Không phải chỉ ỡ Mỹ người việt nói dấu huyền mà có lẽ trên khắp thế giới nơi nào có người việt là nơi đó có dấu huyền.   Ở Canada, ở Pháp cũng thế.   Trên nguyệt san Hồn Việt xuất bản ở Cali số tháng 5, 1996- ký giả Phạm Tuấn Sơn từ Úc về - viết rằng bên đó đồng bào ta cũng gọi các địa danh Úc là Bít Bần ( Brisbane), Meo Bần ( Melbourne) , Niu Cát Tô ( New Castle), Sít Ni ( Sydney), đường Khăm Bồ, đường A Gào ( Campbell, Argyl)  như cách gọi của nhiều đồng bào ta tại  thủ đô tỵ nạn, quận Cam, Cali.
   Người ta thường nói  thói quen này là  do bắt chước người Tàu.   Ở Mã La i (Malaysia)  khi kêu tắc xi về khách sạn hễ gặp tài xế người Hoa anh ta sẽ bảo cho anh biết tên cái hổ tèo ( hôtel).    Khi Mao Trạch Đông nắm quyền ở Trung quốc đã ra lệnh soạn một cuốn từ điển thống nhất danh từ sử địa.   Cuốn từ điển này Đài Loan cũng công nhận và tái bản nhiều lần.   Chỉ kể vài danh từ Mỹ như thành phố Cincinnati thuộc tiểu bang Ohio gọi là Tánh Tánh Ná Tì, tiệm  thực phẩm Kroger là siêu thị Cúc Cờ v.v..
Như vậy nói dấu huyền phát xuất từ Trung quốc có thể đúng và trên thế giới này chỗ nào mà chẳng có người Tàu.   Người Việt tới sau bắt chước Tàu vì dầu sao tiếng Tàu còn dễ đọc hơn tiếng Mỹ.   Và như thế thì bảo rằng Tàu đô hộ Việtnam 1000 năm  để lại nhiều dấu vết văn hóa mà chúng ta còn giữ  là đúng boong rồi.   Rồi tới bây giờ  ra đi khắp 4 phương trời , gặp lại người Tàu, vô tình lại ( chịu) ảnh hưởng lối đọc của  Tàu để mang lại ưu thắng cho dấu huyền như ca cải lương bật đèn đỏ hạ xuống giọng ...  xề.   Nhập  gia tùy tục, đi nước nào theo thói quen  nước đó, nhưng ở Mỹ tiếng Mỹ người Việt nói phải theo người Việt có dấu huyền.
Cũng như chữ nghĩa Việt đôi khi pha trộn Mỹ, Việt như món lẩu, món nộm.
Báo chí Việt viết bằng tiếng việt, phục vụ người việt, nội dung rất Giao Chỉ nhưng tên báo là tên Mỹ.   Ngày tháng in trên báo đôi khi cũng để tháng trước ngày sau - khiến  độc giả việt quen hiểu theo lối việt, còn yêu tiếng việt không biết tháng 18 hay 23 là tháng nào trong năm ?   Cách đánh số của người việt dùng dấu chấm để chia nhóm ba con thì cũng có nhà báo Giao Chỉ dùng dấu phẩy coi rất là khó chịu.
Cô ca sĩ trả lời phỏng vấn trên đài nói con gái cô  khi sang Mỹ mới có 1 tuổi, nhờ cô dạy nên nói tiếng việt rất đúng, trong khi chính cô khi trả lời lại pha trộn Mỹ Việt rất đề huề.
Cũng  nhiều khi trên báo chí, truyền hình, truyền thanh, diễn giả  Việt cổ động hay giải thích một vấn đề gì cho người việt, mà lại cứ phải độn những tiếng Mỹ- mà tiếng việt có từ lâu và rất phổ thông - y như  bo bo độn sắn ( khoai mì ) những ngày sau 30.4.1975 - ..... chẳng có tinh thần  việt tí nào trong ngôn ngữ thì cũng khó àm thuyết phục được người nghe, người đọc lắm.
Người Pháp tôn trọng ngôn ngữ của họ nên không chấp nhận xen lẫn tiếng Anh  trong Pháp ngữ khi không cần thiết.   Trường hợp độn lố lăng, các nhà văn hóa Pháp chế riễu là man rợ ( barbarisme)..
Tại Hà Nội và tp.HCM bây giờ tiếng Anh có nhiều chữ không còn nguyên nghĩa Anh ngữ.   Như tiệm bách hóa ( trên ) đường Nguyễn trung Trực ... bán cả máy cày và xe Honda , nhưng khi mới mở các nhà trí thức ưu việt mới kẻ bảng là Siêu Thị Sài Gòn ( Saigon Supermarket).   Về sau thấy hố mới đổi là Intershop.  Các cafeteria thì cho tới bây giờ vẫn chỉ bán nước mà không bán thức ăn.  Và có nhiều chữ do dùng  sai quá lâu đã biến thành Anh  ngữ có nhiều tiếng lai- mà chỉ người ở Hà Nội hay tp. HCM mới dùng mà thôi .
Thứ Anh ngữ đó có thể du nhập trở lại Hoa Kỳ như trường hợp nhiều tiếng việt ngô nghê do VC chế ra đã xuất hiện trên một số báo việt hải ngoại- phụ thêm chuyện dấu huyền trong Anh ngữ nắm phần thắng thế, thì tiếng Mỹ gốc Việt ( hay tiếng Việt gốc Mỹ)  sẽ trở thành một ngôn ngữ mới, có sắc thái riêng của nó, như con ngựa đực giao lưu với con lừa cái đẻ ra con la.
Còn nếu cứ biến hóa mãi mãi thì ta tự hỏi rồi đây, nếu con la đực giao lưu cùng con la cái, có tạo được một giống mới hay không và nếu có thì thế hệ con của chúng ta gọi là con gì ?  
Điều này đành phải nhờ các nhà sinh vật học trả lời và giải thích giùm.
[]
----
 * cụm từ thay thế. ( B.T.)
Tháng tám 1996.
Đ.T.H.
( trích Những Người Thích Dấu Huyền
Văn Mới  USA xuất bản 1998 - trang  93 -  102 )