Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012
vài bài thơ lẻ của võ ý / thế phong giớ ithiệu
vài bài thơ lẻ của võ ý
thế phong giới thiệu
Lời dẫn:
" giới thiệu Lý lịch dọc ngang của Thảo / Võ Ý - KQ Phạm Hữu Dương viết :
".... Ở trong tuyển tập này, bạn đọc cũng bắt gặp những bài Thơ của chính tác giả. Giữa thơ và truyện, có một khoảng cách đáng kể về ngôn ngữ . Thơ chỉ cần vài chữ, đủ để diễn đạt bằng cả một đoạn văn tự thuật, giải thích dài dòng của truyện ngắn ..." . ( tr. 15 )
rất chí lý đấy chứ !
T.P.
1. sợi tóc
Bốn năm sau hội nhập với đời
Tôi đã gặp bao người đây đó
Mỗi sợi tóc rơi vì ý Chúa
Tôi gặp em đâu chuyện tình cơ
Chữ nghĩa tôi chẳng là bao ?
Cùng tắc biến cũng đem bày bán
Sợi tóc rơi ví bằng cơm áo
Em gọi thầy, tôi bỗng thấy xôn xao
Từ lâu không mềm môi túy lúy
Ước ao kia có lúc mỉm cười
Sự sống đời xưa nay vốn qúy
Ngày sinh em,
tôi quá chén cũng do Người
Tôi vẫn nghĩ về em rất thánh
Rất đời thường như lạ như quen
Tôi đang xiếc trên dây đời hiu quạnh
Có hề chi được mất thế cân bằng
Xin đa tạ giây phút hiếm hoi này
Đa tạ em đã ghi điều tôi nói
Có một điều em không cần hỏi
Sao tóc tôi xanh lại mỗi ngày ?!
Saigon 1992
2. là em
Bao năm hương lửa các con thơ
Bỗng chốc chia ly lòng sững sờ
Tay cấu vào đời chân bám đất
Chạy vạy nuôi con chồng vẫn chờ
Là thái sơn cao sừng sững bóng
Sớm hôm ấp ủ tuổi thơ hồng
Là nguồn sữa mát vô cùng tận\
Chảy mãi yêu thương với mặn nồng
Là mây của trời hoa của bướm
Mây lang thang hoa cũng nhạt nhòa
Từ lâu ta con tàu lạc hướng
Là vì sao em sáng rực đời ta
Là thuốc trường sinh bùa hộ mạng
Độ trì ta năm tháng đọa đày
Là nàng tiên phép màu vô hạn
Các con ta no ấm mừng thay !
Ta trên rừng chém cây đẵn gỗ
Mắt lũng sâu má nổi nên gò
Xương lồng ngực phơi nguyên đủ bộ
Trái tim ta còn đập đừng lo
Môi mím chặt cong người nín thở
Kéo lê theo nghiệp báo hãi hùng
Mồ hôi đổ chan hòa máu đỏ
Máu của ta phải trả lại tim hồng
Là kim cương tự hào trong lửa
Hy sinh cho hạnh phúc tuyệt vời
Trái tim ta reo cười ngạo nghễ
Bởi hình em kết tụ tự muôn đời .
Yên Báy 1978
3. ông * , nàng và tôi
gửi Nàng Phố Hội
Ông ở Sơn Tây tôi Thừa Thiên
Ông hơn tôi gần hai thập niên
Tháng hai tám tám tôi ra trại
Tháng mười cùng năm ông quy tiên
Nhờ Nàng tôi đọc biết đời Ông
Một đời nghèo vẫn tỉnh như không
Qua ông tôi cảm nàng cao quý
Nàng hiệp cùng Ông một tấc lòng
Nàng phảng phất giai nhân Vườn Ổi
Tuổi hai mươi yêu người lính hào hoa **
Như Ông tôi bỏ Nàng Phố Hội
Ba mươi năm tình ấy chưa nhòa
Ông , tôi , âm dương cách biệt
Bình sinh không cùng chung màu cờ
Thơ đâu cần trích ngang lý lịch
Tôi kính dâng Ông một nén thơ ...
Sài Gòn 1989.
---------------
* - Ông : nhà thơ Quang Dũng .
( Chú thích: tác giả )
** - ám chỉ lính không quân VNCH , bởi có câu:
' hào hoa là lính không quân ...
" ( Biên tập chú thích )..
4. một trăm phần trăm
Thuận lợi là điều cơ bản
Khó khăn kia chỉ tạm thời *
Huống hồ mấy chục năm trời
khó khăn kia vẫn còn là
khó khăn chung của đất nước
Cho nên em phải tảo tần xuôi ngược
Cho nên em phải cố xoay sao cho được
Mỗi quý gởi cho anh dăm ký quà
để phụ vào tiêu chuẩn
mười ba cân mỗi tháng
Em phải ráng
Các con phải ráng
Ráng tài tình sáng tạo
Không có gạo đào củ chuối thay cơm
Không có vải may, lấy là rừng thay áo
Ráng khắc phục cho giỏi
chịu đựng cho hay
tin tưởng đêm ngày
vào đường lối chủ trương (....)
Tin kỳ cùng không nản
Nghị quyết sẽ chắp cánh bay cao
Tin tưởng mãi mãi đời sau
Cháu con ta sẽ ấm no hạnh phúc
Sống cuộc đời văn minh hạng nhất
( tiếng chửi thề văng tục
nghe riêt cũng quen tai )
Tin tưởng tổ tiên ta
giống vượn dài tay
nhờ lao động nên đứng làm người ( ....)
Tin tưởng lởi ca tiếng hát
Bấm nút là thản nhiên phát
Tiếng hát át cơn đói cơn đau
Tiếng hát chói chang kinh điển nhiệm màu
Vượt chỉ tiêu tăng năng xuất
Ngày hát
Đêm hát
Hát rặt một chiều
Hát rỗng cả nồi niêu
(........)
Em hãy tin và luôn ghi nhớ
Nhớ nằm lòng đừng bận tâm anh nhắc nhở
Mỗi tháng gởi cho anh mười lăm ký quà ( ....)
một trăm phần trăm em ơi ....(....)
không cần thiết gửi cho anh
tiêu ớt thật cay
cuộc đời tù thiếu gì gia vị hảo
Hãy gởi cho nh đủ đường đủ mỡ
nước đại dương ** không làm các khớp
dễ dàng trơn
Cơ băp quắt queo vì bột môc lâu năm
Hãy gửi cho anh Bê 1 loại trừ phù thủng
Mặt mày xây xẩm
nên cũng cần ítt Bê đui ( B douze )
Cuộc đời tù cũng giống cuộc đời tu
thịt cá chất tười đều nằm trong tiêu chuẩn.
Hãy gởi cho anh ít khô có trứng ***
Anh cũng cần trứng thay dầu
đun thêm ít nước uống cho đỡ cơn khát khao
tự do thanh thản tâm thần
Anh cũng cần trứng
phóng phi thuyền nhai6n liệu chạy bằng than
để gởi cho em chút nắng hanh vàng
rồi ngày mai sẽ là mùa nắng ấm
Anh cũng cần trứng khi vui làm bánh
Bánh ah5nh nhân cho đỡ cơn uất hờn
Bánh su sê cho nồng nàn chăn gối
nhỡ mai đây gió mùa đông bắc thổi
tím bầm thịt xương ...
Gởi cho anh gởi cho anh
Thôi em chỉ gởi
một lòng sắt son
một lòng hiếu đạo
Sắt son cho vợ
Hiếu đạo của con
Đủ Một Trăm Phần Trăm (....)
thì anh sẽ sống hiên ngang lẫm liệt
trong tù
Và em
không cần gửi cho anh
lòng hận thù .
Hà Tây , 1980.
thơ VÕ Ý` .
----------------
* tất nhiên không phải là thơ của tác giả .
** nước từ muối hột đã pha với nước lã .
*** để có phương tiện gửi thư chui ra ngoài .
( trích LÝ LỊCH DỌC NGANG CỦA THẢO / VÕ Ý`
Cội Nguồn xuất bản , San Jose, California , 2003. )
Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012
lệ khánh : ' em là gái trời bắt xấu' / bài: hồ nam .
100 khuôn mặt văn nghệ sĩ : nữ sĩ lệ khánh ( 1944- /
hồ nam + vũ uyên giang / Đất sóng xb, U.S.A.2006.
nữ sĩ lệ khánh :
' em là gái trời bắt xấu ' *
- ... Lệ Khánh đã có những vần thơ ' để đời', những vần thơ ' bắt được của Trời ..."
- ... trong văn học Việtnam ( thế kỷ XX) có hai hiện tượng thơ đáng chú ý ' Hai sắc hoa ty gôn' của T.T.KH. , và' Em là gái trời bắt xấu' của Lệ.... "
20 tuổi , Lệ Khánh đã có thơ in thành tập, mà lại do một nhà xuất bản danh tiếng lúc bấy giờ, đó là Khai Trí. Từ năm 1964 đến 1966, nhà xuất bản Khai Trí đã in liên tục ' Em là gái trời bắt xấu' tập 1 đến 5 . ( người ta đồn rằng sở dĩ ông Nguyễn Hùng Trương in thơ Lệ Khánh nhiều như thế, vì 2 nhà thơ Sa-Giang-Trần Tuấn Kiệt và Hoàng Trúc Ly, cố vấn văn học nxb Khái Trí cũng
' khoái' thơ Lệ Khánh .)
Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, có lẽ chủ nxb Khai Trí cho in thơ Lệ Khánh, thơ của một cô gái xứ Huế, tên Dương Thị Khánh, sinh 1944 - chỉ vì tập thơ có cái tên hấp dẫn người đọc. ' Em là gái trời bắt xấu' và thơ cô dễ đọc, ai đọc cũng có thể xúc động, thương cảm, rốt nước mắt - loại thơ làm ràn rụa nước mắt, như vậy, in ra chắc chắn bán chạy, nxb tha hồ ' hốt bạc'.
" Giận anh những sáng sương lên áo
Tôi tủi thân đi giữa lạc loài
Sương ướt tóc mềm môi trở lạnh
Nghẹn ngào tôi vẫn nhớ thương ai ?
Sương nhé, đừng rơi ướt áo tôi
Đừng rơi, người cũ bỏ đi rồi
Lấy ai phủi giọt sương trên áo
Sương thấm trời ơi lạnh quá thôi !
Tôi sợ sương sa, tôi vẫn đi
Anh ơi lành lạnh gió mai về
Sương rơi ướt áo tôi nhiều quá !
Lạnh lắm hồn tôi lạnh tái tê
Anh giờ chắc hẳn vui duyên mới
Quên hẳn người đang mặc áo sương
Đi giữa trời sương, sương thấm lạnh
Ướt cả hồn tôi ướt vệ đường..."
thơ LỆ KHÁNH
N gười ta đồn, người tình đầu của Lệ Khánh là nhà thơ Nhất Tuấn - nhưng Nhất Tuấn không xác nhận, cũng chẳng phủ nhận, chỉ im lặng; nhưng sự thật không phải như lời đồn đại. Người tình đầu thấp thoáng những khổ đau, ly biệt, dở dang trong thơ Lệ Khánh; chính là Phạm. H. Th., sinh viên sĩ quan khóa 17 Võ bị Đà Lạt, sau khi mãn khóa đã được thuyên chuyển về binh chủng Biệt động quân . Mối tình dang dở gây cho Lệ Khánh khổ đau - vì Th., lập gia đình với người bạn gái của cô, đã khiến cho Lệ Khánh có rất nhiều bài thơ sướt mướt về mối tình này. Một thời gian sau khi chia tay người tình đầu, Lệ Khánh đã có mối tình mới với nhà văn nhà thơ mũ đỏ H.N.L..., tác giả' Đoàn quân mũ đỏ '* . Thời gian này, H.N.L., thường bay đi bay về đường Saigon- Đà Lạt hàng tuần - và khi H.N.L. viết bài thơ
' Kỷ niệm sinh nhật Em' , thì Lệ Khánh lại có ngay bài ' Kỷ niệm sinh nhật Anh' đáp lại. Hai người cặp nhau một thời gian khá dài, nhưng thời gian này H.N.L.... rất bay bướm, có nhiều' bồ nhí' ở Saigon ; một ngày kia, Lệ Khánh từ Đà Lạt bất thần về Saigon, bắt gặp tại trận, nên sau đó chia tay . Rồi người ta lại thấy Lệ Khánh quan hệ tình cảm với thi-nhạc- sĩ Thục Vũ ( trung tá Vũ Văn Sâm ) - một trong những người mặc đồ ka-ki khá nổi tiếng, và cuộc tình này khá bền bỉ , bền bỉ tới khi Thục Vũ ** rời khỏi cõi hồng trần vẫn chưa dứt !
Sau một thời gian dài học tập cải tạo ở đất Bắc, khi được về, H.N.L... lại đi tìm Lệ Khánh, và Lệ Khánh đã tha thứ cho H.N.L. (....) .
Đ iều làm mọi người kinh ngạc là Lệ Khánh xuất bản thơ với tựa đề ' Em là gái trời bắt xấu' - nhưng thật ra tác giả 5 tập' Em là gái trời bắt xấu' lại là một cô gái Huế xinh đẹp, từng làm nhiều chàng trai đất Quảng ngẩn ngơ; chứ chẳng hề xấu chút nào cả - và người tình đầu của Lệ Khánh, theo như Lệ Khánh mô tả, thì là người ở quận Tân Bình ( Saigon ) , nghĩa là một quân nhân thuộc binh chủng Nhảy dù - còn Thục Vũ , lính Bộ binh , và H.N.L., lính nhẩy dù chính hiệu' con nai vàng' !
Đ iều đáng chú ý là đời thơ của Lệ Khánh không dài, chỉ bắt đầu từ 1964, kết thúc trước 1975, sau đó sáng tác thêm gì cũng không còn chất thơ ' Em là gái trời bắt xấu' nữa . Như vậy , chúng ta có thể kết luận, cái tố chất cấu tạo thành thơ Lệ Khánh là cuộc tình ngang trái, cái tố chất cấu tạo nên những vần thơ ' Em là gái trời bắt xấu' là những buồn tủi, nước mắt của tình yêu khác khoải, dằn vặt, đớn đau, bi lụy của những kẻ ' khổ vì yêu' .
Lệ Khánh ( hiện vẫn ) sống ở Đà Lạt, thành phố sương mù, thành phố của tình yêu; nhưng lại khổ vì tình, lụy vì tình; nhưng 'nhờ yêu' mà Lệ Khánh đã có ' những vần thơ để đời, những vần thơ
' bắt được của trời ' - những vần thơ qua mặt luôn cả 2 nhà thơ có dính líu tới Lệ Khánh là H.N.L. và Thục Vũ !.
Có người cho rằng trong văn học VN ( thế kỷ XX) có 2 hiện tượng thơ đáng chú ý; đó là các hiện tượng thơ' Hai sắc hoa Ty -gôn' và hiện tượng ' Em là gái trời bắt xấu' . Tuy nhiên tới nay, giới thưởng ngoạn nghệ thuật vẫn còn mơ hồ về nhân vật T.T.KH. , tác giả' Hai sắc hoa Ty-gôn' - người thì bảo là Nguyễn Bính , người nói T.T.KH. là bút hiệu của một cô gái tên KHÁNH ' cố nhân' của nhà thơ THÂM TÂM; trong khi tác giả' Em là gái trời bắt xấu' là LỆ KHÁNH lại có lý lịch rõ ràng.
Tác phẩm đã xuất bản :
-EM LÀ GÁI RỜI BẮT XẤU ( tập 1 đến tập 5 - Nxb Khai trí xuất bản, Saigon 1964- 66) .
- VÒNG TAY NÀO CHO EM ( Saigon, 1966)
- NÓI VỚI NGƯỜI YÊU ( Saigon, 1967 ).
[]
HỒ NAM .
------
* tác giả : HOÀNG NGỌC LIÊN .
** nhạc sĩ THỤC VŨ ( 1932- 1978) , tên thật Vũ Văn Sâm, sinh 1932 tại Bắc Phần. Tốt nghiệp khóa 4 phụ Trường Võ Bị Đà Lạt năm 1954.
Đã lập gia đình, nhưng khi gặp Lệ Khánh năm 20 tuổi ( 1964) như ' mối tình sét đánh' yêu nồng nàn ,hăng say phổ thơ người tình " Vòng tay nào cho em ' , khiến giới ca nhạc Saigon sũng sờ. Sau đó, Lệ Khánh có một bé trai với Thục Vũ .( Vũ Khánh Thục , 1968 - ) . Vợ chính thức của nhạc sĩ biết, lại không làm to chuyện - và trong thời kỳ Lệ Khánh sinh nở, đến chăm nom, săn sóc cho tới khi mẹ tròn, con vuông. Sau 1975 , trung tá Vũ Văn Sâm tập trung cải tạo dài hạn, qua đời năm 1978 tại Sơn La , để lại 1 vợ chính thức + 5 con, và ' vợ khác tên Lệ Khánh + 1 trai Vũ Khánh Thục ).
( Biên tập chú thích )
trích nguyên tác thơ Lệ Khánh .
LỠ CHUYẾN ĐÒ
Đường ngang qua quận Tân Bình
Mưa rơi ướt áo bóng anh nhạt nhòa
Sáu năm trước kể cũng xa
Sáu năm sau bỗng thiết tha lạ lùng
Anh buồn trời mưa rưng rưng
Em buồn nước mắt ngập ngừng trên mi
Bây giờ lối rẽ em về
Bây giờ đã lỡ ước thề ngày xưa
Ngày xưa tình yêu là thơ
Giờ đây thì phải đợi chờ kiếp sau.
Chúng mình đi trễ chuyến tàu
Tàu rơi ga lạnh, chỗ sầu về xa
Thương anh nước mắt em nhòa
Thôi mai đưng ghé đứng qua bên này
Đường Chi Lăng lạnh lẽo heo may
Chiều Bà Chiểu với bóng gầy em đi *
Muốn anh sang đón em về
Ngập ngừng lại sợ ê chề đắng cay
Lời yêu xứ gió làm bay
Lời thơ ngày cũ vẫn say lòng minh
Chiều nay lên quận Tân Bình
Trời mưa có ướt tóc anh rối buồn
Yêu anh thì thấy tủi hờn
Muốn thôi ... lại sợ... không tròn hẹn xưa
Nếu yêu cũng phải hững hờ
Bởi chưng sợ kiếp vẫn chờ dở dang
Đời em đã lỡ đò ngang
Qua sông gặp bến bẽ bàng buồn chưa !
Lạy Trời xin tạnh cơn mưa
Ô hay mình khóc thành Thơ cho Người
Lang thang chân bước rã rời
Nghe mưa tháng bẩy thương đời Chúc Ngưu
Đương về lối cũ đường xưa
Có người thơ đứng chờ mưa tạnh dừng
Em giờ sợ chuyện ái ân
Sợ qua bến mộng thêm lần dở dang
Sáu năm trước có đò ngang
Sao anh không đón em sang cùng thuyền ?!
Để bây giờ lỡ làng duyên
Em anh phải khóc từng đêm thật buồn !
thơ LỆ KHÁNH .
---
* thời gian này, tác giả về Saigon, làm thư ký ở Tòa Hành chính Gia Định.
( Biên tập chú thích )
( trích 100 khuôn mặt văn nghệ sĩ /
Hồ Nam + Vũ Uyên Giang / Đát sống xb, U.S.A, 2006 - tr. 156 -158 ).
hồ nam + vũ uyên giang / Đất sóng xb, U.S.A.2006.
nữ sĩ lệ khánh :
' em là gái trời bắt xấu ' *
bài : hồ nam
- ... Lệ Khánh đã có những vần thơ ' để đời', những vần thơ ' bắt được của Trời ..."
- ... trong văn học Việtnam ( thế kỷ XX) có hai hiện tượng thơ đáng chú ý ' Hai sắc hoa ty gôn' của T.T.KH. , và' Em là gái trời bắt xấu' của Lệ.... "
20 tuổi , Lệ Khánh đã có thơ in thành tập, mà lại do một nhà xuất bản danh tiếng lúc bấy giờ, đó là Khai Trí. Từ năm 1964 đến 1966, nhà xuất bản Khai Trí đã in liên tục ' Em là gái trời bắt xấu' tập 1 đến 5 . ( người ta đồn rằng sở dĩ ông Nguyễn Hùng Trương in thơ Lệ Khánh nhiều như thế, vì 2 nhà thơ Sa-Giang-Trần Tuấn Kiệt và Hoàng Trúc Ly, cố vấn văn học nxb Khái Trí cũng
' khoái' thơ Lệ Khánh .)
Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, có lẽ chủ nxb Khai Trí cho in thơ Lệ Khánh, thơ của một cô gái xứ Huế, tên Dương Thị Khánh, sinh 1944 - chỉ vì tập thơ có cái tên hấp dẫn người đọc. ' Em là gái trời bắt xấu' và thơ cô dễ đọc, ai đọc cũng có thể xúc động, thương cảm, rốt nước mắt - loại thơ làm ràn rụa nước mắt, như vậy, in ra chắc chắn bán chạy, nxb tha hồ ' hốt bạc'.
" Giận anh những sáng sương lên áo
Tôi tủi thân đi giữa lạc loài
Sương ướt tóc mềm môi trở lạnh
Nghẹn ngào tôi vẫn nhớ thương ai ?
Sương nhé, đừng rơi ướt áo tôi
Đừng rơi, người cũ bỏ đi rồi
Lấy ai phủi giọt sương trên áo
Sương thấm trời ơi lạnh quá thôi !
Tôi sợ sương sa, tôi vẫn đi
Anh ơi lành lạnh gió mai về
Sương rơi ướt áo tôi nhiều quá !
Lạnh lắm hồn tôi lạnh tái tê
Anh giờ chắc hẳn vui duyên mới
Quên hẳn người đang mặc áo sương
Đi giữa trời sương, sương thấm lạnh
Ướt cả hồn tôi ướt vệ đường..."
thơ LỆ KHÁNH
N gười ta đồn, người tình đầu của Lệ Khánh là nhà thơ Nhất Tuấn - nhưng Nhất Tuấn không xác nhận, cũng chẳng phủ nhận, chỉ im lặng; nhưng sự thật không phải như lời đồn đại. Người tình đầu thấp thoáng những khổ đau, ly biệt, dở dang trong thơ Lệ Khánh; chính là Phạm. H. Th., sinh viên sĩ quan khóa 17 Võ bị Đà Lạt, sau khi mãn khóa đã được thuyên chuyển về binh chủng Biệt động quân . Mối tình dang dở gây cho Lệ Khánh khổ đau - vì Th., lập gia đình với người bạn gái của cô, đã khiến cho Lệ Khánh có rất nhiều bài thơ sướt mướt về mối tình này. Một thời gian sau khi chia tay người tình đầu, Lệ Khánh đã có mối tình mới với nhà văn nhà thơ mũ đỏ H.N.L..., tác giả' Đoàn quân mũ đỏ '* . Thời gian này, H.N.L., thường bay đi bay về đường Saigon- Đà Lạt hàng tuần - và khi H.N.L. viết bài thơ
' Kỷ niệm sinh nhật Em' , thì Lệ Khánh lại có ngay bài ' Kỷ niệm sinh nhật Anh' đáp lại. Hai người cặp nhau một thời gian khá dài, nhưng thời gian này H.N.L.... rất bay bướm, có nhiều' bồ nhí' ở Saigon ; một ngày kia, Lệ Khánh từ Đà Lạt bất thần về Saigon, bắt gặp tại trận, nên sau đó chia tay . Rồi người ta lại thấy Lệ Khánh quan hệ tình cảm với thi-nhạc- sĩ Thục Vũ ( trung tá Vũ Văn Sâm ) - một trong những người mặc đồ ka-ki khá nổi tiếng, và cuộc tình này khá bền bỉ , bền bỉ tới khi Thục Vũ ** rời khỏi cõi hồng trần vẫn chưa dứt !
Sau một thời gian dài học tập cải tạo ở đất Bắc, khi được về, H.N.L... lại đi tìm Lệ Khánh, và Lệ Khánh đã tha thứ cho H.N.L. (....) .
Đ iều làm mọi người kinh ngạc là Lệ Khánh xuất bản thơ với tựa đề ' Em là gái trời bắt xấu' - nhưng thật ra tác giả 5 tập' Em là gái trời bắt xấu' lại là một cô gái Huế xinh đẹp, từng làm nhiều chàng trai đất Quảng ngẩn ngơ; chứ chẳng hề xấu chút nào cả - và người tình đầu của Lệ Khánh, theo như Lệ Khánh mô tả, thì là người ở quận Tân Bình ( Saigon ) , nghĩa là một quân nhân thuộc binh chủng Nhảy dù - còn Thục Vũ , lính Bộ binh , và H.N.L., lính nhẩy dù chính hiệu' con nai vàng' !
Đ iều đáng chú ý là đời thơ của Lệ Khánh không dài, chỉ bắt đầu từ 1964, kết thúc trước 1975, sau đó sáng tác thêm gì cũng không còn chất thơ ' Em là gái trời bắt xấu' nữa . Như vậy , chúng ta có thể kết luận, cái tố chất cấu tạo thành thơ Lệ Khánh là cuộc tình ngang trái, cái tố chất cấu tạo nên những vần thơ ' Em là gái trời bắt xấu' là những buồn tủi, nước mắt của tình yêu khác khoải, dằn vặt, đớn đau, bi lụy của những kẻ ' khổ vì yêu' .
Lệ Khánh ( hiện vẫn ) sống ở Đà Lạt, thành phố sương mù, thành phố của tình yêu; nhưng lại khổ vì tình, lụy vì tình; nhưng 'nhờ yêu' mà Lệ Khánh đã có ' những vần thơ để đời, những vần thơ
' bắt được của trời ' - những vần thơ qua mặt luôn cả 2 nhà thơ có dính líu tới Lệ Khánh là H.N.L. và Thục Vũ !.
Có người cho rằng trong văn học VN ( thế kỷ XX) có 2 hiện tượng thơ đáng chú ý; đó là các hiện tượng thơ' Hai sắc hoa Ty -gôn' và hiện tượng ' Em là gái trời bắt xấu' . Tuy nhiên tới nay, giới thưởng ngoạn nghệ thuật vẫn còn mơ hồ về nhân vật T.T.KH. , tác giả' Hai sắc hoa Ty-gôn' - người thì bảo là Nguyễn Bính , người nói T.T.KH. là bút hiệu của một cô gái tên KHÁNH ' cố nhân' của nhà thơ THÂM TÂM; trong khi tác giả' Em là gái trời bắt xấu' là LỆ KHÁNH lại có lý lịch rõ ràng.
Tác phẩm đã xuất bản :
-EM LÀ GÁI RỜI BẮT XẤU ( tập 1 đến tập 5 - Nxb Khai trí xuất bản, Saigon 1964- 66) .
- VÒNG TAY NÀO CHO EM ( Saigon, 1966)
- NÓI VỚI NGƯỜI YÊU ( Saigon, 1967 ).
[]
HỒ NAM .
------
* tác giả : HOÀNG NGỌC LIÊN .
** nhạc sĩ THỤC VŨ ( 1932- 1978) , tên thật Vũ Văn Sâm, sinh 1932 tại Bắc Phần. Tốt nghiệp khóa 4 phụ Trường Võ Bị Đà Lạt năm 1954.
Đã lập gia đình, nhưng khi gặp Lệ Khánh năm 20 tuổi ( 1964) như ' mối tình sét đánh' yêu nồng nàn ,hăng say phổ thơ người tình " Vòng tay nào cho em ' , khiến giới ca nhạc Saigon sũng sờ. Sau đó, Lệ Khánh có một bé trai với Thục Vũ .( Vũ Khánh Thục , 1968 - ) . Vợ chính thức của nhạc sĩ biết, lại không làm to chuyện - và trong thời kỳ Lệ Khánh sinh nở, đến chăm nom, săn sóc cho tới khi mẹ tròn, con vuông. Sau 1975 , trung tá Vũ Văn Sâm tập trung cải tạo dài hạn, qua đời năm 1978 tại Sơn La , để lại 1 vợ chính thức + 5 con, và ' vợ khác tên Lệ Khánh + 1 trai Vũ Khánh Thục ).
( Biên tập chú thích )
trích nguyên tác thơ Lệ Khánh .
LỠ CHUYẾN ĐÒ
Đường ngang qua quận Tân Bình
Mưa rơi ướt áo bóng anh nhạt nhòa
Sáu năm trước kể cũng xa
Sáu năm sau bỗng thiết tha lạ lùng
Anh buồn trời mưa rưng rưng
Em buồn nước mắt ngập ngừng trên mi
Bây giờ lối rẽ em về
Bây giờ đã lỡ ước thề ngày xưa
Ngày xưa tình yêu là thơ
Giờ đây thì phải đợi chờ kiếp sau.
Chúng mình đi trễ chuyến tàu
Tàu rơi ga lạnh, chỗ sầu về xa
Thương anh nước mắt em nhòa
Thôi mai đưng ghé đứng qua bên này
Đường Chi Lăng lạnh lẽo heo may
Chiều Bà Chiểu với bóng gầy em đi *
Muốn anh sang đón em về
Ngập ngừng lại sợ ê chề đắng cay
Lời yêu xứ gió làm bay
Lời thơ ngày cũ vẫn say lòng minh
Chiều nay lên quận Tân Bình
Trời mưa có ướt tóc anh rối buồn
Yêu anh thì thấy tủi hờn
Muốn thôi ... lại sợ... không tròn hẹn xưa
Nếu yêu cũng phải hững hờ
Bởi chưng sợ kiếp vẫn chờ dở dang
Đời em đã lỡ đò ngang
Qua sông gặp bến bẽ bàng buồn chưa !
Lạy Trời xin tạnh cơn mưa
Ô hay mình khóc thành Thơ cho Người
Lang thang chân bước rã rời
Nghe mưa tháng bẩy thương đời Chúc Ngưu
Đương về lối cũ đường xưa
Có người thơ đứng chờ mưa tạnh dừng
Em giờ sợ chuyện ái ân
Sợ qua bến mộng thêm lần dở dang
Sáu năm trước có đò ngang
Sao anh không đón em sang cùng thuyền ?!
Để bây giờ lỡ làng duyên
Em anh phải khóc từng đêm thật buồn !
thơ LỆ KHÁNH .
---
* thời gian này, tác giả về Saigon, làm thư ký ở Tòa Hành chính Gia Định.
( Biên tập chú thích )
( trích 100 khuôn mặt văn nghệ sĩ /
Hồ Nam + Vũ Uyên Giang / Đát sống xb, U.S.A, 2006 - tr. 156 -158 ).
Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012
nhà văn nữ nguyễn thị hoàng / bài : hồ nam .
100 khuôn mặt văn nghệ sĩ : nguyễn thị hoàng , 1939 - )
Hồ Nam+ Vũ Uyên Giang / Dất sống xb, U.S.A 2006.
n g u y ễ n t h ị h o à n g
" văn chương làm cồn cào da thịt ? "...*
N guyễn Thị Hoàng vào đời với bút hiệu Hoàng Đông Phương, và nổi tiếng ngay với tác phẩm đầu tay' Vòng tay học trò '. Tác phẩm này khởi đầu được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách khoa ( tờ báo nổi tiếng nghiêm chỉnh và đạo mạo thời bấy giờ ) vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX.
' Vòng tay học trò ' là câu chuyện thầy yêu trò, mà thẩy trong truyện lại là một cô giáo, nên du luận đã xôn xao đàm tiếu khá nhiều; nhất là dư luận ờ thành phố Nha Trang, là nơi Nguyễn Thị Hoàng đang sống. Theo dân thành phố Nha Trang, một tỉnh nhỏ ở ven biển, thì câu chuyện thấy yêu trò đã có lúc làm dư luận sôi sùng sục ở trường trung học Võ Tánh - nơi Nguyễn Thị Hoàng từng theo học, và có mồi tình vụng trộm với thầy giáo của mình - đó là nhà văn viết tiểu thuyết bằng pháp ngữ, từng được Hàn Lâm Viện Pháp tặng giải thưởng. Ông đó tên Cung Giũ Nguyên , thầy giáo dạy pháp văn bậc tù tài .
Với cái vốn liếng tình yêu nảy, Nguyển Thị Hoàng đã viết thành tiểu thuyết ' Vòng tay học trò ' nổi tiếng, dựa vào chuyện thật đời tư Nguyễn Thị Hoàng và Cung Giũ Nguyên - chỉ đổi nhân vật nam thành học trò và nhân vật nữ thành cô giáo .
Tiểu thuyết' Vòng tay học trò ' của Nguyễn Thị Hoàng ra đời như một hiện tượng văn học, làm cho sinh hoạt văn học ở Saigon thời bấy giờ vốn ' nghiêm chỉnh đạo mạo' bỗng trở thành suồng sã - bởi tình yêu thậy trò, vốn là điều cấm kỵ trong vòng ảnh hưởng của luân lý, đạo đức nho giáo. Những chuyện ẩn ức tình dục, những chuyện xôn xao của da thịt, trước đó thường bị che đậy, dấu giếm ' húy kị' ; nay đột nhiên được một bậc nữ lưu có học vị ' cô giáo' nói toạc ra một cách nhẹ nhàng, không cần mầu mè gì cả . ( dù không sỗ sàng trắng trợn như những cây bút nữ lu6u tiềp theo sau Nguyễn thị Hoàng ).
Nhóm ' nằm vùng' do Vũ Hạnh ( cầm đâu ) - một cây bút chủ lực của tờ Bách khoa , nhân cơ hội này lập ' Ủy ban chống văn hóa đồi trụy ' la lối om xòm , kết án Nguyễn Thị Hoàng . Tuy nhiên ' cái 'Ủy ban chống văn hóa đồi trụy ' của Vũ Hạnh càng la lối bao nhiều thì Nguyễn Thị Hoàng càng nổi tiếng bấy nhiêu, tiểu thuyết Nguyễn Thị Hoàng viết ra, in liên tiếp, tái bản liên miên. Nguyễn thị Hoàng được người đọc tôn vinh ' nhà văn nữ số 1 viết về tình yêu ' lúc bấy giờ . Thực chất thì chất tình yêu và tình dục trong văn chương Nguyễn thị Hoàng tuy có' bạo', 'trắng trợn '; nhưng đem so sánh với átc giả nước ngoài, như Francoise Sagan chẳng hạn - thì chỉ đáng làm học trò hạng xoàng . Đã thế, chỉ sau khi Nguyễn Thị Hoàng xuất hiện khoảng một thời gian ngắn, Nguyễn Thị Thụy Vũ , rồi
Trùng Dương, Lệ Hằng ... xuất hiện trên văn đàn , đã qua mặt luôn Nguyễn thị Hoàng, với thứ văn chương làm cồn cào thịt da, thứ văn chương mê cuồng của tình dục, xác thịt . ..
V ì sự xuất hiện của những nhà văn nữ mới ' bạo liệt' hơn về thái độ , sống thật hơn về' ngôn ngữ, cử chỉ' - nên Nguyễn Thị Hoàng phải xoay trở ngòi bút, viết suy tư hơn, mầu mè hơn, và thái độ này đã làm người đọc xa lánh tác giả .
S au ngày 30 tháng 4 năm 1975, Nguyễn thị Hoàng bị ' kẹt' lại, tuy không bị đưa vô trại cải tạo như Nhã Ca ; nhưng đã bị học tập' cải tạo tại chỗ ' cùng với Nguyễn Thị Thụy Vũ - nhưng không cứng đầu như Thụy Vũ dám nói thẳng vào mặt lãnh tụ văn nghệ : " các tác phẩm văn chương càng chê thì nàng là mẹ càng phải có bổn phận yêu thương chăm bẵm hơn ' ( vì Thụy Vũ có thân nhân lả VC chống lưng, nên ỷ lại như vậy 0.
Nguyễn Thị Hoàng viết' thu hoạch cải tạo' đã nhận khuyết điểm , hứa khắc phục ; cuối thập niên 80 ( thế kỷ XX)_(.....) tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng đuược một số' đầu nậu sách' in trở lại, bán khá chạy, có lúc các' đầu nậu' đã' đấu đá' dành in sách NTHoàng ; khiền cho Nguyễn Thị Hoàng phải nghỉ bán bún bò giò heo, để đi viết sách cho bọn ' đầu nậu' - nhưng tiếc rằng nội lực văn chương chữ nghĩa NTHoàng chẳng có bao nhiêu - và nhân dịp phong trào tái bản tiểu thuyết Quỳnh Dao , Kim Dung ra đời thì NTHoàng' chìm' luôn.
Tóm lại, sự nghiệp Nguyễn Thị Hoàng là sự nghiệp ' không vượt qua' được cái bóng của chính mình là cuốn tiểu thuyết đầu tay' Vòng tay học trò ' - NTHoàng càng viết càng lộ sự làm dáng văn chương, càng viết càng cho thấy cái bóng của Cung Giũ Nguyên quẩn quanh đâu đó, lảng vảng cả trong giấc mơ; dù sau này NTHoàng đã có một ông chồng dạy triết; nhưng cái bóng thầy dậy tiếng Pháp, người yêu đầu đời, vẫn bám riết không thôi, và là nỗi ám ảnh không cùng của cuộc đời .
[]
HỒ NAM .
---
* tựa tác giả đặt:
NGUYỄN THỊ HOÀNG: NHÀ VĂN CỦA VÒNG TAY HỌC TRÒ.
( trích 100 khuôn mặt văn nghệ sĩ / Hồ Nam+ Vũ Uyên Giang/
Đất sống xb. U.S.A. 2006 - tr. 221-22 )
Hồ Nam+ Vũ Uyên Giang / Dất sống xb, U.S.A 2006.
n g u y ễ n t h ị h o à n g
" văn chương làm cồn cào da thịt ? "...*
bài : hồ nam
N guyễn Thị Hoàng vào đời với bút hiệu Hoàng Đông Phương, và nổi tiếng ngay với tác phẩm đầu tay' Vòng tay học trò '. Tác phẩm này khởi đầu được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách khoa ( tờ báo nổi tiếng nghiêm chỉnh và đạo mạo thời bấy giờ ) vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX.
' Vòng tay học trò ' là câu chuyện thầy yêu trò, mà thẩy trong truyện lại là một cô giáo, nên du luận đã xôn xao đàm tiếu khá nhiều; nhất là dư luận ờ thành phố Nha Trang, là nơi Nguyễn Thị Hoàng đang sống. Theo dân thành phố Nha Trang, một tỉnh nhỏ ở ven biển, thì câu chuyện thấy yêu trò đã có lúc làm dư luận sôi sùng sục ở trường trung học Võ Tánh - nơi Nguyễn Thị Hoàng từng theo học, và có mồi tình vụng trộm với thầy giáo của mình - đó là nhà văn viết tiểu thuyết bằng pháp ngữ, từng được Hàn Lâm Viện Pháp tặng giải thưởng. Ông đó tên Cung Giũ Nguyên , thầy giáo dạy pháp văn bậc tù tài .
Với cái vốn liếng tình yêu nảy, Nguyển Thị Hoàng đã viết thành tiểu thuyết ' Vòng tay học trò ' nổi tiếng, dựa vào chuyện thật đời tư Nguyễn Thị Hoàng và Cung Giũ Nguyên - chỉ đổi nhân vật nam thành học trò và nhân vật nữ thành cô giáo .
Tiểu thuyết' Vòng tay học trò ' của Nguyễn Thị Hoàng ra đời như một hiện tượng văn học, làm cho sinh hoạt văn học ở Saigon thời bấy giờ vốn ' nghiêm chỉnh đạo mạo' bỗng trở thành suồng sã - bởi tình yêu thậy trò, vốn là điều cấm kỵ trong vòng ảnh hưởng của luân lý, đạo đức nho giáo. Những chuyện ẩn ức tình dục, những chuyện xôn xao của da thịt, trước đó thường bị che đậy, dấu giếm ' húy kị' ; nay đột nhiên được một bậc nữ lưu có học vị ' cô giáo' nói toạc ra một cách nhẹ nhàng, không cần mầu mè gì cả . ( dù không sỗ sàng trắng trợn như những cây bút nữ lu6u tiềp theo sau Nguyễn thị Hoàng ).
Nhóm ' nằm vùng' do Vũ Hạnh ( cầm đâu ) - một cây bút chủ lực của tờ Bách khoa , nhân cơ hội này lập ' Ủy ban chống văn hóa đồi trụy ' la lối om xòm , kết án Nguyễn Thị Hoàng . Tuy nhiên ' cái 'Ủy ban chống văn hóa đồi trụy ' của Vũ Hạnh càng la lối bao nhiều thì Nguyễn Thị Hoàng càng nổi tiếng bấy nhiêu, tiểu thuyết Nguyễn Thị Hoàng viết ra, in liên tiếp, tái bản liên miên. Nguyễn thị Hoàng được người đọc tôn vinh ' nhà văn nữ số 1 viết về tình yêu ' lúc bấy giờ . Thực chất thì chất tình yêu và tình dục trong văn chương Nguyễn thị Hoàng tuy có' bạo', 'trắng trợn '; nhưng đem so sánh với átc giả nước ngoài, như Francoise Sagan chẳng hạn - thì chỉ đáng làm học trò hạng xoàng . Đã thế, chỉ sau khi Nguyễn Thị Hoàng xuất hiện khoảng một thời gian ngắn, Nguyễn Thị Thụy Vũ , rồi
Trùng Dương, Lệ Hằng ... xuất hiện trên văn đàn , đã qua mặt luôn Nguyễn thị Hoàng, với thứ văn chương làm cồn cào thịt da, thứ văn chương mê cuồng của tình dục, xác thịt . ..
V ì sự xuất hiện của những nhà văn nữ mới ' bạo liệt' hơn về thái độ , sống thật hơn về' ngôn ngữ, cử chỉ' - nên Nguyễn Thị Hoàng phải xoay trở ngòi bút, viết suy tư hơn, mầu mè hơn, và thái độ này đã làm người đọc xa lánh tác giả .
S au ngày 30 tháng 4 năm 1975, Nguyễn thị Hoàng bị ' kẹt' lại, tuy không bị đưa vô trại cải tạo như Nhã Ca ; nhưng đã bị học tập' cải tạo tại chỗ ' cùng với Nguyễn Thị Thụy Vũ - nhưng không cứng đầu như Thụy Vũ dám nói thẳng vào mặt lãnh tụ văn nghệ : " các tác phẩm văn chương càng chê thì nàng là mẹ càng phải có bổn phận yêu thương chăm bẵm hơn ' ( vì Thụy Vũ có thân nhân lả VC chống lưng, nên ỷ lại như vậy 0.
Nguyễn Thị Hoàng viết' thu hoạch cải tạo' đã nhận khuyết điểm , hứa khắc phục ; cuối thập niên 80 ( thế kỷ XX)_(.....) tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng đuược một số' đầu nậu sách' in trở lại, bán khá chạy, có lúc các' đầu nậu' đã' đấu đá' dành in sách NTHoàng ; khiền cho Nguyễn Thị Hoàng phải nghỉ bán bún bò giò heo, để đi viết sách cho bọn ' đầu nậu' - nhưng tiếc rằng nội lực văn chương chữ nghĩa NTHoàng chẳng có bao nhiêu - và nhân dịp phong trào tái bản tiểu thuyết Quỳnh Dao , Kim Dung ra đời thì NTHoàng' chìm' luôn.
Tóm lại, sự nghiệp Nguyễn Thị Hoàng là sự nghiệp ' không vượt qua' được cái bóng của chính mình là cuốn tiểu thuyết đầu tay' Vòng tay học trò ' - NTHoàng càng viết càng lộ sự làm dáng văn chương, càng viết càng cho thấy cái bóng của Cung Giũ Nguyên quẩn quanh đâu đó, lảng vảng cả trong giấc mơ; dù sau này NTHoàng đã có một ông chồng dạy triết; nhưng cái bóng thầy dậy tiếng Pháp, người yêu đầu đời, vẫn bám riết không thôi, và là nỗi ám ảnh không cùng của cuộc đời .
[]
HỒ NAM .
---
* tựa tác giả đặt:
NGUYỄN THỊ HOÀNG: NHÀ VĂN CỦA VÒNG TAY HỌC TRÒ.
( trích 100 khuôn mặt văn nghệ sĩ / Hồ Nam+ Vũ Uyên Giang/
Đất sống xb. U.S.A. 2006 - tr. 221-22 )
Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012
nhà văn Văn Quang : bài : Hồ Nam .
100 khuôn mặt văn nghệ sĩ : Văn Quang ( 1933- )
Hồ Nam + Vũ Uyên Giang / Đất sống xb, U.S.A 2006.
n h à v ă n V ă n Q u a n g
( 1933 - )
V ăn Quang ( Nguyễn Quang Tuyến ) khởi nghiệp văn chương chữ nghĩa, từ những năm đầu thập niên 50 thế kỷ XX trên đất Hài Phòng; nhưng 20 năm trên đất Hải Phòng thủa đó chẳng có báo chí gì cả - nên Văn Quang viết được cái gì đều phải gửi lên Hà Nội để ra mắt thiên hạ . Văn Quang từng tham gia Cải tạo văn đoàn của Phạm Văn Thụ, nhưng cũng chẳng đi đến đâu cả.
Văn Quang nhập ngũ cũng chỉ viết lách làng nhàng vài ba truyện ngắn cho tới khi Văn Quang làm quản đốc đài Phát thanh Quân đội thì bắt đầu nổi với một loạt truyện dài, được một vài hãng phim chuyển thể thanh kịch bản điện ảnh- nhưng cũng chỉ ' tầm tầm' thôi.
S au ngày 30 tháng 4 năm 1975, với cấp bậc trung tá bị kẹt ợ lải, nên trình diện ' học tập cải tạo '- Văn Quang nghĩ ngay tới kế Hàn Tín thời Hán, vô ban thi đua viết kịch ca tụng' cải tạo '. Theo đường lối của Hàn Tín, thật ra Văn Quang chỉ khoe cái thân một chút, có quà ' thăm nuôi' đều đều chứ cũng tù ' mút mùa '.
R a trại cải tạo, vợ con đã vượt biên hết, Văn Quang chung sống như vợ chồng vớI
' em gái Dạ Lan' , người em gái hậu phương của các anh chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, nàng ta từng có con riêng với ca sĩ Anh Ngọc.
K hi phong trào sĩ quan quân dội VNCH được đi H.O sang Mỹ, Văn Quang kẹt chuyện làm thi đua viết klịch ' ca ngợi' cải tạo' , nên không nạp hồ sơ đi Mỹ - anh em nhà văn, nhà báo ở hải ngoại
' thương' Văn Quang, ' nên mời Văn Quang làm thông tín viên trong nước và viết phóng sự.
Với nghề thông tín viên trong nước của bao chí hải ngoại, Văn Quang tiền bạc rủng rỉnh đã
' nghỉ chơi với Dạ Lan' và lại chung sống với vợ của Lê Khiêm ( con trai ngoài hôn thú của nhà văn Lê Văn Trương tiền chiến
S ự nghiệp làm văn, làm báo ở hải ngoại của Văn Quang , có những điểm son , là viết bài kêu gọi bạn đọc hải ngoại cứu trợ nhà văn nữ Nguyễn thị Thụy Vũ, vợ bé nhà thơ Tô Thùy Yên, bị Tô Thùy Yên đi Mỹ, ngó lơ , không một mái nhà . Ngoài ra, Văn Quang còn viết phóng sự tiểu thuyết\' 'Lên đời', với giọng văn trào phúng nhưng chưa qua được phóng sự tiền chiến của Vũ Trọng Phụng .
V ăn Quang viét báo ở hải ngoại có tiền, mua được trang trại tại Lộc Ninh an hưởng tuổi già, là điều bình thường - nhưng trên mạng Internet, có kẻ ' thối mồm' loan tin Văn Quang, Thế Phong là những người viết văn, viết báo hải ngoại mà không bị công an cộng sản làm khó dễ, là vì được công an cộng sàn cho phép. Nói như vậy là oan chó Văn Quang, bới vì chẳng thằng cha (.....) nào lại cho phép tiết lộ thông tin ra ngoài cả - và tầm cỡ Văn Quang chỉ được cộng sản dùng làm' thi đua' và chỉ thế thôi ! .
Đ ỉnh cao tài năng của nhà văn Văn Quang là những cuốn tiểu thuyết đăng báo hàng ngày đước đưa lên màn ảnh và chỉ thế thôi. - những' Lên đời' cũng chỉ là cố gáng vượt cái bóng của mình, nhưng chẳng vượt nổi ?
H oàng Hải Thủy bị thiên hạ ' không bằng lòng' , vì đem chuyện Văn Quang
' hơi nhiều vợ', hết lấy vợ bé là em của nữ ca sĩ Khánh Ly , lại lấy Dạ Lan - nhưng làm trai 5 thê 7 thiếp, các cụ ngày xưa gọi là bậc tài hoa mà đâu có trách đáng trách nhỉ !
H y vọng là sống ở chốn xa đô hợi là thị trấn Lộc Ninh, một ngày nào đó, Văn Quang vượt được cái bóng của mình, vì thời thế' nhiễu nhương' này - đề tài không thiếu, có văn tài, có cố gắng ;là sẽ ' làm ăn' được - miễn là người viết không trốn tránh thực tế dám nhìn thẳng vào sự thật, khi cầm bút viết mà không run tay. Cái lòng của nhà văn lúc này rất quan trọng và là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của nhà văn trước thời đại và người đọc .
[]
HỒ NAM .
( trích 100 khuôn mặt văn nghệ sĩ / Hồ Nam + Vũ Uyên Giang /
Đát sống xuất bản , U.S.A, 2006 - tr. 365- 66 ).
Hồ Nam + Vũ Uyên Giang / Đất sống xb, U.S.A 2006.
n h à v ă n V ă n Q u a n g
( 1933 - )
bài : hồ nam
V ăn Quang ( Nguyễn Quang Tuyến ) khởi nghiệp văn chương chữ nghĩa, từ những năm đầu thập niên 50 thế kỷ XX trên đất Hài Phòng; nhưng 20 năm trên đất Hải Phòng thủa đó chẳng có báo chí gì cả - nên Văn Quang viết được cái gì đều phải gửi lên Hà Nội để ra mắt thiên hạ . Văn Quang từng tham gia Cải tạo văn đoàn của Phạm Văn Thụ, nhưng cũng chẳng đi đến đâu cả.
Văn Quang nhập ngũ cũng chỉ viết lách làng nhàng vài ba truyện ngắn cho tới khi Văn Quang làm quản đốc đài Phát thanh Quân đội thì bắt đầu nổi với một loạt truyện dài, được một vài hãng phim chuyển thể thanh kịch bản điện ảnh- nhưng cũng chỉ ' tầm tầm' thôi.
S au ngày 30 tháng 4 năm 1975, với cấp bậc trung tá bị kẹt ợ lải, nên trình diện ' học tập cải tạo '- Văn Quang nghĩ ngay tới kế Hàn Tín thời Hán, vô ban thi đua viết kịch ca tụng' cải tạo '. Theo đường lối của Hàn Tín, thật ra Văn Quang chỉ khoe cái thân một chút, có quà ' thăm nuôi' đều đều chứ cũng tù ' mút mùa '.
R a trại cải tạo, vợ con đã vượt biên hết, Văn Quang chung sống như vợ chồng vớI
' em gái Dạ Lan' , người em gái hậu phương của các anh chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, nàng ta từng có con riêng với ca sĩ Anh Ngọc.
K hi phong trào sĩ quan quân dội VNCH được đi H.O sang Mỹ, Văn Quang kẹt chuyện làm thi đua viết klịch ' ca ngợi' cải tạo' , nên không nạp hồ sơ đi Mỹ - anh em nhà văn, nhà báo ở hải ngoại
' thương' Văn Quang, ' nên mời Văn Quang làm thông tín viên trong nước và viết phóng sự.
Với nghề thông tín viên trong nước của bao chí hải ngoại, Văn Quang tiền bạc rủng rỉnh đã
' nghỉ chơi với Dạ Lan' và lại chung sống với vợ của Lê Khiêm ( con trai ngoài hôn thú của nhà văn Lê Văn Trương tiền chiến
S ự nghiệp làm văn, làm báo ở hải ngoại của Văn Quang , có những điểm son , là viết bài kêu gọi bạn đọc hải ngoại cứu trợ nhà văn nữ Nguyễn thị Thụy Vũ, vợ bé nhà thơ Tô Thùy Yên, bị Tô Thùy Yên đi Mỹ, ngó lơ , không một mái nhà . Ngoài ra, Văn Quang còn viết phóng sự tiểu thuyết\' 'Lên đời', với giọng văn trào phúng nhưng chưa qua được phóng sự tiền chiến của Vũ Trọng Phụng .
V ăn Quang viét báo ở hải ngoại có tiền, mua được trang trại tại Lộc Ninh an hưởng tuổi già, là điều bình thường - nhưng trên mạng Internet, có kẻ ' thối mồm' loan tin Văn Quang, Thế Phong là những người viết văn, viết báo hải ngoại mà không bị công an cộng sản làm khó dễ, là vì được công an cộng sàn cho phép. Nói như vậy là oan chó Văn Quang, bới vì chẳng thằng cha (.....) nào lại cho phép tiết lộ thông tin ra ngoài cả - và tầm cỡ Văn Quang chỉ được cộng sản dùng làm' thi đua' và chỉ thế thôi ! .
Đ ỉnh cao tài năng của nhà văn Văn Quang là những cuốn tiểu thuyết đăng báo hàng ngày đước đưa lên màn ảnh và chỉ thế thôi. - những' Lên đời' cũng chỉ là cố gáng vượt cái bóng của mình, nhưng chẳng vượt nổi ?
H oàng Hải Thủy bị thiên hạ ' không bằng lòng' , vì đem chuyện Văn Quang
' hơi nhiều vợ', hết lấy vợ bé là em của nữ ca sĩ Khánh Ly , lại lấy Dạ Lan - nhưng làm trai 5 thê 7 thiếp, các cụ ngày xưa gọi là bậc tài hoa mà đâu có trách đáng trách nhỉ !
H y vọng là sống ở chốn xa đô hợi là thị trấn Lộc Ninh, một ngày nào đó, Văn Quang vượt được cái bóng của mình, vì thời thế' nhiễu nhương' này - đề tài không thiếu, có văn tài, có cố gắng ;là sẽ ' làm ăn' được - miễn là người viết không trốn tránh thực tế dám nhìn thẳng vào sự thật, khi cầm bút viết mà không run tay. Cái lòng của nhà văn lúc này rất quan trọng và là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của nhà văn trước thời đại và người đọc .
[]
HỒ NAM .
( trích 100 khuôn mặt văn nghệ sĩ / Hồ Nam + Vũ Uyên Giang /
Đát sống xuất bản , U.S.A, 2006 - tr. 365- 66 ).