Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012
nguiễn ngu í phê bình ' cho thuê bản thân ' , thơ thế phong , saigon 1962
cho thuê bản thân / thơ thế phong
bài viết: nguiễn ngu í
CHO THUÊ BẢN THÂN -- Thế Phong -- Đại Nam văn-hiến xuất bản, Saigon 1962 -- 28 trang in Rô-nê-ô -- khổ 21 x 26 -- Giá 30 đồng .
Hai mươi tám bài thơ , nhưng mà đọc từ bài đầu tiên đến bài cuối, hai mươi tờ thơ in rô nê ô này chiếm thì giờ người đọc bằng cả trăm bài thơ in ti-pô. Ấy là với tập thơ này, kĩ thuật đánh máy và quay rô-nê-ô của tác giả, kiêm giám đốc; kiêm thư lí, quản lí, kiêm người chạy giấy của Đại Nam văn hiến xuất bản cục đã tiến bộ nhiều lắm rồi.
Nhưng có ai chê chi nhà xuất bản, có ai trách chi tác giả, khi mà lòng say mê Nghệ Thuật và ý chí trình diện những đứa con tinh thần của chính mình, cua các bạn thân mình, nó thiết tha đến nỗi không nề lỗ lã, chẳng ngại chê cười, cứ hằng năm , lại có vài tập thơ, hoặc truyện, hoặc khảo luận ra đời với phương tiện thủ công, với cái bề ngoài bà con nghèo , và cứ như thế, đều đặn đã mấy năm nay.
Và nay, trong tập thơ mới nhất của Thế-Phong, chúng ta càng thấy rõ rệt dấu vết của cuộc đời lạ lùng, chật vật cùng những ý tưởng không-giống-người của tác giả, thì âu đó cũng là điều quá dĩ nhiên.
Và những ai thích thơ Đường luật, mê thể lục bát ..., cho rằng thơ phải du dương, phải dễ hiểu thì xin đừng tìm đến Thế-Phong. Vì chắc rằng các bạn ấy sẽ bỏ cuộc sau ba bài !
Xin chớ-tưởng rằng đây là văn xuôi, tuy trong Cho Thuê Bản Thân cũng có đôi bài không có lấy một vần , hoặc rõ ràng, hẳn là văn xuôi đi mất, như bài Chàng ơi ! Chàng không quên em .
Nhưng thơ của Thế-Phong là một thứ ngựa rừng, đã không chịu mang yên, ngậm vàm, mà lại thây kệ những con đường mòn có sẵn.
Mời các bạn hãy đọc qua một bài thơ mà tác giả chọn làm tên cho toàn tập :
Ngày hôm nay sao dài dằng dặc
tám tiếng đồng hồ làm quần quật chưa đủ kiếm cơm
vì anh tin công việc làm còn phải mạng đăng-ten
đôi giầy da Thụy Sĩ vẫn cần xi đánh bóng
thiếu tiền mua tặng em chiếc áo bông màu
một con búp-bê quà tặng sinh nhật con đầu lòng
mà đêm qua em không nói .. anh hiểu rõ tủi thân khóc miết ...
Bản thân nhà thơ, buồn, cực, chẳng ra gì, gần như bất lực, thì Thế-Phong có cho ai thuê đi, ta cũng chẳng lạ, nhưng mà còn Nguyễn Du, vì sao Thế Phong lại cho thuê nốt vị thi hào khả kính dân Việt ?
Tôi hy vọng học trò không bằng lòng tôi khen giảng
áo cồn thôi vòng cổ, tôi đấm bóng tôi vào gương soi
cho thuê Nguyễn Du, sự cần thiết không lấy bồi thường
Thì ra tác giả đem Nguyễn Du ra giảng giải cho học trò, và thấy rằng Nguyễn Du không xứng đáng :
Tôi khinh tôi ra mặt trót khen tràn cổ nhân
tôi phỉ nhổ tôi thực sự vì phê bình Kiều danh tiếng
trong văn học sử tôi sổ toẹt những tên thi hào vỏ
chỉ đại diện cho một góc cạnh nhìn đới nho nhỏ ...
CHO THUÊ NGUYỄN DU
Thơ Thế Phong thiếu nhạc, thiếu cả tiết điệu, do đó khổ đọc là điều ta phải chịu khi muốn làm quen với thơ Thế Phong. Nhưng độ sống lắm chiều của tác giả, những ý tưởng ngược đời của người thơ cũng phản ảnh được cái gì của cái thời hỗn tạp hậu chiến.
Trắng trợn sỗ sàng, tàn nhẫn, ta đều thấy đó đây trong thơ Thế Phong , nhưng cái chân thành không bao giờ vắng mặt. Âu đó cũng là một điều đáng kể cho người tự cho mình là kẻ bị lưu đày .
Tôi mang sự lưu đày tù ngục giam trong đôi ngươi
ra đường mình là kẻ xa lạ mọi người
khi bản án chung thân tự tay mình ký nhận
khi chán chường không thể bộc lộ cho đời ...
Một nhân vật tự lưu đày của J.P. Sartre ( Frantz trong Les Séquestrés d' Altona ) khi ngồi trong phòng kín, thường lên tiếng trần tình trước một bày cua. Nhân vật đó tự dối mình, dối người, dối cả bày cua là những sinh vật chịu nghe những lời lảm nhảm. Thế Phong cũng tự cho mình là người tự lưu đày.
E sợ người đồng thời không hiểu nổi mình, anh xoay lưng lại cuộc đời, ghi lấy thi thần để mà giãi bày những từ khước, những chối cãi, những phủ nhận, những mộng ảo ...
Kể ra làm thi thần của kẻ tự lưu đày cũng là điều khổ hạnh lắm thay ! []
nguyễn ngu í
nguồn: tạp chí TIN SÁCH số 10 - 1962 , Saigon.
chủ nhiệm : Nguyễn Ngọc Linh.
------------------
trích nguyên tác thơ thế phong trong cho thuê bản thân
( có đọc lại, sửa chữa - tháng 10- 2012 )
1. cho thuê bản thân
Khi mình mang trong thân từ trái tim phát nổ
anh hùng vỗ ngực tự xưng phản ảnh suy nhược yếu hèn
Như chúng đổ lô- cốt làm cốt sắt bê- tông
những lỗ hào ụ đắp xây lô-cốt nhìn cuộc đời
giấu thân hình phì nộn e ngại khổ đau
như mỗi lần nói thôi yêu em
thực lòng sợ mất người yêu quá đỗi!
bơ vơ như cỏ khô chờ gió nổi
que diêm châm bén, cả rừng reo hò !
gió reo dũng mãnh lòng tim vắt đau
như mỗi lần tự biện hộ
có hiểu gì bản chất, vóc dáng, tính tình
nhớ một lầm tim đau nhói điếng
đạn tôm-sơn vết thương rữa nào anh rên la ?
cuối tuần nằm dưỡng đường bước ra
ngực mình chẳng có huy chương đeo lủng lẳng
giá trị một lần quần ủi láng, áo hộp là
dạo phố nghênh ngang e đời nhìn túi rỗng
thủ đoạn có mặt bắt đầu từ đó
biện minh giả dối sáng tỏ hơn sự thật
lòng mình nào có giấu nổi ai ?
sợ soi gương đối bóng nhìn thấu rõ
anh yêu em bằng trái tim bỏ ngỏ
bàn tay giỏ máu hồng tươi
bầy tỏ tình yêu lời quê kệch
không xây bê- tông cốt sắt
yêu em nhìn qua lỗ hào ụ đắp
hôm nay sao ngày dài dằng dặc
tám tiếng đồng hồ quần quật chưa đủ kiếm cơm
anh tin công việc làm còn phải mạng đăng- ten
đôi giầy da Thụy Sĩ vẫn cần xi đánh bóng
buồn nhiều lần nuốt cay đắng
thiếu tiền mua tặng em chiếc áo bông mầu
búp bê quà tặng sinh nhật con gái đầu lòng
đêm qua em không nói - con tủi thân khóc miết
Mắt thèm thuồng con thiếu quà tết
chúng ta nhìn con trai hiên ngang băng đại lộ
súng nhằm bắn không nhắm đích
biết tại sao vui lòng thí chết !
2. nói lẫy
Mệt nhọc khốn khổ nhói đau đê hèn nhức nhối
cho thuê bản thân tám tiếng dài
đồng lương chực chầu , sên bò hành chính
anh vui hơn ghi- xê bưu điện em lĩnh tiền
chiếc giỏ áo cụt tay tung tăng chẩy chợ
trưa bát cơm ngon lùa
họng mát
tôi canh ngon
đôi mắt con thơ chưa từng cay đắng
có em
đêm mưa lạnh nỉ non nghĩa lý chuyện đời
giận em nhiều
anh hay nói lẫy đấy thôi !
có mặt anh đây
chẳng còn gì nghĩa lý ?
xã hội vẫn bước đều hãnh tiến
đi lên lùi lại cũng chẳng sao
có phải vậy ?
bởi anh
bất kham con ngựa vía
áo cơm rách
tim hồng dòng máu đỏ
con vắt xanh ngọc bích hút hồng huyết cầu
anh chửi thề
văng tục
ăn nói xuề xòa
chán ngấy đầu môi
lời văn hoa rỗng ruột !
3. phẫn nộ
Tôi đóng cửa phòng âm u nắng quái chiều
em ra về rồi
tôi không dám quay mặt nhìn theo
từ sáng đến trưa và chiều tối rầi lại khuya
đêm có gì lạ ở nhà thuê
không thừa bấy nhiêu điều quen thuộc
tĩnh vật bạn thân đớn đau
chủ nhà nóng giận
tay cầm bút vung nhanh, cao, xê dịch
bấy nhiêu dòng
ba chiếc gối mầu xanh, vàng đỏ
lấn tóc chen đầu
chiếc khăn hồng mua về
chờ em
chưa bao giờ rửa mặt
đêm nhoai mình
phủ lên mắt lên môi
ánh áng ban mai phải chột phải đui
đôi mắt người thơ
khỏi lên cơn giận dữ
đọc báo trang tư
rất nhiều tin mừng ai đó đăng tải
soi thất bại lòng mình!
Mai A em !
sao không phỉ nhổ mặt anh
bất tài
sai hẹn
tội lỗi
chưa làm em buồn phiền ?
đừng xõa tóc trước gương anh chải tóc
đừng nhắc lập gia đình
anh buồn tức
em lên xe rồi
bóng tối phủ
anh lùa hai tay xương xẩu
quờ mái tóc đen
giật thốc ngược
hành hạ
da đầu bựt trốc
cho đê mê cảm giác khổ đau ứa nước mắt
buồn rũ rượi tê điếng da
Mai A em !
đừng thương , giận , yêu ,hờn
đều vô tích sự !
thế kỷ này
không ai xả thân
ngoài bản thân !
Mỗi lần
làm ngơ rút đôi mắt sáng
tôi,
thằng hèn nhát
giấu mặt trước gương
khuôn mặt đáng yêu
ở đâu,
còn hay mất ?!
bản thân
tự khinh trỗi dậy
dán đôi ngươi mắt
nhìn
cuộc đời
rác, muỗi, ruồi ,
bay tứ tán
nhiều lần nếm mùi thối mùi ôi
giá trị
bằng một lần
bịt mũi quay gót
trước thềm bông trưởng giả .
Còn lại mình tôi,
em đi rồi
khoá trái cửa
đèn sáng bật lên
đêm tối xuyên đầu
chiếc gối xanh
em đặt mớ tóc ban chiều
vẫn chỗ nằm này
sao không còn hơi ấm ?
4. nhân bản
Tôi giam mình
phòng nhỏ thiếu ánh đèn
hình ảnh hiền từ mẹ tôi
mộng về thăm con
giụi mắt thâm quầng soi gương
lòng bồn chồn
ôm ảnh em vào lòng
sao vội vã cấu cào ?
súng nổ vọng về
lòng hoang mang bồn chồn
đây
sàn nhẩy ánh đèn làm lóe mắt
giờ này trận địa
lính vô danh giã từ đời
me già, vợ trẻ, con thơ
ai nuôi cho
hậu phương xa !
tôi
không thể phí hoang
dầu bữa nay
tiền đầy bốp da
tôi hôn em chưa mặn nồng
tương lai đầy bất trắc !
tiễn em đi rồi
tôi như cụt bàn tay
hoa nở đẹp
không để soi mắt tôi
ai thực lòng yêu hoa sao nỡ trả giá ?
kinh nghiệm bản thân
mua bằng máu
chân phồng da sắc bén đá tai mèo
em yêu thương ơi !
dân tộc ngủ chăn bông
lạnh đêm dài
ai tưởng nhớ anh hùng vô danh
tổ quốc hèn hạ phận nghèo nhược tiểu
Tôi giam mình
phòng nhỏ thiếu ánh đèn
từ chối làm người
tình yêu
non sông cưu mang !!!
5. lưu đày
Tôi mang lưu đày
tù ngục giam đôi ngươi
ra đường là kẻ xa lạ mọi người
bản án chung thân tự tay mình ký nhận
chán chường này không thể bộc lộ cho đời
buồn phiền
làm thơ
không trồng ở đất đai
trải rộng phơi nắng
thơ tan biến
thiên nhiên bao la
xoáy vòm mất hút
ngửa mặt nhìn
trời xanh
thay chiếu làm giường
than ôi !
ai khâm liệm ai không trống kèn ?
bầu trời
mặt trăng
chỉ là trò chơi tiêu khiển
sớm muộn gì
thì em và anh cũng chán nhau !
ôm em
vui
ngủ lì buổi sáng
em yêu ơi !
cứ tự do đi đứng
vì em
anh lạm dụng ngôn từ
có em
thì anh muốn đàn muốn ca
dệt sợi thơ nuột nà
tứng da hồng thiếu nữ
đúc sắt nung đạn sáng ngời
nòng súng thép
bảo vệ biên cương tổ quốc
giấu yêu !
bảo vệ tình yêu
đôi vai cánh tay
Em gái yêu ơi
sao em dậy sớm?
tiễn nhau lưu đày
không cần luyến mến !
6. một an ủi : có một người đàn bà làm vợ ...
Tôi về ngủ đây này
nửa vòm trăng thơm mát quá
còn dẫy phố
người nào thức khép cửa ù lì
nửa khuya
tự dưng tôi thành ma hun hút bóng
qua nghĩa trang
đời mồ côi
chó sủa lạnh thau đồng
cơm cháo gì đâu
trọn ngày chưa nghĩ
nhà trọ
một nửa cho thuê lại
bớt phần nào tiền thuê
buồn ơi buồn !
đời đi lên bước xuống mấy hồi
tháng ngày đều là chúa nhật
chiều thứ bẩy
tôi bâng quớ
ờ
chiều thứ bẩy
không còn ai yêu ta
cùng dạo phố phường
lấy đêm làm ngày
muỗi đói chích nhói đau
Thế giới
ngày mai ư
bạn bè tĩnh vật
ly tách
sách vở
bản thảo
chất chồng ngun ngút
ở trần
nhử muỗi đốt lưng làm vui
no nê rồi
muổi tìm bóng tối ẩn mình
thằng bạn thương tôi
trốn phương nào ẩn dật?
Con bé yêu tôi
nằm giường cùng ai
tắt đèn ?
trốn tránh
tình yêu, áo cơm tôi thiếu
dị đồng thật rồi
nó làm vợ
tôi là chồng ?
Tôi nằm yên
đêm vẫn tối đen
ngửa mặt nằm
nhìn trần nhà
thạch sùng tặc lưỡi
than thận trách phận
ai hay tôi ?
Có tiếng người đàn bà là vợ,
người thuê chung nhà ,
nhắc tôi luôn
nước đun sôi ban chiều
nàng rót đầy bình thủy
quần áo giặt
phơi ban ngày
quên về thu cất
nàng sắp đặt thứ tự
nơi chân giường tôi chu tất
tôi
thầm cảm ơn em
tỏ bầy
liếc nhìn
qua đôi mắt đẹp tuyệt trần
nửa khuya
đàn ông
ngự trị làm chủ hình hài
ai ?
Riêng tôi
đành
từ chối,
lánh xa
tiếng thở dài
hổn hển
nhân bản
đàn bà !
VIẾT Ở XÓM ĐẠO TÂN SA CHÂU 1961-
TẶNG NGƯỜI ĐÀN BÀ, VỢ NGƯỜI THUÊ CHUNG NHÀ VỚI TÔI , CUỐI 1961.
7. vương miện của đời
GỬI ĐỖ-MAI-A
Nhũng đêm sao mọc bừng - đêm thứ bẩy
anh vào phố tìm mua áo bông mầu
không sao có mầu áo anh tìm
tím hoàng hôn tắt vội-- đường chiều em về heo hút gió
đời chán quá anh đưa em vào quán
chúng mình bơ vơ -- ghế trống quá -- hàng ba
đôi lứa đ6i thiên hạ chen đua
xương còn lại chất đầy trong bàn tiệc
kiếp ăn mày nạng chống gầy lũ lượt
tay loang lổ ghẻ Tàu miệng run đôi môi
xin lại miếng ăn thừa -- cằn cốc đá nước tan
- đời còn nhiều hứa hẹn, gặm xương thừa, gầm cầu, lề phố vắng
Những đêm sao mọc bừng -- đêm thứ bẩy
anh thôi vào phố không nhìn ăn mày
không sao có mầu áo sáng anh tìm mua
vương miện đầy sương hoa
đợi chờ bao giờ phủ lên đầu mọi người một sớm ?
đời chán quá -- anh đưa em vào phố
chúng mình bơ vơ quá -- ghế trống hàng hai
ăn mày nô lệ miếng ăn thừa
chúng mình cúi gằm ăn sao không ngửng mặt ? *
8. cho thuê nguyễn du
GỬI LỮ HỒ
Thắt nút cà vạt cổ cồn không thấy ghét bám phía sau
lên giọng thầy giảng văn chương khỏi mang tiếng học trò
mang sự lúng túng đền bù thuốc lá châm liên miên
chưa nghiện thuốc nặng sao phà hơi qua lỗ mũi
bảo đảm vợ con trưa chiều áo cơm lên giọng
gõ mặt bàn tiếng văn chương Nguyễn Du
ba trăm năm chưa hết -- còn ai khóc Tố Như ?
có chăng phường bất tài ám ảnh mượn danh tràn
thi nhân ngày xưa hẳn mặc toàn áo gấm ?
túi đầy tiền rủng rỉnh tay nào với tha nhân ?
tôi không còn cảm hứng cảm thông Kim Vân Kiều
tôi nhổ bọt vào mặt tôi chót khen thi hào
lời khen tặng mười năm ròng không đổi mới
ba ngàn câu thơ chưa làm tôi xúc động
họa chăng đôi ba câu tả thật đời lãng mạn
dăm ba điều kinh nghiệm của lần trao ái tình
một vài cảnh đẹp nước chảy qua cầu tiết Thanh Minh
mua gương Từ Hải vì ai mà lơ láo triều đình ?
một lần ẩn mặt Hồng Lĩnh tìm vần thơ ẩn chìm
và như thế đủ rồi: Nguyễn Du , một ghế ngồi thi sĩ
phủ nhận lịch sử văn chương chiều dài thơ muôn năm .
Tôi khinh tôi ra mặt cứ khen tràn cổ nhân
tôi phỉ nhổ mặt tôi thực sự phê bình Kiều danh tiếng
văn học sử tôi sổ toẹt thi hào vỏ
đại diện một góc cạnh cỏn con nhìn đời nho nhỏ
cả tên làm thơ quan lại nịnh bợ danh tướng công
mong danh tiếng mình mãi gắn bó cùng non sông
ca tụng cái đẹp vẻ hay nhà trường đổi đồng tiền
Tôi hy vọng học trò không bằng lòng lời khen giảng
áo cồn thôi vòng cổ tôi đấm bóng tôi gương soi
Cho thuê Nguyễn Du thật cần thiết không cần đòi bồi thường . * []
thơ thế phong
----------
* 2 bài này trích lại trong CỤM HOA TÌNH YÊU ( Thi tập VII / 2001 )
Hội Thơ Tài Tử Việtnam Hải Ngoại xuất bản, USA 2002 - tr 370- 372 ).
Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012
những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi - tạ tỵ - kỳ 19
NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ ĐÃ ĐI QUA ĐỜI TÔI 19
hồi ký văn học : tạ tỵ
... nguyễn đình toàn, trần phong giao, mai thảo, chủ báo nguyễn đình vượng, thanh nam, nguyễn vỹ, viên linh, phan lạc tuyên, đỗ tốn, tướng nguyễn chánh thi , phạm duy, cung trầm tưởng, mặc đỗ,
lê văn trương, đinh hùng, vũ hoàng chương, bùi giáng,
nguiễn ngu í, họa sĩ văn thanh , nguyễn xuân hoàng ...
Cũng tại quán KIM SƠN này, tôi cũng gặp Nguyễn Đình Toàn, một nhà văn trẻ, được nhà xuất bản Tự Do ấn hành , sau khi đăng trường kỳ trên nhật báo TỰ DO - đó là CHỊ EM HẢI . Theo lời của anh em hồi đó, sau khi đọc, cho rằng tác phẩm nói trên, thuộc loại ĐỢT SÓNG MỚI ! Nguyễn Đình Toàn ít tuổi * hơn tôi nhiều . Anh có mái tóc dày và [ để ] dài, khuôn mặt xương xương, và luôn đeo kính trắng. Nước da xanh mét như người bị bệnh. Thân hình anh cũng gầy guộc như không đủ sức mang cái đầu với vầng trán rộng. Nguyễn Đình Toàn chẳng những viết văn , còn làm thơ. Anh tặng tôi tập MẬT ĐẮNG , tuy không bề thế trên phương diện hình thức , nhưng nội dung thật hay . Tuy mới quen nhau, nhưng tôi mến Nguyễn Đình Toàn vô cùng, vì tính tình anh hiền hậu, ăn nói nhỏ nhẹ, khi cười miệng rộng, để lộ hàm răng trắng bóng.
Saigon coi như một trung tâm sinh hoạt văn hóa, văn nghệ - nên sự gặp gỡ nhau - giữa người này, kẻ khác không khó khăn gì. Cứ mỗi chiều thứ bẩy hay sáng chủ nhật, đi nhởn nhơ trên vỉa hè đại lộ Catinat, Lê Lợi; thế nào cũng bắt gặp những anh em quen biết. Có mấy quán nước anh em thường ngồi là LA PAGODE, BRODARD, GIVRAL và KIM SƠN. Còn quán THANH THẾ tuy có, nhưng ít, vì nằm ở vị trí hơi khuất, ít người qua lại [ hơn ] . Tuy nhiên, quán này thường là nơi gặp mặt của các ký giả.
------
* Giấy khai sinh Nguyễn Đình Toàn : 1936 . Tập viết văn từ Hànội, khoảng 1953, quê Gia Lâm. ban đầu, ký bút danh TÔ HÀ VÂN , hay làm đỏm dáng , kể cả bản thảo, nét chữ đẹp, viết bằng mực tím. Chị em Hải, tác phẩm đầu tay xuất bản năm 1961. Bạn văn đầu đời là nhà văn NHẬT TIẾN, ĐỖ PHƯƠNG KHANH, DƯƠNG VY LONG, v. v ... Sách mới xuất bản ở Hoa kỳ, Nguyễn Đình Toàn chỉnh lại năm sinh , thay vì 1936, năm sinh đúng : 1930. (TP)
------
Nguyễn Đình Toàn sống sống trong 1 khu nghèo gần Đakao. Khi trước, tôi không được biết anh sống ra sao, bằng nghề gì, nhưng từ ngày có tác phẩm và bắt đầu được chú ý , anh sống hoàn toàn bằng ngòi bút của mình. Anh viết rất ít cho tạp chí, ngoài tờ VĂN của Nguyễn Đình Vượng, do Trần Phong Giao điều hành tòa soạn và tờ VĂN HỌC của Phan Kim Thịnh . Nhưng anh có nhiều tác phẩm được ấn hành, do vậy, số tiền bản quyền cũng cung cấp cho đới sống của anh không đến nỗi quá túng thiếu. Ngoài ra, anh còn làm cho Đài phát thanh Saigon , số tiền cachets hàng tháng cũng đỡ lắm. Nguyễn Đình Toàn không hề bê tha thuốc, sái, tuy có uống rượu , nhưng chẳng bao nhiêu. Anh chỉ đam mê một thứ : đánh xì phé ! Sự đánh bài cũng chỉ chơi quanh quẩn trong vòng anh em, nhưng sự thua được, đôi khi làm cho đới sống mất thăng bằng. Nếu nói về sự nghiệp, quả thực Nguyễn Đình Toàn đã có, và được chứng minh qua những tác phẩm được ấn hành từ năm 1962 tới năm 1975.
Một chiều , tôi đi làm về, trên bàn viết có 1 bao thư đưa tay. Tôi mở ra xem thấy lá thư kèm theo 50 đồng. Đọc thư tôi mới biết là Trần Phong Giao, có ý nhờ tôi, viết bài cho số đầu của tạp chí VĂN, do Nguyễn Đình Vượng làm chủ nhiệm. Tiền nhuận bút được trả trước . Trường hợp này giống hệt Mai Thảo đã xử [ sự] đối với tôi , khi ra số đầu tờ SÁNG TẠO . Trần Phong Giao, một con người , ngoài văn tài, còn cần mẫn, chăm chỉ và cẩn thận. Trong mấy năm, anh làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn , anh lo hết mọi công việc - từ việc giao dịch với anh em, nhờ viết bài, sửa bản in, trông nom phần mỹ thuật về ấn loát- nghĩa là tờ báo có bao nhiêu việc, anh làm hết. { Còn ] Nguyễn Đình Vượng chỉ lo điều hành việc thu, chi. Mẫu bìa tạp chi Văn, do VĂN THANH trình bầy, tuy không mới, nhưng trang nhã. Mỗi số thay đổi 1 màu. Thỉnh thoảng, tôi có ghé thăm Trần Phong Giao ở tòa soạn trên đường Phạm Ngũ Lão, gần chợ Thái Bình. Nơi làm việc rất chật chội, bên trong, máy chạy ầm ầm; thế mà Trần Phong Giao vẫn bình tĩnh ngồi sửa bản in và viết. Nhiều lần tôi đến , Giao cứ để mặc tôi ngồi, cắm cúi làm việc; còn Nguyễn Đình Vượng mỗi lần nhìn thấy tôi, lại hỏi:
- Chắc cậu cần tiền, bài đâu ?
Đôi lúc, vì nhu cầu riêng, tôi cần tiền thường đến Nguyễn Đình Vượng mượn trước để tiêu, bài đưa sau. Cơ sở Nguyễn Đình Vượng rất phát đạt, vì có 1 chiếc máy in 3 màu, chạy cùng lượt. Chiếc máy này để in thuê, tuy không mấy tối tân, nhưng được cái nhỏ, dễ dùng để in lịch, bìa sách, hoặc phụ bản rất tốt.
Như đã nói, tôi không viết chuyên và đứng hẳn về 1 nhóm nào - do vậy- vấn đề viêt cho tạp chí Văn cũng tùy hứng. Trần Phong Giao luôn luôn có hậu ý, sớ nào có bài của tôi, cũng gửi tới 2 số, để tùy, muốn tặng ai cũng được. Nhưng định mệnh đã buộc Nguyễn Đình Vượng qua đời , khi tờ Văn mỗi ngày 1 thăng hoa. Bà Vượng thay chồng điều hành cả tờ báo lẫn nhà in. Trần Phong Giao tiếp tục làm thời gian, rồi nhường cho Nguyễn Xuân Hoàng , rồi đến Mai Thảo. Từ ngày không còn Trần Phong Giao , tôi ghé thăm Mai Thảo, nhưng không viết.
Sau khi SÁNG TẠO khuất bóng, Mai Thảo cùng Thanh Nam chủ trương báo NGHỆ THUẬT ra hàng tuần. Tòa soạn củng ở đường Phạm Ngũ Lão, nhưng ở phía trên, gần tòa soạn nguyệt san PHỔ THÔNG của Nguyễn Vỹ. Tờ Nghệ Thuật in bìa offset, trình bầy rất mỹ thuật, bài vở xúc tích - Mai Thảo lại nhờ tôi viết bài giùm. Vì nể anh em, tôi lại viết và cho in cả tác phẩm trừu tượng trên trang bìa nữa. Tòa soạn báo Nghệ Thuật về sau còn tăng cường Viên Linh, một nhà văn trẻ, nhưng báo chẳng tồn tại được bao lâu. Bởi vậy, làm báo dễ thôi; nhưng giữ được tờ báo sống thì khó !
Tờ ĐỜI MỚI chết, vì chủ nó làm chính trị, chứ không, còn sống dài dài; vì nó đã đi vào quỹ đạo của tâm hồn độc giả miền Nam từ bao năm trước, cũng như tờ NGÀY NAY của nhóm Tự lực văn đoàn ở ngoài Bắc vậy.
Nơi tôi làm việc [ bây giờ ] có thêm 1 nhà thơ, đó là đại úy Phan Lạc Tuyên . Tác phong của Phan Lạc Tuyên rất nhà binh. Anh thay Đỗ Tốn trông nom tờ TIỀN PHONG. Phan Lạc Tuyên dáng ngưởi hơi mập, đặc biệt mắt lé; nhưng không đến nỗi nào ! Tính tình hơi khô khan một chút, nhưng có lòng với anh em. Anh sống cuộc đời lính chiến đấu lâu rồi, mới ngồi ở văn phòng, nên đôi khi có hành động hơi cứng rắn. Cái gì không ưng ý, anh nói thẳng, chứ không quanh co, hoặc sợ mất lòng ai hết. Người ta biết tiếng Phan Lạc Tuyên qua bài thơ TÌNH QUÊ HƯƠNG , được nhạc sĩ ĐAN THỌ phổ nhạc. Sự giao du giữa tôi và Phan Lạc Tuyên ở mức độ vừa phải, không thân, không sơ. Đặc biệt, anh rất mê tranh của tôi. Anh có ghé thăm nhà tôi 1 vài lần, để xem tranh và bày tỏ cảm tưởng về lối vẽ trừu tượng, mà tôi đang thực hiện, dự tính cho cuộc triển lãm sắp tới. Anh ngỏ ý muốn mua tác phẩm với giá đặc biệt. Tôi đồng ý và chỉ xin mượn lại để trưng bầy khi có triển lãm.
Phan Lạc Tuyên tuy không nói thẳng ra, nhưng qua lời bóng gió, tôi biết anh không ưa chế độ Ngô Đình Diệm. Một hôm, anh lục tủ hồ sơ, vô tình tìm thấy 1 bài viết đả kích ông Diệm, anh biết bài đó ai viết, ở giai đoạn nào. Anh cầm xấp bài, vẫy tôi lại chỗ vắng, bảo:
- Ông ơi, tôi thấy bài này trong tủ hồ sơ, ông hủy ngay đi, nếu ai biết, chắc ông sẽ không [ được ] yên thân đâu ?
Nói xong, anh đưa xấp bài cho tôi. Nhìn chữ viết, không phải là nét chữ của tôi, mà của 1 trong những người thuộc ban biên tập chống ông Diệm dưới thời tướng Hinh - nhưng dù sao, tôi cũng phải chịu trách nhiệm. Tôi cảm ơn Phan Lạc Tuyên, xé nhỏ xấp bài, quăng vào thùng rác phi tang ! Nhưng Phan Lạc Tuyên cũng không làm chung với tôi lâu . Anh xin được thuyên chuyển qua đơn vị Biệt động quân , nhưng vẫn ở trong ngành Chiến tranh tâm lý ( danh xưng mới của Phòng 5 ).
Rồi tình hình chính trị của miền Nam dưới chế độ Ngô Đình Diệm không còn êm ả nữa. Những đợt sóng ngầm chống đối đã nổi lên, báo trước những gì sẽ xảy ra, nếu chính quyền không khôn khéo sửa đổi cho hợp lòng người. Nhưng ông Diệm quá tin váo sự ngay thẳng của mình, cũng như tinh thần chống Cộng tuyết đối của chế độ, do ông và gia đình điều khiển- nên mới đưa đên cuộc đảo chính của đại tá Nguyễn Chánh Thi , tư lệnh Nhảy Dù, và các đơn vị Biệt động quân - trong đó có Phan Lạc Tuyên, vào 1960. Cuộc đảo chính thất bại, những tay chủ chốt lên máy báy, qua tị nạn ở Cao Miên ( Campuchia) , trong đó có cả Phan Lạc Tuyên.
Kể từ ngày đó, giữa tôi và Phan Lạc Tuyên không 1 lần gặp lại. Sau những ngày tháng lưu vong nơi xứ người, không hiểu sao Phan Lạc Tuyên lại đi theo Mặt trận giải phóng, ra Hànội , và được đi Liên Xô [ Ba Lan ] học về lịch sử , và có văn bằng phó tiến sĩ. Nhưng theo ý riêng, Phan Lạc Tuyên có đi theo CS, chẳng qua vì không còn con đường nào khác, đâm lao phải theo là, là vậy !
Sau cuộc đảo chính hụt, tình hình miền Nam bắt đầu không yên, tuy nhien sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, cũng chẳng vì tình hình chính trị mà ngưng trệ, nó vẫn sinh hoạt đều đầu, coi như mọi biến chuyển đều ở ngoài nó.
Một buổi chiều, tôi và Phạm Duy ngồi uống nước tại LA PAGODE , bỗng có 1 thanh niên mặt mày trắng trẻo, trông ra dáng con nhà, từ ngoài bước vô, đến thẳng chỗ tôi và Phạm Duy ngồi. Duy cười, giới thiệu:
" Cung Trầm Tưởng ".
À, bây giờ tôi mới biết mặt. Tôi ngó Cung Trầm Tưởng, với cái nhìn thiện cảm . Tôi biết anh mới từ Pháp về, qua khó học chuyên môn do Bộ Tư lệnh Không quân gửi đi. Anh có mấy bài thơ được Phạm Duy phổ nhạc và được nhiều người hâm mộ. Tôi không biết Mặc Đỗ đã rõ mặt CTTưởng chưa, từ sau khi bài thơ của anh ta đăng trên tuyển tập ĐẤT ĐỨNG . Vì những lần gặp sau, tôi không hề nghe Mặc Đỗ nói gì về CTTưởng nữa. Qua lần gặp đầu tiên, tôi và CTTưởng không nói gì nhiều với nhau - chỉ có Phạm Duy và CTTưởng nói về tập nhạc phổ thơ được dự định in ra sao. Tôi thấy sự có mặt của mình hơi thừa, nên cáo từ. Về sau, tôi và CTTưởng có nhiều dịp gặp nhau, vì cùng ở trong quân đội. tên thật là Cung Thúc Cần, cháu gọi [ tuần phủ ] Cung Đình Vận bằng bác ruột. (....)
Vào 1 buổi tối, lúc đó cũng hơi khuya, tôi nghe tiếng gõ cửa. Trước khi mở, tôi nhòm qua cửa sổ xem là ai ? Thìa ra nhà văn Lê Văn Trương . Tôi mở cửa mời anh vô nhà và hỏi sao đến chơi muộn vậy ? Lê Văn Trương trả lời, vừa trốn ở nhà thương ra, sực nhớ đến tôi ở gần nhất, nên đến. Sau ly nước trà, tôi nhìn một Lê Văn Trương gầy guộc, nước da xanh xạm . Thật tội nghiệp !.
Anh giơ 2 cánh tay cho tôi coi những đường gân nổi to như chiếc đũa, với những nốt đen, rồi nói:
- Đệ có ý định cai thuốc phiện , nên vô nhà thương Chợ Quán cho họ thay máu, có nghĩa là họ rút hết máu cũ đi, tiêm máu mới vào. Nhưng khốn nỗi, thuốc phiện đã [ ngấm ] vào tận tủy rồi , nên dù có thay máu cũng chẳng đi đến đâu. Mỗi lần cơn ghiển đến, nó hành hạ quá sức, đệ không chịu nổi lâu hơn nữa, nên đành trốn, muốn ra sao thì ra !
Cái lối nói của Lê Văn Trương như vậy. Tôi năn nỉ anh đừng xưng" đệ" với tôi, vì tôi còn thua tuổi anh nhiều. Hơn nữa, cái sự nghiệp văn chương của anh quá lớn, làm sao tôi dám đứng ngang hàng, chứ đừng nói hơn. Nhưng anh không nghe và nhất định cứ xưng hô như vậy. Tôi đành chịu. Tôi biết tiếng Lê Văn Trương từ thuở còn đi học và cuốn MỘT NGƯỜI của anh đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm hồn tôi lúc ấy. Vào những năm 40 , tiểu thuyết Lê Văn Trương là sách gối đầu giường của tuổi trẻ. Vì mê đọc văn anh , tôi cố làm quen với 1 đệ tử của anh và nhờ đưa đến gặp anh tại 1 căn nhà gần CHÙA VUA .
Dưới mắt Lê Văn Trương , lúc ấy, tôi chỉ là 1 cậu bé con- còn anh đã trưởng thành và đang nổi tiếng - sách bán rất chạy. Sự gặp gỡ này không giống như sự gặp gỡ giữa tôi và Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, nó lạnh lùng và xa cách. Tôi nhìn Lê Văn Trương nằm hút với người bạn, chiếc khay đèn thật sang trọng đặt trên tấm thảm hoa rực rỡ. Sau 1 hơi thuốc kéo ro ro, tôi nhìn không thấy 1 sợi khói thuốc nào thoát ra ỡ mũi, miệng, [ vậy ] là nó được nuốt hết. Sau điếu thuốc đó, Lê Văn Trương ngồi dậy, đưa tay cho tôi xiết, xong, lại nằm xuống, không nói 1câu nào. Thấy nản quá, tôi kéo người bạn ra về.
Từ đó, tôi không gặp lại Lê Văn Trương, tuy vẫn đọc sách của anh. Cho tới khi vô Nam, tự anh tìm đến tôi nhiều lần, vì anh có đọc thơ và truyện tôi viết, anh cho rằng tôi viết rất sâu sắc và thơ thì hay ! Tôi cảm ơn anh, nhắc lại câuu chuyện năm xưa, anh xin lỗi - vì khi ấy, anh có nhiều người ái mộ quá, nên anh chẳng biết ai với ai ? Vào Nam, con đường người hùng của anh đã tàn rồi ! Sự nghiệp văn học của anh coi như chấm dứt - tuy anh có viết, nhưng không được đón tiếp như những năm 40 về trước. Do vậy, anh sống rất nghèo, nhưng trong nhà luôn luôn có 1 bầy mèo. Khi anh hút, chúng nằm quây quần bên cạnh, có lẽ, lũ mèo này cũng nghiện khói thuốc phiện !
Một vài lần, tôi và anh có gặp nhau tại tòa soạn SÁNG DỘI MIỀN NAM , anh Võ Đức Diên mời anh viết, để có cớ giúp đỡ anh hút tiền. Nhưng rồi định mệnh cũng lấy anh [ Lê Văn Trương ] đi trong cảnh túng thiếu cùng cực . Anh mất trong bệnh viện, ở khu làm phúc. Đám tang anh chỉ lèo tèo có vài bằng hữu đưa tiễn. Từ ngày anh mất, lũ mèo kêu gào mấy đêm, rồi cũng bỏ đi mất dạng.
Trong những bằng hữu của tôi còn 1, 2 người quái đản lắm.
Một tối, tôi đang ăn cơm, bỗng nghe tiếng trẻ con reo hò ầm ĩ cả lối ngõ. Tưởng có chuyện gì, tôi ra cửa, thấy nhà thơ Bùi Giáng - vaiđeo chiếc bị- đang quí gối lê dần đến cửa, 2 tay chắp ngang ngực, như dang cầu nguyện. Tôi chạy vội ra cửa, dìu Bùi Giáng vô nhà. Bùi Giáng nhìn tôi, như ngạc nhiên, hỏi:
- Tại sao ông nâng tôi dậy? Đến nhà ông Tạ Tỵ, phải đi bằng đấu gối, ông ta mới chịu tiếp !
Tôi biết, Bùi Giáng, 1 nhà thơ lỗi lạc; nhưng chẳng may mắc bệnh tâm trí, nên tôi thông cảm với mọi hành động, cũng như lời nói của nhà thơ. Vào trrong nhà rồi, Bùi Giáng vẫn nhất định không chịu bỏ chiếc bị trên vai xuống. Khốn khổ thay, chiếc bị là cái bao tải cũ đã rách, thòi cả quần áo, giấy tờ ra ngoài. Đã mấy lần tôi định gỡ xuống, đều bị Bùi Giáng ngăn lại. Nhân tiện đang ăn cơm, vợ chồng tôi mời Bùi Giáng ngồi ăn luôn - cái lối ăn Việtnam - thêm đũa, thêm bát, chứ có mất mát gì đâu . Bùi Giáng nhất định không ngồi vào ghế của bàn ăn, mà bưng bát cơm, ngồi phệt uống nền gạch, bắt buộc tôi cũng phải ngồi phệt xuống theo. Thế là, thay vì ngồi ăn trên bàn tôi và Bùi Giáng ngồi xệp xuống nền gạch đánh chén, còn vợ con tôi đứng bên hầu hạ. Vừa ăn, Bùi Giáng vừa nói chuyện trên trời, dưới đất, nào chuyện " mẫu thân Phùng Khánh " cùng giấc mơ kỳ dị ! ( hiện Phùng Khánh đã dâng mình , hiến đời cho đạo Phật và quyết tâm bảo vệ Phật pháp đến cùng dưới chế độ CS hôm nay ).
Bữa đó, Bùi Giáng vừa ăn vừa nói chuyện, đâu đó tới khoảng 12 giờ khuya, mới chịu vác bị ra về. Nhưng chẳng phải 1 lần, còn nhiều lần khác, mỗi lần Bùi Giáng đến, mỗi lần làm tôi bận rộn. Nhưng chẳng biết làm gì hơn là chịu đựng, vì yêu qúy những vần thơ trác tuyệt, với tác phong cúa kỳ tài :
... Thưa em rượu uống bây giờ
Là thiên cổ lụy còn trơ bên mình
Tài hoa tiếng vọng điêu linh
Phạm đan Phượng chết theo Quỳnh Như sao
Thưa em từ bữa nghiêng chào
Chớm trong đầu chợt sóng trào trường giang
Em đi rắc lá trên đàng
Cỏ xanh rì mọc suốt càn khôn kia
Muà xuân mưa rưới ruộng lìa
Về trong nắng hạ mép bìa sai bâu ...
LÁ HOA CỒN / BÙI GIÁNG
Bùi Giáng chẳng những [ là ] con người của thi ca , mà còn ở cả phạm vi triết học, nhất là giáo lý đạo Phật đã xâm nhập vào trí tuệ làm tâm hồn thi nhân lúc nào cũng choáng váng, cũng mê ngộ giữa ảo ảnh và thực tại, giữa cõi đời ô trọc và thế giới huyễn hóa nhiệm mầu, do các nhà đại tư tưởng của thế giới phác họa.
Còn người nữa là Nguyễn ngu Í [ NGUIỄN NGU Í ] . Tuy NGU Í không có những hành động giống Bùi Giáng, nhưng khi nói chuyện với anh, cũng phải hết sức chú ý- có thể nửa chừng đang vui, anh nổi cơn điên, chửi loạn lên, chửi từ tổng thống trở xuống, không biết sợ là gì !
Sau ngày 30 - 4 - 19785, một buổi sáng, anh đến thăm tôi, khi nói vài câu về tình hình mới, qua chén trà, tự nhiên lên cơn, cứ réo tên của HCM mà chửi, tôi can không nổi. Sáu hồi chửi đã miệng, anh ra về, tôi thở phào nhẹ nhõm ! Anh có thành tâm, thiện chí với tiền đồ văn học. Anh cũng là người có sáng kiến cải tiến lối viết chữ quốc ngữ, nhưng không thành công. Anh quen biết rất nhiều người làm văn học đương thời. Anh đã viết và ấn hành 1 tác phẩm mang tựa đề SỐNG VÀ VIẾT ... , nói về nhiều cây bút tên tuổi. Anh hợp tác thường xuyên với tạp chi Bách Khoa. Ngoài việc viết, vợ chồng anh còn có nghề dạy học, do vậy, đời sống vật chất không đến nỗi nào ! Nguiễn ngu Í, người miền Nam { miền Trung ] , dáng mảnh mai, nói nhanh và nhỏ, nên khó nghe. Cái điên của Nguiễn Ngu Í tuy chưa cao độ bằng Bùi Giáng ; nhưng khi lên cơn cũng lôi thôi lắm. Anh cứ lải nhải nói những chuyện đâu đâu, không dính dáng tới mình, vẫn phải nghe,nhiều lúc cực chẳng đã, phải thoái thác ra 1 việc gì đó cần phải đi, anh mới chịu ra về. Nhưng nay, Nguiễn Ngu Í không còn nữa . Sau mấy năm sống dưới chế độ CS, cơn mê tâm trí càng tăng. Tôi nghe nói, phải đưa anh đi điều trị tại Dưỡng trí viện Biên Hòa 1 thời gian; nhưng cuối cùng ôm đau, bệnh tật và uất hận cũng buộc anh phải vĩnh viễn lìa bỏ cuộc đời. Âu cũng là điều may mắn cho Nguiễn Ngu Í .
( còn tiếp, kỳ 20 )
tạ tỵ
( Nxb Thằng Mõ, San José USA 1990 - tr. 226 - 234 )
Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012
một bài báo đăng trên ' saigon daily news' viết về thế phong
một bài báo đăng trên ' saigon daily news' ( 1968)
viết về thế phong" writer goes his own way ".
people in the news
writer goes his own way
( Saigon Daily News, Sept, 13, 1968 )
The Phong is a Vietnamese novelist and poet. He has published four books in English but" OK" may be the only English word he knows.
His newest book entiled " I was an American Militiaman" is a translation from Vietnamese by
Đàm Xuân Cận , now a lecturer in literature in Australia.
The Phong considers himself an American militiaman simply because he was employed by Americans. For two years he was a lecturer in politics at the Vũng Tàu training center which produced cadres for the government's pacification program. He was thus in a vantage position to acess the chances of the program, and his book is a tough but constructive warning to the authorities concerned.
The Phong' other books published in English include a collection of poems two of which appeared in the April 1968 issue of the TENGGARA - meaning Southeast - , a literature review printed by the University of Malaya, and the publishers of TENGGARA " hope to publish more of The Phong's work in the near future ."
The 36-year-old writer, a father of two , is also well-known for this particular point : his books always appear in mimeographed form. Since 1959, his Dai Nam Van Hien Publishing Books has produced over forty books in this form, of which five have been trnslated into English.
The Phong is now an airman, working with the Press office of the Vietnamese Air Force and spends most of his time to write and" to educate my two sons so that they will be better Vietnamese citizens, or at least than their father ."
( SAIGON DAILY NEWS, NO 1432 , FRIDAY, SEPTEMBER 13, 1968 )
viết về thế phong" writer goes his own way ".
people in the news
writer goes his own way
( Saigon Daily News, Sept, 13, 1968 )
The Phong is a Vietnamese novelist and poet. He has published four books in English but" OK" may be the only English word he knows.
His newest book entiled " I was an American Militiaman" is a translation from Vietnamese by
Đàm Xuân Cận , now a lecturer in literature in Australia.
The Phong considers himself an American militiaman simply because he was employed by Americans. For two years he was a lecturer in politics at the Vũng Tàu training center which produced cadres for the government's pacification program. He was thus in a vantage position to acess the chances of the program, and his book is a tough but constructive warning to the authorities concerned.
The Phong' other books published in English include a collection of poems two of which appeared in the April 1968 issue of the TENGGARA - meaning Southeast - , a literature review printed by the University of Malaya, and the publishers of TENGGARA " hope to publish more of The Phong's work in the near future ."
The 36-year-old writer, a father of two , is also well-known for this particular point : his books always appear in mimeographed form. Since 1959, his Dai Nam Van Hien Publishing Books has produced over forty books in this form, of which five have been trnslated into English.
The Phong is now an airman, working with the Press office of the Vietnamese Air Force and spends most of his time to write and" to educate my two sons so that they will be better Vietnamese citizens, or at least than their father ."
( SAIGON DAILY NEWS, NO 1432 , FRIDAY, SEPTEMBER 13, 1968 )
Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012
những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi - tạ tỵ 18
NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ ĐÃ ĐI QUA ĐỜI TÔI 18
hồi ký văn học : tạ tỵ
- ca sĩ tâm vấn gật đầu làm bà thanh nghi , vì tình, hay vì ...
- tam ích treo cổ tự tử , quá túng thiếu, vợ con đối với anh chẳng ra gi...
- ban thăng long tan rã, vì phạm duy " ăn chè khánh hội" với vợ của em vợ ...
- trong tất cả ca sĩ việtnam, chỉ 1 mình thái thanh biết hát thôi...
-thếphong, con người rất đam mê văn học, lại cả đàn bà ...
nhà văn nghệ cách mạng muốn lành mạnh hóa văn nghệ ... lại không biết mua gương tự soi bản mặt mình ...
- tôi không biết tại sao con bé xưa huế này làm thơ lại hay thế !..., nguyên sa nói về cô bé làm thơ nào, lần đầu tiên đăng trên báo hiện đại ?
Bài thơ dài, tôi chỉ chép lại phân nửa , còn nửa dưới, Nguyên Sa chỉ dùng thơ để chửi đổng cuộc đời và coi cuộc đời là chốn mua bán ô trọc, cần ném tất cả xuống biển sâu. Nguyên Sa thay vì khóc, đã reo mừng [ thay] cho người chết, thoát được kiếp làm người ! Nguyên Sa làm báo cũng tài tử lắm, ít khi anh tới tòa soạn, mọi công việc đều giao cho Thanh Nam và Thái Thủy. Tuy chịu trách nhiệm về đường lối, cũng như sự sống chết của tờ báo mà Nguyên Sa cũng chỉ đóng góp và viết bài như các nhà văn, nhà thơ cộng tác thôi. Sự thu chi , lời lỗ ra sao; chỉ có Thái Thủy biết và nói lại vói Nguyên Sa. Vấn đề làm báo , với Nguyên Sa , hình như chỉ là cái cớ, để có dịp gặp anh em; chứ Nguyên Sa không cần tiền, vì cái cơ sở tư thục do Nguyên Sa làm hiệu trưởng đã cung cấp cho Nguyên Sa quá dư dật về đời sống vật chất.
Một chiều, tôi và Nguyên Sa ngồi uống nước ở quán CÁI CHÙA , trong tay Nguyên Sa cầm tờ HIỆN ĐẠI mới phát hành. Sau khi chuyện vãn vài câu, bỗng, Nguyên Sa nhìn tôi, hỏi:
- Ông dã đọc thơ của Nhã Ca đăng trong số này chưa ?
Tôi trả lời, chưa nhận được báo. Nguyên Sa lật trang báo, đọc cho tôi nghe bài thơ của Nhã Ca. Đọc xong, Nguyên Sa nói:
- Tôi không biết con bé xứ Huế này là ai, sao nó làm thơ hay thế ?
Từ đó, hầu như số báo Hiện đại nào cũng có đăng thơ Nhã Ca. Có lẽ tạp chí Hiện đại đã mở đường cho Nhã Ca bước vào khung trời văn học từ dạo ấy, và mấy năm sau, Nhã Ca trở thành một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Thị Hoàng, Túy Hồng và Nguyễn Thị Thụy Vũ. Nhưng mỗi nhà văn nữ đều có môi trường trưởng thành khác nhau, tuy sinh cùng thời và khởi sắc cùng không gian cũng như thời gian.
Từ ngày sống ở miền Nam, tuiy giao du nhiều; nhưng không có thời giờ để gặp gỡ. Tôi quá bận trong công việc nhà binh, lại làm việc riêng, không viết thì vẽ, không viết, vẽ, thì lại làm thơ - do vậy, hiếm có thời giờ nghỉ ngơi thoải mái. Lắm lúc nghĩ lại, thấy câu nói của anh Nguyễn Đức Quỳnh là đúng :
" .. ôm rơm chỉ nặng bụng..." - nhưng đã là cái nghiệp, bỏ cũng chẳng xong !
Tôi và Phạm Duy cùng sống ở Sài Gòn , nhưng ít khi gặp nhau. Ban nhạc THĂNG LONG mỗi ngày một thăng hoa, lại có thêm một giọng hát nữa là Khánh Ngọc. Sự gặp gỡ tuy là ít, nhưng không phải vì thế; mối giao hảo giữa tôi và Phạm Duy phai lạt. Tôi mừng cho Duy, cũng như ban Thăng Long gặt hái nhiều thành công qua các Đại nhạc hội được dân chúng yêu mến, đều qua tiếng hát Thái Thanh . Trời đã ban phát cho Thái Thanh có một làn hơi phong phú , mỗi lần tiếng hát thoát ra, như cả 1 rừng chim véo von hòa nhịp. Tiếng hát vừa cao, vừa trầm ấm thiết tha, nửa như ru, nửa như niu kéo người nghe đi vào dòng huyễn mộng ! Tiếng hát nghe có lúc như ngất đi, như chết lịm giữa một vùng âm thanh bao la, bát ngát- có lúc nó dạt dào như cơn sóng thủy triều vỗ vào chân đá, có lúc nó hồn nhiên, thanh thoát như mây trời phiêu lãng , bềnh bồng ! Ôi! tiếng hát sao mà [ kỳ diệu] đến vậy !
Ban hợp ca Thăng Long , ngoài Phạm Duy - linh hồn của nhóm - còn có Thái Hằng, Thái Thanh, Khánh Ngọc, Hoài Trung và Hoài Bắc. Tuy chơi thân với Phạm Duy, nhưng tôi yêu Hoài Bắc nhất. Hoài Bắc tính tình đôn hậu, ăn nói nhẹ nhàng, chơi với bè bạn rất lịch sự, phong nhã. Ngoài tài hát, Hoài Bắc ( Phạm Đình Chương) còn sáng tác cá khúc rất nổi tiếng như MƯA SÀI GÒN, MƯA HÀNỘI phổ thơ Hoàng Anh Tuấn; NỬA HỒN THƯƠNG ĐAU phổ thơ Thanh Tâm Tuyền trong phim CHÂN TRỜI TÍM, TIẾNG DÂN CHÀI và bản trường ca HỘI TRÙNG DƯƠNG . Thái Thanh
trong thời gian đó đã trở thành1 thiếu nữ, chứ không còn là cô bé kẹp tóc bưng phở cho khách ở Chợ Đại năm xưa. Rồi do duyên số, Khánh Ngọc kết bạn trăm năm với Hoài Bắc và sau nhiều năm tháng theo đuổi, bám víu, Thái Thanh cũng ngã vào đôi tay của Lê Quỳnh ... - khi cuộc tình giữa Hoài Bắc và Khánh Ngọc đã tan vỡ do bàn tay của Định mệnh .*
-----
* Tạ Tỵ đổ lỗi cho định mệnh an bài- chỉ là một lối nói , để bênh vực Phạm Duy - chính Phạm Duy đã tằng tịu " đi ăn chè Khánh Hội" với vợ của em vợ , hậu quả đầu tiên làm tan nát 1 gia đình, sau ,tới ban Thăng Long . Nhờ sự độ lượng, khoan dung, chiu đựng tuyệt vời hiếm có 1 người vợ đối với chồng, Thái Hằng đã khuyên can em vợ ( Phạm Đình Chương ) tha thứ anh rể, không đưa ra tòa . Rồi Khánh Ngọc đi du học ở Hoa kỳ, gặp người chồng tốt sau này , hiện nay sống hạnh phúc ở Mỹ . Sau 1975, khi Phạm Duy viết Hồi ký ( in tại Hoa Kỳ) cũng phải tự thú nhận tội lỗi , nhưng ' tội lỗi thú nhận trước bình minh' , chỉ đâu đó không quá ít dòng chữ . (TP).
-------
Từ ngày Khánh Ngọc dứt áo ra đi khỏi ban Thăng Long, để lại 1 khoảng trống không bao bít nổi ! Cũng kể từ ngày đó, Hoài Bắc mang tâm sự u hoài, đi tìm lãng quên trong men rượu; nhưng men rượu cũng không đủ sức làm Hoài Bắc nguôi ngoai phiền muộn, một thứ phiền muộn ray rứt mỗi đêm không ngủ, một mình một bóng với nhớ thương chen lấn hờn giận, như độc tố ngấm dần vào cơ thể làm chết lần mòn nguồn sống . Chỉ còn 1 cách , dìm mình vào hương khói quê nâu, may ra mới thoát ! Phù Dung tiên nữ có đôi tay mầu nhiệm , đã ru biết bao nhiêu tâm sự chán chường, bước vào vùng trời quên lãng !
Sau khi cuộc tình tan vỡ, Hoài Bắc không sống cô đơn lâu dài, có nhiều vóc dáng đàn bà đã đi qua cuộc đời đau khổ ấy.
Riêng Hoài Trung ( Phạm Đình Viêm) ít bị xáo trộn, về vấn đề tình cảm. Bên cạnh ban Thăng Long, còn có gia đình Phạm Đình Sỹ với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh . Phạm Đình Sỹ là anh ruột của Hoài Trung, Hoài Trung là anh cùng cha khác mẹ với Hoài Bắc, Kiều Hạnh là chị dâu. cái gia đình này có đời sống riêng biệt, nên hình như, không dính líu gì về chuyện riêng tư của ban Thăng Long. Kiều Hạnh, một nữ kịch sĩ có tài, đóng được rất nhiều vai [ diễn]. Tính tình hiền hậu, nét đẹp thùy mị, vẻ đoan trang cúa ngươi đàn bà đông phương. Nhưng hôm nay, Kiều Hạnh không còn nữa, đã vĩnh viễn đi vào cõi hư vô, sau nhiều năm sống dưới chế độ... CS tại miền Nam.
Vì câu chuyện Phạm Duy + Khánh Ngọc- 1 thời gian sau - ban hợp ca Thăng Long không còn ở chung tại tòa biệt thự ở đường bà huyện Thanh Quan nữa; mà phân tán thành các đơn vị nhỏ. Hoài Bắc sống chung với đứa con trai, vẫn đi hát cho đài phát thanh và các phòng trà mỗi tối. Ban Thăng Long mất dần uy thế.
Khi trước, nhờ có Phạm Duy lèo lái, ban Thăng Long đã có nhiều dịp xuất ngoại. Đi đâu, đến đâu , đều được tiếp đón nồng hậu. Tróng 1 chuyến viễn du trình diễn tại Philippimes do Quân đội [ làm trưởng đoàn ] hướng dẫn * , ban Thăng Long chỉ đi cò người: Phạm Duy và Thái Thanh. Còn Lê Quỳnh có mặt trong ban vũ của Hoàng Thư. Ngoài ra, còn có nhiều nghệ sĩ thuộc các bộ môn dân ca, có cả
Hồ Điệp ngâm thơ. Sau buổi trình diễn tại sân khấu 1 đại học, các chuyên viên về âm nhạc Philippines, họ nói với nhau :
" Trong tất cả các ca sĩ Việtnam, chỉ có 1 mình Thái Thanh biết hát thôi !".
------
* nếu tôi không nhầm, chính trung tá Tạ Tỵ, Biệt đoàn trường văn nghệ thủ đô , hướng dẫn phái đoàn qua Manila trình diễn, sau đó còn sang Tokyo ( Nhật bản) nữa, thì phải ? (TP) .
------
Ai cũng biết Phi luật tân ( Philippimes) là xứ của âm nhạc. Cây đàn Hoki-Lili là 1 nhạc khí thông dụng cho cả trẻ con, lẫn người lớn tại xứ này. Cũng may câu nói đó, rất ít người được nghe, do vậy, không khí của Đoàn văn nghệ [ VN] xuất ngoại vẫn vui vẻ. Ngay cả Thái Thanh cũng không biết về lời phát biểu này; nhưng tôi tin, sẽ có người nói lại. Đài Vô tuyến truyền hình Phi luật tân có mời Đoàn chơi một show, cho toàn nước Phi, được biết tài năng, đặc tính nền văn nghệ Việt Nam, xuyên qua các bài hát, câu thơm điệu múa.
***
Từ ngày thôi làm báo ĐỜI MỚI, rồi NGUỒN SỐNG MỚI , tôi và Hoàng Trọng Miên ít gặp nhau. Một buổi tối, có lòng nhớ, tôi đến thăm Hoàng Trọng Miên . Khi đến, tôi gặp 1 người có 1 dáng điệu tráng kiện, trắng trẻo, bận đồ soọc trắng , trông có vẻ trí thức- đang ngồi nói chuyện với HTMiên ở phòng khách. Thấy tôi đến, HTMiên đứng dậy, giới thiệu:
- Đây, Thanh Nghị, anh ruột tôi.
Tôi nhìn Thanh Nghị bằng con mắt ngạc nhiên, vì trông trẻ hơn HTMiên nhiều. Đã có lần HTMiên cho tôi biết, có người anh đang soạn bộ tự điển, đồng thời ông ta chưa có vợ, và đang mê nữ ca sĩ
Tâm Vấn . HTMiên vừa nói vừa cười , có vẻ như chê tư cách người anh. Riêng tôi, không có ý kiến, tuy tôi đã được nghe nhiều người nói về sự phục vụ của nhà trí thức Thanh Nghị đối với ca sĩ Tâm Vấn. Mỗi lần Tâm Vấn đến Đài phát thanh hát, Thanh Nghị dùng xe đưa đón đi, về và chầu chực, nhiều khi, cả nửa ngày ở ngoài xe, mà không hề than van! Ít lâu sau, Tâm Vấn trở thành bà Thanh Nghị , mưa dầm lâu cũng lụt, là vậy !
Sau vài câu chuyện vãn , Thanh Nghị ra về; còn tôi và HTMiên [ thì sau đó] Miên rủ tôi lại thăm Tam Ích. Tôi biết tiếng Tam Ích lâu rồi, anh học rộng,chịu đọc sách, tinh thần khuynh tả. Anh thường viết bài nhận định về văn học, hay trích dẫn văn danh nhân, để chứng tỏ tài học của mình. Tam Ích sống bằng nghề dạy học. Trước khi gặp Tam Ích, HTMiên nói sơ qua cho tôi biết về gia cảnh, tính nết ra sao ? Tam Ích có người vợ Tàu lai, anh lại là đệ tử nàng Tiên nâu, [ thế mà] tính tình vẫn rất kiêu bạc, không thích ai là không tiếp, dù cho anh có ở nhà đi nữa.
Nhà của Tam Ích lúc ấy ở con hẻm giữa Võ Tánh và Phạm Ngũ Lão* . Đến nới, nhìn vào, tôi thấy 1 tủ sách, tòan những cuốn sách đóng bìa da, chữ mạ vàng. Như vậy, Tam Ích là người đọc và quý sách. Khi được thông báo, Tam Ích từ trong nhà đi ra, anh mặc bộ bà ba trắng, dáng người mập mạp, nước da xỉn xỉn, khuôn mặt hơi thô với đôi lưỡng quyền cao và chiếc miệng khá rộng.
------
* Nhà của Tam Ích, khi ấy, ở trong hẻm Lê văn Duyệt ( nay Cách mạng Tháng 8 , khúc ngã 3 Nguyễn Du ) thông qua Võ Tánh. (TP) .
---------
Sau lời giới thiệu nồng nhiệt của HTMiên , Tam Ích tiếp tôi như 1 người bạn quen từ lâu. Anh nói đến các trào lưu văn học tây phương và đợt sóng mới, lại đề cập cả triết học. Anh nói thao thao bất tuyệt như giảng bài. Tôi và HTMiên chỉ ngồi nghe,. có lẽ biết mình đi quá đà, anh ngưng lại, hỏi tôi [ về ] hội họa và các trường phái. Qua câu chuyện hội họa, tôi biết Tam Ích không mấy để ý đến ngành này, chỉ chuyên chú vào văn học, triết học. Tôi liếc mắt nhìn vào tủ sách, thấy cuốn LE CAPITALISME dày cộm, đặt bên cạnh các cuốn của Marx, Engels! Tôi biết anh đã đọc và nghiên cứu về Đệ Tam chủ nghĩa . Anh đã chịu ảnh hưởng và bị chi phối. Do vậy, các bài anh viết đều có khuynh hướng thiên tả, tuy không quá lộ liễu. Dù muốn, dù không, sau nhiều lần giao tiếp với anh và trở nên thân thuộc, tôi phải thừa nhận Tam Ích, con người có tài, đọc nhiều, hiểu rộng; nhưng oan trái thay, chỉ vài năm sau, anh dọn nhà đi nơi khác- ít khi tôi và Tam Ích có cơ hội gặp nhau. Bỗng 1 buổi nghe tin Tam Ích đã treo cổ tự tử, bằng cách [ đứng lên trên] chồng sách quí ở dưới chân, [ đạp ra] cho thân xác treo lơ lửng trên chiếc đà ngang, đến chết !
Đám tang Tam Ích, tôi có đưa tiễn tại Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Tôi được Hoàng Trọng Miên cho biết, vì quá túng thiếu - hơn nữa vợ con đối với Tam Ích chẳng ra gì - nên Tam Ích mượn sợi dây oan nghiệt đễ giã biệt cuộc đời !. Sau khi ném 1 bông hoa và cục đất xuống huyệt, để chào vĩnh biệt Tam Ích; tôi ra về với Lê Ngộ Châu , lúc đó đang làm chủ nhiệm tờ BÁCH KHOA. Châu bảo tôi:
-... cậu phải làm 1 bài thơ khóc Tam Ích, vì lúc sống, Tam Ích quí cậu lắm !
Tôi nghe lời , làm bài thơ đăng vào số Bách Khoa mới nhất. Bài thơ không dài lắm; nhưng lâu ngày, tôi quên nhiều đoạn, chỉ nhớ vài câu :
Tam Ích , Tam Ích hồn đi đâu ?
Nếu trở lại mai sau
Xin đừng về chốn cũ
Lưới nhện dã giăng sầu ...!
Nói cho đúng, sự nghiệp văn học của Tam Ích không để lại cho cuộc đời được bao nhiêu; nhưng ai biết anh, đều cảm phục thái độ sống và cái học, cái đọc của anh qua sách vở ...
***
Tôi vẫn vẽ tranh để chuẩn bị cho cuộc Triển lãm lần thứ 2 tại Sài Gòn, được dự định vào 1961- nghĩa là theo chu kỳ - cứ 5 năm 1 lần. Phương pháp vẽ của tôi bắt đầu thay đổi. Tôi cảm thấy trường họa lập thể đã già rồi và cái chiều hướng thứ tư ( 4 ème dimension) không còn mấy quyến rũ - hơn nữa, cái trường họa này vẫn phải tựa vào con người, cũng như sự vật- mới có tác phẩm- trong khi đó, một trường hợp mới ra đời sau Đệ 2 thế chiến đang phát triển mạnh- đó là trường trừu tượng ( abstraire. )
Trường họa này có điểm đặc biệt là không tựa vào cái gì để có, để tạo nên tác phẩm. Nó hoàn toàn tự do, nhưng cũng vô vàn khó khăn - khi muốn có 1 tác phẩm đẹp. Nó là sáng tạo. Nó là sự thanh thoát mở đường cho mỗi cá nhân họa sĩ, tùy theo bản ngã, tài năng riêng biệt, để tạo [ra] một thế giới riêng , thật riêng biệt- ngay cả người tạo ra nó cũng biến thành người thưởng ngoạn đầu tiên của công trình khám phá do chính mình xây dựng. Còn đứng về phía người xem tranh, yêu hội họa; nó giải phóng tầm nhìn, nó không bắt người yêu tranh phải lệ thuộc vào hoạ sĩ - mà người yêu tranh cũng là kẻ sáng tạo, khi đứng trước bức tranh, để tỉm hiểu, mình đã nghĩ gì về nó, nó đã gợi cho mình những ấn tượng nào khả dĩ chấp nhận được ?
Theo ý riêng, tranh trừu tượng là chiều sâu thăm thẳm của suy tư, muốn nắm được nó, họa sĩ phải có tài năng vững về chuyên môn; họa may, mới có thể tung hoành nét bút, nét dao trên mặt vải. Những hình thể và màu sắc chứa đựng trong họa phẩm, không thể thiếu, cũng không thể thừa. Tất cả đều phải gắn bó với nhau, như 1 tòa kiến trúc, không thể tháo gỡ được. Có nhiều người hiểu lầm, tranh trừu tượng muốn vẽ sao cũng xong, miễn khuôn vải được che kín bởi hình thế và màu sắc. Nghĩ vậy không đúng ! Những gì có trong 1 họa phẩm trừu tượng, người ta không thể làm hơn và kém đi - nếu không - tấm tranh chỉ còn cách đem vứt bỏ. Quả thực mấy chục năm cầm bút vẽ trong tay, tôi chưa thấy lối vẽ nào khó hơn vẽ tranh trừu tượng. Nhưng dù khó đến đâu, đứng trước trào lưu tiến hóa , tôi vẫn cứ phải lao vào, như con thiêu thân ném mình vào lửa ! Cũng may nhờ 1 phần vào tuổi còn trẻ, một phần, mỗi tháng có 1 số lương nhất định để nuôi sống gia đình - do vậy - tôi yên tâm sáng tạo, nếu có thất bại ! Nhưng sự làm việc về hội họa của tôi cũng không thường xuyên, khi nào có hứng thì vẽ, bằng không, để thì giờ làm chuyện khác.
***
Có những buổi sáng chủ nhật, tôi thường la cà tại phố Lê Lợi, đôi khi ngồi quán KIM SƠN uống cà phê, tán dóc với vài ba người bạn. Chính tại nơi này, tôi đã gặp Thế Phong. Khi đó, anh đang chủ
trương nhà xuất bản ĐẠI NAM VĂN HIẾN . Sách của nhà xuất bản này đặc biệt in bằng máy rô-nê-ô ( ronéo) , và do Thế Phong vừa biên soạn, vừa đánh máy. Sau khi in ra, chính tay anh mang đi phát hành. Tất cả những gì do nhà ĐẠI NAM VĂN HIẾN xuất bản đều không mang số kiểm duyệt, tức in lậu. Thế Phong thường được các nhà văn trẻ gọi đùa là : nhà văn nghệ cao bồi - vì anh có cái tướng trông ngang tàng, bất cần ai và sẵn sàng đánh lộn, nếu cần. Thế Phong hớt tóc ngắn, lởm chởm, vì sợi tóc khô, cứng. Khuôn mặt trông khắc khổ, cặp mắt sắc sảo, với chiếc cằm nhọn. Đặc biệt anh có bàn tay 6 ngón. Thân hình tuy không to lớn, nhưng gân guốc, khỏe mạnh. Thế Phong viết phê binh rất độc. Anh không sợ sự oán giận của người bị anh phê bình, do đó anh viết cả 1 cuốn sách để nói về cuộc đời của Nguyễn Đức Quỳnh , để mạt sát người đã dìu dắt và nâng đỡ anh trong bước đầu vào khung trời văn học. Nhưng không phải Thế Phong chỉ nói và chửi người khác đâu, anh dám nói cả những thói hư, tật xấu của riêng anh nữa.
Cho đến hôm nay , tôi cũng không hiểu vì lý do nào, Thế Phong lại mến phục tôi, vì lúc nào gặp, hoặc nói về tôi, anh đều dè dặt, có vẻ giữ lời, chứ không buông thả, chửi bới tùm lum như đối với những người khác.
Thế Phong , con người rất đam mê , không những văn học mà còn đàn bà. Những người được anh mê, chắc cũng khổ tâm lắm- như Cao Mỵ Nhân và nữ sĩ Linh Bảo. Thế Phong cứ viết đại ra , không biết viết như vậy, làm hại danh dự của người khác; nhất là giới phụ nữ, nhưng hình như, anh không cần 2 chữ danh dự- anh viết, chỉ nhằm mục đích được nói hết những gi mình nghĩ.
Thế Phong còn ký dưới bút hiệu khác như: Đinh Bạch Dân, Đường Bá Bổn v. v. ...
Tên thật Thế Phong là Đỗ Mạnh Tường.
Tôi cũng không hiểu sao ,Thế Phong lại có tiền để làm công việc, mà tôi tin rất ít kết quả.
Sách in ronéo lem nhem, , chĩ còn chữ mất, lại in lậu, nên phải bàn giấu giếm, chứ không công khai như các loại sách có kiểm duyệt.
Thế Phong, nhà văn nghệ cách mạng muốn lành mạnh hóa nếp sống tinh thần qua phương tiện văn chương; nhưng có điều Thế Phong quên, trước khi muốn sửa người, hãy tự sửa mình- nghĩa là phải soi gương trước khi nhìn người khác. Tôi tin rằng, Thế Phong nay đã gần 60 tuổi trời, khi quay lại nhìn lại những hình ảnh cũ, thế nào cũng nhận ra một số lỗi lầm và ân hận !
( còn tiếp theo , kỳ 19 )
tạ tỵ
( Nxb Thằng Mõ, San José / USA - tr. 219 - 226 )
Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012
những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi - tạ tỵ - 17
NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ ĐÃ ĐI QUA ĐỜI TÔI 17
hồi ký văn học : tạ tỵ
... nguyên sa, mai thảo, hoàng anh tuấn, nhà giáo nguyễn sỹ tế, luật sư trần thanh hiệp, nghệ sĩ hoàng thư, nhà giáo nguyễn duy diễn, thái thủy, thanh nam, nguyễn minh lang, ca sĩ tâm vấn, phan lạc phúc ( ký giả lô- răng ) , cung trầm tưởng, mặc đỗ, luật sư nghiêm xuân hồng, quách thoại, đinh hùng, vũ hoàng chương, lãng nhân , đinh từ thức, (nhà báo sức mấy) TCHYA , họa sĩ duy thanh, ngọc dũng. nhạc sĩ ngọc bích ...
Từ đầu 1954, khi tôi được thuyên chuyển về Sài Gòn, ngoài thì giờ làm việc tại sở và nhưng công việc linh tinh, nhằm mục đích kiếm thêm tiền, để có phương tiện mua dụng cụ vẽ tranh. Những ngày nghỉ, tôi không đi đâu chơi và ngay cả những buổi tối rảnh rỗi, tôi ngồi trước giá vẽ để sáng tác những họa phẩm lập thể. Tôi có ý định sẽ làm việc cho tới khi nào đủ 50 họa phẩm, sẽ mở cuộc triển lãm tại Sài Gòn. Ngoài những bức sơn dầu, tôi vẽ cả loại tranh bằng bột màu ( gouache) . Loại bột mày không bền bằng sơn dầu , vẽ ít công phu hơn; nhưng nó có cái đẹp riêng, nhất là giá bán lại rẻ, dễ có người mua. Tôi làm việc một cách đều đặn, nhưng số [ lượng] tác phẩm mà tôi dự định sẽ trưng bầy, cũng phải mất 5 năm mới có thể hoàn thành- trung bình mỗi năm, tôi vẽ được 10 tấm. Khuôn khỗ mỗi bức tranh không to lắm, trừ 1 vài tấm được coi là then chốt, phải bỏ nhiều công lao, ngày giờ để thức hiện dần dần, mỗi ngày một chút, cho tới khi tác phẩm hoàn thành. Sự thực vẽ tranh theo kiểu này cũng mất đi nhiều hứng thú, vì sự mê cảm do sắc màu quyến rũ bị cắt đứt luôn luôn; nhiều lúc làm nản trí. Nhưng dù hoàn cảnh có khó khăn đến đấu, tôi cũng phải cố thực hiện cho bằng được một phòng triển lãm, như tôi đã làm tại Hànội vào 1951. Cái gì đến sẽ đến.
Phòng triển lãm 50 hoa phẩm lập thể đầu tiên tại Sài Gòn được tổ chức tại gian phòng triển lãm Sở thông tin , đầu ngã 3 Catinat + Lê Lợi. Ngày khai mạc phòng tranh thật tưng bửng rực rỡ. Nhờ có quảng cáo trên báo chí, nên trước giờ khai mạc đã có đông người yêu hội họa đứng chờ sẵn trước cửa.
Tôi nhớ, người cắt băng khánh thành là ông Trần Ngọc Châu [ Nguyễn Hữu Châu ] , chồng bà Lệ Chi, khi đó là bộ trưởng phủ Tổng thống ( anh rể bà Ngô Đình Nhu). Ông Châu mua bức tranh tượng trưng, sau khix em hết phòng tranh. Người đi xem túa vào phòng tranh, không có chỗ chen chân. Cảnh tượng này làm tôi nhớ đến không khí phòng tranh Hànội năm nào ! Trong lòng tôi vô cùng vui sướng, vì không ngờ tác phẩm của mình được hâm mộ tại miền Nam [đông ]như vậy ! Đây cũng là lần đầu tiên, dân chúng Sài Gòn, được thưởng ngoạn một lối vẽ mới, từ xưa chưa có. Trong nửa tháng mở cửa, ngày nào cũng đông người xem như vậy- tôi phải mướn 1 người thay mặt tôi , biết ngoại ngữ để giao tiếp với khách quốc tế.
Người đó, cô cháu gái của nhà văn Mặc Đỗ, dáng người khá xinh đẹp, khiến Phòng triển lãm thêm sinh động- vì chính cô cũng là 1 tác phẩm sống. Trong thời gian triển lãm, các anh em thường đến xem tranh và nhân tiện gặp nhau nói chuyện, hoặc đưa nhua qua Givral, hay Brodard uống cà phê. Nhà trhơ Thanh Tâm Tuyền ngày nào cũng có măt tại đó- chẳng phải mê tranh tôi đến thế đâu - mà Thanh Tâm Tuyền mê cô cháu gái của Mặc Đỗ. Trong thời gian này Thanh Tâm Tuyền đã khá nổi tiếng về những bài thơ tư do đăng trong SÁNG TẠO. TTTuyền tên thật là Dzư Văn Tâm, dáng người tầm thước, khuôn mặt sắc cạnh, nhất là cặp lông mày vừa rậm, vừa xếch, trông có vẻ dữ tợn và chiếc mồm khá rộng. Trông bề ngoài, anh không có vẻ gì là thi nhân; nhưng khi đã gần nhau và nghe anh nói, một giọng nói trầm ấm, thiết tha, nụ cười độ lượng; lúc đó cái chân tướng thi nhân của anh mới xuất hiện. Nhưng TTTuyền tuy yêu, mà không bao giờ dám nói thẳng với người mình yêu những lời đã sẵn có ở trong tim- mà mối tình giữa TTTuyền và cô cháu Mặc Đỗ là mối tình câm. Nó chỉ kéo dài tới ngày phòng tranh bế mạc. Nhưng tôi tin, hình ảnh cô gái đó, sẽ in đậm mãi mãi trong tâm hồn TTTuyền, dù về sau T.T.Tl ập gia đình với người yêu thơ mình cũng khá đẹp.
Công việc sửa soạn cho phỏng tranh ra đời tốn sức bao nhiêu, thì khi xong, vấn đề thu xếp mang về và giao tranh có người mua cũng tốn khá nhiều thì giờ. Số tranh còn lại, dần dà cũng bán hết, có 1 vài bức, tôi hủy đi vì chưa đạt.
Sự giao du của tôi ở miền Nam cứ nới rộng dần, vì tôi đã có chỗ đứng trên mảnh đất văn nghệ [ Sài Gòn]. Tờ Sáng tạo ra đời, do Mai Thảo chủ trương , nhưng đằng sau còn có Trần Thanh Hiệp, Quách thoại, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền và các họa sĩ Duy Thanh, Ngọc Dũng v. v. ... Tất cả tên tuổi trên đây dều chung lập trường chống Cộng, vì họ bị CS đuồi từ bắc vô nam, một số [ khi ấy] còn là sinh viên .
Mai Thảo hồi đó trẻ và dễ thương, đã đến tận nhà, mời tôi viết cho Sáng tạo. Mỗi bài viết, anh đều trả nhuân bút đàng hoàng . Tờ Sáng tạo có mặt, gây 1 không khí mới trên thị trường chữ nghĩa miền Nam. Nói cho đúng, từ ngày có tờ Sáng tạo, mới có Mai Thảo, và các anh em cùng nhóm. Tôi không thuộc nhóm nào, luôn luôn tôi ở tư thế độc lập, không bao giờ muốn nổi tiếng vì [ phải] nương tựa vào kẻ khác , hoặc bè phái. Cho tới hôm nay, tôi vẫn giữ nguyên thái độ như vậy. Có nhiều người nói, tờ Sáng tạo ra đời được , là do quỹ này quỹ nọ, quỹ kia. Riêng tôi, không cần biết, tôi chỉ biết mục đích của nó là chống Cộng và phụ6c vụ văn hóa, văn nghệ là đủ. Phải thừa nhận, tờ Sáng tạo đã có công khai phá , mở ra 1 chân trời mới cho hướng đi của văn nghệ. Nó không [ thừa ] nhận những giá trị cũ, tự nó hình thành những công trình, do sự đóng góp của nhó, anh em đồng chí hướng. Nó đã mở đường cho nhiều nhà văn, nhà thơ trẻ, nổi bật nhất là Dương Nghiễm Mậu, Nguyên Sa * v. v. ...
-----------
* Nguyên Sa gặp tôi ( đâu đó khoảng đầu năm 1960) ở hiệu sách PORTAIL trên đường Tự Do , anh cải chính là không ở trong nhóm SÁNG TẠO như tôi viết trong NHÀ VĂN HẬU CHIẾN 1950-1956 ( tập 3 trong bộ LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆTNAM 1900-1956 / THẾ PHONG ).
---------
Trong nhó, Sáng tạo, người nào cũng dễ thương; nhưng không may nhất, phải kể Quách Thoại, vừa bị lao phổi, vừa nghèo. Thơ Quách Thoại rất hay, tính tình lại hòa nhã. Một đôi lần, anh có đến thăm tôi để xem tranh, một đôi khi anh phát biểu về mầu sắc và hình thể. Qua nhận xét, tôi thấy Quách Thoại ngoài tài làm thơ, anh còn có 1 kiến thức về hội họa khá sâu sắc. Nhưng tài hoa thường mệnh yểu, Quách Thoại đã mất trong sự đau khổ và bệnh tật và túng thiếu. Anh để lại 1 khoảng trên thi đàn Việtnam từ đó. Quách Thoại dàng người tầm thước, nước da trắng do bệnh hoạn, nói tiếng [ giọng] miền Trung rất dễ mến. Đôi mắt lúc nào cũng mơ màng như đắm chìm vào trong mộng. Tuy bệnh hoạn và túng thiếu, nhưng chưa bao giờ tôi nghe thấy Quách Thoại than thở- có lẽ - giữa tôi và Quách Thoại chưa đủ độ thân để có thể tâm sự, có thể nói ra những điều thầm kín nhất, như tôi và Vũ Hoàng Chương chăng? Khi trẻ, lúc còn ở Hànội, khi túng tiền VHChương thường đến chỗ tôi làm việc, lừng lững đi vào, dáng điệu bất cần thiên hạ . Gặp, VHChương nói với tôi 1 câu quá quen thuộc:
" Ngươi có tiền đưa ta chút ít tiêu. "
Nói chỉ ngắn gọn như vậy tôi, chứ VHChương không nài nỉ, không tả oán ,trước khi nói chuyện tiền. Cũng như TCHYA, khi cần tiền, thường hỏi Lãng Nhân, khi anh làm giám đốc Kim Lai ấn quán .
( TCHYA viết thư bằng tiếng pháp , chứ ít khi gặp mặt). Lãng Nhân lạicho người cầm tiền ,bỏ sẵn vào bao thư mang đế tận nhà TCHYA. Chuyển [ kể] trên 100% là sự thực, vì anh Lãng Nhân thường đưa cho tôi xem thư của TCHYA, vì cả 2 đều coi tôi như em, vì ít tuổi.
Trong nhóm Sáng tạo, nói cho đúng, tôi không thân với ai lúc đó, chỉ có trường hợp gặp nhiều hay ít thôi. Người tôi thường gặp là Thanh Tâm Tuyền , sau đó là Doãn Quốc Sỹ; còn Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ tế, thì hoạ hoằn mới gặp, nói vài ba câu tầm phào làm vui chuyện mà thôi.
Nhưng tôi cũng chỉ viết cho Sáng tạo một cách tài tử , chứ không thường xuyên; hơn nữa, khi Sáng tạo mới ra đời, cần có những tên tuổi đóng góp để gây uy tín cho tờ báo, nhưng sau khi nó đã có chỗ đứng rồi và nhất là có nhiều tài năng mới tiếp sức, nó không còn cần đến sự trợ lực của lớp người đi trước nữa. Đó là cái luật chung của nghề làm báo, đỡ phải trả tiền nhuận bút, lại có thêm nhiều tài năng mới làm tờ báo có hướng đi hợp với trào lưu đươngt hời, dưới những mỹ tự, nhằm ngụy trang lòng tham của các vị chủ báo. Bây giờ cũng vậy !
Vào đến miền Nam, tôi mới quen nhà văn Mặc Đỗ . Trông bề ngoài, Mặc Đỗ giống như công chức, nghĩa là dáng điệu rất mẫu mực, ăn nói từ tốn, đắn đo; chứ không phát ngôn bừa bãi. Nói cho đúng, Mặc Đỗ chuyên về dịch, chứ ít sáng tác. Mặc Đỗ đeo kính trắng, lúc nào mày râu cũng nhẵn nhụi, bạn rất th6n của Vũ Khắc Khoan và Nghiêm Xuân Hồng.
Mặc Đỗ và Nguyễn Mạnh Côn chuyên viết phần bình luận bằng tiếng pháp cho Đài phát thanh Saigon, còn đọc, do nữ ca sĩ Minh Trang ( Minh Trang có tú tài pháp). Mặc Đỗ không làm báo, nhưng anh có ý cho xuất bản 1 tuyển tập văn chương để minh định lập trường, lấy tên ĐẤT ĐỨNG . Anh có mời tôi tham gia vào tuyển tập đó. Tôi đóng góp 1 truyện ngắn mang tựa đề NHỮNG ĐỨA TRẺ MẤT DẠY .
Tuyển tập có chừng trên dưới 20 người viết, trong đó có 1 bài thơ Cung Trầm Tưởng. Khi tuyển tập in , [phát hành xong, Mặc Đỗ gặp tôi, ca ngợi thơ Cung Trầm Tưởng hết mình. Tôi hỏi Mặc Đỗ có biết Cung Trầm Tưởng là ai không ? Tại sao lại có thơ in trong Đất đứng ? Mặc Đỗ nói, không biết là ai, chỉ nghe nói trong ngành Không quân thôi. Sau khi nhận được bài thơ gửi đến, đọc xong, thấy hay quá, bèn cho chạy. Anh em sau khi đọc bài thơ đều khen , cho rằng Mặc Đỗ đã có mắt xanh. Từ đó, sự nghiệp thi ca CTTưởng bắt đầu và càng ngày càng chứng tỏ CTTưởng có tài năng và xứng đáng ngồi vào chiếc chiếu dành sẵn chot hi nhân. Trường hợp của Nhã Ca cũng tương tự như trường hợp của CTTưởng, nhưng người tìm ra Nhã Ca là thi sĩ Nguyên Sa, khi anh đang chủ trương tạp chí HIỆN ĐẠI.
Bước khởi đầu của tạp chí do người miền bắc điều hành là tờ Sáng tạo, ít lâu sau Hiện đại,
Văn học, Văn, Thế` kỷ 20 nối tiếp. Nguyên Sa làm thơ từ hồi còn là sinh viên ở Paris.
Một buổi, Mai Thảo đưa Nguyên Sa lại thăm tôi . Lúc đó, Nguyên Sa mới ở Pháp về còn trẻ lắm, người phốp pháp, cử chi lịch sự và còn giữ nhiều thói quen của Âu châu qua lối nói và dáng điệu. Vì sống ở bên Pháp lâu, nên Nguyên Sa ( tên thật Trần Bích Lan) đã quen nhiều lối vẽ mới, nên khi thấy tranh của tôi treo la liệt khắp vách, tường; anh không nhìn chúng với con mắt ngạc nhiên, mà còn hé lộ cho tôi thấy, nó chẳng có gì khác Âu châu, tuy là mới đối với Việtnam.
Tôi đã đọc thơ Nguyên Sa đăng trong Sáng tạo từ khi chưa gặp mặt . Thơ Nguyên Sa hay, hay lắm ! Nó không quá vồ vập, níu kéo như thơ Xuân Diệu, mà cũng không trầm lặng, kiêu bạc như thơ Huy Cận. Nó đi giừa cái cực đó. Nó vừa trẻ, vừa tha thiết, vừa lãng mạn, trữ tình dễ làm rung động tâm hồn người yêu thơ. Sáu hồi trò chuyện, trước khi ra về; Nguyên Sa tặng tôi 1 bài thơ, tựa đề NGA . Bài này được dùng thay thiếp báo hỉ, mở đầu bằng những câu :
Hôm nay Nga buồn như con chó ồm
Như con mèo ngái ngủ trong tay anh
Đôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình
Để anh giận, sao chả là nước biển ! ...
Bài thơ rất dài, Nguyên Sa đã chọn lựa từng chữ để thi ca nói hộ mình những lời tâm sự. Từ đấy, ngoài Quách Thoại, Thanh Tâm Tuyền, lại thêm Cung Trầm Tưởng và Nguyên Sa là những nhà thơ mới khởi đầu sự nghiệp từ miền Nam và sau này còn nhiều nữa với Trần Dạ Từ, Tạ Ký, Trụ Vũ ... v. v.
Sau lần gặp gỡ thứ 1 giữa tôi và Nguyên Sa, bẵng đí dạo, chúng tôi mới gặp lại nhau, khi anh làm cho tờ báo của bộ Quốc gia giáo dục, cùng với Đinh Từ Thức, tức cây phiếm luận Sức Mấy- Đinh Từ Thức, 1 nhà giáo trông dễ thương và hiền hậu. Chúng tôi gặp nhau nhiều lần, qua công việc, anh nhờ tôi giúp ophần chuyên môn, nhưng lúc ấy thật tội không thể ngờ sau này anh trở thành cây viết phiếm luận cừ khôi, rất nổi tiếng- ngay tôi cũng ham đọc, qua lối văn châm biếm , viết rất sâu sắc, dù là văn chính trị, mục đích đả phá chế độ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi và Đinh Từ Thức chỉ gặp. quen nhau tróng giai đoạn ngắn. Cả mấy chục năm về sau, không 1 lần gặp lại, nhưng anh đã để lại trong tôi những cảm tình sâu đậm không hề phai lạt.
Sáu thời gian làm thơ, dạy học, Nguyên Sa cũng thích trong tay có 1 tờ tạp chí để tung hoành. Tôi không biết tiền ta báo ở đâu mà có, chỉ biết, có 1 hôm, Thanh Nam và Thái Thủy mời tôi viết cho tạp chí HIỆN ĐẠI, có nội dung y hệt tờ Sáng tạo. Tờ Hiện đại ra đời, không nhằm mục đích tranh đua với Sáng tạo; nhưng quả thực, không hiểu vì sao , tạp chí Sáng tạo càng ngày càng xuống độc giả. Đã lâu, tôi không còn viết bài cho Sáng tạo; nhưng không phải vì thế, mối giao tình giữa tôi và anh em trong nhóm Sáng tạo phai lạt. Tôi có nghe người nói thề này, người nói thế khác, và tại sao Sáng tạo lại xuống dốc; nhưng tôi không mấy để ý, vì nó khôngt rực tiếp dính líu đến đời sống của mình. Vì hoàn cảnh đẩy đưa, Thanh Nam, Thái Thủy và Hoàng Thư chung nhau mua được 1 căn nhà ở xế nhà tôi. Thanh Nam ở trong quân đội mang cấp bậc trung sĩ, giải ngũ là thượng sĩ, làm việc tại phòng Phát thanh Quân dội. Cả 2 kịch sĩ Thiếu Lang vào Hoàng Năm cũng ở trong trường hợp y hệt Thanh Nam, còn Thái Thủy và Hoàng Thư là dân sự. Thanh Nam dáng người dong dỏng , tính tình hiền hậu, lúc ngồi viết truyện, hoặc nói chuyện đều hay rung đùi. Thanh Nam, bạn rất thân với nhà văn Nguyễn Minh Lang, người tình đầu tiên của ca sĩ Tâm Vấn. Thanh Nam rất mến phục Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương. Đã nhiều lần, Thanh Nam chung vui với Đinh Hùng và VHChương bên cạnh [ bàn đèn] nàng Tiên nâu , nhưng chỉ hút lấy vui, mượn cớ để giúp đỡ tiền nong cho VHChương và Đinh Hùng. Thanh Nam thích uống la-de, rượu thì vừa phải. Anh cũng ham làm báo lắm, ngoài tài viết văn, làm thơ. Trong thời gian chưa lập gia đình, tối nàoThanh Nam cũng đi chơi với bằng hữu tới khuya mới về. Khi về, lê gót giầy xền xệt trên mặt ngõ là vợ tôi biết ngay . Nàng nói khẽ chỉ đủ 1 mình tôi nghe;
" Đó, anh Thanh Nam đã về, lê giầy làm cả ngõ mất ngủ".
Tuy nói vậy, chứ chỉ vài phút sau, tôi dã nghe thấy tiếng thở nhẹ, đều đầu [ của nàng] chỉ riêng tôi thì mất ngủ thật !
Thanh Nam , con người đối xử rất có tình. Căn nhà anh ở thường là nơi lui tới của bạn bè, tuy ở chung với Thái Thủy, Hoàng Thư - nhưng họ ít đi chơi chung với nhau. Tôi nhớ mỗi dịp tết, Thanh Nam, thường vì tôi àm tổ chức rút bất cho vui ; nhưng trước khi ngồi đánh bài, Thanh Nam hỏi tôi, mang sang đây bao nhiêu tiền ? Nếu [ tôi] mang ít quá , Thanh Nam bảo về lấy thêm, như vẫy không bõ công ngồi. Thường thường, những tối chơi trò rút bất , đôi khi có Mai Thảo, đôi khi có cả nhạc sĩ Ngọc Bích hoặc vài anh em khác. Mai Thảo thích chơi xì phé, chứ rút bất, anh chỉ chơi - vì không còn thú vui nào khác - kể cả Ngọc Bíxch cũng vậy. Mai Thảo chơi bài, nét mặt không bao giờ thay đổi, do đó, khó mà đoán được, anh có quân tốt, xấu- còn Ngọc Bích có tài đoán bài rất giỏi, nên thua là thuộc phần tôi, có bao nhiêu tiền mang sang đều bị lột hết! Nhưng tôi chỉ chơi trong mấy ngày tết thôi, còn Mai Thảo, Ngọc Bích, Thanh Nam, coi như chôi xì phé quanh năm. Bạn xì phé còn có Phan Lạc Phúc, tức giả Lô Răng, và nhà văn Văn Quang cũng là tay chơi xì phé có hạng. Vì tính tình Thanh Nam dễ thương, nên được nhiều người mến, ngoài ra anh rất hào phóng trong vấn đề đãi ngộ bằng hữu - do vậy, Thanh Nam kiếm ra nhiều tiền, nhưng lúc nào cũng túng. Cũng vì quen biết nhiều anh em, nên Thanh Nam làm báo, cũng mời được nhiều người tham gia.
Nguyên Sa chỉ đứng tên và bỏ tiền , còn chuyện bài vở, vấn đề ấn hành đã có Thanh Nam và Thái Thủy.
Thái Thủy chỉ làm thơ thôi, nhưng không nhiều; chỉ được vài bài. Phần chính để kiếm sống, Thái Thủy làm cho Đài phát thanh Saigon, trong ban nào đó,tôi không rõ lắm. Thái Thủy, người nhỏ thó như đứa trẻ con, nhưng khôn ngoan; do vậy, tuy không có chuyên môn xuất sắc, vẫn sống được. Còn Hoàng Thư, ngoài giọng ngâm, tuy không nổi bao nhiêu, nhưng nhờ khéo ăn, ở; nên được lòng anh em. Ngoài cái giọng, Hoàng Thư không có tài nào khác. Hoàng Thư tuy ăn mặc đỏm dáng, nhưng cũng không che giấu được những nét thô kệch, không có nòi nghệ sĩ như các anh em khác. Hơn nữa, Hoàng Thư lại ít học, do đó, khi nói chuyện, anh thường để lộ ra những cái ngớ ngẩn, không am hiểu nhiều về trào lưu văn nghệ. Nhưng không phải vì thế mà anh bị anh em khinh khi, trái lại, ai cũng quí mến Hoàng Thư, vì anh không làm mất lòng ai cả.
Tờ Hiện đại còn được sự đóng góp cúa nhà thơ trẻ; Hoàng Anh Tuấn . Thơ Hoàng Anh Tuấn cũng hay và mới, thuộc loại trữ tình , dành cho lứa tuổi đôi mươi lúc đó. Đôi khi Hoàng Anh Tuấn cũng viết truyện ngắn nữa. Văn của anh gọn và sắc, có chiều sâu. Hoàng Anh Tuấn quen Nguyên Sa từ hồi ở bên Pháp. Trong lúc Nguyên Sa học triết ở Sorbonne, Hoàng Anh Tuấn học nganh điện ảnh . Khi trở về Sài Gòn, Nguyên Sa còn có cơ hội mở trường học, dạy triết; chứ Hoàng Anh Tuấn không có môi trường hoạt động; do vậy, cứ lang thang viết văn, làm thơ và đến các trường phim tạo cơ hội kiếm sống qua ngày. Ngành điện ảnh Việtnam trong thập niên 60 còn phôi thai lắm ! Các chủ hãng phim chỉ nhắm vào mục đích thương mại , nên muốn có 1 cuốn phim đứng đắn có tầm vóc quốc tế, thì khó mà thực hiện ! Nói cho ngay, dân trì miền Nam chưa có ý thức thưởng ngoạn điện ảnh theo chiều cao, chỉ nhắm vào giải trí hơn là nghệ thuật. Do vậy, tuy có học, có biết, mà Hoàng Anh Tuấn đành khoanh tay đứng đợi. Hoàng Anh Tuấn dáng người trung bình, tuy không cao bao nhiêu, nhưng có đôi mắt rất sáng và tiếng nói đi đôi với nụ cười, vừa hồn nhiên vừa kiêu sa ! Tuấn nói chuyện rất vui, đôi khi có những lời châm chọc, nhưng nhẹ nhàng, chứ không thái quá. Có lẽ, do sự bất đắc chí , học mà không hành được ,Hoàng Anh Tuấn đâm buồn bã, tuy chị Tuấn là 1 người đàn bà có học, rất thông minh, mà cũng không có cách nào giữ nổi Hoàng Anh Tuấn ngã vào vòng tay Phù dung tiên nữ trong 1 thời gian. Sau này, anh cai nghiện được, còn nhạc sĩ Ngọc Bích thì không !
Khuôn khổ tờ Hiện đại cũng hao hao tờ Sáng tạo , nôi dung cũng vầy vậy. Nó chỉ khác, tên người chủ trương và số người cộng tác. Mọi người có bài viết đều được trả nhuận bát đàng hoàng. Sau mỗi số phát hành, Nguyên Sa còn mời anh em trong ban biên tập đi ăn tại Nhà hàng Đồng Khánh ở Chợ Lớn. Sự sinh hoạt này làm tôi nhớ tờ THẾ KỶ với Bùi Xuân Uyên và Xuân Nhã ( chị BXUyên ) . Bữa ăn không có nhiều người, nên Thái Thủy đã đặt trước 1 phòng riêng, do vậy anh em tha hồ nói chuyện như ở nhà. Mỗi tháng đều có Đinh Hùng và Nguyễn Duy Diễn tham dự. Vũ hoàng Chương không có mặt bao giờ, tôi không rõ lý do, chắc tại VHChương không tham gia vào ban biên tập . Nguyễn Duy Diễn, nhà thơ, nhà giáo rất thân với Nguyên Sa. Tôi biết Nguyễn Duy Diễn từ ngày còn ở phố Nhà thờ Hànội. Diễn có đạo gốc ( Thiên chúa giáo - TP ) , tính tình hiền hậu, nho nhã. Anh thường có thơ đăng tải ở các tờ tạp chí, cũng như bài viết, nhận định về văn học, hoặc bàn về Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm .... Nhưng định mệnh không cho Nguyễn Duy Diễn được góp mặt lâu dài trong cõi nhân gian, Diễn mắc 1 chứng bệnh ngặt nghè , qua đời ở tuổi trung niên. Nguyên Sa thương tiếc lắm, lám bài thơ khóc Diễn, đăng trên tờ báo NGHỆ THUẬT do Mai Thảo chủ trương, sau khi Sáng tạo vắng bóng ;
Diễn đã chết , Diễn đã chết
Chúng tôi nhảy máu hò reo
Như những người da đen
Thế là nó thoát, thế là nó thoát
Thoát khỏi ngủ, thoát khỏi ăn, khỏi thở
Khỏi đêm, khỏi ngày, khỏi tháng, khỏi năm
Khỏi chờ, khỏi đợi
Khỏi nhìn tình ái đôi nón ra đi
Khỏi hy vọng ban mai, khỏi buồn thiu buổi tối
Thế la nó thoát, thế là nó thoát
Khỏi phải đi, khỏi phải đứng, khỏi phải ngồi
Khỏi bốn mươi giờ dạy học mỗi tuần
Khỏi viết ban đêm, khỏi đến nhà in buổi sáng
Hào quang danh vọng thả trôi sông, này nhìn vai nó nhẹ
Chiếc lưới mở rồi, thế là nó thoát anh em ôi !
Chiếc lưới mở rồi , thế là nó thoát ...
NGUYÊN SA
( Còn tiếp theo, kỳ 18 )
tạ tỵ
nguồn: Nxb Thằng Mõ, San Jose USA , 1990. tr, 208 - 218.