Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

kẻ sĩ -- truyện ngắn hồ phong ( tập thơ truyện không quân thời chiến, saigon 1974)

tập thơ truyện kq thời chiến
nxb vàng son,  saigon, 1974


                                                            k  ẻ    s ĩ
                                                          truyện ngắn : hồ phong


                                                                                      hồ phong   [i.e. kiều văn bảng 1936-     ]
                                                                                          (ảnh: Tập thơ truyện kq thời chiến)

Nước Đại hoa nổi tiếng nhiều khách phong lưu tài tử.  Chính vương Đại hoa nguyên là một nghệ sĩ, nên chốn cửu trùng vào ra, không thiếu những hào kiệt, tao nhân tuấn tú một thời.

Một đêm trăng tròn vạnh góc trời, chánh vương ngựa giá ngao du đến chốn thảo viên ngoại thành; đối cảnh sinh tình, chạnh lòng tưởng nhớ buổi hoa niên mình rồng còn bình dị một tao nhân mặc khách -- áo lam, quần hồng, khăn tơ, hài biếc, túi thơ bầu rượu; ngày thì thênh thang, cử bộ nơi đầu ghềnh cuối bãi; buổi thì nước nhược, non bồng, bút hoa một ngọn,  nghiên vàng một vuông.  Nhưng buổi hoa niên nhàn du sớm hết; chàng văn nhân tài tử phải giã từ bút nghiên, trút bỏ áo lam quần hồng, khăn tơ, hài hiếc, bắt đầu chinh y, kiếm lệnh, bình Nam, phạt Bắc, đuổi Tây-- bắt đầu những ngày dài lăn lưng vào võ nghiệp. 

 Cũng nhiều lúc dừng gươm, hồi tưởng, nhớ một thời nghiên bút, chàng gối đầu lên giáp trận, gieo vần, dệt điệu.  Tiết tấu thi ca tự nguồn mạch hồn; chàng không kêu gào, cổ võ chém giết; mà, chính là những vần điệu được viết ra dưới nhãn quan chứng nhân, nhìn rõ; biết hết ngọn nguồn, những chết chóc xót xa không cùng.   Bẩm sinh, chàng là nghệ sĩ, như sứ giả mang đời hiền triết tự thiên định, gieo rắc khắp dân gian nên những khúc giây tỉnh ngộ -- chàng dừng gươm, ngó sững tay mình, bàn tay đáng lẽ chỉ vung bút hoa, sáng tạo ngôn từ cho dân gian hát lên thành nhạc, cho tiếng hát tinh khôi làm dừng những bước chân đang đắm đuối u mê hành trình, cho nhạc nâng hồn người lên khỏi cõi triền phọc, ra khỏi biển trầm luân.  Ngôn từ thi ca sẽ qui tụ những đời người lang thang, bơ vơ, kết tinh hướng đến trực diện nhân sinh chính thống.

Nhưng hiện tại, bút hoa nghiên vàng, áo lam, quần hồng, khăn tơ, hài hiếc; chỉ còn là một quá vãng mù xa dịu dàng.

Hiện tại, đời chàng là mão thép, giáp bào, kiếm lệnh.  Và những chuyến tung hoành, những lần chinh phạt; chính những chiến công lẩu lừng: đông, tây, nam,, bắc đã đưa chàng lên ngôi chánh vương Đại hoa, trước bao cặp mắt thèm thuồng, mơ ước của các đồng ngũ đồng thời.

Nhưng khó nguôi quên quá vãng đời mình, khó thay đổi huyết tinh một giòng, trên ngôi cao, lầu son, gác tía, trên chót vót võ nghiệp --đôi khi chánh vương vẫn bồi hồi tưởng nhớ thời bút hoa, nghiên vàng, áo lam, quần hồng, khăn tơ, hài hiếc, đàm đạo với tao nhân, ngâm nga cùng mặc khách, tha thẩn rong chơi tận ngoài vòng cương tỏa.

Trăng đã lên cao, chánh vương truyền cho xa giá dừng lại, và truyền bầy ẩm tiệc giữ thảo viên, dùng trà quê Sơn dương làm chính thức.

Khi ẩm tiệc bầy xong, chánh vương ngự xá, truyền cho văn võ bá quan tháp tùng xa giới cùng tham dự.  Riêng cận vệ, thi gươm trần loang loáng, đứng dàn hàng chầu quanh, uy nghi lẫm liệt.

Ẩm tiệc bắt đầu bằng trà quế Sơn dương,rót vào những chiếc ly bạch ngọc trắng hồng.  Thấy văn võ, bá quan đều yên lặng, chánh vương cao giọng khai từ, 

"Hôm nay trăng đẹp, trẫm muốn được cùng các khanh uống trà và mạn đàm giữa chốn thảo viên thanh tịnh này; cũng gọi là tạm quên phần nào cảnh trào môn nặng nề luật vua, phép nước.  Vả lại, ở chốn thảo viên ngoại thành này, trẫm được mạn đàn với thần nhân; mà khỏi nhìn những bản mặt xu phu, chầu rìa bổng lộc, đến quên cả nhân phẩm tựa loại ngựa, dê,  đê hạ.

Tất cả văn võ, bá quan theo hầu xa giá đều cúi đầu tỏ lòng tạ ơn thánh đế.

  Ngưng lại mốt lát, chánh vương hỏi, 
" Chẳng hay trong các khanh, có ai biết xuất xứ món trà quế Sơn dương này không ?

Hàng văn võ bá quan, nhiều người nhìn nhau, không có tiếng đáp.

  Chánh vương chờ đợi giây lâu, rồi tự giải nghĩa,
" Sơn dương là dãy núi nhỏ, rừ rừng đậm ra biển, chạy vòng ôm một khoảng bờ phẳng.  Tuy Sơn dương là núi nhỏ, không hiểm trở;nhưng ít ai dám vào, vì trong đó có loài rắn độc, chạy rất nhanh, quăng mình nhảy xa như bay; biết đánh hơi người theo hướng gió thổi.  Những người bị loài rắn này cắn, cháy đen như bị sét đánh, không thể nào chữa được.  Nhưng riêng dân chúng Giao hòa, một xóm nhỏ chài ở dưới chân Sơn dương là xuất nhập rặng Sơn dương dễ dàng. mà, không sợ loài rắn độc -- vì họ tìm được thứ vỏ cây, đã lấy nước bôi lên người; loài rắn độc ngửi thấy mùi thì lùi xa ngay.
Sơn dương là một âm thổ đặc biệt, nên sản sinh một giống quế  dị kỳ, cây thấp , thân to, cành xòe như nan quạt hương quay ra biển.

Tục truyền, cổ xưa ở bản Giao hoà, có một tiên lão cốt cách khác thường, sống kham khổ, tu hành -- đã gần 200 tuổi vẫn khỏe như tráng niên, râu tóc bạc phơ, da thắm đỏ như son Tàu.  Vì tiên lão co hạt giống trà đen, gio lên vuông thổ nhỏ ở miền Sơn dương để thử nghiệm.  Sau một ngày, một đêm; đúng lúc mặt trời mọc, hạt giống trà nẩy mầm, mầm nào cũng hướng về biển, làm như mầm nẩy trồi ở thổ, lên gặp ánh mặt trời, bị hấp lực của thủy, cong về hướng thủy; thủy thổ giao thoa, âm dương kết tạo dinh dưỡng , cây trà tăng trưởng điều hòa.

Một hôm, vị tiên lão nấu nước suối pha trà; thì màu trà đen, đục, nhấm nháp phải chau mày, vì tanh chua vị giác.  Giật mình, vị tiên lão vội múc  nước biển, nấu lên hãm trà.  Quả nhiên, ly trà xanh biếc, hương thơm bay tỏa ngạt ngào.  Thử nhấm nháp, tiên lão nghe  mùi vị  sảng khoái, lòng thanh thản tuyệt vời.

Biết vừa tìm ra thảo báu, tiên lão tiếp tục công trình nghiệm chứng.  Ngài khẩn hoang ngay vuông thổ nhỏ thứ 2, trên triền Sơn dương, gieo hạt giống trà.  Sau một ngày, một đêm; đúng lúc mặt trời mọc, hạt giống trà lại nẩy mầm lên khỏi mặt thổ, thảy đều cong hướng về phía biển.   Vị tiên lão không quên loài quế  dinh dưỡng dị kỳ ở Sơn dương -- bèn bóc vỏ quế đập nát, đem bón lên thổ trà.  Quả nhiên, gặp đồ ăn tốt, trà lên xanh um.  Đúng một tuần trăng, lá trà tới độ, tiên lão hái đem về, nấu nước biển, hãm trà trong khoảnh khắc-- nước biếc xanh, hương thơm ngào ngạ, uống vào say sưa tuyệt diệu.

Nghĩ cách làm sao để được lâu, tiên lão đem phơi, lá trà khô quăn tròn thành từng hình ống nhỏ, trông như  những thỏi đồng sống, vàng óng ánh.  Nếu đem ngâm vào nước biển nấu sôi, nước trà có màu hồng đào, vẫn giữ nguyên vị cũ; uống vào nghe nồng nàn, say sưa, sảng khoái,  tâm trí minh mẫn tuyệt với.

Từ đó, thổ dân Giao hòa theo nghề cha ông, kết nghiệp trồng trà. Và, cách trồng trà chỉ được truyền dạy cho con trai, sợ con gái biết nghề, khi lấy chồng xa, đem nghề về bên chồng; gieo trà ở thổ lạ, không có màu bón, trà mất ngon, mất thiêng. Từ đó, dân gian gọi là trà Sơn dương. Và, vì là loại thảo báu, đắt tiền; nên nhân gian chỉ dùng trà Sơn dương vào những ẩm tiệc tri kỷ.

" Nay ta đãi các khanh trà Sơn dương, cũng ngụ ý cùng nhau mạn đàm trong nghĩa tình tri kỷ.  Vậy các khanh hãy vì ta đã ngỏ; mà, sẵn lòng đáp lại hảo ý đó."

Dứt lời, chánh vương nâng ly khai tiệc. 

Hết thảy văn võ bá quan đều nâng ly ngang mặt, rồi cung kính thưởng thức.  Sau một tuần trà, chánh vươn vui, cười; mặt rồng rạng rỡ, ngâm vịnh sang sảng; tưởng chừng trái đất cũng chuyển di, sơn hà cũng biến cải.

Ngay mặt chánh vương, vị văn quan trẻ tuổi ngồi sững.  Chánh vương kịp nhận biết, cật vấn,
" Tại sao khanh có cử chỉ đó?"

Vị văn quan trẻ tuổi chân tình,
"Tâu thánh thượng; kể từ bệ kiến long nhan, đã gần ngũ niên; nay kẻ hạ thần mới được chiêm ngưỡng long nhan chính xác của thánh thượng.

Chánh vương suy nghĩ hồi lâu,  giọng thoáng buồn,  đáp lời như than thở với tri kỷ,
" Ta biết, chính ta đã ngồi quá cao, đã xa các khanh, thay vì phải có những cuộc hội kiến, mạn đàm thường xuyên với những người tâm thành, để soi sáng cái tâm của mình; để làm tròn sứ mạng thế thiên hành đạo. Nhưng cũng vì triều chính đa tạp, phép nước quá lâu đời; ta chưa cải đổi ngay được.  Ở địa vị ta, bậc thức giả sợ mang tiếng cầu cạnh vinh hoa, phú quí; không chịu đến, mà bọn xàm tấu, xu phụ, chầu rìa-- thì nhung nhúc cửa trùng, ta cố gắng nhin cho trong sáng, nghe cho thông suốt; để việc nước được công minh quả là đã mệt nhọc lắm rồi. Thật, ít có dịp nghĩ đến việc triệu thỉnh những bậc hiền nhân, danh sĩ; để đàm đạo chuyện xã tắc.

Vị văn quan trẻ tuổi nâng ly, nhắp một hớp trà; rồi hạ ly xuống.  Chánh vương ngó nhìn, vội hỏi,
" Ý chừng khanh muốn nói điều gì?"
" Việc nước không riêng gì luyện quân; việc quân không riêng gì luyện võ."

Chánh vương cười,
" Hình như khanh chưa nói hết."
" Hiện nay hoàng thượng chỉ nghĩ đến việc giặc giã, chỉ lo luyện quân binh, dùng sức mạnh võ lức làm chân nhất".
" Dẫu sao đó cũng là việc cần thiết."
" Luận việc nước là phải luận toàn bộ.  Nhìn xã tắc là phải nhìn toàn diện và thông suốt. Nếu tách ra từng phân vị, chỉ giải quyết từng phân vị, ấy là tài thô, trí thiển; không sao gọi là thế thiên hành đạo được".

Chánh vương buồn rầu,
" Khanh cứ nói tiếp, ta nghe".
" Như bọn văn thần chúng tôi, ra vào ngất ngưởng, thử hỏi làm sao quên được lễ nghĩa liêm sỉ."
" Thì ta vẫn ban lệnh phải đặc biệ chu toàn bổng lộc cho hàng văn thần".
" Thánh thượng chỉ nghĩ đến một việc chu toàn bổng lộc cho hạng văn thần , hay sao?".
" Thì hàng văn thần vốn sẵn tài ba chữ nghĩa, cứ tự ý gieo vần làm lành cho muôn dân".
" Quốc sự đâu phải việc tự ý mỗi người.  Phải tỏ rõ thiên mệnh.  Phải tìm ra hướng đi.  Phải thực hiện đồng hành.  Trong đó, kẻ sĩ thấy rõ mình là phần tử trong đồng hành, tương quan đồng đều, tổng hợp".
" Thực tâm ta chỉ muốn hậu đãi các văn nhân, kẻ sĩ mà thôi.  Còn ai muốn giúp ta điều gì, cứ tùy tiện".
" Hậu đãi không khéo sẽ thành ra biệt đãi.  Biệt đãi bừa bãi sẽ thành ra suồng sã, buông thả.  Như thế, trước mặt mọi người; những văn nhân, kẽ sĩ đều là kẻ đọa lạc, hư hỏng. Đó chính là đẩy văn nhân, kẻ sĩ ra khỏi cuộc đồng hành".
" Ta vẫn truyền lệhn: văn nhân, kẻ sĩ phải chu toàn nhiệm vụ quân binh thời loạn.  Bởi, việc quân binh hiện nay là nhiệm vụ hàng đầu"

Vị văn quan trẻ tuổi nâng ly trà Sơn dương lên môi, ngâm nga, trầm tư rất lung; mà không nói.  Chánh vương cũng nâng ly trà Sơn dương lên hớp một ngụm, có ý hối hả,
" Khanh cứ nói tiếp, đừng nên ngần ngại".

 Vị văn quan trẻ tuổi, mỉm cười, buồn bã, 
" Hoàng thượng đã hoàn toàn nhầm lẫn".
Chánh vương sửng sốt,
" Cớ sao khanh nói vậy?".
Vị văn quan trẻ tuổi bình tĩnh, tấu trình,
" Tỷ như việc quân, thuần về võ nghệ, gươm giáo; thì một văn nhân kẻ sĩ làm sao bằng một quân binh?  Đó là chưa nói cái cảnh múa rìu qua mắt thợ, làm vậy thật hài hước cho thiên hạ cười.  Đã gọi là nghề; thì mỗi người có một nghề, Bắt văn nhân, kẻ sĩ chuyên cầm bút,mài mực, sang lo việc quân binh-- trong khi họ không thạo võ nghệ, cầm gươm giáo như cầm cần câu, nón lá; thì chẳng những lố bịch; mà, còn phải coi chừng tai họa do sự vụng về cùa họ.  Thật là bắt mèo bơi sông, bắt voi nhảy cao, làm sao thành được đại sự.

" Cớ gì văn nhân kẻ sĩ không cùng với các đình thần lo việc xã tắc ?
" Giặc giã đang bốn bề, xã tắc đang đại loạn.  Triều đình chỉ nghĩ đến việc trước mắt là việc dụng quân; mà, không nghĩ rằng muốn cho việc dụng quân thành tựu vẻ vang, phải lo rất nhiều việc cùng một lúc.  Tỷ như song song với việc qui tụ muôn dân một lòng ...  Những việc đó không cậy nơi văn quan là không thông suốt. Nhưng muốn cậy được văn quan, phải thành ý, chính tâm.
" Mà tại sao hàng quan văn không đứng ra lo những việc ấy?"
" Triều đình ngày nay, bọn dê ngựa nhung nhúc.  Hàng văn quan còn nghĩ đến liêm sỉ, không thể hạ mình chen chân với bầy dê ngựa được.  Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Nhà nào nhiều chó dữ thì khách đường xa ngại ghé.  Chỗ nào nhiều dê ngựa; thì, kẻ sĩ không thể đem thân trộn lẫn, hòa đồng; phải tìm cách tránh xa.
" Cớ sao các tao nhân, mặc khác không đến với ta ?"
" Bệ hạ cao sang.  Bọn dê ngựa, khuyển mã thèm miếng đỉnh chung, tranh nhau đến quỳ dưới chân bệ ngọc, làm ô uế bệ ngọc.  Như vậy, tao nhân, mặc khách cũng kéo đến chen chân tranh nhau với dê ngựa, khuyển ãm; để kiếm một chỗ quỳ dưới chân bệ ngọc hay sao?"
"Nhưng họ là bầy tôi, thì phải đến với ta".
" Khi bao người  còn đang chầu chực vinh hoa phú quí chung quanh bệ rồng; mà, bọn tao nhân, mặc khách dấn thân đến sẽ mang tiếng là cầu cạnh, quí lụy.  Kẽ sĩ mà mang tiếng là cầu cạnh quì lụy, không dung nổi người tiết tháo, cương trực.  Làm bầy tôi phải nghĩ đến vua, phải biết giữ cho vua đừng mang tiếng không xứng ngôi cửu trùng, không xứng đại nghiệp thế thiên hành đạo."
" Khanh nghĩ sao về nghĩa vua tôi?".
" Bầy tôi,  chỉ biết trung với vua; bằng cách vua nóng thì nóng theo; vua lạnh thì lạnh theo; là bầy tôi ngu xuẩn.  Bầy tôi nhắm mắt theo vua, là bầy tôi dễ phản.  Bầy tôi, biết can ngăn, khi vua không sáng, biết xiển dương đức lớn của vua, là bầy tôi cương trực, thần dân trung kiên của xã tắc, là tinh anh của giống nòi.  Xã tắc còn, chính là nhờ những phần tử đó".
" Nhưng ngoài ngôi thiên tử, trước kia ta cũng mặc áo văn nhân với họ; sao họ lảng tránh ta?".
" Tình nghĩa văn nhân , nó mênh mông tuyệt vời; không ở đầu một ngọn lưỡi như bọn ngựa, dê; vẫn thù tạc, chén chú, chén anh; xưng tụng nhau ồn ào giữa chốn trà đình, tửu điếm."
" Khanh có đoan chắc thảy hàng văn nhân đều nghĩ thế?".
" Tôi chỉ xin nói đến bọn văn nhân chính danh mà thôi; còn bọn ngụy quân tử, bọn văn dốt, vũ dát; phương cẩu sĩ háo danh, tàng hình trà trộn-- xin bệ hạ cho phép không bàn ".

Ngừng lại một lát, thấy chánh vương còn đang chăm chú lắng nghe, vị văn quan trẻ tuổi lại say sưa, tiếp,
" Bệ hạ mới chỉ viện tình văn nhân, trách họ không đến.  Bệ hạ chưa vị tình văn nhân, mà đến tìm ai. Như thế là chỉ nhìn thấy mình, chưa thấy người.  Cái tình giữa bệ hạ với hàng
văn nhân, người thâm trầm cho là tình hờ.  Biết tình hờ mà vẫn đến là hèn hạ, bất cố vô liêm, hoặc, phường gian xảo, đâu còn khí tiết thanh cao; để được gọi là tao nhân nữa".
" Có những kẻ đã quỳ dưới chân ta, vì chút bổng lộc".
" Đời nào cũng thế, vẫn có những kẻ sĩ nạp mình làm thân khuyển mã.  Nhưng xuất thân dòng dõi khuyển mã mà nạp thân làm khuyển mã; thì còn tạm dùng được. Thậm chí, kẻ sĩ chính danh,  tự nguyện hoá thân thành khuyển mã lộn sòng đó. Thì  đích thực, chúng là gian hùng như bọn thảo khấu, bần tiện tựa ma quỉ; ngoài mặt thưa  bẩm ngọt ngào, sau lưng thì lừa, phản; bội bạc; phải canh chừng sự tới lui của chúng. Chớ thấy loài lang sói đi đứng khoan thai mà vội tưởng chúng không phải lang sói.  Chớ nên vui lòng trước bọn cong lưng, khúm núm nhất thời.  Cũng chớ nên đãi người hiền  bằng hàng loại  tiện hạ, sói lang. Bậc vương giả  thực, giả , phân hạn là ở đó."

Chánh vương nghe xong, lòng bồi hồi.  Tuy trắng đã xế đỉnh đầu, chánh vương vẫn cao giọng, truyền mang thêm trà.

Lúc ngài ngẩng lên, định mời thêm một tuần trà -- thì, vị văn quan trẻ tuổi đã cáo lui tự lúc nào. Cái thân xác nhỏ bé, gấy  cao, áo lam thụng in lên nền đêm trăng thảo viên ngoại châu thành-- như một bóng chim xa mất hút. []

   hồ phong
     SAIGON, THÁNG 10/ 1970.

        (tr.  477-  489   TẬP THƠ TRUYỆN KQ THỜI CHIẾN)

     vài dòng tiểu sử

-  tên thật: kiều văn bảng
-  sính 1936 tại hà nội (bắc bộ)
-   sống ở hậu phương từ 1946- 1952
-  tháng 8- 1954, vào nam một mình, làm nhiều nghề;
   bồi nhà hàng, kèm trẻ tư gia,  viết báo tài tử, dạy môn sử địa, 
   văn chương cấp trung học đệ 1 cấp.
-  1967, gia nhập kq, đồng hóa cấp bậc hạ sĩ 1.
-  biên tập viên nguyệt san lý tưởng (kq)

    đã xuất bản.

-  quê hương đau khổ này (truyện, 1968)
-  đồng lửa ( truyện dài, 1969)
-  mái tóc một đời ( truyện dài, 1971)
-  người phi công chưa về (truyện dài, 1971)
- cỏ cháy (đồng tác giả với thanh chương)  (thơ, 1972)
- tuyển truyện không quân ( viết chung với 4 tác giả) (1972)

   truyện trích tuyển

- kẻ sĩ  .... truyện ... trang 477 - 489
- trời còn mưa   truyện .... trang 490-  502


tiểu sử cá tác giả do nhóm, điều hợp phỏng vấn, thực hiện.

trung sĩ     kiều văn bảng    sq : 600. 595
trung sĩ 1 đỗ mạnh tường   sq 56/ 600.595.


Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

một bài thơ hay trần vấn lệ : NHỚ NHỚ NHỚ NHỚ NHỚ NHỚ ... ( newvietart.com)

nhớ nhớ nhớ nhớ nhớ nhớ ..
thơ trần vấn lệ ( los angeles)


                          nhớ nhớ nhớ nhớ nhớ nhớ...
                                                         thơ  trần vấn lệ

 "...Trần vấn Lệ là một trong những người làm thơ có sức sáng tác sung mãn nhất trong những người làm thơ (...)  [ lại] tạo cho mình một sắc thái riêng đã khó; mà, làm thơ để khác với chính mình, để vượt qua chính mình lại khó hơn ... "                 NGUYỄN  MẠNH TRINH  ( nhà phê bình văn học hải ngoại). 


                                                                    trần vấn lệ      [ 1942-      ]
                                                                                                                      (ảnh: Internet)


           Thường mà nhớ người ta không nói lớn
           nói nhỏ thôi,'Trời ạ nhớ vô cùng'
           Tôi mới vừa đọc lại bài 'Ngập ngừng'
           thấy Hồ Dzếnh nói như lời thỏ thẻ

           'Em cứ hẹn nhưng em đừng tới nhé
           để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân
           ngó trên tay thuốc lá cháy lụi dần
           tôi nói khẽ, 'ôi là sao nhớ thế ' *

           Tôi nhớ em, bao nhiêu lần không kể
           bởi nhớ hoài, khôn kể siết, thưa em !
           nhớ giống như 'cái đĩa phần mềm'
           cái đĩa đó chưa trái tim mềm nhũn?

           Nghĩ cũng ngộ, trái tim bất động
           đi đó, đi đây, bao cuộc đổi đời
           nhớ ai đó, nhớ ... bởi vì mất mát ?

           Tới bao giờ ... trái tim thất lộc
           mình mất mình, mất hơi thở, thì thôi
           từ tuổi thanh xuân đến tuổi xế đời
           người ta còn sống, còn nhớ người trong mộng!

           Hồ Dzếnh nói , cuối đời, không lúng túng'
           'Nếu chót đi em hảy gắng quay về
           tình mất vui khi đã vẹn câu thề
           đời chỉ đẹp khi còn dang dở' 
         
            Đó, hệ quả của một lòng nhung nhớ
            Đó, còn gì 'có hậu' để mà thương
            Em em ơi! tôi không hiểu 'vô thường'
            nó có phải mây ngàn phương, tan, tụ?

            Nhớ, không biết bao cho đủ
            nhớ đong đầy, tràn đó, nhớ hay mong?
            Nếu em đừng 17 tuổi sang sông
            mưa ướt áo ai, một người lính trận !

            Tôi nhớ Huế, nhớ  một chiều mình đứng
            ngó vườn cau, Nam Phố nắng vàng
            tim tím ngọn cau sướng khói bay ngang
            những người tôi thương yêu bóng-hình-sương-khói!

               trần vấn lệ

              *  thơ Hồ Dzếnh, trích từ Ngập ngừng .(chú thích: TVL)

                                                                     
                                                                        trích từ <NEWVIETART.COM  / Từ Vũ / France)
                                       

      HỒ DZẾNH (1916- 1991) tên thật Hà triệu Anh, gốc Tàu, Quảng Đông. (Trung quốc) --  sinh ở Thanh hoá ( Trung bộ) -- tác giả thi tập 'Quê ngoại';    tập truyện ngắn'Chân trời cũ  ( nhà văn Thạch Lam đề tưa)

  -  khoảng 1950 hồi cư về Hà nội - lập gia đình với vợ góa cố thi sĩ Trần trung Phương. Bà Hồng Nhật ,  chủ nhà sách Bình minh ( góc Trần quốc Toản+ phố  Huê). -- cùng chồng, nhà văn Hồ Dzếnh , làm chủ nxb, in cuốn thơ  sách đầu tiên , cũng là thi phẩm đầu tay 'Mê hồn ca' / Đinh Hùng. 

 - sách in xong chưa kịp phát hành, xảy ra biến cố  Diện biên Phủ thất thủ, dẫn tới ngày 20-7- 1954, hôi nghị Genève, Pháp chịu cắt đôi nước Việt nam. (từ vĩ tuyến 17 trở ra thuộc Việt nam dân chủ cộng hòa -- từ vĩ tuyến 17 vào Nam, Pháp  trao lại cho  chính quyền Quốc gia  -- tiền thân nước Việt nam Cộng hòa). 

- tác giả Đinh Hùng được trả bản quyền , qua một số  bản 'Mê hồn ca' , đem theo cuộc di tản vào miền Nam.

  -  Và, 'Chiều'  một bài thơ của Hồ Dzếnh,  được nhạc sĩ Dương thiệu Tước phổ nhạc, rất phổ biến.
   (Bt)
                
                                 hồ dzếnh   [i.e. hà triệu anh 1916-1991]            

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

trần hoài thư : tên cowboy 2 súng . / bài viết : lê mai lĩnh ( T.Van & bạn hữu )

trần hoài thư tên cowboy 2 súng
T.Van & Bạn hữu (usa)


                                      trần hoài thư:
                tên cowboy 2 súng
                         bài viết : lê mai lĩnh

                                                                              ( trích TUYỂN TẬP LÊ MAI LĨNH)



                                                                                      trần hoài thư    [i.e. tran quy sach 1942-  ]
                                                                     (courtesy photo: trần thị mai nguyệt)


                                                                                            trần hoài thư vu par đinh cường
Bút danh của chàng là Trần hoài Thư..., tên khai sinh của hắn là Trần quý Sách.  Trần quý Sách là một ký thác định mệnh,  ông thân sinh đặt tên] cho hắn.  Hắn biết điều đó, nên khi bắt đầu cầm bút, như một vũ khí thứ 2; hắn chơi luôn, tới luôn, tự đặt tên cho mình là Trần Hoài Thư.

'Con là một đứa con họ Trần, Quý Sách.  Vậy con phải là một gã họ Trần, Hoài Thư.  Quý Sách hay Hoài Thư thì cũng thế.. Một người nào đó 'Quý Đô-La' chúng ta  không nên sợ.  Nhưng, chúng ta phải coi chừng, phải sợ, cái con người Quý Sách hay Hoài Thư.'

Cai con người Quý Sách hay Hoài Thư này là báo hiệu của một sự khủng khiếp ghê gớm, chứng chẳng phải chơi đâu.  Và, quả đúng như thế.

'Hắn đã lên đường, đã xuống bút, đã ra tay; và,, rút súng, chơi 2 súng.  Đó là những năm cuối củ thập niên 60.  Đó là những năm mà Mai Thảo, Nguyên Sa,. Thanh Tâm Tuyền, Vũ khắc Khoan, Doãn quốc Sỹ,  v.v...  đang ngự trị chói lọi trên đỉnh cao văn học -- là những đàn anh, bậc thầy -- mà tuổi trẻ cầm bút  phải kính trọng, vì nể.   Họ khen một tiếng, chúng tôi mừng ... Thế mà với hắn, cái anh chàng Trần Hoài Thư này, thì khác.  Hắn được đàn anh, bậc thầy trọng vọng, nể nang ra mặt.  Vì, hắn đang báo hiệu một sự khủng khiếp ...'

Và, tàng tàng, đểu đều; cứ như thế -- những truyện anh xuất hiện trên [ báo, tạp chí] Bách khoa, Văn học, Văn , Ý thức, Nghiên cứu văn học, Khởi hành ... -- một thời văn học  thịnh vượng; dễ chững đã cách nay, trên [5] chục năm.

Bây giờ, ở đây, trước mặt; trên tay của qúy vị, ' Ra biển gọi thầm' , tên [một] đứa con của hắn.  Hắn là một đứa con cực kỳ khôn ngoan

'Ra biển gọi thầm'. Khôn .

Ra biển mà gào; mà la, mà thét là thua .  Thua ngay! Vì tiếng thét gào của hắn, tiếng la của hắn, tiếng thét của hắn -- so với tiếng gào thét của sóng, tiếng thét của gió, tiếng l của mưa; thì có nhằm nhò gì 'chi mô', có ăn thua gì 'chi mô'. 

Nhưng' Ra biển gọi thầm'  thì 'phê' lắm.  Rất ăn tiền .

                                              (...) - tạm lược một đọan dài . Bt)


...' Ra biển gọi thầm'  gồm 21 truyện ngắn , dày 222 trang. ( không tính cả bìa) ...  Có điều mà chúng ta không thể quên. Cái điều này nọ đã làm thay đổi một số phận.   Cái điều này nó không tha, không từ chối, phải bóng đêm đe dọa trên mỗi người chúng ta.  Tôi muốn nói tới con quái vật: chiến tranh .  Vậy, con quái vật chiến tranh; mà là chiến tranh Việt nam.  Một thứ chiến tranh không giống ai.  Một thứ chiến tranh mang quá nhiều bộ mặt ba trợn, ba que, ba xạo.  Một thứ chiến tranh mang tính chất xà-bá.  Nó không phân định lằn ranh, giới tuyến, không có hậu phương, tiền tuyến rõ ràng, dứt khoát.  Chiến tranh trên mỗi mâm cơm, từ một quả lự đạn ném vào.  Chiến tranh trên mỗi chiếc giường ân ái, từ một quả đạn pháo kích rớt xuống.  Từ một cỗ quan tài nổ tung, người chết 2 lần, do một quả mìn chôn giấu dưới mặt đất , v.v ...

                                           (...) - tạm lược một đoạn - Bt)

Vá, Trần Hoài Thư đã xuất hiện. Ngòi bút của anh là thứ ánh sáng, rọi vào trong đêm, đem ánh sáng ngày lại, phân biệt phải trái, đúng, sai; với anh, với bạn bè, cho cuộc đời phía trước.

                                             (...) - tạm lược một đoạn- Bt)

Điều sau cùng tôi muốn nói: - xin cảm ơn [sự ra đờ] của Trần quí Sách Tiếp đến, tôi cảm ơn chị Trần Hoái Thư; và, những người nữ đã điq ua đời chàng. Từ những trái tim nồng nàn của những người nữ đó, đã kết thành một Trần hoài thư, nhà văn, nhà thơ. 
  []

  LÊ MAI LĨNH
  ----
* Lê Mai Lnh , tên thật Lê văn Chính. Trước 1975, ký bút danh SƯƠNG BIÊN THÙY.. (TVan & Bạn hữu).
  
  ( TVan & Bạn hữu - USA)


               
                                                                             tác phẩm trần hoài thư in ở saigon trước  1975



                                                                          một trong nhiều tác phẩm trần hoài thư in ở huê kỳ (2004)



                                                   THƯ QUÁN BẢN THẢO do  Trần Hoài Thư + vợ, Nguyễn thị Ngọc Yến
                                                                                                tự in ấn tác phẩm;  và  văn hữu.
 Cuối năm 2012, , chị Yến  bị stroke, phải đi xe lăn-        
   chồng phải thay vợ làm công việc nhà,

                                                                                          Trần Hoài Thư  kể,
        " ... Cả năm nay Y. [Yến] chỉ quanh quẩn với xe lăn, cùng căn phòng bề bộn, thuốc men,
                 ; và, cây kiểng. Tôi phải làm những gì mà Y.  đã làm trước đây: đổ rác, dọn dẹp nhà cửa, [cả việc] viết bill ..." 

   (theo  VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG
 (Blog Du Tử Lê). 

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

" dại chốn văn chương ấy dại khôn "-- " chân dung nhà văn xuân sách " in ra bị bầm dập như thế nào? / di cảo: xuân sách [1932-2008)

chân dung nhà văn được in. ra thế nào?.
báo tiền phong hà nội 17-7-2015


              "dại chốn văn chương y dại khôn"                     chân dung nvăn xuân sách
                          in ra bị bầm dập thế nào ?
                                                      di cảo  xuân sách 
                                      
                                 TIẾN PHONG: " lần này được trích từ DI CẢO/ XUÂN SÁCH
                                     -- theo tư liêu của nhà nghiên cứu Đỗ ngọc Thạch." 



                                            xuân sách [i.e. ngô xuân sách 1932- 2008]
                                                            (ảnh: Internet)


                                                                    bìa 1:  chân dung nhà văn 
                                                                                                                           (ảnh: Internet)
 
c chân dung lần lượt xuống chiếu có nhiều cung bậc nhau.  Có bài đưa một đề, có bài đùa dai, có bài xót xa đồng cảm, có bài nghẹn ngào uất ức, có bài ' mỗi lời  là một vận vào khò nghe'.

 Ra bài nào truyền tay bài ấy, truyền khẩu ở mọi nơi, mọi lúc; ở giờ nghỉ các cuộc họp, ở các quán nước vỉa hè, ở cửa hàng bia hơi bánh tôm Hồ Tây, ở quán thịt chó Hàng Lược . Và, tất nhiên cũng đặt lên bàn các cuộc họp của ban thường vụ Tuyên huấn trung ương; và các cơ quan chức năng về văn hóa, văn nghệ, cơ quan bảo vệ văn hóa, văn nghệ.

Tôi cứ ngu ngơ như kẻ điếc không sợ súng, hay nói như nhà phê bình Vương trí Nhàn,
'ông Sách bị quỷ ám'.

Cũng có lúc bị bầm dập, tôi thấy cô đơn trơ trọi, cũng có lúc ngộ ra cái khoái cảm tuyệt vời trong sự sáng tạo văn chương, tôi lặng lẽ đi tới.

 Biết đâu, " dại chốn văn chương ấy đại khôn ". 

Ba mươi năm sàng lọc được 100 bài, 90 bài xưng tụng các anh, các chị đồng nghiệp, bài thứ 100, tôi vẽ mặt tôi.

Nhưng làm thế nào để in ra thành sách [...] .  Có người khuyên không nên in ra; mà, để lưu truyền như một thứ văn học dân gian, có khi tạo nên một dòng thơ Bút Tre vậy, tạo việc làm cho các nhà sưu khảo hậu thế.   Có người cảnh báo, từ truyền khẩu mà in ra giấy trắng mực đen củ loại thơ độc hại này là một khoảng cách chết người.  'Trăm năm bia đa, nghìn năm bia miệng', đâu chứ phải chơi! 

Còn tôi nghĩ rằng in được tập Chân dung ... là một việc khó . [...]   Mấy anh em văn nghệ ở Vũng tàu thường hòi tôi, " Anh vẫn định in tập 'Chân dung... 'chứ ?  Liệu bao giờ thì in được ? ".  Tôi buột miệng, " Năm 92  thì in được." Tôi nói vậy, bởi thường nhẩm tính : năm 30 bắt đầu viết, năm 60 in ra; vừa lúc về hưu là đẹp.  Vậy mà, sau này khi sách in ra, có nhà văn lên án tôi, "  cố ý in sách đúng vào năm kỷ niệm hội Nhà văn VN 35 tuổi là có dụng ý xấu..."  (...)

Cuối 1991, anh Hoàng lại Giang, nhà văn,trưởng chi nhánh nxb Văn học ( ở Sài gòn)  xuống Vũng tàu;

" Tôi xuống là để bàn với ông về việc in 'Chân dung ...' , ông đồng ý không? "- ông Giang vừa nói vừa cười. 
" Đừng đùa làm tôi tổn thọ" 
" Không chỉ mình ý tôi, mà trái lại, được giám đốc tôi đồng tình.  Chuyện không dễ; nhưng ông thử tính xem -- bây giờ là thời điểm sau đổi mới, văn nghệ được 'cởi trói' ...'

Việc đầu tiên là tôi nộp bản thảo để gửi ra Hà nội duyệt.  Chợt lóe lên ý nghĩ, tôi nói,
 " Gửi ra Hà nội, dù ông giám đốc là Lữ huy Nguyên, ngồi trong phòng riêng, đóng kín cửa mà đọc cũng không ổn."  -- ông ấy sẽ cảm thấy những ánh mắt thường xuyên rông nhìn vào, khiếp lắm !  Hay là, chúng ta mời ông vào trong này một chuyến đi nghỉ mát Vũng tàu, rồi chúng ta làm việc .  Ông ấy gật đầu là xong".

Hoàng lại Giang đồng ý tức thì.  Hôm sau, Hoàng lại Giang gọi điện thoại, với giọng hồ hởi, " Lữ huy Nguyên đồng ý ,sẽ thu xếp vào sớm".


                                                 lữ huy nguyên giám đốc nxb văn học
                                                                                                    (ảnh Internet)


                                        hoàng lại giang, trưởng chi nhánh nxb văn học tại tp. HCM
                                                                                                  (ảnh: Internet).


  Những năm ở Hà nội, tôi có quen biết anh Lữ huy Nguyên.  Anh tính lành, làm việc cẩn trọng, chu đáo.  Nxb Văn học do anh làm giám đốc có uy tín lớn.  Ra nhiều sách không chỉ đúng mà hay, có nhiều phát hiện đổi mới.   Nhà văn cỡ tầm tầm như tôi, mà có sách được in ở Văn học là hãnh diện lắm. 

 Trong những lần gặp anh Lữ huy Nguyên chuyện trò, chưa bao giờ tôi đả động đến Chân dung ....  Nhưng tôi biết, anh không thờ ơ với những bài 'tai tiếng' ấy -- và, anh cũng biết: nếu in nó ra, thì nó sẽ thế nào ?  Tội cũng biết 'sếp' trên anh chú ý đến tài đức anh, và việc nhấc anh lên bậc cao hơn là chuyện có thực. 

 Và, rất gần [thôi].

Khoảng một tuần sau, anh Nguyên và Giang có mặt tại nhà tôi.  Sau  một buổi chiều  cùng nhau đi dạo loanh quanh thành phố, buổi tối chúng tôi làm việc.   Tôi mời anh Lữ huy Nguyên ra bãi biển.  Ngồi trên chiếc ghế đá, dưới ngọn đèn sáng, chúng tôi thông qua từng 'bài thơ một'; và, trao đổi  một số ý kiến ban đầu.  Trong khung cảnh trời cao, biển rộng; chúng tôi chẳng e ngại điều gì, bộc lộ hết những ý nghĩ; thỉnh thoảng còn xen vào những chuyện đời, chuyện người -- và,  không thiếu những tiếng cười thú vị.  Đến khuya, chúng tôi mới quay về.

Sáng hôm sau, thêm anh Hoàng lại Giang bàn bạc, cụ thể tóm tắt như sau.  Anh Nguyên đề nghị bỏ 2 bài.  Ngoài ra, còn sửa 2 chữ ở 2 bài khác.  Tôi chấp nhận, dù hơi tiếc-- và 'điều' luôn 2 bài khác ngồi ghế dự bị vào sân cỏ. 

 Lữ huy Nguyên nói với tôi bằng giọng nghiêm túc và nhã nhặn vốn có, 
" Tôi đề nghị anh cho nxb chúng tôi được ấn hành tập thơ này.  Tôi muốn hỏi anh vài chuyện nên lề, có được không ?  "
" Vâng, mời anh".
" Nghe nói, có người nước ngoài tới mua bản thảo tập thơ ?"
" Có 2 người, một từ Nhật đến gặp tôi; một người Mỹ ". (qua trung gian)
" Họ đặt số tiền ứng trước khá lớn ?" 
" Với ta, thì thật lớn.  Tôi tính ra một nhà văn xứ ta viết được quyển tiểu thuyết 1000 trang, với chất lượng xứng tầm thời đại; thì nằm mơ cũng không nghĩ đến số tiền nhuận bút như vậy.  Người Nhật còn hứa với tôi, xin phép nhà nước Việt nam, để xuất bản hợp pháp."
" Và, anh từ chối?"
" Tôi phải từ chối, vì tôi tâm niệm phải xuất bản trong nước [trước đã] ".
Chúng tôi ôm nhau chia tay.


2 ngày sau, Hoàng lại Giang trở lại, đem theo bản thảo; [và] một tập giấy 'can' + một cây 'bút kim'.
" Cái khó nó ló cái khôn ; tôi nghĩ ta đưa vào nhà in để sắp chữ là không ổn.  Vì vậy, tôi đem giấy, bút đặc biệt này xuống , để ông viết tay.  Các bài thơ viết viết bằng chữ thường, chữ mẫu mà hồi bé chúng ta phải tập [viết] ấy.  Khi đưa vào nhà in, cứ thế, họ cho máy chạy.  Cùng lắm là ngày gọn 3000 cuốn theo số lượng mà nxb đăng ký.

Tôi bắt tay vào việc.  Nắn nót viết các thứ chữ tập viết hồi xưa ở trường làng, ông hương sư mặc áo dài thâm đứng lớp cầm tay thước gõ vào ngón tay học trò.  Gọn một ngày, tôi viết xong.

Hoàng lại Giang ưng ý, đem về Sài gòn --  la lên,
" đẹp làm sao, sau một tuần, tôi điện đi lấy sách."

Xe dừng trước nhà xuất bản, gần chùa Vĩnh Nghiêm.  Tôi không xuống vội, qua cửa kính, tôi nhìn vào trong sân thấy đông người-- trong đó có nhiều nhà văn mà tôi quen.  Họ đến mua sách của tôi, người cầm vài ba cuốn có người ôm [vào] nách hàng chồng.  Có chuyện gì vậy?  Chẳng lẽ tác phẩm của tôi  được chào đón đến vậy ư ?  Hoặc là, cái của này không nhanh tay là bị cấm, hết mua.  Tôi có một tâm trạng, một động thái kỳ cục-- nhờ một người, để cùng vào nhận sách, tiền bản quyền -- và, mua thêm đem ra; rồi quay đầu xe dông thẳng về Vũng tàu.

Trên xe, tôi nâng niu cuốn sách vừa vặn [bằng] bàn tay, giống lại sách bỏ túi -- 99 nhà văn và -- tôi nằm cùng mọi người, tuy chật chội một chút; nhưng không ai chen lấn ai, nhòm ngó ai.  Bìa cũng khá đơn giản, trên nền hoa văn li ti màu xám nhạt điểm một bông hoa màu đỏ.  Tôi giở nhanh từng trang -- chưa cần đọc lại -- vì, in đúng như bản tôi viết tay; nên không sợ mắc lỗi.  [Nhưng] đến cuối sách thì hiện ra sự cố : một tờ in dán vào, dó là 'Lời nói cuối sách' của nhà xuất bản, mà tôi chưa được biết.  Tôi xin lược ra 1 số đoạn chính,

" Đây là những ký họa  có tính cách đặc tả của Xuân Sách, những chân dung vốn đã khá phổ biến trong và ngoài giới văn học, suốt vài chục năm qua.  Tác giả không nêu đích danh một ai, nhưng dưới nét bút phác thảo, những độc giả và người làm văn học vẫn có thể nhận ra từng đối tượng.  Dĩ nhiên thể loại này thường cố ý phóng to những đặc điểm -- và khi nhìn vào những nét đặc tả ấy -- tuy mất cân đối và đôi khi phiến diện, vẫn dễ dàng nhận ra diện mạo, côt cách từng nhân vật.
Chất vui hơn và nhất là khả năng chơi chữ, có thể khiến người ta ngạc nhiên một cách thú vị; nhưng cũng có thể gây nên sự không hài lòng đây đó. 
Chúng tôi chỉ coi đây là nét tự hào của giới cầm bút, cưới đấy; nhưng cũng tự nhận ra những nét xót xa hạn hẹp của chính mình, những gì chưa vượt qua được, trên những chặng đường quanh co của của lịch sử và thời đại.  Tự soi mình, học mình, qua cách nhìn của người cùng hội cùng thuyền, lắm khi cũng hữu ích.  Cái cười trong truyền thống dân gian, vốn là vũ khí, ngày nay còn có thể là sức mạnh thúc đẩy đi tới phía trước.
... Rất mong độc giả và các nhà văn nhận ra mối chân tình trong cuộc vui của làng văn-- và lượng thứ cho những khiếm khuyết .

Một lần nữa, tôi lại  hông cảm với Lữ huy nguyên -- anh đã kịp thời dùng chiến thuật lập lá chắn phòng ngự trong bóng đá.  Còn có cách nào khác, khi đối phương có một hàng tiền đạo đông đảo và hăng hái tranh nhau bắn phá khung thành đối phương, không thương xót, cố mà phòng thủ kéo dài được thời gian không bị thủng lưới chừng nào hay chừng ấy, để có thể đưa sách ra thị trường. []

   XUÂN SÁCH

                                                 ( trích lại từ báo Tiền phong-thứ sáu 17-7-2015 )




biên tập viên chi nhánh nxb văn học tại tp. HCM,
nhà văn Nhật Tuấn viết,

...   sách chưa kịp phát hành, nhà văn Hoàng lại Giang, cho biết, " phản ứng của các nhà văn là rất lớn ; đây là điều tôi không ngờ đến.  Những nhà văn lớn có bản lĩnh, họ chịu đựng nổi , im lặng.  Còn những nhà văn tầm tầm thì lồng lộn, rất gay, yêu cầu bộ Văn hóa kiểm điểm, và thu hồi" 
Một cuộc họp của bộ Văn hóa diễn ra , với 5 đại diện:
- 3 thứ trưởng: Phan Hiền -- Huy Cận --Nông quốc Chấn.
- Vũ tú Nam, đại diện hội Nhà văn  Việt nam.
- Lữ huy Nguyên, giám đốc nxb Văn học
 quyết định thu hồi, nhưng niêm phong số bản in gồm 3000 cuốn.  
20 năm sau, cho tới tận bây giờ, số sách này vẫn bị chôn dưới gầm cầu thang  chi nhánh nxb Văn học, tại 290/ 20 Nam kỳ khởi nghĩa, quận 3, tp HCM. ...

   NHẬT TUẤN

                                       nhà văn nhật tuấn (bên trái) + anh ruột, văn sĩ Nhật Tiến ( vIệt kiều Mỹ)
                                                                              (ảnh: Internet)
 ( trích lại từ  < Google.search/ nhà văn hoàng lại giang /... > )