thơ hồ chí bửu
art2all.net
vài bài thơ hay hồ chí bửu:
không ngủ được
+ quà đầu năm cho em
+ thí dụ ...
thơ hồ chí bửu
KHÔNG NGỦ ĐƯỢC
Khi chán đời là nằm quay qua phải
cho buồng hơi đầy ắp những sân si
khi nhớ em ta nằm quay qua trái
cho buồng tim rung động thuở xuân thì.
Khi tĩnh tâm ta nằm ngay ra giữa
nhìn lên trần tìm kiếm một hào quang
tìm không thấy ta quay qua nằm sấp
đấm ngực mình cho tim vỡ làm đôi
đếm ngón tay cuộc tình phớt vội vàng.
Đếm không hết ta bật mình ngồi dậy
đấm ngực mình cho tim vỡ làm đôi
tim chẳng vỡ -- có cái gì động đậy
quay bên nào thì cũng nhớ em thôi.
LỆ CHIỀU
Đưa em đi lễ nhà thờ
hồi chuông rung gọi như chờ đức tin
Có điều gì đó lặng thinh
ra về đứng nép chờ tình Chúa trao ...
QUÀ ĐẦU NĂM CHO EM
Vài ngày nữa là bước sang năm mới
giống như ai -- vài sợi bạc lên đầu
cũng có thể ta vẫn hoài mong đợi
và mùa xuân dài như cuộc tình sầu.
Ta lưỡng lự tặng gì cho em nhỉ ?
hoa hồng ư ? hình như đã lỗi thời
tiền bạc ư ? quá`phàm phu tục tử
nữ trang ư ? lại càng chuyện dở hơi.
Ta biết em thích dòng thơ nồng cháy
vừa ngọt ngào vừa sâu lăng yêu thương
vừa thơ mộng nhưng cũng vừa hiện đại
em không ưa dùng ngôn ngữ đời thường.
Tưởng rất dễ nhưng mà không phải dễ
tặng em phải từ máu của trái tim
ta gom hết những tinh hoa trần thế
kết vần thơ khi hoa nở bên thềm.
Năm mới chúc em đẹp hơn năm cũ
má vẫn hồng -- môi hình một trái tim
mắt vẫn ướt long lanh mà quyến rũ
để diêu bông ta khỏi phải đi tìm..
BÀI THƠ CHƯA CÓ TỰA ...
Em thích sầu riêng vì mùi thơm quyến rũ
ta thích em vì da thịt nồng nàn
chuyện bình thường của phàm phu tục tử
đâu phải thánh thần mà khỏi chuyện đa đoan.
Ta trần tục nên cứ chơi xả láng
cuộc đời là vay mượn phải không em
thích thì thích chứ có gì mà ngán
đến với nhau nhứ bóng tối cần đêm.
Ta cởi bỏ những giáo điều sáo rỗng
yêu là yêu -- nhắm mắt -- bất cần
bình thường thôi đâu có gì tham vọng
khi cuộc đời này là một áng phù vân.
THÍ DỤ ...
Thí dụ tình yêu em là rượu mạnh
rượu thơm nồng nhưng cay xé đầu môi
làm ngây ngất nhưng cũng làm bất tỉnh
vừa đau tim cũng vừa rất tuyệt vời.
Ta lưu linh nên uống nhiều loại rượu
biết loại nào có chất lượng thâm sâu
biết loại nào chỉ màu mè làm dáng
uống vài ly thì đã bị đau đầu.
Trong cuộc sống nhiều thăng trầm -- bất cập
đợi màu hồng nhưng có lúc màu đen
ta giang hồ nên bao phen bầm dập
dù ngất ngư nhưng khí phách không hèn.
Ta nói với em như lời tâm sự
hãy biết nâng niu -- trân trọng -- vui mừng
lần này mấy trắng vẫn trôi đời lữ thứ
mây lỡ bay rồi -- nước mắt rưng rưng.
NGÀY VALENTINE 2016
hochibuu
art2all.net
Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016
Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016
vài kỷ niệm thời nhỏ tuổi ở hànội -- những năm 1950 ./ hồi ức: nguyễn bảo sinh ( văn nghệ công an)
tựa bài tác giả:'rạp chiếu bóng ở hànội xưa'
(nguồn: văn nghệ công an)
vài kỷ niệm thời nhỏ tuổi
ở hànội-- những năm1950
hồi ức : nguyễn bảo sinh
nhà hát Lớn Hà nội xây dựng từ đầu thế kỷ 20
(tư liệu ảnh: Đất Việt)
Ngày xưa, tò chơi ở Hà nội đơn giản lắm : lấy đá mài thành bi, đẽo gỗ thành con quay-- hoặc, con gái thì chơi rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, chơi chuyền, nhảy dây, chọi chua me; ra bãi cỏ dùng 2 cỏ gà chọi nhau.
Con trai thích nhất là chặt cảnh ổi làm súng cao su đi bắn chim. Nhưng có lẽ thú vui hấp dẫn nhất là được xem chiếu bóng- cinéma.
Đơn giản nhất là xem cinéma chổng mông: đặt một chiếc máy hình; rồi lấy chăn trùm lên đầu, mông chổng ra ngoài. Hình ảnh trong phim không có âm thanh; chỉ có những chiếc ảnh bất động, người quay phim phải tự thuyết minh. Nhưng cũng sướng tới củ tỉ.
Cho nên trẻ con ngày xưa được vào rạp xem chiếu bóng sướng hơn lên thiên đường. Nhưng khốn nỗi; những gia đình trung lưu như tôi -- [thì] không đủ tiền để thường xuyên được đi xem chiếu bóng. Tôi đành tìm đủ cách để lẻn vào rạp xem phim.
Cách lẻn vào rạp không khó lắm. Cứ thấy lúc nào khách vào đông; là lẻn vào phía bên kia người kiểm soát vé. Nếu người xé vé [đang] tiếp tên lính [đội mũ] chào mào], mũ xanh tua đỏ; lá lúc lẻn vào rạp dễ nhất. Vào rạp thì không khó; nhưng vào trong rạp thì ngồi đâu mới là nan giải. Người xé vé đấy kinh nghiệm; cứ thấy chú nhóc là tôi khi ấy; là hỏi vé, rồi xách cổ áo, tống ra đường; không cho mấy cái bạt tai là may. Nhưng cũng có lúc gặp dịp may ;tôi khéo léo xin [một] khách nào đó nhận là con, dắt vào xem là ổn.
Thời xưa ; trẻ con vào khoảng [dưới]10 tuổi, đi với người lớn không phải mất vé. Nhưng lâu dần; nhân viên kiểm soát vé cũng phát hiện ra; tội đành phải đón khách; xin đi nhờ từ xa. Còn nếu hôm nào không tìm được khách; tội đành phải lẻn bừa vào rạp.
Nhưng khốn nỗi, người kiểm soát vé đều nhẵn mặt tôi; nên khi trốn được vào rạp; tôi phải chui vào toilet, chắc chắn không bao giờ bị người soát vé lại mở cửa nhà vệ sinh để kiểm soát.
Chờ khi đèn tắt, rạp bắt đầu chiếu độ 15 phút; tôi mới mở cửa nhà vệ sinh; căng mắt trong bóng tối, tìm chiếc ghế nào bỏ trống thì ngồi vào. Nhưng cũng có hôm, chẳng may người đi xem muộn; lại tìm đến đúng ghế tôi ngồi, chắc chắn bị đuổi thẳng ra -- và, bị mấy cái bạt tai nhẹ; cốt để dọa .
Khi từ toilet đi ra, tôi phải cúi thật thấp; để tránh soát vé lia đèn pin thấy, là toi [mạng]. Khi tìm ghế trống để ngồi;tôi phải tìm chỗ trống; [nếu], 2 bên đều đã có người, thì soát vé hầu như không phát hiện được. Dạo đầu tôi thường sợ hãi; hay ngồi ghế trống trên hàng đầu, nên bị phát hiện rất nhiều lần.
Rút kinh nghiệm, tôi lại tìm cách vào rạp [một cách] tuyệt chiêu. Ngày xưa gặp lính Tây là sợ té ra quần; nhất là lính'thua trận' ở chiến trường về; tay con băng bó vết thương -- thì không ai dám đến gần.
Lính Tây thua trận về, vào ăn ở bất cứ cửa hàng nào, [hình như] không trả tiền, chủ không dám hỏi. Còn ra đường lính Tây thua trận say xỉn, có thể ôm chầm lấy, hôn cô gái việt, 'bóp vú' bừa bãi. Chúng chỉ sợ hiến binh quân cảnh, tay đeo băng PM (Police Militaire) mới đủ sức thu gom những tên lính Tây thua trận này về doanh trại [mà thôi].
[Riêng tôi]; khi lẻn vào rạp chiếu bóng; họ đã nhẵn mặt tôi; một số rạp chiếu bóng Hà nội còn dán ảnh tôi ở ngoài cánh cửa; để nhân viên kiểm soát dễ nhận diện. Thì; tôi đành phải tìm ra cách mới. Học được một số câu tiếng pháp phổ thông; để xin lính Tây cho theo vào rạp; thì đến bố tụi xé vé cũng đành bó tay chấm com.
Nhưng; phải nhớ rằng: rạp Majestic (bây giờ: rạp Tháng Tám), có nhiều người pháp tới xem. Rạp này sang trọng nhất của Hà nội xưa, ở phố hàng Bài. Rạp duy nhất ở Hà nội có 2 cửa soát vé: cửa người việt; và cửa [kia] dành cho người pháp. Người việt xé vé người việt; còn người pháp xé vé người pháp.
Rạp này nghiêm lắm; các loại lính Tây say rượu cũng phải kiêng nể. Nếu tôi nhớ lính pháp cho đi kèm; thì thằng Tây soát vé đuổi thằng tôi ra ngoài. Có lần; nó còn gọi cảnh [binh] bắt tôi về đồn nữa. Cảnh binh việt nhìn tôi; họ biết ngay tôi thuộc 'con nhà lành'; nên không đánh đập gì; chỉ giam cho phải lệ; bắt dọn vệ sinh nhà cửa, lau xe; rồi tha về. Nhưng nếu thiếu âm đức; chẳng hạn bị bắt, có đứa quen trông thấy; rồi về mách gia đình; thì cả nhà sẽ bị náo loạn ... Thời ấy, dân sợ cảnh binh, sợ pháp luật; không nhởn nhơ như bây giờ.
Ở Hànội có một nơi tôi thấy thiêng liêng nhất; nếu được vào xem biểu diễn, thì sướng hơn lên thiên đường -- đó là nhà hát Lớn. Lẻn vào nhà hát Lớn không khó; nhưng khó, vì tôi cứ bước tới gần là run lên -- [có lẽ] thấy nhà hát đồ sộ, nguy nga quá. ... Tôi đành tìm cách đến phía hông; [phía] này rất vắng vẻ , chỗ góc tường lại có ống máng. Thế là tôi tìm cách trèo theo đường ống máng; lẻn vào rạp, vào xem võ sư Woong Boong Phou từ bên Tàu sang biểu diễn.
Nhiều lần trèo thoát vào trong xem ngon ơ. 'Đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma'; một lần vừa trèo lên tầng 2; thì cảnh binh phát hiện, thổi còi, bắn súng chỉ thiên-- tôi ngã nhào, may sao mà còn vướng vào ống máng. Đội sếp phải mang chăn, căng phía dưới; để tôi lăn vào. Bị bắt, nhốt vào đồn cảnh binh. Gia đình phải bảo lãnh mới được tha. Từ đấy; tôi cũng cạch đến già.
Phòng Nhì Pháp nghi tôi định vào gài mìn; hoặc, đặt thuốc nổ ở nhà hát Lớn. Nhưng khi đi truy xét các nơi; thấy các rạp chiếu bóng dán ảnh tôi; nên được bỏ quá.
Thời ấy, tôi thích nhất [là được xem] những bộ phim cao bồi, những anh hùng người Mỹ chiến đấu với ngươi Da đỏ, để mở mang bờ cõ -- hoặc; phim Táczăng, Tây du ký, Cầm bằng theo gió đưa đi (bây giờ: Cuốn theo chiều gió'). Còn phim Kiếp hoa, phim Việt nam; thì tôi xem chẳng hiểu gì; nhưng, phim Việt nam thời đó cũng gây được tiếng vang; chứ không như phim việt bây giờ.
phác họa chân dung nhạc sĩ Nguyễn Cường [1943- ]
(chụp lại trên Internet -- họa sĩ xxx)
Hình ảnh cao bồi, Táczăng còn ảnh hưởng đến xã hội Việt nam bao năm.
Nhạc sĩ Nguyễn Cường là hình ảnh nguyên mẫu của cao bồi Hà nội; Nguyễn Cường tuổi ngoài 70, người nhạc sĩ huyền thoại Việt nam về nhạc Tây nguyên.
Thân sinh [nhạc sĩ] Nguyễn Cường là phi công, được hưởng lương chính phủ bảo hộ Pháp. Nguyễn Cường cao to như cao bồi Mỹ. Anh ăn mặc, để râu, đi đứng; tôi cứ ngỡ anh vừa phi ngựa từ Mỹ về; thực ra anh chỉ vừa từ rừng núi Tây nguyên, quê hương anh hùng Núp [về mà thôi].
Nguyễn Cường vừa có cốt cách người Mỹ, pha tính chất 'uy-mua' [humour], lãng mạn người pháp + tính hoang dại núi rừng Tây nguyên. Nên gặp anh một lần, không ai quên được. Có lẽ; anh là biểu tượng của người Việt nam ở đầu thế kỷ 21, mang tính toàn cầu.
Thường ngày, đi bộ quanh hồ Gươm, [nhạc sĩ Nguyễn Cường] mà đi ngang với người chạy; nhưng nếu gặp bạn quen; thì anh cũng dừng ngay lại, như người đi xe máy phanh gấp. Anh sẵn sàng ngồi xuống ghế đá, tâm sự một cách say sưa. Anh là người chuyển động trong tĩnh tại. Khi tâm sự xong, anh đứng phắt dậy; ra đi như cơn gió -- nhưng tôi biết, anh vẫn không hề bỏ sót nét đẹp nào , khi bát phố quanh hồ Gươm.
Nguyễn Cường đi nhanh, mạnh mẽ bao nhiêu; thì [nhạc sĩ] Hoàng Giác lại chậm rãi đi, thanh thản như thiền sư, pha chút hào hoa, phong nhã của một thái gia đất Kinh kỳ lộng lẫy.
Nguyễn Cường và Hoàng Giác ở cùng phố hàng Bạc; Hoàng Giác nay tuổi đã ngoài 90, nhạc sĩ 'cây cao bóng cả' loại nhất Việtnam tồn tại. Dạo này, chắc là quá yếu; nên nhạc sĩ Hoàng Giác mua nhà; về ở khu đầm Trầu ; tạm biệt hay vĩnh biệt hồ Gươm. []
NGUYỄN BẢO SINH
( nguồn: Văn nghệ công an)
trích lại từ Blog Tôn vinh văn hóa Đọc'
trang chủ: nữ nhà văn Võ thị Xuân Hà [1959- ]
vài hình ảnh Hà nội-- những năm 1950, thế kỷ 20
(theo tư liệu ảnh ĐẤT VIỆT)
(nguồn: văn nghệ công an)
vài kỷ niệm thời nhỏ tuổi
ở hànội-- những năm1950
hồi ức : nguyễn bảo sinh
nhà hát Lớn Hà nội xây dựng từ đầu thế kỷ 20
(tư liệu ảnh: Đất Việt)
Ngày xưa, tò chơi ở Hà nội đơn giản lắm : lấy đá mài thành bi, đẽo gỗ thành con quay-- hoặc, con gái thì chơi rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, chơi chuyền, nhảy dây, chọi chua me; ra bãi cỏ dùng 2 cỏ gà chọi nhau.
Con trai thích nhất là chặt cảnh ổi làm súng cao su đi bắn chim. Nhưng có lẽ thú vui hấp dẫn nhất là được xem chiếu bóng- cinéma.
Đơn giản nhất là xem cinéma chổng mông: đặt một chiếc máy hình; rồi lấy chăn trùm lên đầu, mông chổng ra ngoài. Hình ảnh trong phim không có âm thanh; chỉ có những chiếc ảnh bất động, người quay phim phải tự thuyết minh. Nhưng cũng sướng tới củ tỉ.
Cho nên trẻ con ngày xưa được vào rạp xem chiếu bóng sướng hơn lên thiên đường. Nhưng khốn nỗi; những gia đình trung lưu như tôi -- [thì] không đủ tiền để thường xuyên được đi xem chiếu bóng. Tôi đành tìm đủ cách để lẻn vào rạp xem phim.
Cách lẻn vào rạp không khó lắm. Cứ thấy lúc nào khách vào đông; là lẻn vào phía bên kia người kiểm soát vé. Nếu người xé vé [đang] tiếp tên lính [đội mũ] chào mào], mũ xanh tua đỏ; lá lúc lẻn vào rạp dễ nhất. Vào rạp thì không khó; nhưng vào trong rạp thì ngồi đâu mới là nan giải. Người xé vé đấy kinh nghiệm; cứ thấy chú nhóc là tôi khi ấy; là hỏi vé, rồi xách cổ áo, tống ra đường; không cho mấy cái bạt tai là may. Nhưng cũng có lúc gặp dịp may ;tôi khéo léo xin [một] khách nào đó nhận là con, dắt vào xem là ổn.
Thời xưa ; trẻ con vào khoảng [dưới]10 tuổi, đi với người lớn không phải mất vé. Nhưng lâu dần; nhân viên kiểm soát vé cũng phát hiện ra; tội đành phải đón khách; xin đi nhờ từ xa. Còn nếu hôm nào không tìm được khách; tội đành phải lẻn bừa vào rạp.
Nhưng khốn nỗi, người kiểm soát vé đều nhẵn mặt tôi; nên khi trốn được vào rạp; tôi phải chui vào toilet, chắc chắn không bao giờ bị người soát vé lại mở cửa nhà vệ sinh để kiểm soát.
Chờ khi đèn tắt, rạp bắt đầu chiếu độ 15 phút; tôi mới mở cửa nhà vệ sinh; căng mắt trong bóng tối, tìm chiếc ghế nào bỏ trống thì ngồi vào. Nhưng cũng có hôm, chẳng may người đi xem muộn; lại tìm đến đúng ghế tôi ngồi, chắc chắn bị đuổi thẳng ra -- và, bị mấy cái bạt tai nhẹ; cốt để dọa .
Khi từ toilet đi ra, tôi phải cúi thật thấp; để tránh soát vé lia đèn pin thấy, là toi [mạng]. Khi tìm ghế trống để ngồi;tôi phải tìm chỗ trống; [nếu], 2 bên đều đã có người, thì soát vé hầu như không phát hiện được. Dạo đầu tôi thường sợ hãi; hay ngồi ghế trống trên hàng đầu, nên bị phát hiện rất nhiều lần.
Rút kinh nghiệm, tôi lại tìm cách vào rạp [một cách] tuyệt chiêu. Ngày xưa gặp lính Tây là sợ té ra quần; nhất là lính'thua trận' ở chiến trường về; tay con băng bó vết thương -- thì không ai dám đến gần.
Lính Tây thua trận về, vào ăn ở bất cứ cửa hàng nào, [hình như] không trả tiền, chủ không dám hỏi. Còn ra đường lính Tây thua trận say xỉn, có thể ôm chầm lấy, hôn cô gái việt, 'bóp vú' bừa bãi. Chúng chỉ sợ hiến binh quân cảnh, tay đeo băng PM (Police Militaire) mới đủ sức thu gom những tên lính Tây thua trận này về doanh trại [mà thôi].
[Riêng tôi]; khi lẻn vào rạp chiếu bóng; họ đã nhẵn mặt tôi; một số rạp chiếu bóng Hà nội còn dán ảnh tôi ở ngoài cánh cửa; để nhân viên kiểm soát dễ nhận diện. Thì; tôi đành phải tìm ra cách mới. Học được một số câu tiếng pháp phổ thông; để xin lính Tây cho theo vào rạp; thì đến bố tụi xé vé cũng đành bó tay chấm com.
Nhưng; phải nhớ rằng: rạp Majestic (bây giờ: rạp Tháng Tám), có nhiều người pháp tới xem. Rạp này sang trọng nhất của Hà nội xưa, ở phố hàng Bài. Rạp duy nhất ở Hà nội có 2 cửa soát vé: cửa người việt; và cửa [kia] dành cho người pháp. Người việt xé vé người việt; còn người pháp xé vé người pháp.
Rạp này nghiêm lắm; các loại lính Tây say rượu cũng phải kiêng nể. Nếu tôi nhớ lính pháp cho đi kèm; thì thằng Tây soát vé đuổi thằng tôi ra ngoài. Có lần; nó còn gọi cảnh [binh] bắt tôi về đồn nữa. Cảnh binh việt nhìn tôi; họ biết ngay tôi thuộc 'con nhà lành'; nên không đánh đập gì; chỉ giam cho phải lệ; bắt dọn vệ sinh nhà cửa, lau xe; rồi tha về. Nhưng nếu thiếu âm đức; chẳng hạn bị bắt, có đứa quen trông thấy; rồi về mách gia đình; thì cả nhà sẽ bị náo loạn ... Thời ấy, dân sợ cảnh binh, sợ pháp luật; không nhởn nhơ như bây giờ.
Ở Hànội có một nơi tôi thấy thiêng liêng nhất; nếu được vào xem biểu diễn, thì sướng hơn lên thiên đường -- đó là nhà hát Lớn. Lẻn vào nhà hát Lớn không khó; nhưng khó, vì tôi cứ bước tới gần là run lên -- [có lẽ] thấy nhà hát đồ sộ, nguy nga quá. ... Tôi đành tìm cách đến phía hông; [phía] này rất vắng vẻ , chỗ góc tường lại có ống máng. Thế là tôi tìm cách trèo theo đường ống máng; lẻn vào rạp, vào xem võ sư Woong Boong Phou từ bên Tàu sang biểu diễn.
Nhiều lần trèo thoát vào trong xem ngon ơ. 'Đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma'; một lần vừa trèo lên tầng 2; thì cảnh binh phát hiện, thổi còi, bắn súng chỉ thiên-- tôi ngã nhào, may sao mà còn vướng vào ống máng. Đội sếp phải mang chăn, căng phía dưới; để tôi lăn vào. Bị bắt, nhốt vào đồn cảnh binh. Gia đình phải bảo lãnh mới được tha. Từ đấy; tôi cũng cạch đến già.
Phòng Nhì Pháp nghi tôi định vào gài mìn; hoặc, đặt thuốc nổ ở nhà hát Lớn. Nhưng khi đi truy xét các nơi; thấy các rạp chiếu bóng dán ảnh tôi; nên được bỏ quá.
Thời ấy, tôi thích nhất [là được xem] những bộ phim cao bồi, những anh hùng người Mỹ chiến đấu với ngươi Da đỏ, để mở mang bờ cõ -- hoặc; phim Táczăng, Tây du ký, Cầm bằng theo gió đưa đi (bây giờ: Cuốn theo chiều gió'). Còn phim Kiếp hoa, phim Việt nam; thì tôi xem chẳng hiểu gì; nhưng, phim Việt nam thời đó cũng gây được tiếng vang; chứ không như phim việt bây giờ.
phác họa chân dung nhạc sĩ Nguyễn Cường [1943- ]
(chụp lại trên Internet -- họa sĩ xxx)
Hình ảnh cao bồi, Táczăng còn ảnh hưởng đến xã hội Việt nam bao năm.
Nhạc sĩ Nguyễn Cường là hình ảnh nguyên mẫu của cao bồi Hà nội; Nguyễn Cường tuổi ngoài 70, người nhạc sĩ huyền thoại Việt nam về nhạc Tây nguyên.
Thân sinh [nhạc sĩ] Nguyễn Cường là phi công, được hưởng lương chính phủ bảo hộ Pháp. Nguyễn Cường cao to như cao bồi Mỹ. Anh ăn mặc, để râu, đi đứng; tôi cứ ngỡ anh vừa phi ngựa từ Mỹ về; thực ra anh chỉ vừa từ rừng núi Tây nguyên, quê hương anh hùng Núp [về mà thôi].
Nguyễn Cường vừa có cốt cách người Mỹ, pha tính chất 'uy-mua' [humour], lãng mạn người pháp + tính hoang dại núi rừng Tây nguyên. Nên gặp anh một lần, không ai quên được. Có lẽ; anh là biểu tượng của người Việt nam ở đầu thế kỷ 21, mang tính toàn cầu.
Thường ngày, đi bộ quanh hồ Gươm, [nhạc sĩ Nguyễn Cường] mà đi ngang với người chạy; nhưng nếu gặp bạn quen; thì anh cũng dừng ngay lại, như người đi xe máy phanh gấp. Anh sẵn sàng ngồi xuống ghế đá, tâm sự một cách say sưa. Anh là người chuyển động trong tĩnh tại. Khi tâm sự xong, anh đứng phắt dậy; ra đi như cơn gió -- nhưng tôi biết, anh vẫn không hề bỏ sót nét đẹp nào , khi bát phố quanh hồ Gươm.
Nguyễn Cường đi nhanh, mạnh mẽ bao nhiêu; thì [nhạc sĩ] Hoàng Giác lại chậm rãi đi, thanh thản như thiền sư, pha chút hào hoa, phong nhã của một thái gia đất Kinh kỳ lộng lẫy.
Nguyễn Cường và Hoàng Giác ở cùng phố hàng Bạc; Hoàng Giác nay tuổi đã ngoài 90, nhạc sĩ 'cây cao bóng cả' loại nhất Việtnam tồn tại. Dạo này, chắc là quá yếu; nên nhạc sĩ Hoàng Giác mua nhà; về ở khu đầm Trầu ; tạm biệt hay vĩnh biệt hồ Gươm. []
NGUYỄN BẢO SINH
( nguồn: Văn nghệ công an)
trích lại từ Blog Tôn vinh văn hóa Đọc'
trang chủ: nữ nhà văn Võ thị Xuân Hà [1959- ]
vài hình ảnh Hà nội-- những năm 1950, thế kỷ 20
(theo tư liệu ảnh ĐẤT VIỆT)
một khu phố cổ Hà nội
tháp hòa phong
(nằm ở bờ đông ven hồ Hoàn kiếm,
di tích còn sót lại của chùa Bảo ân)
nhà hát Lớn Hà nội ( mặt tiền)
cinéma palace, rạp chiếu bóng sang hànội xưa
chùa ngọc sơn xây dựng trên hồ hoàn kiếm (hà nội)
nhà hàng Godard ( Hànội)
Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016
"bùi giáng : người thi sĩ chối bỏ thi ca" / bài viết: tạ tỵ / (www.banvannghe.com)
"bùi giáng: người thi sĩ chối bỏ thi ca'/ tạ tỵ
www.banvannghe.com
"bùi giáng:
người thi sĩ chối bỏ thi ca"
tạ tỵ
bùi giáng [ 1926- 1998]
(ảnh in kèm bài)
(...)
" Bùi Giáng, nhà thơ siêu thoát, coi đời như giấc chiêm bao, đùa vui để khuây khỏa; cho quên đi ngày tháng buồn tênh -- và, đắm chìm nhớ thương vào cõi U-Hoài-Tịch-Mịch. Bùi Giáng, người đã chối bỏ thi ca; chẳng phải vì câu nói của Platon thuở nào, đã chạm tới tự ái thi nhân-- mà chính vì thi ca bất lực, không có quyền năng cứu vãn được thân phận [con người]; lại còn làm cho con người chán chường thêm. Bùi Giang đọc nhiều, nhớ nhiều; nhưng càng đọc, càng nhớ lại càng dìm sâu tâm hồn vào cõi mơ, cuồng loạn, đổ vỡ.
" Nếu thượng đế quả thật yêu thương loài người; thì, Thượng đế nên tạo ra nhiều nương tử khổng lồ. Ấy là, cốt để làm gì? Ấy là cốt phòng: khi nào bọn chán đời muốn lọt vào lòng mẹ trở lại; thì, có chỗ để lọt đầu chui vào. Và như vậy; sẽ còn có nhiều cơ hội được sinh ra đời lần khác, khởi sự làm lại một thằng bé sơ sinh; tuyệt nhiên không biết 'sao gọi là chán đời'. Tuy nhiên; vì trái đất nhỏ hẹp quá, nếu tạo ra Nương tử Khổng lồ; thì, các Nàng không có chỗ trú. Vậy trước tiên, Thượng đế nên thổi phồng trái đất to ra gấp 10 lần; thì sự tình sẽ được dàn xếp viên mãn về sau."
(THI CA TƯ TƯỞNG: THƯỢNG ĐẾ/ BÙI GIÁNG)
Buổi nào đó; Bùi Giáng gặp cõi Tịch-Mịch, chắc [là] thi nhân mới hết băn khoăn về ý thức Siêu hình, về nguyên cớ thứ nhất: 'Đáo cùng do đâu mà có hiện thế, sao lại chẳng là hư không?' -- hẳn nhiên trong ngôn ngữ thi ca, đã có điều đó rồi. Bùi Giáng dấn thân vào triết học; mong tìm trong đó vài điều hợp ý mình. Nhưng có lẽ; càng vào sâu càng gặp thấy vọng -- và, cảm thấy đi sai con đường dự tưởng. Hơn nữa, giữ cuộc đời, người thơ gặp nhiều u uẩn; với bao thị phi, rối rắm, làm buồn lòng không ít. Bùi Giáng như đứng mấp mé trước hiểm họa 'Tẩu-Hỏa-Nhập-Ma'-- cuối cùng muốn trút bỏ hết; để trở về với 'những cánh chuồn chuồn + châu chấu' trong đồng ruộng quê hương tuổi nhỏ ? ...
TẠ TỴ
tạ tỵ [i.e. tạ văn tỵ 1921- saigon 2004]
kèm hàng chữ của họa sĩ tạ tỵ:
" thân tặng bạn Đinh Cường-- người mến tôi/ TẠ TỴ "
( ảnh chụp tại phòng triển lãm TRANH TẠ TỴ, năm 1955 ở Saigon)
( photo courtesy of dinh cuong)
trích thơ Bùi Giáng
RƯỢU UỐNG
Thưa em rượu uống bây giờ
là trăm năm gục 2 bờ tử sinh
động hờ hững Chúa điêu linh
em làm Hoàng hậu mọc tình cỏ phơi
nhà ma cửa qủy đi đời
chìm hơi thở đục trong lời sương xanh
càn khôn xiêm mỏng che mành
về trong thiên hạ em đành thiên thân
Thưa em rượu uống bây giờ
là thiên cổ lụy còn trơ bên mình
tài hoa tiếng vọng điêu linh
Phạm đan Phượng chết theo Quỳnh Như sao
Thưa em từ bữa nghiêng chào
chớm trang đầu chợt sóng trào trường giang
em đi rắc lá trên đàng
cỏ xanh rì mọc suốt càn khôn kia
mùa xuân mưa rưới mộng lìa
về trong nắng hạ mép bìa sai bâu
Thưa em uống rượu bây giờ
là trong lát nữa lên bờ đuổi ma
chạy quanh cồn cụm lá già
rách như bươm suốt ruộng sa mạc đồng
càn khôn gió đổ chất chồng
rú như beo rống như hùm đổi hang
trên rừng dưới lũng tan hoang
vẫn sừng sững bóng chắn ngang quỳ sầu
Thưa em rượu uống bây giờ
là trong lát nữa trăng mờ hỏi ma
hỗn mang về giữa hiên nhà
bây giờ cố quận tên là chiêm bao
nhìn nhau trong lũy ngoài hào
lời phôi dựng một điệu chào dị sai
trên đầu thế kỷ chia 2
nguồn man mác lạnh tìm ai bây giờ
Thưa em uống rượu bây giờ
là thiên thu lại còn trơ hận trường
cầm chung dâu biển khôn lường
chân trời mộng lý con đường chia 3
Nam đình doanh trại dàn qua
trống chầu trùng ngộ thưa là không mong
hoạt tồn phát tiết sầu đong
tràng giang thế kỷ xô dòng xuống lên.
(LÁ HOA CỒN)
TỪ THỨ
Người đã bỏ đường kia ở lại
để đi vào đối diện hư không
bờ thánh thót thu sau về vạn đại
lời chào kia nức nở lạnh vân mồng
bóng trắng như sương -- vàng bay pha bạc
quanh Trường thành bờ cõi đất in rêu
dòng trở lại ngậm ngùi khe bến cát
gió mông lung vì mây nổi lưng đèo
xuân đi đến đi về nằm ở giữa
hẹn một kỳ bấn loạn mấy mùa đông
màu tuyết bạch mơ màng trang lệ ứa
rớt xung quanh lá đú đởn cầu vồng
từ vĩnh biệt một lần đi từ đó
nước xuôi dòng cổ độ chẳng nhìn theo
lòng lây lất bên trời phương hướng nọ
mắt ngu ngơ nhìn bọt nước sa bèo.
(LÁ HOA CỒN)
CÂU HỎI
Những con chim vao đời quá sớm
đứng một mình nhìn xuống ngó lên
mùa măng mọc măng mai mới chớm
đã vô cùng u tối van xin
đất mồ côi một mùa đông dằng dặc
gió chân trời quá khứ trăm năm
triều sóng bể bao giờ sẽ tắt
theo hồn hoa là dại đêm rằm
tìm cố quận xanh mờ thủy nguyệt
kiếm quê hương khóc bích ngạn nào
nhưng nhớ chết đọa đày biền biệt
gió một vùng huyền mộng chiêm bao.
(LÁ HOA CỒN)
EM MỌI ĐIÊN
Một tiếng hát giữa rừng hô hấp
chết trăm năm ẩn ấp khung đời
trời ma đất quỷ 2 nơi
em điên từ bữa ra đời em điên
beo và cọp trước tiên chạy trốn
vượn đìu hiu nhìn lộn cây hoa
em về giũ áo mưa sa
tiến trình vạn lý anh là đười ươi
NỬA ĐÊM
Lời vui nói cạn mây chiều
tiếng buồn nhỏ giọt như triều sương bay
bâng quơ hồn mộng lạc loài
nửa đêm sực tỉnh di hài sử xanh
phiêu bồng dậy lớp đạp thanh
tuổi xuân bỏ lại biên thành chiêm bao
hồng sơ mấy ngọn tự trào
mừng theo gió bước vào chân mây.
CHIÊM BAO
Chết từ trận gió sơ sinh
Trước đèn câu chuyện âm thanh không lời
gót đi đứng giữa khung trời
thâm u mộng đổ hiên nhà
ngoảnh về Thượng đế thưa là chúng con.
ĐỪNG ĐI VÀO
Đừng đi vào du dương trong đêm lành tốt nọ
đừng đi vào thuần khiết giấc mơ kia
triền miên ấy sẽ băng tuôn vạn đại
thạch nham kia còn ấy mép chia rìa
rìa chia mép dặm khuya đêm ngất tạnh'
mù khơi dâng tiền diện lạnh ra đời
đừng đi nữa một lần kia cánh nhạn
bờ nấu nung trong cõi mộng ra ngoài
cây phát tiết chùm xuân xanh nộ phóng
gió lao lung trời khổ lụy thu hồi
hồi thu lệnh võ vàng trong bóng nguyệt
sơ khai đi hồng hậu lạc thêm loài.
OPHELIA
Cho xin màu lục một lần
cho xin màu liễu một lần thử buông
ngày mai hẹn ước trôi nguồn
em về quá khứ mang buồn lang thang.
MÂY BÌNH NGUYÊN
Cành trở lại trên đầu xuân lệch dạng
bên mặt trời chùm sóng mọc mai sau
phiến sương nâu đó đứng lại trong màu
gió vội vã trời nhìn trong khóe mắt
kỷ niệm nào từ đất vội ra đi
ngày lâu sao vì tháng nhớ năm vì
ngày thung lũng trong lời xa tiếng
hồ nước mây từ cõi biệt vô cùng
tà áo xanh bay vĩnh viễn sau lưng
đèo lưng ngựa đá ghềnh vang từ bữa
buồn cao nguyên từ đô hội sang tuần
xin chắp rừng vào suốt xứ mông lung
đường xây dựng gục lưng gỗ bó
mộng ông bay sực tỉnh giữa chân ngươi
đến bây giờ -- quang gánh lệ trong ngươi
em Hà em Phương em về nước chảy
mây bình nguyên buồn ngủ nhớ nhung miền
xứ sở nào gió ruộng mặn đồng chiêm.
(LÁ HOA CỒN)
GIÓ CÂY TRÚT LÁ
Tuần trăng lệch đầu hoa trong cổ độ
tư bao giờ gió bỏ quên ta
vết thương nhớ ngậm ngùi không chỗ trú
nước đêm rằm về biển động chia xa
chiều lại đi một giờ là đi biệt
chiều mang theo là suốt xứ mang theo
hình vội vã góp thân về gió tuyết
thổi mông lung làm sương bóng lên đèo
đêm cầu nguyện đau thương là bất tuyệt
kéo điêu linh sầm lãnh đồ nguyên tuyền
mây vần vũ như mộng đầu thao thiết
người đã đi ta mất hết uy quyền
bớ nước chảy bảo ta về đất thượng
hỏi cao nguyên có hận đồng bằng
hỏi bách lý đến bây giờ có muộn
rừng ong bay gấu mỉm miệng thưa rằng ...
(LÁ HOA CỒN)
LÁ CÂY
Tôi về gởi lá đầu cây
mốt mai từ giã 2 tay còn cầm
mùa xuân hoa nở tình câm
màu trăng ly biệt trong tâm hồn người
một phương gió lạ giập vùi
hình em ca sĩ ngậm ngùi ngón tay.
CHẤP TRƯỚC
Không trước Đông thi trước Tây
không trước cây thì trước lá
không trước ma đầu gió thì trước quỷ cuối sương
không trước Thiên đường thì trước Ba-la-mật
không trước thật thì trước hư
không trước hư thì trước hữu
không trước Nữu ước [New York] thỉ trước Bắc kinh
không trước thình lình thì trước đột ngột
không trước ủ dột thì trước đìu hiu
không trước nắng chiều thì trước mưa sớm
không trước ốm thì trước đau
không trước gió dậy cuộc sống sang giàu
thì trước mưa dàn con phú quý
không trước bồ đào túy lúy thì trước mỹ tửu đăm chiêu
không trước phù kiều thì trước trụ cột
không trước trụ cột thì trước dậu thưa
không trước chưa vừa thì trước ắt đủ
không trước xiêm hồng ủ rũ thì trước duệ địa trưởng quần
không trước tuyệt nhiễm duyên vi bột trần
thì trước khai tính đức vi hợp giác
không trước diệu hoa lầu tử các thì trước hột hóa sinh
không trước 'la porte étroite' thì trước 'la voie immense'
không trước Lý thương Ẩn phân vân thì trước ca nhi thánh thót
không trước con chim hót thì trước con gấu kêu
không trước tồn lập con mèo, thì trước tập trung con cá
không trước 'liên tồn' cái lá, thì trước 'tồn lý' lún phún in rêu*
không trước sóng Nam hải dậy triều thì trước 'le promontoire hellénique'
không trước 'l' existentialisme est un humanisme' thì trước
'l' être maléfique et le temps abyssa !"
không trước 'l' hôpital Grall' thì trước 'la fatalité de l' Océan Pacifique'
không trước 'le grand jeu d' Héraclite' thì trước
'les drames titaniques de Shakeaspeare'
kể làm sao xiết mép rìa
ngổn ngang chấp trước miền kia cõi này
sịch mành lam đái hoàng khai
nhất căn hồng đái chạy dài 2 cung
Thái- sơ- thị vẫy thị vùng
chùm bông thị rụng cuối cùng thị rơi.
thơ BÙI GIÁNG/ TẠ TỴ chọn
---
* - 4 chữ 'liên tồn',' tồn lý' phải hiểu theo nghĩa đảo ngược.
- chỉ mỗi chữ đầu mỗi đọan thơ là viết chữ hoa (Bt)
nguồn: http;/www.banvannghe.com -- trích lại từ blog tuhoaitan)
www.banvannghe.com
"bùi giáng:
người thi sĩ chối bỏ thi ca"
tạ tỵ
bùi giáng [ 1926- 1998]
(ảnh in kèm bài)
(...)
" Bùi Giáng, nhà thơ siêu thoát, coi đời như giấc chiêm bao, đùa vui để khuây khỏa; cho quên đi ngày tháng buồn tênh -- và, đắm chìm nhớ thương vào cõi U-Hoài-Tịch-Mịch. Bùi Giáng, người đã chối bỏ thi ca; chẳng phải vì câu nói của Platon thuở nào, đã chạm tới tự ái thi nhân-- mà chính vì thi ca bất lực, không có quyền năng cứu vãn được thân phận [con người]; lại còn làm cho con người chán chường thêm. Bùi Giang đọc nhiều, nhớ nhiều; nhưng càng đọc, càng nhớ lại càng dìm sâu tâm hồn vào cõi mơ, cuồng loạn, đổ vỡ.
" Nếu thượng đế quả thật yêu thương loài người; thì, Thượng đế nên tạo ra nhiều nương tử khổng lồ. Ấy là, cốt để làm gì? Ấy là cốt phòng: khi nào bọn chán đời muốn lọt vào lòng mẹ trở lại; thì, có chỗ để lọt đầu chui vào. Và như vậy; sẽ còn có nhiều cơ hội được sinh ra đời lần khác, khởi sự làm lại một thằng bé sơ sinh; tuyệt nhiên không biết 'sao gọi là chán đời'. Tuy nhiên; vì trái đất nhỏ hẹp quá, nếu tạo ra Nương tử Khổng lồ; thì, các Nàng không có chỗ trú. Vậy trước tiên, Thượng đế nên thổi phồng trái đất to ra gấp 10 lần; thì sự tình sẽ được dàn xếp viên mãn về sau."
(THI CA TƯ TƯỞNG: THƯỢNG ĐẾ/ BÙI GIÁNG)
Buổi nào đó; Bùi Giáng gặp cõi Tịch-Mịch, chắc [là] thi nhân mới hết băn khoăn về ý thức Siêu hình, về nguyên cớ thứ nhất: 'Đáo cùng do đâu mà có hiện thế, sao lại chẳng là hư không?' -- hẳn nhiên trong ngôn ngữ thi ca, đã có điều đó rồi. Bùi Giáng dấn thân vào triết học; mong tìm trong đó vài điều hợp ý mình. Nhưng có lẽ; càng vào sâu càng gặp thấy vọng -- và, cảm thấy đi sai con đường dự tưởng. Hơn nữa, giữ cuộc đời, người thơ gặp nhiều u uẩn; với bao thị phi, rối rắm, làm buồn lòng không ít. Bùi Giáng như đứng mấp mé trước hiểm họa 'Tẩu-Hỏa-Nhập-Ma'-- cuối cùng muốn trút bỏ hết; để trở về với 'những cánh chuồn chuồn + châu chấu' trong đồng ruộng quê hương tuổi nhỏ ? ...
TẠ TỴ
tạ tỵ [i.e. tạ văn tỵ 1921- saigon 2004]
kèm hàng chữ của họa sĩ tạ tỵ:
" thân tặng bạn Đinh Cường-- người mến tôi/ TẠ TỴ "
( ảnh chụp tại phòng triển lãm TRANH TẠ TỴ, năm 1955 ở Saigon)
( photo courtesy of dinh cuong)
trích thơ Bùi Giáng
RƯỢU UỐNG
Thưa em rượu uống bây giờ
là trăm năm gục 2 bờ tử sinh
động hờ hững Chúa điêu linh
em làm Hoàng hậu mọc tình cỏ phơi
nhà ma cửa qủy đi đời
chìm hơi thở đục trong lời sương xanh
càn khôn xiêm mỏng che mành
về trong thiên hạ em đành thiên thân
Thưa em rượu uống bây giờ
là thiên cổ lụy còn trơ bên mình
tài hoa tiếng vọng điêu linh
Phạm đan Phượng chết theo Quỳnh Như sao
Thưa em từ bữa nghiêng chào
chớm trang đầu chợt sóng trào trường giang
em đi rắc lá trên đàng
cỏ xanh rì mọc suốt càn khôn kia
mùa xuân mưa rưới mộng lìa
về trong nắng hạ mép bìa sai bâu
Thưa em uống rượu bây giờ
là trong lát nữa lên bờ đuổi ma
chạy quanh cồn cụm lá già
rách như bươm suốt ruộng sa mạc đồng
càn khôn gió đổ chất chồng
rú như beo rống như hùm đổi hang
trên rừng dưới lũng tan hoang
vẫn sừng sững bóng chắn ngang quỳ sầu
Thưa em rượu uống bây giờ
là trong lát nữa trăng mờ hỏi ma
hỗn mang về giữa hiên nhà
bây giờ cố quận tên là chiêm bao
nhìn nhau trong lũy ngoài hào
lời phôi dựng một điệu chào dị sai
trên đầu thế kỷ chia 2
nguồn man mác lạnh tìm ai bây giờ
Thưa em uống rượu bây giờ
là thiên thu lại còn trơ hận trường
cầm chung dâu biển khôn lường
chân trời mộng lý con đường chia 3
Nam đình doanh trại dàn qua
trống chầu trùng ngộ thưa là không mong
hoạt tồn phát tiết sầu đong
tràng giang thế kỷ xô dòng xuống lên.
(LÁ HOA CỒN)
TỪ THỨ
Người đã bỏ đường kia ở lại
để đi vào đối diện hư không
bờ thánh thót thu sau về vạn đại
lời chào kia nức nở lạnh vân mồng
bóng trắng như sương -- vàng bay pha bạc
quanh Trường thành bờ cõi đất in rêu
dòng trở lại ngậm ngùi khe bến cát
gió mông lung vì mây nổi lưng đèo
xuân đi đến đi về nằm ở giữa
hẹn một kỳ bấn loạn mấy mùa đông
màu tuyết bạch mơ màng trang lệ ứa
rớt xung quanh lá đú đởn cầu vồng
từ vĩnh biệt một lần đi từ đó
nước xuôi dòng cổ độ chẳng nhìn theo
lòng lây lất bên trời phương hướng nọ
mắt ngu ngơ nhìn bọt nước sa bèo.
(LÁ HOA CỒN)
CÂU HỎI
Những con chim vao đời quá sớm
đứng một mình nhìn xuống ngó lên
mùa măng mọc măng mai mới chớm
đã vô cùng u tối van xin
đất mồ côi một mùa đông dằng dặc
gió chân trời quá khứ trăm năm
triều sóng bể bao giờ sẽ tắt
theo hồn hoa là dại đêm rằm
tìm cố quận xanh mờ thủy nguyệt
kiếm quê hương khóc bích ngạn nào
nhưng nhớ chết đọa đày biền biệt
gió một vùng huyền mộng chiêm bao.
(LÁ HOA CỒN)
EM MỌI ĐIÊN
Một tiếng hát giữa rừng hô hấp
chết trăm năm ẩn ấp khung đời
trời ma đất quỷ 2 nơi
em điên từ bữa ra đời em điên
beo và cọp trước tiên chạy trốn
vượn đìu hiu nhìn lộn cây hoa
em về giũ áo mưa sa
tiến trình vạn lý anh là đười ươi
NỬA ĐÊM
Lời vui nói cạn mây chiều
tiếng buồn nhỏ giọt như triều sương bay
bâng quơ hồn mộng lạc loài
nửa đêm sực tỉnh di hài sử xanh
phiêu bồng dậy lớp đạp thanh
tuổi xuân bỏ lại biên thành chiêm bao
hồng sơ mấy ngọn tự trào
mừng theo gió bước vào chân mây.
CHIÊM BAO
Chết từ trận gió sơ sinh
Trước đèn câu chuyện âm thanh không lời
gót đi đứng giữa khung trời
thâm u mộng đổ hiên nhà
ngoảnh về Thượng đế thưa là chúng con.
ĐỪNG ĐI VÀO
Đừng đi vào du dương trong đêm lành tốt nọ
đừng đi vào thuần khiết giấc mơ kia
triền miên ấy sẽ băng tuôn vạn đại
thạch nham kia còn ấy mép chia rìa
rìa chia mép dặm khuya đêm ngất tạnh'
mù khơi dâng tiền diện lạnh ra đời
đừng đi nữa một lần kia cánh nhạn
bờ nấu nung trong cõi mộng ra ngoài
cây phát tiết chùm xuân xanh nộ phóng
gió lao lung trời khổ lụy thu hồi
hồi thu lệnh võ vàng trong bóng nguyệt
sơ khai đi hồng hậu lạc thêm loài.
OPHELIA
Cho xin màu lục một lần
cho xin màu liễu một lần thử buông
ngày mai hẹn ước trôi nguồn
em về quá khứ mang buồn lang thang.
MÂY BÌNH NGUYÊN
Cành trở lại trên đầu xuân lệch dạng
bên mặt trời chùm sóng mọc mai sau
phiến sương nâu đó đứng lại trong màu
gió vội vã trời nhìn trong khóe mắt
kỷ niệm nào từ đất vội ra đi
ngày lâu sao vì tháng nhớ năm vì
ngày thung lũng trong lời xa tiếng
hồ nước mây từ cõi biệt vô cùng
tà áo xanh bay vĩnh viễn sau lưng
đèo lưng ngựa đá ghềnh vang từ bữa
buồn cao nguyên từ đô hội sang tuần
xin chắp rừng vào suốt xứ mông lung
đường xây dựng gục lưng gỗ bó
mộng ông bay sực tỉnh giữa chân ngươi
đến bây giờ -- quang gánh lệ trong ngươi
em Hà em Phương em về nước chảy
mây bình nguyên buồn ngủ nhớ nhung miền
xứ sở nào gió ruộng mặn đồng chiêm.
(LÁ HOA CỒN)
GIÓ CÂY TRÚT LÁ
Tuần trăng lệch đầu hoa trong cổ độ
tư bao giờ gió bỏ quên ta
vết thương nhớ ngậm ngùi không chỗ trú
nước đêm rằm về biển động chia xa
chiều lại đi một giờ là đi biệt
chiều mang theo là suốt xứ mang theo
hình vội vã góp thân về gió tuyết
thổi mông lung làm sương bóng lên đèo
đêm cầu nguyện đau thương là bất tuyệt
kéo điêu linh sầm lãnh đồ nguyên tuyền
mây vần vũ như mộng đầu thao thiết
người đã đi ta mất hết uy quyền
bớ nước chảy bảo ta về đất thượng
hỏi cao nguyên có hận đồng bằng
hỏi bách lý đến bây giờ có muộn
rừng ong bay gấu mỉm miệng thưa rằng ...
(LÁ HOA CỒN)
LÁ CÂY
Tôi về gởi lá đầu cây
mốt mai từ giã 2 tay còn cầm
mùa xuân hoa nở tình câm
màu trăng ly biệt trong tâm hồn người
một phương gió lạ giập vùi
hình em ca sĩ ngậm ngùi ngón tay.
CHẤP TRƯỚC
Không trước Đông thi trước Tây
không trước cây thì trước lá
không trước ma đầu gió thì trước quỷ cuối sương
không trước Thiên đường thì trước Ba-la-mật
không trước thật thì trước hư
không trước hư thì trước hữu
không trước Nữu ước [New York] thỉ trước Bắc kinh
không trước thình lình thì trước đột ngột
không trước ủ dột thì trước đìu hiu
không trước nắng chiều thì trước mưa sớm
không trước ốm thì trước đau
không trước gió dậy cuộc sống sang giàu
thì trước mưa dàn con phú quý
không trước bồ đào túy lúy thì trước mỹ tửu đăm chiêu
không trước phù kiều thì trước trụ cột
không trước trụ cột thì trước dậu thưa
không trước chưa vừa thì trước ắt đủ
không trước xiêm hồng ủ rũ thì trước duệ địa trưởng quần
không trước tuyệt nhiễm duyên vi bột trần
thì trước khai tính đức vi hợp giác
không trước diệu hoa lầu tử các thì trước hột hóa sinh
không trước 'la porte étroite' thì trước 'la voie immense'
không trước Lý thương Ẩn phân vân thì trước ca nhi thánh thót
không trước con chim hót thì trước con gấu kêu
không trước tồn lập con mèo, thì trước tập trung con cá
không trước 'liên tồn' cái lá, thì trước 'tồn lý' lún phún in rêu*
không trước sóng Nam hải dậy triều thì trước 'le promontoire hellénique'
không trước 'l' existentialisme est un humanisme' thì trước
'l' être maléfique et le temps abyssa !"
không trước 'l' hôpital Grall' thì trước 'la fatalité de l' Océan Pacifique'
không trước 'le grand jeu d' Héraclite' thì trước
'les drames titaniques de Shakeaspeare'
kể làm sao xiết mép rìa
ngổn ngang chấp trước miền kia cõi này
sịch mành lam đái hoàng khai
nhất căn hồng đái chạy dài 2 cung
Thái- sơ- thị vẫy thị vùng
chùm bông thị rụng cuối cùng thị rơi.
thơ BÙI GIÁNG/ TẠ TỴ chọn
---
* - 4 chữ 'liên tồn',' tồn lý' phải hiểu theo nghĩa đảo ngược.
- chỉ mỗi chữ đầu mỗi đọan thơ là viết chữ hoa (Bt)
nguồn: http;/www.banvannghe.com -- trích lại từ blog tuhoaitan)