Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016
thi sĩ hoài khanh [ i.e võ văn quế 13-6- 1934 -- biên hòa , 23-3-2016]: tiểu sử + tác phẩm+ thơ ( http://art2all.net/tho/hoaikhanh/trang_hoaikhanh.htm )
thi sĩ hoài khanh:
tiểu sử+tác phẩm+thơ
trích từ art2all.net
hoài khanh [i.e. võ văn quế 1934- biên hòa, 2016]
(ảnh: Internet)
tiểu sử.
Hoài Khanh, tên thật Võ văn Quế. Sinh ngày 13 tháng 6 năm 1934 tại phường Đức nghĩa, thành phố Phan thiết, tỉnh Bình thuận. Qua đời ngày 23 tháng 3 năm 2016 tại Biên hòa. Cựu công chức. Từng chăm sóc tạp chí Giữ thơm quê mẹ ; và, chủ trương nhà xuất bản Ca Dao.
tác phẩm đã in:
thơ :Dâng rừng (thơ- Saigon, 1957), Thân phận (thơ -1962), Lục bát (thơ -1968) , Gió bấc, Trẻ nhỏ, Đóa Hồng & Dế (thơ-1970) , Hương sắc mong manh (2006.)
truyện ngắn: Trí nhớ hoang vu (1970,)
dịch thuật: Hành trình sang Đông phương/ Herman Hesse (1967), Tuổi trẻ băn khoăn/ Herman Hesse (1968), Mozart: cuộc đời & sự nghiệp/ Percy M. Young (1972),
Beethoven : một phiến tài tình thiên cổ lụy/ J. W.N. Sullivan (1972), Tchaikovsky: cuộc đời & nghệ thuật/ Percy M. Young (1972), Buông xả Thanh thản, đối thoại Triết học/ Martin Heidegger (2007), Thế giới tình dục/ Henry Miller, Đâu mái nhà xưa/ Herman Hesse ( 1973), Quê hương tan rã/ Chinus Achebe- dịch chung với Nguyễn hiến Lê , Giáo dục và Ý nghĩa cuộc sống/ Krishnamurti (1969), Nghệ thuật Truyền thống và Chân lý/ Walter Kaufman ... (1967.)
những tác giả viết về Hoài Khanh:
Bùi Giáng:Hoài Khanh -- Cao Thế Dung: Hoài Khanh -- Đặng Châu Long: Hoài Khanh, Giọng dung nhan đã đọng hương đời -- Đặng Tiến: Đọc 'Thân phận của Hoài Khanh' -- Hoàng Xuân Sơn: Mường tượng về chân dung; và, tác phẩm/ Rừng tre -- Nguyễn Lệ
Uyên: Khúc hát não lòng -- Nguyễn mạnh Trinh: Từ 'Thân phận' đến 'Lục bát' --Nguyễn Minh Phúc: Ai mà biết nỗi sầu bạc tóc -- Nguyễn văn Nho: thi sĩ Hoài Khanh -- Phạm công Thiện: giới thiệu thơ Hoài Khanh/ Thân phận --Phạm ngọc Lư: Hoài Khanh & Thân phận -- Tâm Nhiên: Hoài Khanh- Nỗi sầu cô lữ --Thích phước An: Hoài Khanh, người thi sĩ đi tìm lại nguồn cội của một dòng sông -- Tuệ Sỹ: Hoài Khanh.
art2all.net
trích thơ hoài khanh:
Tự tình
Lối xưa mây xám nghẹn sầu
thuyền xuôi qua mấy nhịp cầu chênh vênh
tóc huyền chìm mấy mông mênh
thiên thai đâu nhỉ mà quên lối về
cổ nhân chưa vẹn câu thề
sắt son là mảnh hồn quê ngậm ngùi
vào thu mấy trắng tim rồi
đêm sâu bỗng lạnh tiếng cười tri âm
của đời là của tình thâm
của người là trọn tháng năm đợi chờ
trời xưa đất cũ sao mờ
vẫn tươi màu một sắc cớ quê hương
của nhau từ một tình thương
của nhau từ một phấn hương buổi đầu
đơn côi là một vai cầu
lẻ loi là một con tàu ra đi
người ơi năm tháng là gì
phải chăng mấy khóm tường vi héo mòn
đố ai che mảnh trăng tròn
đố ai đo được lòng son của đời
chỉ yêu là môt nụ cười
chỉ đau lòng lệ của người mà thôi
ai lên mà hỏi được Trời
vì sao nhân thế hay cười lại đau
qua sông là một nhịp cầu
qua tôi là một kiếp sầu vô chung
nước non giờ chẳng mịt mùng
mà nghe ấm lạnh như chừng dáng mơ
đã lâu mà đến bây giờ
vẫn thương bằng những vần thơ lạc loài.
8.1956
HOÀI KHANH
Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016
thi sĩ, họa sĩ bàng sỹ nguyên: " ở giữa saigon,tôi tự nấu ăn, pha trà, uống rượu, đọc sách & vẽ... cả tháng chưa ra khỏi cửa ... " ( báo tiền phong online/ TPO )
tựa chính bài báo:
' vị cao niên ẩn sỹ giữa saigon '
TPO / báo tiền phong điện tử ( hà nội)
thi sĩ, họa sĩ bàng sỹ nguyên:
'ở giữa sàigòn tự nấu ăn, uống rượu...& vẽ ...'
báo tiền phong điện tử / TPO
nhà thơ, họa sĩ bàng sỹ nguyên [ 1925 - ]
(ảnh : in kèm theo bài)
Nhiều người trong khi Chí hòa [quận 10/ tp. hcm] thường gọi ông là đạo sỹ; bởi ông để râu tóc bạc phơ, lại chỉ ở ẩn trong nhà, ít khi ra ngoài đường. Đạo sỹ tên là Bàng sỹ Nguyên, năm nay đã 91 tuổi-- một trong những người cựu trào của làng văn, làng họa Việt nam.
[Ông là em ruột nhà thơ tiền chiến Bàng bá Lân [1912- saigon, 1988], con gái ông là nữ nhà thơ, họa sĩ Bàng ái Thơ.]
Nhờ một người quen trong hội Nhà văn Việt nam; chúng tôi mới có thể gặp ông -- bởi; chỉ liên lạc với ông qua chiệc điện thoại bàn, mà ít khi ông nghe máy.
Suốt ngày, ông cài chặt cửa; đọc sách, vẽ tranh, ít khi mở cửa khi có người lạ gọi.
Bà lão hàng xóm, bảo, " ... thông cảm cho ông ấy, đã mấy lần bị trộm ghé, ông ấy cảnh giác lắm. Giờ, chỉ gọi điện thoại là ông ấy nghe thôi "
Trái ngược với ấn tượng về một ông lão khó gần; ông lại mở cửa tiếp chúng tôi khá niềm nở; khi biết chúng tôi là nhà báo.
" Tôi mong có khách thăm lắm chứ, nhưng đã có nhiều người vào đậy; để tìm cách lấy tranh của tôi, nẹn tôi sợ. Tranh của tôi là tranh gốc, không thể để cho mấy người buôn tranh lấy đi được. Họ về làm giả vài chục bức, để bán; thì tôi chết ."- [ông nói vậy.]
Ông còn thật thà cho biết dòng họ Bàng xuất thân là họ Lý, hậu duệ Hoàng tử thứ 3 Lý hùng Tích Hoàn Nam Vương. Do thời thế, dòng họ phải đổi sang họ Bàng; để tránh sự truy xét triều đình nhà Trần.
Thời cha ông; gia tộc đã từng hưng thịnh, với nhiều cửa hàng tơ lụa; nhiều hiệu thuốc bắc lừng danh; trong Nam, ngoài Bắc. ...Hòa bình lập lại năm 1954, ông tham gia làm báo Văn nghệ, làm nhà xuất bản Văn học; rồi còn dạy học; tham gia làm thơ, vẽ tranh, dựng kịch v.v...
(...) - tạm lược trên `15 dòng. (Bt)
Ở giữa Sài gòn đô thị; nhưng ít khi ra ngoài, mọi điều kiện sinh hoạt đều gói gọn trong căn nhà, rộng 20 m2. Ông tự nấu ăn, tự pha trà, uống tượu, đọc sách; và vẽ.
" Có khi cả tháng tôi chẳng ra khỏi cửa. Như mãi hôm rồi, có người gọi tôi lên phường nhận Huy hiệu 65 tuổi Đảng, tôi mới đi. Mình già rồi, có nhu cầu đi đâu nữa " ...ông bảo thế.
Trong hàng trăm bức tranh rải khắp nhà; có lẽ ông không tự hào bằng Giấy chứng nhận 65 tuổi Đảng. Ông bảo đó là giấy chứng nhận cho cả cuộc đời làm cách mạng, ông sẽ giữ như một kỷ vật. Còn tranh, thì ông tặng. ...
Nghe ông lão trên 90 tuổi còn mình mẫn, sức khỏe để sống; với những dự định mà người trẻ có khi chả làm nổi, chúng tôi chỉ biết chắp tay bái phục.
" Đúng là cao nhân ẩn sỹ".
[]
(theo báo Tiền phong điện tử/ TPO)
nữ nhà thơ , họa sĩ Bàng ái Thơ [ 1958 - ]
(ảnh: Internet)
bàng bá lân [ 1912- saigon, 1988]
nhà báo kỳ cựu giang kim-nguyễn thế bình -- thế phong
(ảnh chụp ở cậu lạc bộ văn thơ tân bình (thập niên 80)
trái qua: nhà văn nữ võ thị xuân hà + thi sĩ. họa sĩ bàng sỹ nguyên
+ nữ thi sĩ bàng ái thơ (từ liên lý - con gái bàng sỹ nguyên)
(ảnh chụp năm 2014 tại tp. hcm, in trên blog võ thị xuân hà, báo tin:
thi sĩ, hoạ sĩ bàng sĩ nguyên [ i.e. bàng khởi phụng 1925- 2016]
đã qua đời vào sáng 6-5- 2016
tại nhà riêng, trên đường hòa hưng (quận.10, tp. hcm )
( TP chú thích : 13/5/2016)
-
lời dẫn
Nhìn tấm ảnh chụp đã trên dưới 30 năm; khi ấy, nhà thơ Bàng sỹ Nguyên khoảng 60 tuổi -- lần đầu gặp; chính xác , ở nhà ông bạn vong niên của tôi, nhà báo kỳ cựu Giang Kim - Nguyễn thế Bình. (trên đường CMT8, phường 14, quận 10/ tp. HCM).
Ông Giang Kim là bạn văn của Bàng bá Lân + Toan Ánh; tử dây mơ rễ mái ấy, khiến ông em của Bàng bá Lân ở Hà nội vào, tìm gặp, quen biết ông Giang Kim; là chuyện tất nhiên.
có lần, tôi tới thăm ông Giang Kim; thấy một bức tranh vẽ nguệch ngoạc bên hông một bức tường; , ông Giang Kim cầm ba-toong, chỉ vào bức tranh, phán, ' của Bàng sỹ Nguyên tới đây, vẽ !"
và, lần thứ 2 gặp; ấy là lần đi nghe Hồ đắc Thiếu Anh ngâm thơ, ở Câu lạc bộ thơ văn Tân bình; tôi được 'ới' chụp ảnh chung.
- Hồ đắc Thiếu Anh hiện nay vẫn ở trong một hẻm trên đường Phan văn Hân [quận Bình thạnh] ; thỉnh thoảng thấy dung nhannữ thi sĩ trên TV, dậy nấu ăn.
- nhà báo kỳ cựu Nguyễn vạn An , được con trai, nhà báo Nguyễn vạn Cường bảo lãnh đi Mỹ , đã qua đời ở Hoa Kỳ.
- nhà gia phả học Dã Lan -Nguyễn đức Dụ cũng 'bỏ đời mà đi' với Giang Kim-, vào năm 2001.
- người đứng giữa trong tấm ảnh , đó là nhà thơ + vẽ tranh Bàng sỹ Nguyên '' hiện sống một mình, tự nấu ăn, rượu thì độc ẩm, vẽ tranh' chỉ để tặng" -- cô con gái làm thơ, cũng vẽ tranh [ Bàng ái Thơ]; hình như ở Hà nội, thì phải ?
- có lần cô đã vào tp. HCM; được nữ thi sĩ Ý Nhi dắt đi thăm thú cảnh + người Sài gòn -- tôi đã gặp cô một lầ , trong bữa tiệc văn chương; Lữ quốc Văn khoản đãi ở 284, đường Bạch đằng, q. Bình thạnh.
- nơi nhà này, từng có dấu chân thi sĩ Hữu Loan; được Lư quốc Văn 'hiếu khách văn chương' , mời tời nghỉ ngơi, ăn uống, hàng tháng tời. Và, được nghe kể , anh ta có bản chép tay bài thơ ' Màu tím hoa sim' / Hữu Loan -- nay, coi như ' một báu vật văn chương' .
người cuối cùng trong ảnh; là tôi đây, 'Thằng phải gió' tuổi đã 84 .
ĐINH BẠCH DÂN
Saigon, 28/3/ 2016.
' vị cao niên ẩn sỹ giữa saigon '
TPO / báo tiền phong điện tử ( hà nội)
thi sĩ, họa sĩ bàng sỹ nguyên:
'ở giữa sàigòn tự nấu ăn, uống rượu...& vẽ ...'
báo tiền phong điện tử / TPO
nhà thơ, họa sĩ bàng sỹ nguyên [ 1925 - ]
(ảnh : in kèm theo bài)
Nhiều người trong khi Chí hòa [quận 10/ tp. hcm] thường gọi ông là đạo sỹ; bởi ông để râu tóc bạc phơ, lại chỉ ở ẩn trong nhà, ít khi ra ngoài đường. Đạo sỹ tên là Bàng sỹ Nguyên, năm nay đã 91 tuổi-- một trong những người cựu trào của làng văn, làng họa Việt nam.
[Ông là em ruột nhà thơ tiền chiến Bàng bá Lân [1912- saigon, 1988], con gái ông là nữ nhà thơ, họa sĩ Bàng ái Thơ.]
Nhờ một người quen trong hội Nhà văn Việt nam; chúng tôi mới có thể gặp ông -- bởi; chỉ liên lạc với ông qua chiệc điện thoại bàn, mà ít khi ông nghe máy.
Suốt ngày, ông cài chặt cửa; đọc sách, vẽ tranh, ít khi mở cửa khi có người lạ gọi.
Bà lão hàng xóm, bảo, " ... thông cảm cho ông ấy, đã mấy lần bị trộm ghé, ông ấy cảnh giác lắm. Giờ, chỉ gọi điện thoại là ông ấy nghe thôi "
Trái ngược với ấn tượng về một ông lão khó gần; ông lại mở cửa tiếp chúng tôi khá niềm nở; khi biết chúng tôi là nhà báo.
" Tôi mong có khách thăm lắm chứ, nhưng đã có nhiều người vào đậy; để tìm cách lấy tranh của tôi, nẹn tôi sợ. Tranh của tôi là tranh gốc, không thể để cho mấy người buôn tranh lấy đi được. Họ về làm giả vài chục bức, để bán; thì tôi chết ."- [ông nói vậy.]
Ông còn thật thà cho biết dòng họ Bàng xuất thân là họ Lý, hậu duệ Hoàng tử thứ 3 Lý hùng Tích Hoàn Nam Vương. Do thời thế, dòng họ phải đổi sang họ Bàng; để tránh sự truy xét triều đình nhà Trần.
Thời cha ông; gia tộc đã từng hưng thịnh, với nhiều cửa hàng tơ lụa; nhiều hiệu thuốc bắc lừng danh; trong Nam, ngoài Bắc. ...Hòa bình lập lại năm 1954, ông tham gia làm báo Văn nghệ, làm nhà xuất bản Văn học; rồi còn dạy học; tham gia làm thơ, vẽ tranh, dựng kịch v.v...
(...) - tạm lược trên `15 dòng. (Bt)
Ở giữa Sài gòn đô thị; nhưng ít khi ra ngoài, mọi điều kiện sinh hoạt đều gói gọn trong căn nhà, rộng 20 m2. Ông tự nấu ăn, tự pha trà, uống tượu, đọc sách; và vẽ.
" Có khi cả tháng tôi chẳng ra khỏi cửa. Như mãi hôm rồi, có người gọi tôi lên phường nhận Huy hiệu 65 tuổi Đảng, tôi mới đi. Mình già rồi, có nhu cầu đi đâu nữa " ...ông bảo thế.
Trong hàng trăm bức tranh rải khắp nhà; có lẽ ông không tự hào bằng Giấy chứng nhận 65 tuổi Đảng. Ông bảo đó là giấy chứng nhận cho cả cuộc đời làm cách mạng, ông sẽ giữ như một kỷ vật. Còn tranh, thì ông tặng. ...
Nghe ông lão trên 90 tuổi còn mình mẫn, sức khỏe để sống; với những dự định mà người trẻ có khi chả làm nổi, chúng tôi chỉ biết chắp tay bái phục.
" Đúng là cao nhân ẩn sỹ".
[]
(theo báo Tiền phong điện tử/ TPO)
(ảnh: Internet)
bàng bá lân [ 1912- saigon, 1988]
nữ thi sĩ hồ đắc thiếu anh (nữ) -- nhà báo kỳ cựu nguyễn vạn an --
nhà gia phả học dã lan-nguyễn đức dụ -- bàng sỹ nguyên --nhà báo kỳ cựu giang kim-nguyễn thế bình -- thế phong
(ảnh chụp ở cậu lạc bộ văn thơ tân bình (thập niên 80)
+ nữ thi sĩ bàng ái thơ (từ liên lý - con gái bàng sỹ nguyên)
(ảnh chụp năm 2014 tại tp. hcm, in trên blog võ thị xuân hà, báo tin:
thi sĩ, hoạ sĩ bàng sĩ nguyên [ i.e. bàng khởi phụng 1925- 2016]
đã qua đời vào sáng 6-5- 2016
tại nhà riêng, trên đường hòa hưng (quận.10, tp. hcm )
( TP chú thích : 13/5/2016)
-
lời dẫn
Nhìn tấm ảnh chụp đã trên dưới 30 năm; khi ấy, nhà thơ Bàng sỹ Nguyên khoảng 60 tuổi -- lần đầu gặp; chính xác , ở nhà ông bạn vong niên của tôi, nhà báo kỳ cựu Giang Kim - Nguyễn thế Bình. (trên đường CMT8, phường 14, quận 10/ tp. HCM).
Ông Giang Kim là bạn văn của Bàng bá Lân + Toan Ánh; tử dây mơ rễ mái ấy, khiến ông em của Bàng bá Lân ở Hà nội vào, tìm gặp, quen biết ông Giang Kim; là chuyện tất nhiên.
có lần, tôi tới thăm ông Giang Kim; thấy một bức tranh vẽ nguệch ngoạc bên hông một bức tường; , ông Giang Kim cầm ba-toong, chỉ vào bức tranh, phán, ' của Bàng sỹ Nguyên tới đây, vẽ !"
và, lần thứ 2 gặp; ấy là lần đi nghe Hồ đắc Thiếu Anh ngâm thơ, ở Câu lạc bộ thơ văn Tân bình; tôi được 'ới' chụp ảnh chung.
- Hồ đắc Thiếu Anh hiện nay vẫn ở trong một hẻm trên đường Phan văn Hân [quận Bình thạnh] ; thỉnh thoảng thấy dung nhannữ thi sĩ trên TV, dậy nấu ăn.
- nhà báo kỳ cựu Nguyễn vạn An , được con trai, nhà báo Nguyễn vạn Cường bảo lãnh đi Mỹ , đã qua đời ở Hoa Kỳ.
- nhà gia phả học Dã Lan -Nguyễn đức Dụ cũng 'bỏ đời mà đi' với Giang Kim-, vào năm 2001.
- người đứng giữa trong tấm ảnh , đó là nhà thơ + vẽ tranh Bàng sỹ Nguyên '' hiện sống một mình, tự nấu ăn, rượu thì độc ẩm, vẽ tranh' chỉ để tặng" -- cô con gái làm thơ, cũng vẽ tranh [ Bàng ái Thơ]; hình như ở Hà nội, thì phải ?
- có lần cô đã vào tp. HCM; được nữ thi sĩ Ý Nhi dắt đi thăm thú cảnh + người Sài gòn -- tôi đã gặp cô một lầ , trong bữa tiệc văn chương; Lữ quốc Văn khoản đãi ở 284, đường Bạch đằng, q. Bình thạnh.
- nơi nhà này, từng có dấu chân thi sĩ Hữu Loan; được Lư quốc Văn 'hiếu khách văn chương' , mời tời nghỉ ngơi, ăn uống, hàng tháng tời. Và, được nghe kể , anh ta có bản chép tay bài thơ ' Màu tím hoa sim' / Hữu Loan -- nay, coi như ' một báu vật văn chương' .
người cuối cùng trong ảnh; là tôi đây, 'Thằng phải gió' tuổi đã 84 .
ĐINH BẠCH DÂN
Saigon, 28/3/ 2016.
Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016
thơ hay 'từ bạn bè gửi tới ' lá thư úc châu' : thơ trần mộng tú + thơ hồ chí bửu ( lá thư úc châu)
thơ từ bạn bè gửi cho lá thư úc châu
thơ hay từ bạn bè gửi tới lá thư úc châu
thơ trần mộng tú + thơ hồ chí bửu
CƠN MƯA TRƯA
thơ TRẦN MỘNG TÚ
Trưa này một cơn mưa ập tới
mưa như trút xuống những giấc mơ
quê nhà ngày trước mưa như thế
bóng bóng phập phồng trôi tuổi thơ
nhớ con thuyền giấy tay ai thả
chẳng biết bây giờ trọi phương nao
bọt nước tan con thuyền mất hút
bao năm rồi mắt vẫn dõi theo
em đứng dán mặt vào khung kính
nhìn trời ngã xuống vũng trưa mưa
mưa ở trên trời rơi xuống đất
mưa vẫn mưa hoài đông sang tây
mưa theo em đi xa đi mãi
giọt lạ giọt quen thấm vai gầy
anh ạ quê nhà mưa tháng 6
tháng 6 anh còn đứng đó không
bong bóng vỡ tan theo tuổi trẻ
trong mắt em còn vệt cầu vồng.
TMT
3/1/ 2016
QUI ẨN
thơ HỒ CHÍ BỬU
Rút chân ra khỏi giang hồ
trở về gác nhỏ làm thơ tặng nàng
Một chiều lòng bỗng xốn xang
nhớ trăng nhớ gió nhớ hàng rượu ngon.
Nhớ đồi nhớ núi nhớ non
nhớ mây viễn xứ nhớ con sông buồn
Nhớ chiều trời đổ mưa tuôn
nhớ đêm quan cóc nhậu luôn nỗi sầu.
Tình đời là cuộc bể dâu
có trăn trở lắm cũng đâu được gì
Ngồi buồn làm đại mấy ly
nhỏ ra mấy giọt đường thi, Tặng Nàng ...
HCB
Tây ninh/ Saigon.
thơ hay từ bạn bè gửi tới lá thư úc châu
thơ trần mộng tú + thơ hồ chí bửu
CƠN MƯA TRƯA
thơ TRẦN MỘNG TÚ
Trưa này một cơn mưa ập tới
mưa như trút xuống những giấc mơ
quê nhà ngày trước mưa như thế
bóng bóng phập phồng trôi tuổi thơ
nhớ con thuyền giấy tay ai thả
chẳng biết bây giờ trọi phương nao
bọt nước tan con thuyền mất hút
bao năm rồi mắt vẫn dõi theo
em đứng dán mặt vào khung kính
nhìn trời ngã xuống vũng trưa mưa
mưa ở trên trời rơi xuống đất
mưa vẫn mưa hoài đông sang tây
mưa theo em đi xa đi mãi
giọt lạ giọt quen thấm vai gầy
anh ạ quê nhà mưa tháng 6
tháng 6 anh còn đứng đó không
bong bóng vỡ tan theo tuổi trẻ
trong mắt em còn vệt cầu vồng.
TMT
3/1/ 2016
QUI ẨN
thơ HỒ CHÍ BỬU
Rút chân ra khỏi giang hồ
trở về gác nhỏ làm thơ tặng nàng
Một chiều lòng bỗng xốn xang
nhớ trăng nhớ gió nhớ hàng rượu ngon.
Nhớ đồi nhớ núi nhớ non
nhớ mây viễn xứ nhớ con sông buồn
Nhớ chiều trời đổ mưa tuôn
nhớ đêm quan cóc nhậu luôn nỗi sầu.
Tình đời là cuộc bể dâu
có trăn trở lắm cũng đâu được gì
Ngồi buồn làm đại mấy ly
nhỏ ra mấy giọt đường thi, Tặng Nàng ...
HCB
Tây ninh/ Saigon.
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016
nhà sử học tạ chí đại trường qua đời tại saigon ( toàn cảnh báo chi)
nhà sử học tạ chí đại trường qua đời
'toàn cảnh báo chí'
nhà sử học tạ chí đại trường
qua đời tại saigon
n.a. viết
nhà sử học Tạ chí Đại Trường [ 1938- saigon, 2016]
(ảnh: L.Đ. báo TTO)
Nhà sử học Tạ chí Đại Trường quê ở Bình định; nhưng được sinh ra tại Nha trang -- đi học tại Bình định, Nha trang và học đại học ở Sài gòn. Tốt nghiệp cao học Sử đại học Văn khoa Sài gòn 1964. Nhập ngũ [quân đội VNCH] 1964-1974.
Năm 1974; giải ngũ, tiếp tục học khoa Sử tại ĐH Văn khoa Sài gòn. Năm 1970, ông nhận được giải thưởng Văn chương Toàn quốc, về bộ môn Sử.
Từ tháng 8/1994, ông định cư Mỹ [diện H.O.], sống tại Oklahoma.
Năm 2002 nghỉ hưu; và, sống ở Garden Grove, bang Calif., Hoa Kỳ.
Ngày 4 tháng 10, năm 2012, ông Tạ chí Đại Trường từ Mỹ về Việt nam; với ý nguyện sẽ 'gửi nắm thân tàn' tại quê hương; sau khi biết không qua khỏi căn bệnh nan y.
Nhà nghiên cứu sử học Tã chí Đại Trường được xem là một trong những nhà sử học xuất sắc, có những đóng góp quan trọng, độc đáo và mới mẻ; đặt ra nhiều vấn đề không chỉ về các sự kiện, các nhân vật, các giai đoạn lịch sử riêng rẽ. Ông còn được nhận định là người có những vấn đề ;và, cách nhìn và suy nghĩ lịch sử một cách thực sự khoa học, khách quan, chân thật.
Tên ông gắn liền với nhiều tác phẩm khẳng định giá trị ; cả trong và ngoài nước -- trong đó, phải kể đến tác phẩm 'Lịch sử nội chiến Việt nam từ 1771 đến 1802' (xuất bản ở Sài gòn 1960); gây tranh luận; được tái bản nhiều lần.
tác phẩm mở ra một cách viết Sử mới, trung thực; đặc biệt sinh động, tạo ra những suy ngẫm sâu xa về lịch sử Việt nam; nói chung về dân tộc và đất nước.
lịch sử nội chiến ở việt nam từ 1771- 1882/ tạ chí đại trường
(ảnh: Internet)
Ở một tác phẩm khác của Tạ chí Đại Trường cũng được tái bản nhiều lần 'Thần, Người, và Đất Việt'; với cách viết mang đến cho công chúng một cách nhìn lịch sử sâu sắc, khoa học, độc đáo ...
Ngoài ra, với tác phẩm 'Những bài văn Sử', 'Những bài dã sử Việt',' Việt nam nhìn tử bên trong',' Sử Việt đọc vài quyển', 'Bài sử khác cho Việt nam','Người lính thuộc địa Nam Kỳ' (1861- 1945) ...; thể hiện cách phát hiện, cách nhìn, góc nhìn + đóng góp độc đáo, đặc sắc không chỉ cho việc tìm hiểu lịch sử nước nhà; mà còn cho cả khoa học lịch sử ...
Theo Tạ chí Đại Trường, sở dĩ tác phẩm của ông được đánh giá: có giọng điệu riêng + cách lập luận độc đáo -- vì, ông chưa từng tham gia chính thức một cơ quan nghiên cứu lịch sử nảo; [nên] đã thoát ra được khỏi hệ thống quan điểm truyền thống về lịch sử Việtnam, hơn nữa tuy rất nghiêm túc trong công việc nghiên cứu; nhưng không đặt nặng việc tác phẩm viết ra, phải có độc giả.
Với những đóng góp độc đáo trong nghiên cứu sử học, nhà sử học Tạ chí Đại Trường được 'giải văn hóa Phan châu Trinh' (lần thứ 7/ 2014) -- vì những đóng góp độc đáo, mới mẻ trong nghiên cứu Sử học ['của Tạ chí Đại Trường'].
[]
N.A.
(Toàn cảnh báo chí)
----
* theo bà Minh Hiền ở Hoa Kỳ ( bà là chị dâu Tạ chí Đại Trường) xác nhận vói báo Người Việt/ Cali; thì,Tạ chí Đại Trường sinh năm 1935, khai sinh ghi 1938; sống độc thân, qua đòi tại quận 5 ( tp. HCM) ở nhà một ông anh khác của TCĐT. ( Bt)
'toàn cảnh báo chí'
nhà sử học tạ chí đại trường
qua đời tại saigon
n.a. viết
nhà sử học Tạ chí Đại Trường [ 1938- saigon, 2016]
(ảnh: L.Đ. báo TTO)
Nhà sử học Tạ chí Đại Trường quê ở Bình định; nhưng được sinh ra tại Nha trang -- đi học tại Bình định, Nha trang và học đại học ở Sài gòn. Tốt nghiệp cao học Sử đại học Văn khoa Sài gòn 1964. Nhập ngũ [quân đội VNCH] 1964-1974.
Năm 1974; giải ngũ, tiếp tục học khoa Sử tại ĐH Văn khoa Sài gòn. Năm 1970, ông nhận được giải thưởng Văn chương Toàn quốc, về bộ môn Sử.
Từ tháng 8/1994, ông định cư Mỹ [diện H.O.], sống tại Oklahoma.
Năm 2002 nghỉ hưu; và, sống ở Garden Grove, bang Calif., Hoa Kỳ.
Ngày 4 tháng 10, năm 2012, ông Tạ chí Đại Trường từ Mỹ về Việt nam; với ý nguyện sẽ 'gửi nắm thân tàn' tại quê hương; sau khi biết không qua khỏi căn bệnh nan y.
Nhà nghiên cứu sử học Tã chí Đại Trường được xem là một trong những nhà sử học xuất sắc, có những đóng góp quan trọng, độc đáo và mới mẻ; đặt ra nhiều vấn đề không chỉ về các sự kiện, các nhân vật, các giai đoạn lịch sử riêng rẽ. Ông còn được nhận định là người có những vấn đề ;và, cách nhìn và suy nghĩ lịch sử một cách thực sự khoa học, khách quan, chân thật.
Tên ông gắn liền với nhiều tác phẩm khẳng định giá trị ; cả trong và ngoài nước -- trong đó, phải kể đến tác phẩm 'Lịch sử nội chiến Việt nam từ 1771 đến 1802' (xuất bản ở Sài gòn 1960); gây tranh luận; được tái bản nhiều lần.
tác phẩm mở ra một cách viết Sử mới, trung thực; đặc biệt sinh động, tạo ra những suy ngẫm sâu xa về lịch sử Việt nam; nói chung về dân tộc và đất nước.
lịch sử nội chiến ở việt nam từ 1771- 1882/ tạ chí đại trường
(ảnh: Internet)
Ở một tác phẩm khác của Tạ chí Đại Trường cũng được tái bản nhiều lần 'Thần, Người, và Đất Việt'; với cách viết mang đến cho công chúng một cách nhìn lịch sử sâu sắc, khoa học, độc đáo ...
Ngoài ra, với tác phẩm 'Những bài văn Sử', 'Những bài dã sử Việt',' Việt nam nhìn tử bên trong',' Sử Việt đọc vài quyển', 'Bài sử khác cho Việt nam','Người lính thuộc địa Nam Kỳ' (1861- 1945) ...; thể hiện cách phát hiện, cách nhìn, góc nhìn + đóng góp độc đáo, đặc sắc không chỉ cho việc tìm hiểu lịch sử nước nhà; mà còn cho cả khoa học lịch sử ...
Theo Tạ chí Đại Trường, sở dĩ tác phẩm của ông được đánh giá: có giọng điệu riêng + cách lập luận độc đáo -- vì, ông chưa từng tham gia chính thức một cơ quan nghiên cứu lịch sử nảo; [nên] đã thoát ra được khỏi hệ thống quan điểm truyền thống về lịch sử Việtnam, hơn nữa tuy rất nghiêm túc trong công việc nghiên cứu; nhưng không đặt nặng việc tác phẩm viết ra, phải có độc giả.
Với những đóng góp độc đáo trong nghiên cứu sử học, nhà sử học Tạ chí Đại Trường được 'giải văn hóa Phan châu Trinh' (lần thứ 7/ 2014) -- vì những đóng góp độc đáo, mới mẻ trong nghiên cứu Sử học ['của Tạ chí Đại Trường'].
[]
N.A.
(Toàn cảnh báo chí)
----
* theo bà Minh Hiền ở Hoa Kỳ ( bà là chị dâu Tạ chí Đại Trường) xác nhận vói báo Người Việt/ Cali; thì,Tạ chí Đại Trường sinh năm 1935, khai sinh ghi 1938; sống độc thân, qua đòi tại quận 5 ( tp. HCM) ở nhà một ông anh khác của TCĐT. ( Bt)
Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016
" chúng nó [nhà văn saigon cũ] chết hết cả rồi, phải không mày?"- lời văn sĩ văn quang / thế phong viết.
"chúng nó chết hết cả rồi, phải không mày?"
- lời văn quang.'
bài mới viết cùa thế phong.
"chúng nó [nhà văn saigon cũ]
chết hết cả rồi phải không mày?"
thế phong
trái qua, hàng trước :
nữ thi sĩ Ý Nhi + Như Hiên + Giản Chi + Hoàng Tấn ( Hồ Tăng Ấn)
hàng sau, đứng :Thanh Vân + x...+ Doãn quốc Sỹ + TPhong + [x... ] + Cung Trầm Tưởng
+ Hồ Nam + Nguyễn thụy Long + Nguyễn đình Toàn + Thảo Trường+ Lữ quốc Văn + [ x... ]
( photo courtesy: newvietart.com/ france)
... Văn Quang hỏi tôi ,qua điện thoại; khi nghe tin Hồ Nam qua đời ở Mỹ tho,
" chúng nó chết hết rồi, phải không mày ?" -- câu nói này cứ ám ảnh tôi mãi, càng hơn khi nhìn vào tấm ảnh chụp chụng ở nhà Lữ quốc Văn, vào đầu thập niên 90. ( thế kỷ XX).
hàng đầu, ngồi : Ý Nhi [ i.e. Hoàng thị Ý Nhi 1944 - ] -- Như Hiên [ i.e. Nguyễn ngọc Hiền 1930- ] -- lão tướng dịch giả Giản Chi [i.e Nguyễn hữu Văn 1904 - Saigon, 2006] -- thi sĩ Hoàng Tấn [ i.e. 1920- Saigon, 2003] -- [x... ] -- văn sĩ Doãn quốc Sỹ [1923- ] -- Thế Phong [i.e. Đỗ mạnh Tường 1932- ] -- [x... ]-- thi sĩ Cung Trầm Tưởng[ i.e. Cung thúc Cần 1932- ] -- nhà báo, thi sĩ Hồ Nam [ i.e. Lê nguyên Ngư 1930- Mỹ tho, 2015] -- văn sĩ Nguyễn thụy Long [1938 - Saigon, 2009] - văn sĩ Nguyễn đình Toàn [1936- ] -- văn sĩ Thảo Trường [ i..e. Trần duy Hinh 1935- usa, 200x ] -- nhà báo kỳ cựu Giang Kim [ Nguyễn thế Bình 1914- Saigon, 2001] -- [x....]
Như Hiên Nguyễn ngọc Hiền, tác giả nhiều sách biên dịch, tiểu thuyết dã sử, du ký, thơ ... cuốn sách mới nhất Từ điển danh nhân và Địa danh văn hóa Việtnam ( 2015, phổ biến hẹp) ; bởi, sách đã in ra; nhưng vì một lý do nào đó, không phát hành, trong khi soạn giả đang ở Huê Kỳ, thăm con gái. Từ khi chồng là Thanh Vân Nguyễn duy Nhường qua đời; hàng năm bà sang Huê Kỳ ở chơi với rể + con gái vài tháng.
nữ thi sĩ Ý Nhi, ở miền bắc vào tp. HCM sau 30/4/ 1975 -- bà thường giao du với các nhà văn thơ Saigon.
là trưởng chi nhánh nxb Hội nhà văn VN tại tp. HCM, từ cuối thập niên 80-- và, năm 1993, bà cho tái bản đầu tiên tập thơ Mưa nguồn/ Bùi Giáng (VNCH); một thử thách rất táo bạo, mở đầu 'hòa giải văn chương 2 miền' ( lời nhà báo Pháp, Laurent Passicousset ).
từ sự quen biết 'nhà báo viết văn 'tài tử' Lữ quốc Văn (Saigon cũ), bà gặp gỡ các nhà văn, thơ VNCH: nhà gia phả học Dã Lan [i.e. Nguyễn đức Dụ 1919- 2003], giáo sư đại học Nguyễn văn Trung [1930- ], thi sĩ Diễm Châu [ i.e. Phạm văn Rao 1937- France, 2006], Thế Phong, họa sĩ Nghiêu Đề, họa sĩ 'tài tử' Phan Diên [1944- ], nữ văn sĩ Trần thị Bông Giấy [1950- ], văn sĩ Nguyễn đình Toàn [ 1936- ], thi sĩ Tô Thùy Yên [i.e Đinh thành Tiên 1938- ] thi sĩ Phổ Đức [1940- Saigon 2013] , Hoàng Vũ Đông Sơn [1939- 2014], Thư Linh [i.e. Đặng thị Lạc 1924- ] v.v...
mới đây, Ý Nhi được giải văn chương CIKADA Thụy điển 2015. ( khoảng 50 triệu Vnđ)
" ... ý nhi, trưởng chi nhánh nxb hội nhà văn vn tại tp. hcm ,
năm 1993, bà cho tái bản đầu tiên tập thơ mưa nguồn/ bùi giáng --
một thử thách táo báo, mở đâu 'hòa giải văn chương'
(lời nhà báo pháp laurent passicousset.)
ý nhi ( giữa) [ hoàng thị ý nhi 1944- }
trưởng chi nhánh nxb hội nhà văn tại tp. hcm , từ 1987.
trái qua: hoàng châu ký (nhà nghiên cứu tuồng, thân phụ của ý nhi) + thế phong.
( ảnh : tùy viên báo chí tòa đại sứ pháp, robert lacombe
chụp ở văn phòng chi nhánh nhà xuất bản tại tp hcm - tháng 3/ 1995)
cung trầm tưởng [ i.e. cung thúc cần 1932- } ( trái) + thế phong
( lữ quốc văn chụp ở tp.hcm, khoảng đầu năm 1990)
Doãn quốc Sỹ, Cung Trầm Tưởng trước khi định cư Hoa Kỳ, đôi lần được mời tới thăm Chi nhánh nxb Hội nhà văn VN (316/ 17 Hai bà Trưng, quận 3/ tp. HCM) ; nhưng vì một lý do nào đó,cả 2 không tới, có thể e ngại giao dịch với nhà văn miền bắc (?) -- dầu vợ Doãn quốc Sỹ là trưởng nữ nhà thơ trào phúng tiền chiến Tú Mỡ. có sách được nxb Hội nhà văn VN tái bản.
Doãn quốc Sỹ, Lữ quốc Văn và tôi thường gặp nhau đôi lần, đi ăn hủ tíu ở đường Thành Thái (gần nhà Doãn quốc Sỹ), hoặc ở Nhà văn hóa Thanh niên, để nghe Lê thị Kim ngâm thơ.
Có một lần, chúng tôi chụp ảnh chung trước nhà nhà biên khảo Nguyễn quảng Tuân
[1925- ] trên đường Đinh tiên Hoàng (quận 1), kế số nhà có vẽ lá cờ tổ quốc bên cạnh -- nhìn tấm ảnh in ra, Doãn quốc Sỹ nói với tôi,
" tôi sắp đi định cư ở Mỹ, tấm ảnh này nếu được in lên báo, hẳn bất lợi cho tôi đấy."
Nguyễn quảng Tuân tiếp lời,
" các ông thấy không, ông nhà văn 'thông gia' với tôi thật kỹ lẽ , từ ngày Saigon được giải phóng, bất cứ nhà nào ở mặt tiền đều phải in lá cờ trên trường, trước là cờ Mặt trận, sau 1976 thống nhất, là cờ tổ quốc".
Nhớ lại. mỗi khi tôi và Lữ quốc Văn tới thăm Doãn quốc Sỹ tại nhà riêng; bà vợ rất kỹ tính, dòm ngó; như ý không muốn bạn Saigon cũ rủ rê, cà- phê, cà- pháo..., dẫn tới chuyện này, khác.
thật ra, bà vợ của Sỹ rất kỹ đó thôi, chúng tôi chỉ bàn chuyện 'văn nghệ'. ( nói đùa là chính em), nhất quyết không đả động tới văn chương chính chị'. (chính tri).
lữ quốc văn [ i.e. nguyễn thế văn 1934- ] (phải)
(ảnh chụp ở quán viễn xưa, đường nguyễn duy, q. bình thạnh,
nhân dịp học trò cũ tổ chức tiệc gặp gở các thầy dạy học cũ
ở trường trung học ngô quyền/ biên hòa .( trước1975.)
(ảnh: Internet)
tôi trả lời,
" điều này ông nên hỏi Nguyễn quảng Tuân; theo tôi được biết; sau khi vợ Doãn quốc Sỹ qua đời; bạn ấy về sống ở Bolsa rồi. Và, n hững bạn sinh1923 ; mà chúng ta quen biết đều 'tịch' cả rồ. Nào là họa sĩ Vị Ý [1923- USA, 1985 ) -- Lê ngộ Châu [ 1923- saigon, 2006 ,chủ nhiệm tạp chí Bách khoa) -- hình như ở tp. HCM chỉ còn Lê cao Phan, cũng sinh 1923 , chàng này lắm tài , không chỉ là dịch giả, còn làm thơ, làm nhạc ; hiện sống với con trai ở phường 13, quận Bình thạnh tp. HCM. .Ở Mỹ; như ông biết đấy , Doãn quốc Sỹ sinh 1923, hiện đang sống ở Bolsa ."
họa sĩ vị ý [i.e. nguyễn hoàng tâm [ 1923- usa 1985] ( phải) + thế phong
(tống sơn quảng chụp trên bãi biển nha trang/ khánh hòa, năm 1961)
(tư liệu ảnh: tp)
còn thi sĩ Cung Trầm Tưởng, nghe đâu vẫn sống ở Minnesota; bỏ tiền túi in thơ chỉ để tặng bạn văn chương, thì phải ?
( tôi thường đùa ;bang Minnesota là bang 'Mỹ nó sỏ ta' -- vì Rulon- Miller Books có trụ sở tại đây in lại ' các loại sách quý hiếm, gọi là rare & precious books; trong đó có một số sách của TP: Thephong by ThePhong:; the writer, the book & the life ( autobiography) -- The Rubbish Tip outside the city & other stories, ( bản đầu + bản tái bản) v.v..., ; được gọi là used book bán tràn lan , không chỉ ở Hoa Kỳ, còn ở ngoài nước Mỹ nữa, là khác... )
trở lại nơi bang 'Mỹ-nó-sỏ-ta' này, ngoài CungTrầm Tưởng coi 'quê hương thứ 2' ; mới đây tôi được biết thêm: một thằng bạn thân, tên Nguyễn mai Chính [1936- ], nguyên thiếu tá Kq VNCH (không phi hành) ] định cư tại 'đất cây sồi' này.
NMChính đi học tập, vợ ở nhà đi lấy chồng khác; mới đây lấy một bà kém 1 tuổi, chẳng biết là Mỹ 100%, hay Mỹ gốc Việt?
Nguyễn mai Chính rủ nhà văn Hoàng lại Giang ở tp. HCM, sang Mỹ thăm con gái + rể ; đi ăn, đi thăm thú phong cảnh, hỏi HLGiang,
" ... ông ở Saigon có biết Thế Phong, nhà văn Saigon cũ không? Nó là thằng bạn thân học chung 1 lớp từ Hà nội trước 1954. Nhà tôi khi ấy ở phố Triệu Việt Vương. Nó đến ngủ nhờ; trước khi mua vé tàu thủy vào Saigon; trước cả hiệp định Genève 20/7/ 1954. Còn tôi di cư vào đây, gặp nó; viết báo lăng nhăng kiếm tiền, rồi ở nhà viết sách. Chủ trọ nấu cơm tháng cho ăn, 6 tháng sau khất vẫn chưa có tiền trả chủ; nó đành ăn 3 đồng xôi, hoặc cơm xã hội 3 đồng/ bữa; rồi viết sách tiếp. Được một thằng bạn mời ra Vũng tàu chơi; nó ' thấy ngăn kéo không khóa, có 1 phong bì trong có 10 ngàn đồng' (cuối 1956/ 35 Vnđ đổi được 1 Mỹ kim) , bèn' xoáy, rồi ôm theo chiếc máy chữ xách tay Triumph mới tinh, trốn về Saigon,có tiền trả nợ chủ nhà; có máy chữ viết sách tiếp. Thằng bạn ấy đòi kiện, nó sợ quá, trốn chui trốn nhủi ; nhưng có 1 lần gặp thằng bạn ấy ở quán Thanh Thế [đường Tạ thu Thâu, Saigon 1) da tái mẹt. mặt bủng; bước vào quán; đòi nó trả 10 ngàn đồng xưa kia; nó bèn móc túi ra; giúi vào túi thằng bạn vài trăm; rồi hứa đúng ngày, tháng x. ; khi nhà xb Thế giới + Phạm văn Tươi trả tiền bản quyền, sẽ trả nốt, gấp 5 lần. Nhưng chỉ hứa 'lèo;' sau thằng bạn ấy trở thành nhà báo nổi tiếng [Trần phong Giao, thư ký tòa soạn báo văn, chủ nhà xb Giao điểm, tác giả tiểu thuyết 'Ngồi lại bên cầu ... ] viết báo, chửi nó là 'thằng mất dạy, lường thầy phản bạn, thằng từng làm thông ngôn cho Tây; dịch tiếng tây sai bét be.' [Việtnam bi thảm Đông dương].
trần phong giao [ trần tĩnh 1932- saigon, 2005]
" ... trần phong giao, thư ký tòa soạn báo Văn, chủ nxb Giao điểm, tác giả tiểu thuyết 'ngồi lại bên cầu',,, "
(ảnh: Internet)
rồi; tôi gặp lại nó ở trong quân chủng Không quân [VNCH] , mang lon trung sĩ đồng hóa, biên tập viên báo Lý tưởng; được tư lệnh Kq ưu ái, cấp nhà cho ở ; cấp sự vụ lệnh dành cho báo chí; có quyền đi máy bay quân sự, gặp các tư lệnh không, sư đoàn phỏng vấn, cấm trại, cấm quân vẫn được mặc dân sự ra ngoài phố v.v... Và, International Writing Program mời nó đi dự hội thảo văn chương 5, 6 tháng, tiếng anh nó chỉ biết 2 tiếng 'yes' và 'no'; nó lại được gửi tới Staff Development Center học anh văn ( lớp dành cho academic) 4, 5 năm anh ngữ, một tuần lễ ròng, ngày 4 tiếng, trừ chủ nhật + ngày lễ.
và; tòa đại sứ Hoa Kỳ, thời đại sứ E. Bunker tại vị, từ chối không cấp visa cho nó đi Mỹ -- thì Tư lệnh Kq Trần văn Minh 'dụ' nó ' hãy bằng lòng đi làm hạ sĩ quan liên lạc Kq ở Mỹ; thì tha hồ họp hành văn chương; chẳng cần tòa đại sứ Mỹ cấp 'visa 'nữa.'
lúc ấy, nó 1 vợ + 5 con nhỏ; mẹ vợ ở Dalat; nó không nỡ để vợ ở nhà; đành từ chối.
biến cố tháng 4/ 75 ập đến rồi ...
ngày 29/ 4/ 1975, nó rời khu gia binh Không quân ở TSN ra ngoài phố; nếu ở lại; thì ,chiều tối ngày 29/4/ 1975; không một ai ở trong khu Tân sơn nhất còn ở lại; đều được 'bốc' đi hết; kể cả không là binh sĩ Kq.
là hạ sĩ quan, học tập 3 ngày tại chỗ; đi làm 'lơ xe' tuyến Saigon- Thủ đức mấy năm liền, vợ con bán mũ nón trước cửa nhà thờ Tân định kiếm sống qua ngày.
khi tôi đi học tập về, có ghé qua nơi vợ con nó bán mũ nón; con cái vẫn được đi học đầy đủ.
sau này, thằng lớn lấy vợ ở Mỹ, được bảo lãnh đi; thằng thứ 2 tốt nghiệp Y khoa năm 1994, thằng út kỹ sư điện; 2 cô con gái lấy chồng ở Saigon.
Tôi đi định cư vào thập niên 90, ban đầu có liên lạc; đến nay thì không... vậy tôi muốn hỏi ông Hoàng lại Giang, nhà văn CS chính cống, về đời sốn thằng bạn cũ rất thân của tôi; mà ông quen ấy ...
tôi còn muốn biết đời sống bạn tôi ở Saigon ra sao, kể cả viết lách, hay in sách ... "
(Hoàng lại Giang ở Mỹ về,gọi điện thoại cho tôi hay biết : con gái lấy chồng người Mỹ, nhà ở kế cạnh nhà Nguyễn mai Chính, bây giờ anh ta bị tai biến, phải đi xe lăn rồi ...)
nhà văn hoàng lại giang [ i.e. nguyễn văn bé 1938 - ]
nguyên trưởng chi nhánh nxb văn học tp. hcm.
(ảnh: Internet)
Vương Tân nổi danh là 'thơ hay của 5 chữ'; hơn nhiều so với bút danh Hồ Nam, phê bình văn nghệ hoặc, viết về sinh hoạt văn nghệ, từ thời còn tuần báo Đời mới/ Trần văn Ân ở Saigon , vào thập niên 50. Một ngày trước khi qua đời, anh ta còn đòi 'hiếu tử', trưởng nam luộc trứng gà luộc cho ăn; hôm sau ông bố đột tử.
Ở Saigon chẳng một tờ báo loan tin, ở Mỹ có Chinh Nguyên, Huệ Thu, Du Tử Lê... ; riêng trang chủ Gió- o.com đang tiếp tục phỏng vấn về sinh hoạt văn chương, báo chí Saigon cũ trước 75.
có nhiểu chi tiết khá rõ ràng; nhưng đọc Hồ Nam tường thuật; tôi 'bổ ngửa' ; vì anh 'phịa chuyện thật hơn cả sự thật' !
chuyện về nhà văn tiền chiến Nguyễn đức Quỳnh, chủ soái Hàn Thuyên xưa, Đàm trường viễn kiến nay; chẳng hạn; quả tay này có tài hư cấu siêu đẳng !?
Còn chuyện 'tự nhận là chủ bút nguyệt san Quê hương' (chủ nhiệm Bức đức Thịnh), hoặc, thư ký toà soạn tạp chí Sáng tạo (chủ nhiệm Mai Thảo ) . Cả 2 tờ báo không có tên+ chức vụ Hồ Nam, Vương Tân, Lê nguyên Ngư ..'. 'chủ bút Quê hương '; hoặc ở Sáng tạo là ' thư ký tòa soạn'). Còn học vấn, ' nhập nhằng'; ghi " học luật Đại học Luật khoa Hà nội" . ( thực sự chỉ là auditeur libre ghi danh học ' năng lực luật' .)
với tôi; trò tiểu sảo kia chỉ để khoe khoang, lố bịch, buồn cười; kiểu 'cứ mặc áo thụng đen đi, thì sẽ được gọi là linh mục.' .( thật hay không chỉ đương sự biết; ngay cả đấng Christ, còn cả Christ giả ).
Riêng tôi khi viết bộ 'Lược sử văn nghệ Việt nam: 1900- 1956' gồm 4 tập -- thì; tập 2 'Nhà văn kháng chiến chủ lực 1945 - 1950' -- ở bài 'Đặt đúng vấn đề văn nghệ kháng chiến', có ít dòng cuôi để cảm ơn Hồ Nam- Lê nguyên Ngư, đã cho tôi mượn 'Tập văn cách mạng & Kháng chiến':
" ... Nhận thức được tình trạng văn nghệ kháng chiến như vậy, thì văn nghệ kháng chiến phải là sản phẩm chung của nền văn hoá dân tộc. Sẽ phân tích theo ý nghĩa đó; lần lượt giới thiệu sáng tác chưa đựng tinh thần kháng chiến. Có thể không đồng ý với Tố Hữu. qua bài thơ tôn sùng cá nhân, hầu đạt được mục đích chính trị, " Thương mình thương một thương ông thương mưới'. 'Ông' ở đây ám chỉ lãnh tụ tới cao Xô- viết, J. Staline. Nhưng còn nhiều bài thơ khẩu khí, như ' Lao Bảo', 'Mã Chiếm Sơn' , ' Ba tiếng' ... là tác phẩm thơ giá trị của một thời đoạn lịch sử; ở giai đoạn tiền kháng chiến.
Trở lại bình diện văn nghệ kháng chiến; nhiều sáng tác ghi lại hình tượng sống điển hình trong cuộc chống xâm lăng Tây thuộc (lần 2), như chiến đấu cho lịch sử dân tộc mỗi ngày mới hơn.
Tác phẩm văn nghệ kháng chiến Việtnam phải được coi như sáng tác giá trị, như trong
'La Patrie se fait tous les jours' * ghi lại, phản ánh cuộc chiến đấu kháng chiến anh dũng của Pháp, vào giai đoạn 19939- 1945, chống Phát xít Đức, Ý.
Trong tập thơ văn này có tác phẩm của các nhà văn thơ chuyên nghiệp nổi danh + các chiến sĩ văn nghệ: Paul Eluard, Louis Aragon, Albert Camus, Andre Malraux, Mc. Jacob...
Chúng tôi coi tập sách này, cùng ý nghĩ, như Jean Paulhan + Dominique Aury sưu soạn; tất nhiên chưa thể đầy đủ được; nhưng tập sách nhỏ bé này sẽ được dùng làm tải liệu văn học; giúp cho những ai đến sau, viết lịch sử văn học; nhất là ở giai đoạn kháng chiến 1945- 1950 -- đó là 'Nhà văn kháng chiến chủ lực : 1945- 1950'.
( tập 2 trong bộ' Lược sử văn nghệ Việt nam 1900- 1956 -- riêng tập 2 này thì cách viết khác với những tập 1, 3, và 4.) (TP chú thích)
---
* tạm dịch 'Tổ quốc lớn dậy từng ngày' của Jean Paulhan + Dominique Aury sưu soạn; nxb Les Editions de Minuit,Paris 1947. Tôi đã tóm dịch một số tác phẩ , in trong cuốn 'Tuyển thơ Kháng chiến Pháp 1939- 1945 ' ( Đại Nam văn hiến xb, Saigon 1965 / TP chú thích).
Đa số truyện và thơ được trích lại từ 'Tập văn cách mạng & Kháng chiến' (nxb Sự Thật, 1947.)
Sở dĩ có được tư liệu văn học quí giá này, do Hồ Nam cung cấp vào cuối 1955; bời, ông, một trong những người vào Nam sau chót, trước chấm dứt hạn kỳ cho những ai muốn di cư vào Nam. (31/8/ 1954)."
Nguyễn thụy Long [1938- Saigon, 2009] , anh qua đời ở ấp Đông Bá Phú Nhuận (nay thuộc phường 7, quận Phú nhuận) -- cũng may là, nhờ tiền được giải thưởng văn chương 5000 usd, do Viên Linh ở Mỹ trao tặng.
căn nhà được xây lại rộng rãi,có nơi đặt quan tài cố văn sĩ Nguyễn thụy Long thoáng mát; để anh em vă nghệ Saigon cũ tới viếng -- trong đó, có nhà văn Vương Tân- Hồ Nam từ Mỹ tho lên viếng; tiện dịp, công an đưa vòng số 8 khóa trái tay, mời chủ 'báo lậu Viễn tượng' vào trại cải tạo ít năm,
Hoàng Vũ Đông Sơn đến viếng bạn đem theo đâu đó khoảng 1 triệu đồng; đáp lại lần anh nằm ở Khoa Lão Bệnh viện Gia định; Nguyễn thụy Long đi xe lăn, lết lên lầu, thăm bạn + tặng một số tiền 'cũng hàng triệu Vnđ'.
hoàng vũ đông sơn [i.e. hoàng ngọc ấn 1939- saigon, 2014]
vĩnh biệt đời, vợ, con, bạn bè văn chương Saigon cũ ...
và , 5 năm sau Nguyễn thụy Long ra đi, tới lượt Hoàng Vũ Đông Sơn [1939- 2014] vĩnh biệt đời, vợ, con, bạn bè văn chương Saigon cũ, vào 9 giờ sáng ngày 14/ 9/ 2014.
nữ nhà báo tự do, Hàm Anh, con gái cố nhà phê bình văn học Thượng Sỹ, tới bệnh viện cùng cô giáo hưu hạ Nguyễn thị Thanh Phương (vợ HVĐSơn), đưa xác thi sĩ Hoàng Vũ Đông Sơn về cư xá Thanh Đa lần cuối.
nhà báo tự do hàm anh [ i.e. nguyễn thị hàm anh 1957- ] ( bên phải)
tới bệnh viện, nhân dân gia định cùng cô gíao Phương [ vợ HVĐông Sơn)
đưa xác HVĐSơn về cư xá Thanh đa, lần cuối.
(ảnh: Internet)
Tôi cầm 100 usd của nhà báo, nhà văn Chinh Nguyên ở San José, nhờ chuyển cho gia đình cố thi văn sĩ Hoàng Vũ Đông Sơn + lời phân ưu.
Nguyễn đình Toàn [1936- ] tập tành viết lách từ Hànội trước 1954, chữ viết nắn nót, đẹp cách riêng biệt; dùng mực tím học trò, ký bút danh Tô Hà Vân ( Ái mộ/ Gia lâm) gửi bài đăng báo, cùng thời với văn sĩ Nhật Tiến [1936- ], Dương vy Long v.v ... cho tới 1962 mới có tác phẩm đầu tay được Cơ sở xuất bản Tự do/ Phạm việt Tuyền phát hành; cùng đợt xuất bản tác phẩm Vương hồng Sển, sách tái bản Ngược giòng / Trần đình Khải [ chủ bút 'Văn nghệ tập san', chủ nhiệm Nguyễn đăng Thục phát hành ở Saigon 1954- 55] v.v...
rồi nhà văn 'thổ huyết' này được giải thưởng văn chương Ngô đình Diệm, như bạn văn đồng môn Nhật Tiến/ Thềm hoang...
từ đó, chàng 'phất ' lên như cờ gặp gió. Anh có một tài nữa, viết lời giới thiệu nhạc tiền chiến, cho phát nhạc tiền chiến trên đài phát thanh; sau 1975 còn sáng tác một bài nhạc bất hủ , hình như mang ý nghĩa 'Saigon thì mất, nhưng Gia định còn'' lời, nhạc cảm động.
Trưởng chi nhánh nxb Hội nhà văn VN tại tp. HCM rất hâm mộ văn chương Nguyễn đình Toàn; lại được Lữ quốc Văn mời dự tiệc vui khoản đãi bạn bè văn chương Saigon cũ; chàng bèn nêu tên, nào là : Cung Trầm Tưởng, Giản Chi, Thảo Trường, Nguyễn thụy Long, Doãn quốc Sỹ, nhất là tác giả 'Áo mơ phai' Nguyễn đình Toàn cũng hiện diện -- thế là Ý Nhi không thể không có ly do nào mà bỏ qua.
nguyễn đình toàn (trái) + thế phong
( ở quán cà phê cóc trên đường nguyễn văn lạc, q. bình thạnh/ tp.hcm.)
hình như có một lần, tôi + Toàn + Ý Nhi đang ngồi ở quán cóc trước chi nhánh nhà xuất bản, cô thư ký Hà chạy ra, 'mời cô vào, có điện thoại' -- Ý Nhi bèn chuyển cái túi xách tay 'của nàng cho chàng tác giả' Ao mơ phai' khư khư ôm vào lòng' -- tôi bèn đùa,"thế này thì tiên sư thằng cướp giật 'vô cùng khó ăn hàng' rồi".
cũng nên nghe thêm, Lê Duyên, nữ cựu biên tập viên nxb Văn nghệ tp. HCM thủ thỉ,
" .. em với Hoàng thị Ý Nhi học chung lớp ở Đại học tổng hợp (Hànội), làm cùng nghề biên tập xuất bản; ở Hà nội nó quen 'khá thân mật' với nhà văn, thuộc loại 'cây đa cây đề' Nguyễn đình Thi; -- rồi vào Saigon -- lại quen với một văn sĩ miền Nam, cũng Nguyễn ĐÌNH... em đố anh thêm đúng tên nhà văn 'gạo cội' ấy đấy! Con bạn em chỉ thân mật với những tên NGUYỄN ĐÌNH .. ở hai đầu bắc, nam thôi. "
lê duyên (phải) + ý nhi,
lê duyên thủ thỉ: " ... con bạn em chỉ thân với những tên Nguyễn ĐÌNH ...
. ở 2 miền nam, bắc thôi .. -- nay, lại quen với một văn sĩ , cũng Nguyễn ĐÌNH...
em đố anh thêm đúng tên nhà văn 'gạo cội' ấy đấy ... "
( lữ quốc văn chụp ở chi nhánh nxb hội nhà văn vn tại tp. hcm.)
trả lời,
" này cô Lê Duyên; ở Saigon có một tay viết sách khảo luận tiếng tăm, tên Nguyễn đình ĐẦU, học ở Phú lãng sa về; nhưng 'cô bạn chúng ta' đã không biết, không quen, hẳn là không thể thân với ' tiên sinh Nguyễn đình ĐẦU rồi' -- vậy thì, chữ cuối 'tên của nhà văn miền Nam ấy là Nguyễn ĐINH ĐÍT'. (xin lỗi, hơi thô tục, không còn chữ đối xứng nào tốt hơn. )
Thảo Trường Trần duy Hinh, cựu thiếu tá cục An ninh quân đội VNCH -- một khi lính tráng quân lực VNCH nghe lọt tai, cái tòa nhà mang số 6 Nguyễn bỉnh Khiêm (dành cho Lục quân) - số 4, cũng Nguyễn bỉnh Khiêm dành cho lính Không quân -- là 'tè ra quần; vì đó là Cục An ninh quân đội Việtnam Cộng hòa.
Trần duy Hinh sinh năm 1934, truyện ngắn đầu tiên' Người đàn bà mang thai trên kinh Đồng tháp;. được RP. Nguyễn ngọc Lan dịch sang tiếng tây 'La femme enceinte du canal de Đồng Tháp' (Le Crépuscule de la Violence, Ed.Trình bày, Saigon; p. 21- 30) bị kẹt lại ở Saigon, sau 30/4/ 75.
có thể , Trần duy Hinh là 'cải tạo viên có thành tích trên dưới 15 năm . suốt từ Nam ra Bắc' -về Saigon tạm trú tại đường Lê hồng Phong nối dài (quận 10), nó 'ới' tôi,
" tao về rồi, muốn đi cà- phê, cà- pháo với mày."
Trước tiên, tôi đưa nó đến hẻm đường Phạm ngọc Thạch (cũ: đường Duy Tân, quận 3) ; nhà của giáo sư Nguyễn văn Trung cho anh rể nó, cựu đại tá Lê vănThân, nguyên tỉnh trưởng Thừa Thiên- Huế ở nhờ ; chờ xuất cảnh.
sau đó, tôi với nó đi la cà khắp phố phường; đi qua khách sạn Duy Tân (trên đường Hai bà Trưng) , chỉ tay lên lầu cao,
, " mày nhớ là tao đã mời mày ngủ một đêm ở đấy chứ; khi ấy chúng tao đều có phòng riêng tiếp khách nữ'; hệt tên trung tá X..., quản đốc đài... có phòng ở đường Đồng Khánh B (nay Trần hưng Đạo B) chỉ để tiếp các nữ ca sĩ hâm mộ tay văn sĩ này có chức, có quyền, có tiền bạc rủng rỉnh, 'xấu trai mà đào hoa hết xảy'.
xảy ra biến cố tháng 4, tao mới thấy tiếc những ngày của một thời dĩ vãng.
còn mày; sao không xuất cảnh diện H.O? -- à, mày là hạ sĩ quan Không quân chỉ học tập 3 ngày tại chỗ; nhưng tao còn nhớ, mày từng là 'lecturer in politics' của Seminary Camp Vũng tàu, do tòa đại sứ Mỹ thành lập; tác giả 'The Ordeal of an American militiman' -- sao không xin đi theo diện ấy?
mày cũng từng làm ' lơ xe' đập thùng thực thụ đấy à? không nhờ Giải phóng; sao mày có được kinh nghiêm xương máu của nghề 'lơ xe' nhỉ, cố viết lại nhé. "
Sang Hoa Kỳ, Thảo Trường bỏ tiền túi sách, có con đã trụ sẵn ở nước ngoài; công việc làm yên ổn; nuôi 'bố già cơm áo tận tình'; nhưng không thể 'bồi dưỡng tinh thần thanh thản'. Vài năm sau, Thảo Trường qua đời, như mọi con người, phải có một lần chết về thể xác .
Tới nhà văn thơ CS thứ 2 , Hoàng Tấn (còn ký bút danh Hồ Tăng Ấn). Tiểu sử in ở jaquette bià sau 'Nguyễn Bính, một vì sao sáng' ( nxb Đồng Nai 1999), sinh 1920 ở Hà nội, chủ trương tạp
chí' Bình Minh' (1938-39). Cuối năm 1939, vào Saigon, làm thư ký tòa soạn báo 'Hạnh Phúc'. 'Ngày mai' ; cựu sáng lập báo 'Cứu quốc' (Nam bộ) v.v... Tập kết ra Bắc, chủ nhiệm 'Tiếng Thơ' đài Tiếng nói VN. (Hànội) . Tác phẩm đã xuất bản : ' Cứu lấy quê hương' (bút ký) , ' Mẹ cũng chết vì Tổ quốc ( truyện) v.v...
nguyễn bính một vì sao sáng/ hoàng tấn
(nxb đồng nai cấp phép năm 1988 , sách liên kết, do TP bỏ tiền in, tự phát hành...)
năm 1999; xuất bản' Nguyễn Bính một vì sao sáng', nxb Đồng nai cấp phép (1999) , sách liên kết, do TP bỏ tiền in, tự phát hành; được cựu linh mục văn sĩ Nguyễn ngọc Lan giới thiệu với chủ nhà sách tư nhân Nguyễn thị Chiên (nguyên Cửa hàng trưởng Nhà sách Saigon) mua 100 cuốn, trừ 30%, trả tiền mặt; gần đủ vốn in 1000 cuốn.
sách phát hành, bán ế ; tác giả không nhận nhuận bút, chỉ yêu cầu nhận 50 quyển để tặng bạn bè.
lý văn sâm (trái) + thế phong
(bùi quang huy chụp ở tân uyên / bình dương,
gần nơi sinh ra lý văn sâm + bình nguyên lộc)
kòn trô/ lý văn sâm, nxb văn nghệ tp. hcm cấp phép -
sách liên kết, TP bỏ tiền in ấn, đào minh phát hành ở tp. hcm.
Một lần, tôi chở văn sĩ Lý văn Sâm [1921- 2000] tới cư xá Thanh đa (phòng 301-- lúc này bà Nguyễn thị XuânTrâm, kết nghĩa vợ chồng với Hồ tăng Ấn, đã qua đời); Lý văn Sâm kêu là không thể leo lên lầu 3,
" anh lên gọi nó xuống đây; nó không có bà Trâm thì chẳng có 'chỗ ăn, chỗ ngủ' . Sau 30/4/ 75, tự ý vào Saigon, lấy đâu ra vụ nhà nước cấp nhà, lại chưa muốn nhận; 'bốc phét' , nào là thành ủy chỉ thị cấp một biệt thự cho một cán bộ tiền kháng chiến, sáng lập viên Hội Nhà văn VN từ 1957, biên tập đài phát thanh 'Tiếng nói Việtnam' ... mà chưa nhận đấy thôi.
nó cầm tinh' con bú dù' (năm Canh Thân/ 1920) nhát thấy mẹ, hay ' mượn oai hùm, rung cây; nhát Khỉ' đấy thôi.
cũng như nhà cách mạng lớn Tố Hữu, cũng cầm tinh con Khỉ, đầy quyền lực, hét ra lửa, mửa ra khói; 'thơ cách mạng hay bốc cao lên tận trời xanh'; lại chỉ sợ 'hũ mắm tôm treo lủng lẳng trên đầu ."
Khi Hoàng văn Tấn qua đời vào 16/ 5/2003 (?), có một cái bàn tròn + mươi chiếc ghế đẩu bày ở hàng hiên trước căn phòng301-- đại diện Hội nhà văn tp. HCM , trưởng đoàn là Nguyễn Bính- Hồng Cầu (con gái Nguyễn Bính) + chủ nhà sách Khai Trí+ Ý Nhi + Hoàng Vũ Đông Sơn + TPhong + vài người khác nữa đến viếng -- và , tôi được nghe kể lại, " có một nhạc sĩ của một ca khúc hay nhất 'Gợi giấc mơ xưa/ Lê hoàng Long đi theo sau quan tài ông anh họ , thì phải ?"
thế phong
SAIGON, 21 MARCH, 2016.
hoàng tấn [i.e hoàng văn tấn 1920, saigon 2003]
trái qua ; vân anh [ con riêng bà xuân trâm) + nguyễn thị xuân trâm
+ hoàng tấn + thế phong
(lữ quốc văn chụp ở nhà bà Trâm / cư xá thanh đa )
thủ bút + chữ ký + triện son hoàng tấn
( trên trang 3 , một cuốn sách của trần trọng đăng đàn)
lê hoàng long ( giữa) [ 1928- ]
trái qua : thế phong + lê hoàng long + văn sĩ thanh thương hoàng.
" ...có một nhạc sĩ của một ca khúc hay nhất
' gợi giấc mơ xưa / lê hoàng long đi theo sau quan tài
ông anh họ [ hoàng tấn] thì phải ?"
- lời văn quang.'
bài mới viết cùa thế phong.
"chúng nó [nhà văn saigon cũ]
chết hết cả rồi phải không mày?"
thế phong
nữ thi sĩ Ý Nhi + Như Hiên + Giản Chi + Hoàng Tấn ( Hồ Tăng Ấn)
hàng sau, đứng :Thanh Vân + x...+ Doãn quốc Sỹ + TPhong + [x... ] + Cung Trầm Tưởng
+ Hồ Nam + Nguyễn thụy Long + Nguyễn đình Toàn + Thảo Trường+ Lữ quốc Văn + [ x... ]
( photo courtesy: newvietart.com/ france)
... Văn Quang hỏi tôi ,qua điện thoại; khi nghe tin Hồ Nam qua đời ở Mỹ tho,
" chúng nó chết hết rồi, phải không mày ?" -- câu nói này cứ ám ảnh tôi mãi, càng hơn khi nhìn vào tấm ảnh chụp chụng ở nhà Lữ quốc Văn, vào đầu thập niên 90. ( thế kỷ XX).
hàng đầu, ngồi : Ý Nhi [ i.e. Hoàng thị Ý Nhi 1944 - ] -- Như Hiên [ i.e. Nguyễn ngọc Hiền 1930- ] -- lão tướng dịch giả Giản Chi [i.e Nguyễn hữu Văn 1904 - Saigon, 2006] -- thi sĩ Hoàng Tấn [ i.e. 1920- Saigon, 2003] -- [x... ] -- văn sĩ Doãn quốc Sỹ [1923- ] -- Thế Phong [i.e. Đỗ mạnh Tường 1932- ] -- [x... ]-- thi sĩ Cung Trầm Tưởng[ i.e. Cung thúc Cần 1932- ] -- nhà báo, thi sĩ Hồ Nam [ i.e. Lê nguyên Ngư 1930- Mỹ tho, 2015] -- văn sĩ Nguyễn thụy Long [1938 - Saigon, 2009] - văn sĩ Nguyễn đình Toàn [1936- ] -- văn sĩ Thảo Trường [ i..e. Trần duy Hinh 1935- usa, 200x ] -- nhà báo kỳ cựu Giang Kim [ Nguyễn thế Bình 1914- Saigon, 2001] -- [x....]
Như Hiên Nguyễn ngọc Hiền, tác giả nhiều sách biên dịch, tiểu thuyết dã sử, du ký, thơ ... cuốn sách mới nhất Từ điển danh nhân và Địa danh văn hóa Việtnam ( 2015, phổ biến hẹp) ; bởi, sách đã in ra; nhưng vì một lý do nào đó, không phát hành, trong khi soạn giả đang ở Huê Kỳ, thăm con gái. Từ khi chồng là Thanh Vân Nguyễn duy Nhường qua đời; hàng năm bà sang Huê Kỳ ở chơi với rể + con gái vài tháng.
nữ thi sĩ Ý Nhi, ở miền bắc vào tp. HCM sau 30/4/ 1975 -- bà thường giao du với các nhà văn thơ Saigon.
là trưởng chi nhánh nxb Hội nhà văn VN tại tp. HCM, từ cuối thập niên 80-- và, năm 1993, bà cho tái bản đầu tiên tập thơ Mưa nguồn/ Bùi Giáng (VNCH); một thử thách rất táo bạo, mở đầu 'hòa giải văn chương 2 miền' ( lời nhà báo Pháp, Laurent Passicousset ).
từ sự quen biết 'nhà báo viết văn 'tài tử' Lữ quốc Văn (Saigon cũ), bà gặp gỡ các nhà văn, thơ VNCH: nhà gia phả học Dã Lan [i.e. Nguyễn đức Dụ 1919- 2003], giáo sư đại học Nguyễn văn Trung [1930- ], thi sĩ Diễm Châu [ i.e. Phạm văn Rao 1937- France, 2006], Thế Phong, họa sĩ Nghiêu Đề, họa sĩ 'tài tử' Phan Diên [1944- ], nữ văn sĩ Trần thị Bông Giấy [1950- ], văn sĩ Nguyễn đình Toàn [ 1936- ], thi sĩ Tô Thùy Yên [i.e Đinh thành Tiên 1938- ] thi sĩ Phổ Đức [1940- Saigon 2013] , Hoàng Vũ Đông Sơn [1939- 2014], Thư Linh [i.e. Đặng thị Lạc 1924- ] v.v...
mới đây, Ý Nhi được giải văn chương CIKADA Thụy điển 2015. ( khoảng 50 triệu Vnđ)
" ... ý nhi, trưởng chi nhánh nxb hội nhà văn vn tại tp. hcm ,
năm 1993, bà cho tái bản đầu tiên tập thơ mưa nguồn/ bùi giáng --
một thử thách táo báo, mở đâu 'hòa giải văn chương'
(lời nhà báo pháp laurent passicousset.)
ý nhi ( giữa) [ hoàng thị ý nhi 1944- }
trưởng chi nhánh nxb hội nhà văn tại tp. hcm , từ 1987.
trái qua: hoàng châu ký (nhà nghiên cứu tuồng, thân phụ của ý nhi) + thế phong.
( ảnh : tùy viên báo chí tòa đại sứ pháp, robert lacombe
chụp ở văn phòng chi nhánh nhà xuất bản tại tp hcm - tháng 3/ 1995)
( lữ quốc văn chụp ở tp.hcm, khoảng đầu năm 1990)
Doãn quốc Sỹ, Cung Trầm Tưởng trước khi định cư Hoa Kỳ, đôi lần được mời tới thăm Chi nhánh nxb Hội nhà văn VN (316/ 17 Hai bà Trưng, quận 3/ tp. HCM) ; nhưng vì một lý do nào đó,cả 2 không tới, có thể e ngại giao dịch với nhà văn miền bắc (?) -- dầu vợ Doãn quốc Sỹ là trưởng nữ nhà thơ trào phúng tiền chiến Tú Mỡ. có sách được nxb Hội nhà văn VN tái bản.
Doãn quốc Sỹ, Lữ quốc Văn và tôi thường gặp nhau đôi lần, đi ăn hủ tíu ở đường Thành Thái (gần nhà Doãn quốc Sỹ), hoặc ở Nhà văn hóa Thanh niên, để nghe Lê thị Kim ngâm thơ.
Có một lần, chúng tôi chụp ảnh chung trước nhà nhà biên khảo Nguyễn quảng Tuân
[1925- ] trên đường Đinh tiên Hoàng (quận 1), kế số nhà có vẽ lá cờ tổ quốc bên cạnh -- nhìn tấm ảnh in ra, Doãn quốc Sỹ nói với tôi,
" tôi sắp đi định cư ở Mỹ, tấm ảnh này nếu được in lên báo, hẳn bất lợi cho tôi đấy."
Nguyễn quảng Tuân tiếp lời,
" các ông thấy không, ông nhà văn 'thông gia' với tôi thật kỹ lẽ , từ ngày Saigon được giải phóng, bất cứ nhà nào ở mặt tiền đều phải in lá cờ trên trường, trước là cờ Mặt trận, sau 1976 thống nhất, là cờ tổ quốc".
Nhớ lại. mỗi khi tôi và Lữ quốc Văn tới thăm Doãn quốc Sỹ tại nhà riêng; bà vợ rất kỹ tính, dòm ngó; như ý không muốn bạn Saigon cũ rủ rê, cà- phê, cà- pháo..., dẫn tới chuyện này, khác.
thật ra, bà vợ của Sỹ rất kỹ đó thôi, chúng tôi chỉ bàn chuyện 'văn nghệ'. ( nói đùa là chính em), nhất quyết không đả động tới văn chương chính chị'. (chính tri).
lữ quốc văn [ i.e. nguyễn thế văn 1934- ] (phải)
(ảnh chụp ở quán viễn xưa, đường nguyễn duy, q. bình thạnh,
nhân dịp học trò cũ tổ chức tiệc gặp gở các thầy dạy học cũ
ở trường trung học ngô quyền/ biên hòa .( trước1975.)
(ảnh: Internet)
Cuối năm 2015, Lữ quốc Văn sang Chicago thăm các con định cư bên ấy, hỏi tôi , có biết địa chỉ Doãn quốc Sỹ ở Mỹ không
" điều này ông nên hỏi Nguyễn quảng Tuân; theo tôi được biết; sau khi vợ Doãn quốc Sỹ qua đời; bạn ấy về sống ở Bolsa rồi. Và, n hững bạn sinh1923 ; mà chúng ta quen biết đều 'tịch' cả rồ. Nào là họa sĩ Vị Ý [1923- USA, 1985 ) -- Lê ngộ Châu [ 1923- saigon, 2006 ,chủ nhiệm tạp chí Bách khoa) -- hình như ở tp. HCM chỉ còn Lê cao Phan, cũng sinh 1923 , chàng này lắm tài , không chỉ là dịch giả, còn làm thơ, làm nhạc ; hiện sống với con trai ở phường 13, quận Bình thạnh tp. HCM. .Ở Mỹ; như ông biết đấy , Doãn quốc Sỹ sinh 1923, hiện đang sống ở Bolsa ."
họa sĩ vị ý [i.e. nguyễn hoàng tâm [ 1923- usa 1985] ( phải) + thế phong
(tống sơn quảng chụp trên bãi biển nha trang/ khánh hòa, năm 1961)
(tư liệu ảnh: tp)
còn thi sĩ Cung Trầm Tưởng, nghe đâu vẫn sống ở Minnesota; bỏ tiền túi in thơ chỉ để tặng bạn văn chương, thì phải ?
( tôi thường đùa ;bang Minnesota là bang 'Mỹ nó sỏ ta' -- vì Rulon- Miller Books có trụ sở tại đây in lại ' các loại sách quý hiếm, gọi là rare & precious books; trong đó có một số sách của TP: Thephong by ThePhong:; the writer, the book & the life ( autobiography) -- The Rubbish Tip outside the city & other stories, ( bản đầu + bản tái bản) v.v..., ; được gọi là used book bán tràn lan , không chỉ ở Hoa Kỳ, còn ở ngoài nước Mỹ nữa, là khác... )
trở lại nơi bang 'Mỹ-nó-sỏ-ta' này, ngoài CungTrầm Tưởng coi 'quê hương thứ 2' ; mới đây tôi được biết thêm: một thằng bạn thân, tên Nguyễn mai Chính [1936- ], nguyên thiếu tá Kq VNCH (không phi hành) ] định cư tại 'đất cây sồi' này.
NMChính đi học tập, vợ ở nhà đi lấy chồng khác; mới đây lấy một bà kém 1 tuổi, chẳng biết là Mỹ 100%, hay Mỹ gốc Việt?
Nguyễn mai Chính rủ nhà văn Hoàng lại Giang ở tp. HCM, sang Mỹ thăm con gái + rể ; đi ăn, đi thăm thú phong cảnh, hỏi HLGiang,
" ... ông ở Saigon có biết Thế Phong, nhà văn Saigon cũ không? Nó là thằng bạn thân học chung 1 lớp từ Hà nội trước 1954. Nhà tôi khi ấy ở phố Triệu Việt Vương. Nó đến ngủ nhờ; trước khi mua vé tàu thủy vào Saigon; trước cả hiệp định Genève 20/7/ 1954. Còn tôi di cư vào đây, gặp nó; viết báo lăng nhăng kiếm tiền, rồi ở nhà viết sách. Chủ trọ nấu cơm tháng cho ăn, 6 tháng sau khất vẫn chưa có tiền trả chủ; nó đành ăn 3 đồng xôi, hoặc cơm xã hội 3 đồng/ bữa; rồi viết sách tiếp. Được một thằng bạn mời ra Vũng tàu chơi; nó ' thấy ngăn kéo không khóa, có 1 phong bì trong có 10 ngàn đồng' (cuối 1956/ 35 Vnđ đổi được 1 Mỹ kim) , bèn' xoáy, rồi ôm theo chiếc máy chữ xách tay Triumph mới tinh, trốn về Saigon,có tiền trả nợ chủ nhà; có máy chữ viết sách tiếp. Thằng bạn ấy đòi kiện, nó sợ quá, trốn chui trốn nhủi ; nhưng có 1 lần gặp thằng bạn ấy ở quán Thanh Thế [đường Tạ thu Thâu, Saigon 1) da tái mẹt. mặt bủng; bước vào quán; đòi nó trả 10 ngàn đồng xưa kia; nó bèn móc túi ra; giúi vào túi thằng bạn vài trăm; rồi hứa đúng ngày, tháng x. ; khi nhà xb Thế giới + Phạm văn Tươi trả tiền bản quyền, sẽ trả nốt, gấp 5 lần. Nhưng chỉ hứa 'lèo;' sau thằng bạn ấy trở thành nhà báo nổi tiếng [Trần phong Giao, thư ký tòa soạn báo văn, chủ nhà xb Giao điểm, tác giả tiểu thuyết 'Ngồi lại bên cầu ... ] viết báo, chửi nó là 'thằng mất dạy, lường thầy phản bạn, thằng từng làm thông ngôn cho Tây; dịch tiếng tây sai bét be.' [Việtnam bi thảm Đông dương].
trần phong giao [ trần tĩnh 1932- saigon, 2005]
" ... trần phong giao, thư ký tòa soạn báo Văn, chủ nxb Giao điểm, tác giả tiểu thuyết 'ngồi lại bên cầu',,, "
(ảnh: Internet)
rồi; tôi gặp lại nó ở trong quân chủng Không quân [VNCH] , mang lon trung sĩ đồng hóa, biên tập viên báo Lý tưởng; được tư lệnh Kq ưu ái, cấp nhà cho ở ; cấp sự vụ lệnh dành cho báo chí; có quyền đi máy bay quân sự, gặp các tư lệnh không, sư đoàn phỏng vấn, cấm trại, cấm quân vẫn được mặc dân sự ra ngoài phố v.v... Và, International Writing Program mời nó đi dự hội thảo văn chương 5, 6 tháng, tiếng anh nó chỉ biết 2 tiếng 'yes' và 'no'; nó lại được gửi tới Staff Development Center học anh văn ( lớp dành cho academic) 4, 5 năm anh ngữ, một tuần lễ ròng, ngày 4 tiếng, trừ chủ nhật + ngày lễ.
và; tòa đại sứ Hoa Kỳ, thời đại sứ E. Bunker tại vị, từ chối không cấp visa cho nó đi Mỹ -- thì Tư lệnh Kq Trần văn Minh 'dụ' nó ' hãy bằng lòng đi làm hạ sĩ quan liên lạc Kq ở Mỹ; thì tha hồ họp hành văn chương; chẳng cần tòa đại sứ Mỹ cấp 'visa 'nữa.'
lúc ấy, nó 1 vợ + 5 con nhỏ; mẹ vợ ở Dalat; nó không nỡ để vợ ở nhà; đành từ chối.
biến cố tháng 4/ 75 ập đến rồi ...
ngày 29/ 4/ 1975, nó rời khu gia binh Không quân ở TSN ra ngoài phố; nếu ở lại; thì ,chiều tối ngày 29/4/ 1975; không một ai ở trong khu Tân sơn nhất còn ở lại; đều được 'bốc' đi hết; kể cả không là binh sĩ Kq.
là hạ sĩ quan, học tập 3 ngày tại chỗ; đi làm 'lơ xe' tuyến Saigon- Thủ đức mấy năm liền, vợ con bán mũ nón trước cửa nhà thờ Tân định kiếm sống qua ngày.
khi tôi đi học tập về, có ghé qua nơi vợ con nó bán mũ nón; con cái vẫn được đi học đầy đủ.
sau này, thằng lớn lấy vợ ở Mỹ, được bảo lãnh đi; thằng thứ 2 tốt nghiệp Y khoa năm 1994, thằng út kỹ sư điện; 2 cô con gái lấy chồng ở Saigon.
Tôi đi định cư vào thập niên 90, ban đầu có liên lạc; đến nay thì không... vậy tôi muốn hỏi ông Hoàng lại Giang, nhà văn CS chính cống, về đời sốn thằng bạn cũ rất thân của tôi; mà ông quen ấy ...
tôi còn muốn biết đời sống bạn tôi ở Saigon ra sao, kể cả viết lách, hay in sách ... "
(Hoàng lại Giang ở Mỹ về,gọi điện thoại cho tôi hay biết : con gái lấy chồng người Mỹ, nhà ở kế cạnh nhà Nguyễn mai Chính, bây giờ anh ta bị tai biến, phải đi xe lăn rồi ...)
nhà văn hoàng lại giang [ i.e. nguyễn văn bé 1938 - ]
nguyên trưởng chi nhánh nxb văn học tp. hcm.
(ảnh: Internet)
Vương Tân nổi danh là 'thơ hay của 5 chữ'; hơn nhiều so với bút danh Hồ Nam, phê bình văn nghệ hoặc, viết về sinh hoạt văn nghệ, từ thời còn tuần báo Đời mới/ Trần văn Ân ở Saigon , vào thập niên 50. Một ngày trước khi qua đời, anh ta còn đòi 'hiếu tử', trưởng nam luộc trứng gà luộc cho ăn; hôm sau ông bố đột tử.
Ở Saigon chẳng một tờ báo loan tin, ở Mỹ có Chinh Nguyên, Huệ Thu, Du Tử Lê... ; riêng trang chủ Gió- o.com đang tiếp tục phỏng vấn về sinh hoạt văn chương, báo chí Saigon cũ trước 75.
có nhiểu chi tiết khá rõ ràng; nhưng đọc Hồ Nam tường thuật; tôi 'bổ ngửa' ; vì anh 'phịa chuyện thật hơn cả sự thật' !
chuyện về nhà văn tiền chiến Nguyễn đức Quỳnh, chủ soái Hàn Thuyên xưa, Đàm trường viễn kiến nay; chẳng hạn; quả tay này có tài hư cấu siêu đẳng !?
Còn chuyện 'tự nhận là chủ bút nguyệt san Quê hương' (chủ nhiệm Bức đức Thịnh), hoặc, thư ký toà soạn tạp chí Sáng tạo (chủ nhiệm Mai Thảo ) . Cả 2 tờ báo không có tên+ chức vụ Hồ Nam, Vương Tân, Lê nguyên Ngư ..'. 'chủ bút Quê hương '; hoặc ở Sáng tạo là ' thư ký tòa soạn'). Còn học vấn, ' nhập nhằng'; ghi " học luật Đại học Luật khoa Hà nội" . ( thực sự chỉ là auditeur libre ghi danh học ' năng lực luật' .)
với tôi; trò tiểu sảo kia chỉ để khoe khoang, lố bịch, buồn cười; kiểu 'cứ mặc áo thụng đen đi, thì sẽ được gọi là linh mục.' .( thật hay không chỉ đương sự biết; ngay cả đấng Christ, còn cả Christ giả ).
Riêng tôi khi viết bộ 'Lược sử văn nghệ Việt nam: 1900- 1956' gồm 4 tập -- thì; tập 2 'Nhà văn kháng chiến chủ lực 1945 - 1950' -- ở bài 'Đặt đúng vấn đề văn nghệ kháng chiến', có ít dòng cuôi để cảm ơn Hồ Nam- Lê nguyên Ngư, đã cho tôi mượn 'Tập văn cách mạng & Kháng chiến':
" ... Nhận thức được tình trạng văn nghệ kháng chiến như vậy, thì văn nghệ kháng chiến phải là sản phẩm chung của nền văn hoá dân tộc. Sẽ phân tích theo ý nghĩa đó; lần lượt giới thiệu sáng tác chưa đựng tinh thần kháng chiến. Có thể không đồng ý với Tố Hữu. qua bài thơ tôn sùng cá nhân, hầu đạt được mục đích chính trị, " Thương mình thương một thương ông thương mưới'. 'Ông' ở đây ám chỉ lãnh tụ tới cao Xô- viết, J. Staline. Nhưng còn nhiều bài thơ khẩu khí, như ' Lao Bảo', 'Mã Chiếm Sơn' , ' Ba tiếng' ... là tác phẩm thơ giá trị của một thời đoạn lịch sử; ở giai đoạn tiền kháng chiến.
Trở lại bình diện văn nghệ kháng chiến; nhiều sáng tác ghi lại hình tượng sống điển hình trong cuộc chống xâm lăng Tây thuộc (lần 2), như chiến đấu cho lịch sử dân tộc mỗi ngày mới hơn.
Tác phẩm văn nghệ kháng chiến Việtnam phải được coi như sáng tác giá trị, như trong
'La Patrie se fait tous les jours' * ghi lại, phản ánh cuộc chiến đấu kháng chiến anh dũng của Pháp, vào giai đoạn 19939- 1945, chống Phát xít Đức, Ý.
Trong tập thơ văn này có tác phẩm của các nhà văn thơ chuyên nghiệp nổi danh + các chiến sĩ văn nghệ: Paul Eluard, Louis Aragon, Albert Camus, Andre Malraux, Mc. Jacob...
Chúng tôi coi tập sách này, cùng ý nghĩ, như Jean Paulhan + Dominique Aury sưu soạn; tất nhiên chưa thể đầy đủ được; nhưng tập sách nhỏ bé này sẽ được dùng làm tải liệu văn học; giúp cho những ai đến sau, viết lịch sử văn học; nhất là ở giai đoạn kháng chiến 1945- 1950 -- đó là 'Nhà văn kháng chiến chủ lực : 1945- 1950'.
( tập 2 trong bộ' Lược sử văn nghệ Việt nam 1900- 1956 -- riêng tập 2 này thì cách viết khác với những tập 1, 3, và 4.) (TP chú thích)
---
* tạm dịch 'Tổ quốc lớn dậy từng ngày' của Jean Paulhan + Dominique Aury sưu soạn; nxb Les Editions de Minuit,Paris 1947. Tôi đã tóm dịch một số tác phẩ , in trong cuốn 'Tuyển thơ Kháng chiến Pháp 1939- 1945 ' ( Đại Nam văn hiến xb, Saigon 1965 / TP chú thích).
Đa số truyện và thơ được trích lại từ 'Tập văn cách mạng & Kháng chiến' (nxb Sự Thật, 1947.)
Sở dĩ có được tư liệu văn học quí giá này, do Hồ Nam cung cấp vào cuối 1955; bời, ông, một trong những người vào Nam sau chót, trước chấm dứt hạn kỳ cho những ai muốn di cư vào Nam. (31/8/ 1954)."
Nguyễn thụy Long [1938- Saigon, 2009] , anh qua đời ở ấp Đông Bá Phú Nhuận (nay thuộc phường 7, quận Phú nhuận) -- cũng may là, nhờ tiền được giải thưởng văn chương 5000 usd, do Viên Linh ở Mỹ trao tặng.
căn nhà được xây lại rộng rãi,có nơi đặt quan tài cố văn sĩ Nguyễn thụy Long thoáng mát; để anh em vă nghệ Saigon cũ tới viếng -- trong đó, có nhà văn Vương Tân- Hồ Nam từ Mỹ tho lên viếng; tiện dịp, công an đưa vòng số 8 khóa trái tay, mời chủ 'báo lậu Viễn tượng' vào trại cải tạo ít năm,
Hoàng Vũ Đông Sơn đến viếng bạn đem theo đâu đó khoảng 1 triệu đồng; đáp lại lần anh nằm ở Khoa Lão Bệnh viện Gia định; Nguyễn thụy Long đi xe lăn, lết lên lầu, thăm bạn + tặng một số tiền 'cũng hàng triệu Vnđ'.
hoàng vũ đông sơn [i.e. hoàng ngọc ấn 1939- saigon, 2014]
vĩnh biệt đời, vợ, con, bạn bè văn chương Saigon cũ ...
và , 5 năm sau Nguyễn thụy Long ra đi, tới lượt Hoàng Vũ Đông Sơn [1939- 2014] vĩnh biệt đời, vợ, con, bạn bè văn chương Saigon cũ, vào 9 giờ sáng ngày 14/ 9/ 2014.
nữ nhà báo tự do, Hàm Anh, con gái cố nhà phê bình văn học Thượng Sỹ, tới bệnh viện cùng cô giáo hưu hạ Nguyễn thị Thanh Phương (vợ HVĐSơn), đưa xác thi sĩ Hoàng Vũ Đông Sơn về cư xá Thanh Đa lần cuối.
nhà báo tự do hàm anh [ i.e. nguyễn thị hàm anh 1957- ] ( bên phải)
tới bệnh viện, nhân dân gia định cùng cô gíao Phương [ vợ HVĐông Sơn)
đưa xác HVĐSơn về cư xá Thanh đa, lần cuối.
(ảnh: Internet)
Tôi cầm 100 usd của nhà báo, nhà văn Chinh Nguyên ở San José, nhờ chuyển cho gia đình cố thi văn sĩ Hoàng Vũ Đông Sơn + lời phân ưu.
Nguyễn đình Toàn [1936- ] tập tành viết lách từ Hànội trước 1954, chữ viết nắn nót, đẹp cách riêng biệt; dùng mực tím học trò, ký bút danh Tô Hà Vân ( Ái mộ/ Gia lâm) gửi bài đăng báo, cùng thời với văn sĩ Nhật Tiến [1936- ], Dương vy Long v.v ... cho tới 1962 mới có tác phẩm đầu tay được Cơ sở xuất bản Tự do/ Phạm việt Tuyền phát hành; cùng đợt xuất bản tác phẩm Vương hồng Sển, sách tái bản Ngược giòng / Trần đình Khải [ chủ bút 'Văn nghệ tập san', chủ nhiệm Nguyễn đăng Thục phát hành ở Saigon 1954- 55] v.v...
rồi nhà văn 'thổ huyết' này được giải thưởng văn chương Ngô đình Diệm, như bạn văn đồng môn Nhật Tiến/ Thềm hoang...
từ đó, chàng 'phất ' lên như cờ gặp gió. Anh có một tài nữa, viết lời giới thiệu nhạc tiền chiến, cho phát nhạc tiền chiến trên đài phát thanh; sau 1975 còn sáng tác một bài nhạc bất hủ , hình như mang ý nghĩa 'Saigon thì mất, nhưng Gia định còn'' lời, nhạc cảm động.
Trưởng chi nhánh nxb Hội nhà văn VN tại tp. HCM rất hâm mộ văn chương Nguyễn đình Toàn; lại được Lữ quốc Văn mời dự tiệc vui khoản đãi bạn bè văn chương Saigon cũ; chàng bèn nêu tên, nào là : Cung Trầm Tưởng, Giản Chi, Thảo Trường, Nguyễn thụy Long, Doãn quốc Sỹ, nhất là tác giả 'Áo mơ phai' Nguyễn đình Toàn cũng hiện diện -- thế là Ý Nhi không thể không có ly do nào mà bỏ qua.
nguyễn đình toàn (trái) + thế phong
( ở quán cà phê cóc trên đường nguyễn văn lạc, q. bình thạnh/ tp.hcm.)
hình như có một lần, tôi + Toàn + Ý Nhi đang ngồi ở quán cóc trước chi nhánh nhà xuất bản, cô thư ký Hà chạy ra, 'mời cô vào, có điện thoại' -- Ý Nhi bèn chuyển cái túi xách tay 'của nàng cho chàng tác giả' Ao mơ phai' khư khư ôm vào lòng' -- tôi bèn đùa,"thế này thì tiên sư thằng cướp giật 'vô cùng khó ăn hàng' rồi".
cũng nên nghe thêm, Lê Duyên, nữ cựu biên tập viên nxb Văn nghệ tp. HCM thủ thỉ,
" .. em với Hoàng thị Ý Nhi học chung lớp ở Đại học tổng hợp (Hànội), làm cùng nghề biên tập xuất bản; ở Hà nội nó quen 'khá thân mật' với nhà văn, thuộc loại 'cây đa cây đề' Nguyễn đình Thi; -- rồi vào Saigon -- lại quen với một văn sĩ miền Nam, cũng Nguyễn ĐÌNH... em đố anh thêm đúng tên nhà văn 'gạo cội' ấy đấy! Con bạn em chỉ thân mật với những tên NGUYỄN ĐÌNH .. ở hai đầu bắc, nam thôi. "
lê duyên (phải) + ý nhi,
lê duyên thủ thỉ: " ... con bạn em chỉ thân với những tên Nguyễn ĐÌNH ...
. ở 2 miền nam, bắc thôi .. -- nay, lại quen với một văn sĩ , cũng Nguyễn ĐÌNH...
em đố anh thêm đúng tên nhà văn 'gạo cội' ấy đấy ... "
( lữ quốc văn chụp ở chi nhánh nxb hội nhà văn vn tại tp. hcm.)
trả lời,
" này cô Lê Duyên; ở Saigon có một tay viết sách khảo luận tiếng tăm, tên Nguyễn đình ĐẦU, học ở Phú lãng sa về; nhưng 'cô bạn chúng ta' đã không biết, không quen, hẳn là không thể thân với ' tiên sinh Nguyễn đình ĐẦU rồi' -- vậy thì, chữ cuối 'tên của nhà văn miền Nam ấy là Nguyễn ĐINH ĐÍT'. (xin lỗi, hơi thô tục, không còn chữ đối xứng nào tốt hơn. )
Thảo Trường Trần duy Hinh, cựu thiếu tá cục An ninh quân đội VNCH -- một khi lính tráng quân lực VNCH nghe lọt tai, cái tòa nhà mang số 6 Nguyễn bỉnh Khiêm (dành cho Lục quân) - số 4, cũng Nguyễn bỉnh Khiêm dành cho lính Không quân -- là 'tè ra quần; vì đó là Cục An ninh quân đội Việtnam Cộng hòa.
Trần duy Hinh sinh năm 1934, truyện ngắn đầu tiên' Người đàn bà mang thai trên kinh Đồng tháp;. được RP. Nguyễn ngọc Lan dịch sang tiếng tây 'La femme enceinte du canal de Đồng Tháp' (Le Crépuscule de la Violence, Ed.Trình bày, Saigon; p. 21- 30) bị kẹt lại ở Saigon, sau 30/4/ 75.
có thể , Trần duy Hinh là 'cải tạo viên có thành tích trên dưới 15 năm . suốt từ Nam ra Bắc' -về Saigon tạm trú tại đường Lê hồng Phong nối dài (quận 10), nó 'ới' tôi,
" tao về rồi, muốn đi cà- phê, cà- pháo với mày."
Trước tiên, tôi đưa nó đến hẻm đường Phạm ngọc Thạch (cũ: đường Duy Tân, quận 3) ; nhà của giáo sư Nguyễn văn Trung cho anh rể nó, cựu đại tá Lê vănThân, nguyên tỉnh trưởng Thừa Thiên- Huế ở nhờ ; chờ xuất cảnh.
sau đó, tôi với nó đi la cà khắp phố phường; đi qua khách sạn Duy Tân (trên đường Hai bà Trưng) , chỉ tay lên lầu cao,
, " mày nhớ là tao đã mời mày ngủ một đêm ở đấy chứ; khi ấy chúng tao đều có phòng riêng tiếp khách nữ'; hệt tên trung tá X..., quản đốc đài... có phòng ở đường Đồng Khánh B (nay Trần hưng Đạo B) chỉ để tiếp các nữ ca sĩ hâm mộ tay văn sĩ này có chức, có quyền, có tiền bạc rủng rỉnh, 'xấu trai mà đào hoa hết xảy'.
xảy ra biến cố tháng 4, tao mới thấy tiếc những ngày của một thời dĩ vãng.
còn mày; sao không xuất cảnh diện H.O? -- à, mày là hạ sĩ quan Không quân chỉ học tập 3 ngày tại chỗ; nhưng tao còn nhớ, mày từng là 'lecturer in politics' của Seminary Camp Vũng tàu, do tòa đại sứ Mỹ thành lập; tác giả 'The Ordeal of an American militiman' -- sao không xin đi theo diện ấy?
mày cũng từng làm ' lơ xe' đập thùng thực thụ đấy à? không nhờ Giải phóng; sao mày có được kinh nghiêm xương máu của nghề 'lơ xe' nhỉ, cố viết lại nhé. "
Sang Hoa Kỳ, Thảo Trường bỏ tiền túi sách, có con đã trụ sẵn ở nước ngoài; công việc làm yên ổn; nuôi 'bố già cơm áo tận tình'; nhưng không thể 'bồi dưỡng tinh thần thanh thản'. Vài năm sau, Thảo Trường qua đời, như mọi con người, phải có một lần chết về thể xác .
Tới nhà văn thơ CS thứ 2 , Hoàng Tấn (còn ký bút danh Hồ Tăng Ấn). Tiểu sử in ở jaquette bià sau 'Nguyễn Bính, một vì sao sáng' ( nxb Đồng Nai 1999), sinh 1920 ở Hà nội, chủ trương tạp
chí' Bình Minh' (1938-39). Cuối năm 1939, vào Saigon, làm thư ký tòa soạn báo 'Hạnh Phúc'. 'Ngày mai' ; cựu sáng lập báo 'Cứu quốc' (Nam bộ) v.v... Tập kết ra Bắc, chủ nhiệm 'Tiếng Thơ' đài Tiếng nói VN. (Hànội) . Tác phẩm đã xuất bản : ' Cứu lấy quê hương' (bút ký) , ' Mẹ cũng chết vì Tổ quốc ( truyện) v.v...
nguyễn bính một vì sao sáng/ hoàng tấn
(nxb đồng nai cấp phép năm 1988 , sách liên kết, do TP bỏ tiền in, tự phát hành...)
năm 1999; xuất bản' Nguyễn Bính một vì sao sáng', nxb Đồng nai cấp phép (1999) , sách liên kết, do TP bỏ tiền in, tự phát hành; được cựu linh mục văn sĩ Nguyễn ngọc Lan giới thiệu với chủ nhà sách tư nhân Nguyễn thị Chiên (nguyên Cửa hàng trưởng Nhà sách Saigon) mua 100 cuốn, trừ 30%, trả tiền mặt; gần đủ vốn in 1000 cuốn.
sách phát hành, bán ế ; tác giả không nhận nhuận bút, chỉ yêu cầu nhận 50 quyển để tặng bạn bè.
lý văn sâm (trái) + thế phong
(bùi quang huy chụp ở tân uyên / bình dương,
gần nơi sinh ra lý văn sâm + bình nguyên lộc)
kòn trô/ lý văn sâm, nxb văn nghệ tp. hcm cấp phép -
sách liên kết, TP bỏ tiền in ấn, đào minh phát hành ở tp. hcm.
Một lần, tôi chở văn sĩ Lý văn Sâm [1921- 2000] tới cư xá Thanh đa (phòng 301-- lúc này bà Nguyễn thị XuânTrâm, kết nghĩa vợ chồng với Hồ tăng Ấn, đã qua đời); Lý văn Sâm kêu là không thể leo lên lầu 3,
" anh lên gọi nó xuống đây; nó không có bà Trâm thì chẳng có 'chỗ ăn, chỗ ngủ' . Sau 30/4/ 75, tự ý vào Saigon, lấy đâu ra vụ nhà nước cấp nhà, lại chưa muốn nhận; 'bốc phét' , nào là thành ủy chỉ thị cấp một biệt thự cho một cán bộ tiền kháng chiến, sáng lập viên Hội Nhà văn VN từ 1957, biên tập đài phát thanh 'Tiếng nói Việtnam' ... mà chưa nhận đấy thôi.
nó cầm tinh' con bú dù' (năm Canh Thân/ 1920) nhát thấy mẹ, hay ' mượn oai hùm, rung cây; nhát Khỉ' đấy thôi.
cũng như nhà cách mạng lớn Tố Hữu, cũng cầm tinh con Khỉ, đầy quyền lực, hét ra lửa, mửa ra khói; 'thơ cách mạng hay bốc cao lên tận trời xanh'; lại chỉ sợ 'hũ mắm tôm treo lủng lẳng trên đầu ."
Khi Hoàng văn Tấn qua đời vào 16/ 5/2003 (?), có một cái bàn tròn + mươi chiếc ghế đẩu bày ở hàng hiên trước căn phòng301-- đại diện Hội nhà văn tp. HCM , trưởng đoàn là Nguyễn Bính- Hồng Cầu (con gái Nguyễn Bính) + chủ nhà sách Khai Trí+ Ý Nhi + Hoàng Vũ Đông Sơn + TPhong + vài người khác nữa đến viếng -- và , tôi được nghe kể lại, " có một nhạc sĩ của một ca khúc hay nhất 'Gợi giấc mơ xưa/ Lê hoàng Long đi theo sau quan tài ông anh họ , thì phải ?"
thế phong
SAIGON, 21 MARCH, 2016.
hoàng tấn [i.e hoàng văn tấn 1920, saigon 2003]
trái qua ; vân anh [ con riêng bà xuân trâm) + nguyễn thị xuân trâm
+ hoàng tấn + thế phong
(lữ quốc văn chụp ở nhà bà Trâm / cư xá thanh đa )
( trên trang 3 , một cuốn sách của trần trọng đăng đàn)
lê hoàng long ( giữa) [ 1928- ]
trái qua : thế phong + lê hoàng long + văn sĩ thanh thương hoàng.
" ...có một nhạc sĩ của một ca khúc hay nhất
' gợi giấc mơ xưa / lê hoàng long đi theo sau quan tài
ông anh họ [ hoàng tấn] thì phải ?"