Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

gió lộng, truyện ngắn của nguyễn thị bích nga (usa) / vuthanhhoa.net)

gió lộng/ nguyễn thị bích nga
< vuthanhhoa.net>


                                               g i ó  l n g
                                                      nguyễn thị bích nga


                                                                 nguyễn thị bích nga  [ 1961-    ]



 a)  Hồi còn ở Sài gòn, mỗi lần gió lộng, mỗi lần chị em tôi chạy ra khỏi cổng, đứng giữa đường con hẻm vắng, quơ chân, múa tay kêu gào như 2 đứa bé trong truyện Nhặt lá bàng/ Nhất Linh: " Gió nữa lên! Lạy trời, gió nữa lên !."

Gió mạnh kéo về từ đâu không biết, vù vù thổi muốn bay mấy đứa nhỏ, tóc cột túm đuôi gà; chân tay gầy ốm, khẳng khiu. Thường thì sau đo là trời bắt đầu lắc rắc mưa; mấy chị em tôi lại chen nhau chạy vào trong cổng đứng; và, đứng đó nhìn mưa rơi.  Nhưng nếu chỉ có gió lồng lộng mà trời vẫn không chịu nưa, chúng tôi cứ tiếp tục đứng giữa hẻm la hét,  cho đến khi nào bị người lớn thò đầu ra chửi mắng, mới chịu thôi ...

Đã bao năm trôi qua rồi không biết nữa; con bé cột túm đuôi gà, chân tay gầy ốm khẳng khiu của năm nào; giờ đây đã trở thành bà nội'ở tuổi 50.  Không ai tin.  Mọi người đều trố mắt, khi nghe tôi tự giới thiệu mình 50 tuổi.  'Có xạo không đây? có ăn gian tuổi không dzậy?' Mọi người không tin tôi 50, thì họ lại càng không tin tôi là 'bà nội'.  Tôi chỉ cười, 'Ờ không tin thi thôi'.

Hắn cũng không tin, vì già cái đầu rồi (hắn bằng tuổi tôi); mà, con trai hắn chỉ 11 tuổi.  Hắn nói lấy vợ trễ, nên mới nông nỗi vậy.  Tôi không tò mò quá mức để phải hỏi hắn vì sao lấy vợ trễ.  Hắn cũng không thắc mắc, đến nỗi muốn biết vì sao tôi lấy chồng sớm.  Đúng ra; hắn và tôi chỉ mới quen nhau đây thôi, bạn thì bạn; nhưng bạn vẫn còn chừa một khoảng cách, để chứng tỏ cả 2 cũng biết tôn trọng nhau.



b)  Hắn một mình nuôi con.  Theo cách hắn kể; thì, hắn nuôi con rất vất vả -- vì, vợ hắn đã bỏ đi theo người tình cũ; sau khi đứa nhỏ chào đời.   Không biết có phải vì thiếu thốn tình mẹ ngay từ lúc mới đượ vài ngày tuổi; hay, vì được tượng vóc nên hình, bởi cuộc hôn nhân lãnh đạm và giả dối (không có tình yêu) ; mà, từ lúc đó tới nay, con hắn không biết nói.  Hắn thú thật điều đó với tôi:

- Con trai mình không biết nói.
- Ủa Tại sao vậy?
- Mình không biết.
- Bạn có đứa nó đi khám bệnh không?
- Có chứ.  Các bác sĩ nói, nó bị nghẽn mạch ở đâu đó trên não; nên phần ngôn ngữ không hoạt động, nhưng họ nói từ từ phần nghẽn mạch sẽ thông suốt; và, nó sẽ nói được.

Tôi lầu bầu:
- Họ làm như bộ não của thằng bé là mạng điện thoại di động: 'xin lỗi quí vị, hôm nay mạch bị nghẽn, nên không nói được'.  Hừm! ...

Hắn im lặng không nói gì, chỉ nhìn tôi thật lâu; rồi nói khẽ:
- Bạn trẻ quá.
- Sao?
- Mình vẫn không tin nổi là bạn đã bước đến tuổi 50.
- Không tin thì sao?

Hắn cười:
- Thì thôi chứ sao?



c) Chần chừ mãi; cuối cùng tôi cũng đồng ý đến nhà hắn, để gặp thằng bé. Tên cua nó là Đông. Thằng bé 10 tuổi có khuôn mặt sáng rực, của một thiên thần mắc nạn; và, nó nhìn tôi chằn chằm trong một thoáng, rồi quay mặt đi, khi hắn giới thiệu tôi với đứa con trai.

- Đấy là cô Liên. Bạn của bố.

Tôi bước lại gần:
- Cô chào con.  Cón có khỏe không?

 Đông không trả lời.  Nó nặng lẽ bỏ đi; mà, không thèm liếc mắt nhìn, không nhìn tôi nữa.  Tôi nhướng lông mày nói với hắn:
- Thôi, coi như mình đến thăm bạn vậy. Cho mình xin một ly nước đi.
- Bạn muốn uống nước gì?
- Nước lọc.  Đừng có bỏ đá, nghen bạn.
- Ừ.

Vài phút sau, hắn bưng đến một ly nước lọc, nhẹ nhàng đặt xuống bàn; rồi đi tới, đứng cạnh tôi bên khung cửa đối diện với sân sau.  Hắn nhìn theo ánh mắt của tôi; thấy Đông ngồi bó gối trên một tảng đá nhỏ, bên cạnh một thân thông non.  Vóc dáng gấy còm của nó nghiêng nghiêng như muốn tựa vào thân cây; nửa như ngần ngừ và e ngại.  Cái bóng của nó; và, cái bóng của cây kéo dài ra tới tận những bụi cỏ dại trong ráng chiều tà.  Gió thổi tung mái tóc thằng bé , nhưng dường như nó không biết lạnh lẽo là gì.

Tôi rủ hắn:
- Tụi mình ra ngoài kia chơi với con bạn đi.
Hắn tỏ vẻ không thích:
- Thôi kệ nó, cứ để cho nó ngồi đó một mình.  Ở ngoài đó gió lạnh lắm.

Bỗng dưng tôi nổi cơn bướng bỉnh lên:
- Nếu bạn không thích ra ngoài; thì, cứ ngồi đây cho ấm, mình chỉ ra ngoài vài phút thôi; nhưng, bạn không được uống ly nước của mình đó, nghen?

Tôi quay lưng bỏ đi, ra ngoài; và, biết hắn đang trố mắt nhìn theo tôi.

Sân sau nhà hắn nối liền với một sườn đồi thoai thoải; còn phái sườn đồi là gì, thì tôi không biết.  Bước ra khỏi hàng hiên; là, tôi nhận được sự chào đón của một cơn gió.  Gió thổi ào ào, bạt cả 2 ống quần; như muốn hắt tôi trở ngược ra sau.  Tôi vừa đi, vừa dang 2 tay ra; trong một tâm trạng đầy kịch tính, ngước mặt đối diện với cơn gió, giả giọng Bắc; và hét to lên:

- Gió nữa lên ! Lạy trời , gió nữa lên!  Thằng nỡm kia, sao tao bảo mày mang cây chổi; mà, mày lại quên hử? Lá rụng quá nhiều; mà, không cho chổi để quét!  Liệu mà nhặt lá bằng tay nhé, thằng nỡm !

Thằng Đông quay lại nhìn tôi.  Đôi mắt nó không còn vẻ lãnh đạm như lúc nãy; mà, lóe lên một ánh sáng lạ lùng.  Tôi chỉ nhướng lông mày với nó, thay cho lời chào; rồi, tiếp tục đối thoại với cơn gió , vẫn trong tư thế 2 tay dang ra:

-   ... chàng là gió tây hay gió nam?  Có phải chàng đến nơi đây; để, quỳ xuống -- và, nói lời cầu hôn với ta không? Nếu muốn ta nhận lời cấu hôn, chàng phải mang đến một món quà nho nhỏ cho bé Đông nhé!  Xem nào, bé Đông thích gì nhì? Chàng hãy mang đến cho bé Đông một cây đàn guitar nhé!

Tôi nói vậy; vì, có lần nghe hắn kể là, con trai hắn muốn tập đàn guitar; muốn trở thành nhạc sĩ, nhưng hắn không đồng ý -- hắn muốn con trai hắn trở thành bác sĩ, kỹ sư; còn không, thì làm nhân viên cứu hỏa mà có ich hơn.  Cũng vì chuyện cây đàn guitar; mà, tôi gây với hắn một trận , tôi nói là tương lai thằng bé, chứ không phải tương lai của hắn -- tôi nói hắn là một ông bố độc tài, tôi nói; nếu hắn tiếp tục đàn áp thằng bé, thì tôi sẽ ' nghỉ chơi' hắn ra.  Thấy tôi làm căng; hắn hứa, sẽ mua cây đàn guitar cho con trai; nhưng, đến giờ này, hắn vẫn làm lơ, không chịu thực hiện lời hứa.

Nghe nhắc tới cây guitar, ánh mắt thằng bé sáng rực lên; và, nó quay sang nhìn tôi, mỉm cười.  Dù nó không nói gì, tôi biết mình đã ghi được một bàn thắng ở hiệp 1; và, tỳ số lá 1-0.



c) Một tuần sau; tôi làm hắn bất ngờ bằng cú điện thoại ngắn; thông báo chiều hôm đó, tôi đến ăn cơm với cha con hắn.  Có lẽ, phải nuốt nước miếng hết mấy lần; hắn mới có thể mở miệng trả lời; và, giọng hắn lắp bắp:

- Hoan nghênh bạn tới ăn cơm chiều... mình sẽ làm thêm vài món, để đãi bạn ...

Tôi vội vàng gạt ngang:
- Không cần đâu; mình sẽ mang rau muống ở nhà tới, để góp phần vào mâm cơm của bạn.

Ở đây, đất đai để trồng rau xanhg không hiếm; tuy nhiên, ít người thích trồng rau  phía sau nhà; vì họ muốn ra chợ mua những bó rau lạnh ngắt, nhưng chất lượng vệ sinh an toàn.  Tôi cũng vậy.  Ngôi chợ Saigon City khá gần nhà; chỉ cần xỏ chân vào đôi giày ba-ta, khóac thêm chiếc áo len mỏng; là tôi có thể ung dung tản bộ đến chợ.  Tôi đi thẳng tới khu vực lạnh nhất trong chợ; chỉ lựa mua một bó rau muống tươi non, xanh mướt; mặc kệ hắn muốn bày vẽ thêm món gì, thì cứ việc nấu thỏi mái. Ngoài bó rau muống ra, tôi còn cầm thêm một cây đàn guitar; khi lái xe đến nhà hắn.  Thằng bé Đông là người ra mở cửa.  Có lẽ nó đứng sau tấm màn cửa sổ; [nên] nhìn thấy tôi cầm cây đàn từ ngoài đường đi vào.  Tôi chìa cây đán về phía Đông; và, nó cầm lấy, sau một thoáng chần chừ. Rồi nó biến mất sau cánh cửa phòng.  Tôi quay sang nhìn hắn, nhe răng cười. Tỷ số lúc này là 2-0.

- Mình đã nói với bạn là mình sẽ mua mà, bạn làm nó hư thêm.

Tôi vừa bước vào trong bếp, vừa nhún vai:
- Giữ đúng lời hứa với một đúa trẻ, không phải là làm cho nó hư thêm, đâu nhà.
- Ừ, mình biết.  Mình cảm ơn bạn.

Bất chợt, hắn nắm lấy tay tôi; và, kéo tôi đứng lại.  Chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra; thì, môi hắn đã áp chặt vào môi tôi, nhanh như chớp.  Giật nảy cả người; tôi vội vàng đẩy khuôn mặt hắn ra -- và, làm bộ càu nhàu, để che giấu một thoáng ngượng ngùng:

- Bạn kỳ cục quá.  Lỡ nó nhìn thấy, thì sao?
- Vậy khi nào nó không nhìn thấy; thì được, phải không?

Tôi nhìn, hắn mỉm cười; [rồi] nheo mắt cười lại. Ừ, cười cũng có nghĩa là ' được,' 

Khoảng nửa tiếng sau; mâm cơm tươm tất, gồm có: một đĩa su sào, một đĩa rau muống luộc; và, một tô thịt gà kho, được dọn lên bàn.  Thằng Đông thích ăn thịt gà kho, lắm. Ngày nào có thịt gà; thì, nó mới chịu bước ra khỏi phòng; ngồi vào bàn ăn cơm.  Còn nếu không có thịt gà kho; thì, nó đòi uống nước táo ép, đến khi no phình bụng mới thôi.

Hắn gọi to:
- Đồng ơi, ra ăn cơm! có thịt gà kho!

Thằng bé hầu như xuất hiện ngay lập tức.  Nó đi đến chỗ tôi ngồi; và, thỏ thẻ:
- Cảm ơn cô.



e) Vậy là thằng bé biết nói; chỉ có một điều là nó không thích nói mà thôi.  Chính cây đàn guitar la chiếc kháo vạn năng; đã mở được cánh cửa trong tâm hồn nó vẫn đóng chặt từ bấy lâu.  Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La Si.  Từng sợi dây đan rung lên từng nốt nhạc vang lên; ngân nga lên, chạm vào đúng chiếc then cài bật tung ra; làm cho cánh cửa mở tosng.  Một khi cánh cửa đã mở; thì, gió lộng ào ào tràn vào, ngăn cản không cho cánh cửa đóng lại nữa.




f) Chiều cuối tuần nào, tôi cũng ghé vào nhà hắn; để nghe thằng Đông đánh đàn; để, đứngt rong bếp lặt rau, bênh cạnh hắn -- và, thỉnh thoảng ngước mặt lên đón nhận từ nơi hắn một nụ hôn.  Chỉ một hôi -- nhưng rất dài ...

dài như những tháng mùa hè khô và nóng; đi đâu, tôi cũng ngó quanh, ngó quất, tỉm kiếm người bán kem, có cái còi bóp toe toe; có những cây kem mùi vị thơm, ngon khác nhau: dâu hồng này, va-ni trắng như sữa này, cốm xanh này, khoai môn này, sô-cô-la nâu này.  Cây kem nào cũng ngon, thật ngon ...

dài như tháng mùa đông đầy tuyết trắng, có những lúc; chúng tôi cùng ùa chạy đến sườn đồi, vo tuyết thành những nắm nho nhỏ; rồi ném nhau.  Mỗi khi chúng tôi cười rộ lên thật to; lớp tuyết đang bám trên cành cây giật mình ,[như  muốn] bong ra, rớt xuống.

 Đinh-đong, đinh-đong... tiếng chuông nhà thờ dội quanh cả sườn đồi, dội vào lòng chúng tôi những nốt nhạc yêu thương, như những nốt nhạc vang ra, từ trong cây đàn guitar của Đông.



g) Nhiều năm trôi qua, hắn đã lấy vợ -- và có mái ấm gia đình, đúng nghĩa.  Thỉnh thoảng, tôi vẫn ghé vào nhà hắn chơi; thăm vợ chồng hắn, thằm thằng bé Đông -- và, ăn ké một chén cơm nóng + [ ít cọng] rau muống luộc. Đông đã trở thành chàng trái khôi ngô, tuấn tú; đàn guitar rất giỏi; nhưng, vẫn kah1 nhút nhát, như những ngày còn thơ dại.  Nhiều khi đang giữa bữa cơm, đột nhiên; Đông nói kh4 với tôi:

- Cô Liên ơi, ở ngoài; gió dữ lắm.  Mình ra ngoài chơi đi, cô Liên,

Tôi gật đầu; đẩy ghế ra sau, đứng dậy, trước mắt vợ hắn.  Tôi và Đông chạy ùa ra sân cỏ.  Đông quơ chân. múa tay, đón mừng cơn gió ; còn tôi giả giọng Bắc, hét to:

- Gió nữa lên! Lạy trời, gió nữa lên!  Thằng nỡm kia, sao tao bảo mày mang cây chổi; mà, mày lại quên hử?  Lá rụng nhiều quá mà không cho chổi, dể quét.  Liêu mà nhặt bằng tay nhé, thằng nỡm !

Đông và tôi nhìn nhau; và, nắm chặt tay nhau.  Hình như cả 2 cùng muốn khóc thì phải.  Không đúng.  Hình như cả 2 đang khóc, thì phải.  Khóc, nhưng không có nước mắt.  Vì gió lộng đã thổi hết nước mắt bay đi; và, rồi thả nước mắt xuống những vuông cỏ hẹn hò, khiến cho màu cỏ cành xanh thẫm.

Rồi sau đó, Đông và tôi ; cùng trở vào nhà, nơi hắn + vợ hắn vẫn kiên nhẫn ngồi yên lặng nơi bàn ăn, chờ đợi chúng tôi. Và; ánh mắt tha thiết của hắn nhìn xoáy vào môi tôi, như muốn trao tôi một nụ hôn.

chỉ có một thôi -- nhưng rất dài .

 nguyễn thị bích nga
 http://vuthanhhoa.net/gio-long-nguyen-thi-bich-nga.xml




                                                                          ảnh chụp nhà văn nguyễn thị bích nga định cư ở mỹ  
                                                                                                              (hình 1)



                                                                          ảnh chụp  nhà văn nguyễn thị bích nga định cư ở Mỹ
                                                                                                                ( hình 2)



                                                                             "... tôi vui mừng khi người ta nói với tôi, rằng," Hãy
                                                                              đến nhà đức Giê-hô-va"  (Thi thiên 122:1)


vài hàng về tác giả:  

 nhà văn Nguyễn thị Bích Nga [khi còn ở Saigon] là dịch giả, giáo viên dạy anh ngữ -- nay định cư ở Mỹ, chị vẫn sôi nổi họat động văn chương.  Ấn tượng của tôi về chị; một người đàn bà xinh xắn tài năng, [đã] vượt qua nhiều thử thách, dù số phận có 'đa đoan'. 
    
nhà văn Nguyễn thị Bích Nga sinh 1961 tại Sài gòn. [gốc tỉnh Quảng nam- Đà nẵng], đậu cử nhân Việt+ Anh; giáo viên trường Ngoại ngữ Không gian tại tp. HCM.  Có chân trong ban biên tập Newvietart.com , đặc trách phần anh ngữ. -- ( trang chủ: Từ Vũ:/ France.)

-  Cổ tích của vườn, giải A Cuộc vận động sáng tác 'Văn học thiếu nhi vì tương lai đất nước', lần thứ nhất 1993,.    (nxb Trẻ, tp. HCM, 1993.)

- Nhạc giữa trời, giải A Cuộc vận động sáng tác truyện Thiếu nhi  của nxb Kim Đồng, Hànội 1995.

- Mụt ruồi phiêu lưu ký, giải Khuyến khích' Cuộc thi sáng tác kịch bản tranh/ truyện báo 'Khăn quàng Đỏ' 
 (1998).

- 5 câu chuyện về bé Kim , giải 3 ' Cuộc vận động sáng tác Truyện thiếu nhi, nxb Kim Đồng 2007).

- Thầy lang 2 mặt, giải nhất 'Cuộc vận động sáng tác cho trẻn em', Hội Nhà văn Hànội -- Hội nhà văn Đan mạch + nxb Kim Đồng, tổ chức năm 2008.

 vuthanhhoa.net


                                                            nguyễn thị bích nga tới nhà thăm thế phong
                                                                                   bị tai nan giao thông, sau đêm cô phỏng vấn ông tại 
                                                                                      café 27 nguyễn thị diệu (quận 3) đêm 4/ 8/ 2009.  
                                                                                        
                                                                                                    (ảnh: nguyenthibichnga.blogtiengviet.net>

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

'cà phê vườn' 8000 đ/ ly. mấy ông văn nghệ ngồi lì đấu ngông ... / thơ 'tếu' trần thiện hiệp ' những trich tiên văn nghệ'

những trích tiên văn nghệ'  (viết năm 2006)
 thơ 'tếu'  trần thiện hiệp


                 nhng trích tiên văn ngh
                                                      thơ 'tếu'  trần thiện hiệp



                             trần thiện hiệp (trái) + thế phong
                                                                                                                  (ảnh chụp ở saigon)





    phê vườn tám ngàn/ly
    mươi ông văn nghệ ngồi lì đấu ngông
    người viết báo Nguyễn thụy Long
    tiểu đường bệnh nặng ốm tòng ốm teo
    Hồ Nam còn khỏe như beo
    sách bài một túi đeo theo lòng thòng
    nhà văn thích tếu Thế Phong
    dẫu già bộ nhớ thần đồng khỏi chê
    Tôn Nhan râu cọp tóc thề
    Trung văn dịch thuật đam mê ra tiền
    Trần tuấn Kiệt giống bợm nghiền
    dép quai lết bết ngả nghiêng thơ vần
    Hoàng Vũ Đông Sơn ân cần
    ma chay,tế lễ xa gần tham gia
    Vương Đàm tóc ngắn sương pha
    lai rai viết lách sử ta sử người
    Phạm Cung họa sĩ 70
    vẫn còn ham nét tươi đàn bà
    cùng nhau tản mạn thi ca
    tạm quên những nỗi xót sa trong lòng
    điểm danh bằng hữu ngoài trong
    văn thơ báo chí khắp vòng Đông,Tây
    tâm tình văn nghệ luôn đầy
    vẫn mong còn gặp lại ngày không xa.

     SÀIGÒN MÙA MƯA 2006  
    trần thiện hiệp

    lời bàn
 'vẫn mong gặp lại ngày không xa' ,
hẳn bạn ta Thiện Hiệp chỉ muốn nói 'gặp lại nhau đấu láo văn nghệ, văn gừng' --  có lẽ sẽ khó mong gặp lại đủ nữa rồi -- bởi, ' chúng nó chết hết cả rồi, phải không mày?' ( lời Văn Quang nói với Thế Phong).

 hãy điểm danh, chào cờ; mỗi sáng thứ 2 đi nào ? nhớ lại thời kỳ ở quân ngũ:

đầu tiên, văn sĩ Nguyễn thụy Long qua đời ngày 2/9/ 2009, Hồ Nam ở Mỹ tho lên viếng; an ninh gặp, đưa còng số 8,  khóa tay đưa vào tù ngày 3/9/; tội danh: in báo Viễn tượng 'chui'.
Nguyễn thụy Long chết, Hoàng Vũ  Đông Sơn đem tiền triệu viếng đáp lễ; bởi, có lần Long bỏ xe lăn ở cầu thang, bò lên Khoa Lão, bệnh viện Gia định thăm Sơn, tặng bạn một triệu đồng.

 'Hồ Nam khỏe như beo/  sách bài một túi đeo theo lòng thòng" 
nay đã rũ bụi,  tay buông xuôi , sau khi thèm ăn 'một quả trứng gà luộc'; ăn xong,nửa đêm đột quỵ, túi văn chương bỏ lại; để nữ thi sĩ HuệThu ở Mỹ đăng trên 'gio-o.com'. 

'Nhà văn thích tếu Thế Phong'
tiếp lời từ biệt của Trần thiện Hiệp, báo tin: '  ông ơi, tôi sang Huê Kỳ dưỡng bệnh, từ 12/ 12/ 2015'. 

Tôn Nhan (họ Nguyễn), con rể trưởng thi sĩ ngâm thơ, thổi sáo Tô kiều Ngân, chết bất đắc kỳ  tai nạn giao thông, trên đường Nguyễn thị Minh Khai; gần nhà sách Hà nội. Một hai năm sau, bố vợ Lữ mộng Ngân ra đi; níu tay vợ bé, tần ngần phút lâm chung -- văn sĩ Văn Quang đến phúng điếu, chẳng biết 'bà nào là vợ  chính thức' -- vì' vợ cả vợ lẽ đều là vợ cả' -- hình như bà bé có uy hơn, ở đám tang người chồng, thì phải -- bài báo viết lại vậy. 

 thi sĩ Sa Giang Trần tuấn Kiệt [1939-   ] vẫn nằm ngáp vặt, thở dài, ở một hẻm loằng ngoằng bên Thị Nghè .(gần cây xăng ở phía trên ngã ba Nhà Làng).   'Hoàng Vũ Đông Sơn tham gia ma chay, tế lễ xa gần' , đã không kịp viết 'điếu văn bạn đồng tuế Kiệt' --  chàng ta ra đi trước, ngày 14-9-2014 ở bệnh viện Gia định rồi !

 'Vương Đàm tóc ngắn sương pha'
chàng này sinh 1932, viết báo, làm thơ nhì nhằngở Hà nội từ trước 1954 -- em ruột tay viết kịch cọt Trần Lê Nguyễn (bút danh, lấy cả 3 họ lừng danh  củaViệtnam) , đã qua đòi sau 1975.
 Vương Đàm đã đổi bút danh Lê quốc Lĩnh, 'viết lách sử ta sử người'; nay bệnh già, không còn hùng hục lao xe gắn máy trên đường, nằm một chỗ, ở phường 18, quậnTân Bình -- 'chỉ có 1 con gái  hiếu thảo, cho bố tiền thôi'. (lời tâm sự Lê quốc Lĩnh).

rất thân tình với HVĐông Sơn; nhưng đám tang Sơn, Lê quốc Lĩnh đành vắng mặt.

  'Phạm Cung họa sĩ 70' [1932-     ]  nữ sĩ Hoàng Hương Trang bấm huyệt, 
" tay họa sĩ này 'nổ lời', bạo hơn cả vẽ tranh khỏa thân, khắc tượng đá bán thân Phạm Duy, Bùi Giáng ... vẽ xong, nguệch ngoạc ký tên, theo kiểu Tàu, 'đọc từ phải sang trái '.  Bây giờ, ban-công trên căn gác nhỏ trên đường Trần cao Vân, (quận Phú nhuận) chàng ta vẫn thả lủng lẳng mấy chậu ớt hiểm, quả chín đỏ chói chang, để luôn nhớ 'cay đời không kém!'-- bởi, hơn 1 lần viết báo Viễn tượng của Hồ Nam, bị xích tay 'chơi' -- có cả họa sĩ tài danh Trần văn Cát, con rể nhà văn, chủ báo Chu Tử, một thời lừng danh ở Hòn ngọc Viễn đông. 

 và, quán cà phê nằm ở hẻm 5 Nguyễn đình Chiểu (xưa: Phan đìnhPhùng,Saigon 1) gần đài Phát thanh tp. HCM, hẻm thông sang đường Nguyễn thị Minh Khai, vẫn còn đó -- nhưng đa số bạn ngồi uống với nhau hôm nào, không thể có một lần gặp đông đủ nữa rồi ! 
  []

   đinh bạch dân
     27 THÁNG 4, 2016.
    
hồ nam (giữa) [1930- 2015]
(ảnh: gio-o.com)

nguyễn thụy long [1938-  saigon 2009]
(ảnh: internet)

nguyễn tôn nhan [ nguyễn hữu thành 1948- saigon 2011]
(ảnh: internet)

tô kiều ngân  [lê mộng ngân 1926-  saigon 2012) 
tác giả tập truyện ngắn 'Người đi qua lô cốt' (Saigon 1956)
bố vợ Tôn Nhan (Nguyễn) qua đời  sau con rể một năm.
 (ảnh: internet)

trấn tuấn kiệt [ 1939-     ] (ảnh : internet)


trái qua, đứng,  hàng sau:
doãn quốc sỹ -- hoàng vũ đông sơn -- nguyễn hải phương
hàng trước, ngồi:
 hoàng hải thủy -- văn quang -- thế phong -- hồ nam.
(lữ quốc văn chụp , khoảng trước năm 2000)

" văn  sĩ Văn Quang đến phúng điếu [ Tô kiều Ngân] , chẳng biết
 bà nào là vợ chính thức,
 vì ' vợ lẽ vợ cả đều là vợ cả '.   
(người đứng cạnh Văn Quang , bà cà Phạm thị Thìn --
 cả 2 bà đều có tên trên Cáo phó -- bà 2:, tên Lê thị Kim Hoa).
(ảnh: internet)

huệ thu, trang chủ gio-o.com -- (ảnh: internet)

thế phong (ảnh : trần cao lĩnh, 1974)
( in trong TẬP THƠ TRUYỆN KQ THỜI CHIẾN, Saigon 1974)

phạm cung [1932-      ] 
".... bây giờ, ở ban công trên căn gác nhỏ trên đường Trần cao  Vân ( quận Phú nhuận)
chàng ta vẫn thả lủng lẳng mầy chậu ớt hiểm ... "
(ảnh: internet)

hoàng vũ đông sơn [ 1939- 2014) - ảnh: lữ quốc văn--
vẫn treo ở phòng khách nhà riêng cố văn sĩ HVĐông Sơn, ở cư xá Thanh đa. 

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

khung trời cũ + những bóng dơi đen , truyện ngắn võ quang thẩm ( tập thơ truyện kq thời chiến/ vàng son xb, saigon 1974)

khung trời cũ + những bóng dơi đen ...
tập thơ truyện kq thời chiến, saigon 1974.


                                 1.  k h u n g   t r i   c ũ
                                                          võ quang thẩm

                                                          thủ bút+ chữ ký tác giả võ quang thẩm.
                                                                                      (tr. 345 TẬP THƠ TRUYỆN Kq THỜI CHIẾN)




Nếu đếm theo số nóc gia, nhà tôi; kể cả nhà nuôi gà, nhà nuôi heo, nhà vựa cũ, nhà vựa lúa, nhà xe, nhà dưới, nhà trên, nhà 'lầu kiếng' cũng có đến hàng chục. Tất cả tọa lạc trên khu đất rộng  lớn vây quanh, có hàng rào bông giấy; phía trước là cổng chính, được nối liền vời trục lộ trong làng -- bởi con đường rộng, 2 bên có trồng cau vàng, bông trang và cạy kiểng.  Ba mặt kia tiếp nối với những mẩu vườn đừa, có cả cây ăn trái va hồ nuôi cá.  Gia đinh tôi nổi tiếng là giàu có, theo lời mẹ tôi kể lại; nhân công ngày xưa có trên 10 người.  Mỗi năm vào mùa góp lúa, dãy nhà vựa lúa 9 căn; lúa đầy ăm ắp, nằm trên mặt lúa, có thề sờ đụng nóc nhà.  Tá điền mọi nơi chở lúa về, người bằng xe bò, kẻ bằng thuyền, bằng ghe.  Ban ngày đong lúa không kịp, ban đêm phải thắp đèn ngoài sân; vui như mở hội .

Ký ức của tôi không ghi lại được nột hình ành nào của thời vàng son đó, theo lời mẹ tôi kể; vì tôi còn nhỏ.  Chỉ còn lại những chứng tích của sự giàu sang ngày xưa. Ngôi nhà gạch đồ sộ, nóc đã cháy vụn, những bức tường dày bị đập phá; thành những lỗ to lớn ngang hông.  Trên những phần còn lại của những bưc tường, đầy những nét vẽ nguệch ngoạc   , bằng những mẩu than cháy vụn; những hình ảnh Bầu, Cua, Cá, Cọp ... máy bay, tàu chiến của trẻ con trong xóm; đã đập mạnh vào tâm khảm tôi, vào những ngày tôi mói biết đọc: " đả đảo nhà giàu"," nhà giàu bóc lột" .  Mặt gạch bông bị rạn nứt, vài nơi bị bong lên; hay, bị gỡ đi từ lúc nào.  Trên nền xi măng; cỏ bắt đầu mọc theo những nơi ứ đọng cát, đất, nước mưa.  Căn nhà sau bị dỡ đi làm đồn bốt trong làng.  Đồn này sau bị tấn công, đốt cháy.  Đến số phận của căn nhà lầu kiến bị cưa 4 chân; và, dân làng khiêng luôn cả cái lầu làm đồn bót thứ nhì.  Mẹ tôi dùng dãy nhà vựa luá 9 căn, mái ngói nền đất ; vách cậy, để ở, ia đình tôi đã chịu thiệt hại nặng nề của cả 2 bên.  Tiếp đến, lính trong làng dỡ những phần còn lại để làm bốt, xây đồn.

Đối với tôi: sự giàu sang chỉ còn lại bao nhiêu đó.  Sự giàu sang chỉ còn là một nỗi bất hạnh, khi thấy mẹ tôi bó tay; trước sức mạnh của 2 bên-- sự giàu sang chỉ cón là một nỗi kinh hoàng, sợ sệt; trước những lời buộc tội rỉ tai của dân làng.  Sự giàu sang chỉ còn là một mặc cảm, nỗi niềm đớn đau; khi tôi bị lũ con nhà nghèo xóm trên cô lập,   Một hôm, tôi tức tưởi chạy về nhà, mách với mẹ tôi, " thằng Tôi, thằng Đức không cho con chơi chung Chúng nó gọi con là' đồ con nhà giàu'." Mẹ tôi ôm tôi vào lòng, hôn lên tóc, trả lời, an ủi tôi.

Ngày tháng trôi qua; buồn như những buổi chiều, nằm nơi ngưỡng cửa, nghe tiếng đại bác đi, đùng; từ xa vọng về.  Buồn như sự đơn chiếc của mẹ tôi; sau những ngày ba tôi mất, gia đình tan hoang. Buồn như sự quạnh quẽ của tuổi thơ, những đêm thức giấc, thấy mẹ tôi ngồi lặng lẽ một mình; trước ánh trăng lạnh lùng qua song cửa, trước những bức tường còn lại  chơ vơ như một thành quách đổ vỡ lâu đời.  Buồn như những trưa một mình thơ thẩn nơi hành lang; phần còn lại của ngôi nhà trên không bị cháy.  Nằm nơi bậc thềm; tôi thấy mình lạc lõng như từng cụm mấy trắng trôi bay. Buồn như những tiếng cu gáy xa, rời rạc.  Tuổi thơ của tôi đã đi qua trong quạnh hiu, buồn thảm; nếu không có tình thương + niềm an ủi vỗ về của mẹ tôi , với những chuyện cổ tích, "  ...ngày xưa, đến múa đong lúa, lúa cao đụng nóc nhà, vui như ngày hội ..."


                                                                      ***

Vườn trầu của mẹ tôi xum xuê lá, những lá trầu vng mượt, óng ả.  Những dãy trầu như những mạch máu chính đang leo tín tận trên cao kia. Rể trầu như bàn tay rắn chắc , bám vào thân cây dông
 (phương ngữ miền Nam, ám chỉ cây vông,) Mẹ tôi trồng cây dông để làm trụ cho cho trầu leo lên. Lá dông dùng để gói nem , trụ dông lại lâu chết.  Đây là mảnh vừờn nhỏ bé tôi yêu thích nhất.  Những cây lựu mẹ tôi trồng trên nền nhà cũ; phía sau nhà bị gỡ đi làm đồn, bốt, cũng đã mấy mùa trổ bông.

Năm nào đến kỳ lựu trổ bông, cũng là lần anh chị em chúng tôi được nghỉ hè; về quê với mẹ.  Mẹ tôi thường nói thế.  Tôi thích màu đỏ của hoa lựu; tôi thích vườn trầu của mẹ, với những con sáo kéo vô đậu trên những trụ dông, líu lo trong nắng.  Năm nào cũng thế, đến kỳ hè, tôi thật nôn nao; từ lúc chiếc đò máy tách bến Mỹ tho, tôi như đếm từng dợn sóng, như đếm từng cụm bần mọc theo ven sông; đến khi nhìn thấy tàng cây quen thuộc đầu làng, đến khi nhón từ xa thấy hình ảnh mẹ đứng nơi bãi sông đ1on chúng tôi; trong cảnh sông nước bao la-- đến khi chiếc đò ngang từ làng nơi ra, cặp vào đò máy, để rước khách.

Làng tôi là một làng nhỏ bé bên sông cửa Đại.  Bờ sông không sâu, bãi sông thoải ra xa; phải bắc một cây cầu dài thậm thượt ra khỏi mực nước l2 một chuyện quả là khó thật.  Dưới thời Tây, 'quan' trong làng đã qui tụ dân chúng đốn dựa, đốn cây mu-u, đốn cây vẹt để xây cầu.   Nước sông chảy xiết qua mùa gió mạnh, sóng lớn,  Cầu không chịu đựng được báo lâu, gãy đổ; từ đó dân làng lại phải dùng  đò ngang rước khách, như trước. Vào ngày nước lớn, thuyền vào tận bờ, không phải lọi bì bõm dưới bùn, như những ngày nước ròng, mực nước vực ra xa.

Tôi đã quen cách thức di chuyển đò, quen dần cuộc sống xa quê, vào những năm nối tiếp[ sự học ở tỉnh. Những lần về quê, tôi đã quên đi sự buồn thảm của mình, vào những ngày còn nhỏ.  Quên đi sự bất hạnh của con nhà giàu, bị lũ con tre nhà nghèo cô lập; khi trước mắt tôi ; chỉ còn là một thằng Tô sống nghề đưa rước đò ngang; để nhữngđêm trăng tỏ, Tô và tôi dùng thuyền bơi ra giữa dòng sông để nướng tôm, cá ăn chơi. Khi trước mắt tôi chỉ còn một thằng, tên Đức ; sống bằng nghề cày ruộng-- để những sáng ra đồng, được nhìn tận mắt từng luống đất, từng bụi cỏ; bật tung dưỡi lưỡi cày của Đức.  Để rồi, vào những trưa nắng gắt, ngồi dưới bóng cây, chia sẻ với Đức nắm cơm, miếng mắm.  Tình quê hương thật thắm thía hơn những lần tôi đứng trước bảng đen; để  trả bài thuộc lòng về tình quê hương, nơi sinh trưởng.  Những cấu' đả đảo nhà giàu','nhà giàu bóc lột' trên tường, nay cu4ngd 9a4 phai mờ theo mưa nắng,. cả trongt rí nhớ của dân làng-- khi mẹ tôi không còn của cải gì nữa, ngoài những huê lợi đủ cung ứng cho tôi học hành ở tỉnh.  Mẹ tôi cũng không còn kể cho tôi nghe chuyện cổ tích như xưa nữa; và không còn muốn xây dựng sự nghiệp trên hình ảnh những đụn lúa vĩ đại của thời xa xưa.  Sự nghiệp mẹ tôi đang xây đắp; dĩ nhiên là ở đứa con, với sự học hiện thời; một sự nghiệp mà mẹ tôi tin sẽ bền vững hơn, khó đổ vỡ như sự nghiệp của mẹ tôi ngày trước.

Đã mấy lần, tôi bay qua vùng trời cũ; đã mấy lần tôi về thăm quê hương  ở một bay co giới hạn; không được in vết chân trên nẻo đường làng. Khung cảnh thật quen thuộc với con đường đất; hiện ra ngắn ngủi hơn tầm tay, nhìn ngôi nhà không nóc + 4 bức tường dãi dầu mưa nắng -- còn tôi đã thành kiếp chim lạc loài trong khung trời buồn thảm của đứa trẻ lên 5 ngày xưa, đã quạnh hiu nơi ngôi nhà đổ nát đó.

Vườn trầu của mẹ tôi chắc đã tiêu điều rồi. Đàn sáo ở đâu vẫn kéo về vào giấc trưa,  còn trụ dông đâu mà đậu? Những cây lựu (nếu còn) chắc đã hơn mười mấy lần trổ bông ?  Làm sao tôi được nhìn thấy được nữa, những al1 trầu vàng óng; từng cánh lựu màu đỏ chói chang, từng luống cày, từng bụi cỏ bật tung dưới bàn tay của thằng Đức, từng xoáy nước dưới mái hèo của thằng Tô?

Quê hương ơi! hoàn cảnh nào đã làm ngắn cách?  Hoàn cảnh nào đó đã khiến tôi trở thành lòi ó dữ? Đ6ẻ rồi ngày ngày nối tiếp ngày; bay trên không để thả bom phá sản dần dần sự nghiệp tinh thần của mẹ tôi đã kỳ mong -- hoàn cảnh nào đã để thắng Đức thành kẻ thù, cầm súng đối đầu?  Hoàn cảnh nào khiến thằng Tô bị bắn sẻ, ngã gục trong vòng rào kẽm gai ?

Dòng sông của Đức vẫn cuồn cuộn chảy ; những chiếc lá làm sao cưỡng lại được sức mạnh chảy xiết dòng sông ?  Dòng dông định mệnh lờ lững vô tình; bao giờ đây, mới thôi ngăn cách ?



                                        2.   nhng bóng dơi đen
                                                             võ quang thẩm


     (...)

Tâm bước lên phi cơ.  Viên cơ trưởng ra hiệu mở máy.  Nhân sẵn sàng bên phi cơ kế cận.  Những cánh quạt nặng nề chuyển động. Rồi sẵn đà ngon trớn, quay nhanh. Luồng không khí lạnh hắt vào mặt.  Những vệt lửa xanh dài, thoát ra từ ống thoát.  Âm thanh ròn rã xé đêm thâu, một thứ âm thanh vô duyên trong đêm tịch mịch, một thứ âm thanh gầm thét giận dữ của loài quái vật, trước giờ lâm chiến.

Tâm điều chỉnh ánh sáng trong phòng lái, kiểm soát phi vụ, thử vô tuyến. tất cả đều bình thường. Tâm nối đuôi Nhân di chuyển ra đường bay.  Dọc theo đường di chuyển, những vận tải cơ là những bóng đen khổng lồ, mệt mỏi sau một ngày đường xa về, với vẻ buồn của một lữ khách vào mộtđêm xứ lạ, quê người.  Những chiến đấu cơ lẩn khuất trong nhựng u đất che thân, mất hết vẻ kiêu hùng như những giờ phút trên trận mạc.

Phi cảng Tân sơn nhất im lìm, buồn nản cho số phận một cửa ngõ quốc gia trong thời chiến. Tâm nhớ tại đây, vào một đêm khi Tâm đặt chân lên quê hương; sau những ngày xa xứ.  Cũng vào giờ này, 2 giờ đêm.  Đón tiếp Tâm, chỉ có bóng dáng những hàng cây xơ xác ; chỉ có 1 phi cảng vắng người, vào giới nghiêm, tiêu điều như những thành quách hoang phế lâu đời. Tâm và các bạn phải ngồi nơi bậc thềm chờ đến sáng.

Sau bao ngày xa quê hương, trở về nhìn đất nước điêu linh, thống khổ.  Bên tai; không còn những âm thanh dịu vợi, của một phi cảng thanh bình; mà, chỉ còn những tiếng đại bác từ xa vọng lại.  Trước mặt không còn những bóng dáng bình thản của một dân tộc phú cường; mà, chỉ còn lại dáng dấp tả tơi của một vài người dân Việt; sống nghề khuân vác, với tấm thẻ An ninh nơi ngực, co ro; ngủ dọc hành lang.

Tự nhiên, Tâm không còn nghĩ đến vòng tay chờ đợi của người yêu -- Tâm không còn nghĩ đến cảnh đón tiếp rộn ràng của người thân trong gia quyến mà Tâm hằng mong đợi bấy lâu, Tâm chỉ còn nghĩ đến sự khác biệt của kiếp con người, bởi tai nạn chiến tranh.

    (...) - tạm lược khoảng 20 dòng. (Bt)


Tâm thường đọc bài vè do mình đặt ra:

                                 Cuộc đời bay bổng đừng quên
                                 PRE TAKE OFF CHECK ta nên sẵn sàng,
                                 Phòng khi gió lớn gió ngang
                                 TRIM, LOCK, OFF, SAFE thẳng đàng mà đi.

bài thơ gồm những danh từ chuyên môn, những điểm chính yếu; không cho phép Tâm quên, ở mỗi chuyến bay.  Tâm vẫn thích thú, dù lời thơ thiếu âm điệu, ý tứ gượng ép. Nhưng tâm vẫn tự nhủ: bài thơ đo giúp vượt qua được những trở ngại đầu, mỗi lần cất cánh.

Tâm kiểm soát lại một lượt chót : bộ phận lái.   Các phi kế vẫn bình thường, trongánh sáng lân tinh vừa đủ. Nhìn khoảng đen bao la trước mặt, Tâm có cảm tưởng dãy đen 2 bên phi đạo hướng lên cao. Đài kiểm soát cho lệnh cất cánh, Tâm đẩy tay ga vế trước, đến vị thế tối đa.  Toàn thân phi cơ rung chuyển.  T6am nhả thắng, phi cơ tròng trành; rồi lao về phía trước.  Những ngọn đèn phi đạo kéo chạy về sau, càng lúc càng nhanh; đến lúc phi cơ đạt đến vận tốc cất cánh.  Tâm nâng nhẹ cần lái, phi cơ bay lên cao, Tâm nhìn phía trước; phi cơ của Nhân đắm chìm trong khoảng sâu đêm tối; mà, Tâm chỉ có thể định được vị trí bằng những ngọn đèn nhỏ bé , nơi cánh và đuôi.

T6am giảm ánh sáng trong phòng lái , để tăng thêm tầm nhìn bên ngoài.  Thành phố Saigon trở nên nhỏ bé; chỉ còn là một sự tập hợp của những đường đen sâu thẳm.

 -  Black Bat 2 : đây 1 gọi.
 -  2 : nghe 5/5
 - Trăng đẹp quá!'
 - Black Bat 2 :  biểu...

  (...) - tạm lược 43 dòng. (Bt)


                                                                         ***

Thời gian nặng nề trọi qua; mỗi vòng bay quanh thủ đô Saigon không đầy 5 phút.  Tâm không nhớ là mình đã bay đến vòng thứ mấy mươi.  Chiếc kim dạ quang trên mặt đồng hồ như vẫn cố định.  Tâm thấy sức lực mình tiêu hao theo bước chân chậm chạp của thời gian.Mồ hôi ướt đẫm sau lưng, đọng đầy nơi vành tai; giữa 2 chiếc 'écouteur' của chiếc nón bay chật hẹp.  Ống gió nhỏ bé không đủ sức làm dịu bớt sức nóng trong phòng lái.  Cao -độ -bay- thấp dần theo trần mây mỗi lúc một xuống thấp. Những đám mây nặng chĩu kéo về, ánh trăng bị ngăn chặn trên cao.  Quanh Tâm chỉ còn lại bầu trời tối đen như mực. Ánh sáng từ thành phố vọng lên, chiếu sáng những hạt mưa đầu, rơi trên mặt kính.

- Black Bat 2 : đây 1 gọi
- Black Bat  2 : nghe 5
- Nhớ mở pilot heater ON khi vào mây, nếu lạc 1. Nhớ bay phi cụ.
- 2 : hiểu.

Lời nhắc nhở nghe nghiêm trang, đanh thép.  Tâm biết, vào giờ phút này, giờ phút hiểm nguy giữa mưa sa, bão táp.  ...

Những lời nhắc nhở kia không phải vô ich, .. đó lá trách nhiệm củ người phi công chỉ đạo.  ...  Nhơi đến phi vụ đang thi hành, một phi vụ bỏ dở; mà, giờ đây Tâm và Nhân đang trên đường trở về-- vì thời tiết xấu.  Phi vụ dở dang như tan vỡ; hy vọng của bao người đang trông cậy vào phi tuần túc trực trên không.  Tâm thầm mong; " Địch đừng pháo kích trong đêm mưa này!"  và thấy, như muốn lưu lại  dù với bầu trời tối tăm, giông bão; dù ở lại, âm thầm như NHỮNG BÓNG DƠI ĐEN
, dù với 2 tiếng đồng hồ túc trực gian khổ trên không; để trở về bến đậu, với đôi cánh còn đấy bom đạn,

"  Địch đã không pháo kích, tấn công. Quê hương thương yêu đã qua khỏi một đêm u sầu, tan tác; vì bom, đạn," 
  []

 VÕ QUANG THẨM
 (tr. 353- 366 T ẬP THƠ TRUYỆN KQ THỜI CHIẾN.)




   võ quang thẩm (trái qua, hàng dưới, người thứ 1)  [ 1939-    ] 
                           
                                                                                                sinh ở Kiến hòa (
nay
Bến tre/ Nam bộ)
 hoa tiêu quan sát (1964-65), hoa tiêu khu trục A1H (1965-69)
                                                                                              và  hoa tiêu phản lực A  37.