Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

thư quán bản thảo [ số 71/ tháng 8/ 2016 ]-- thơ tự-sự-kể trần hoài thư -- https://phamcaohoang.blogspot.com/

' thư quán bản thảo 71/  tháng 8'
thơ tự-sự-kể trần hoài thư




                                                 
                                                  (ảnh PCH /   blog phamcaohoang)



                              thư quán bn tho 
                         thơ tự-sự-kể: trần hoài t

                                                
                                  trần hoài thư qua nét vẽ đinh cường
                                           (ảnh: internet)



                              Các bạn ạ
                                      hãy uống  giùm ta một cốc bia
                                      lâu lắm ta thấy nhớ
                                      nhớ những bọt bia sủi tăm
                                      và mát ơi là mát
                                      mát ruột mát gan mát tình bạn bè bằng hữu


                                     Những ngày qua

                                     'gout' hành như cơn bão rớt
                                     hết ngón chân đến bàn chân
                                     hết ngón cái đến ngón út
                                     đêm qua lại chuột rút cả 2 chân
                                     la làng la xóm đau quá trời ơi
                                     rồi chửi thề tùm lum ...
                                     bỗng nhiên ngộ
                                     sao lại nằm mà la
                                     sao không tìm quên
                                     tôi đã biết được điều này trong 'nursing home'
                                     hình như phương thuốc thần diệu là làm sao dễ quên
                                     có thể là ngủ
                                     hay cũng có thể là làm
                                     nhắm mắt nhắm mũi mà làm
                                     và, ta đã làm.
                                     xong rồi bìa
                                     xong rồi 256 trang
                                     xong rồi sửa cái máy in lại vì 'spelling' nhầm quan trọng
                                     xong rồi sửa cái máy in nằm vạ, cứ hiện 'message error'
                                                                                     mà không tìm ra thủ phạm
                                     thì ra vì tờ giấy kẹt trong khay giấy để giấy không chịu lên ...
                                     không ai biết.
                                     xong rồi, 'network' cho chạy máy 1 lần, điện cứ chớp chớp
                                                                              vì tiêu thụ quá nhiều năng lượng
                                     không sao
                                     miễn là 256 trang
                                     lần này PVM báo cho biết sẽ gởi nhiều về Việtnam, đòi gởi
                                          thêm mấy mươi tập ... đã chơi thì chơi đến nơi đến chốn 
                                                                              ...   đã đánh thì đánh cho ra hồn ...
                                     đánh có bài bản, có chứng liệu, có hình ảnh chụp đàn chó
                                                                                                                    chổng đít
                                     đánh cho ông bạn đồ nho TTH, viết bài vì bị PVN đòi nợ 
                                                                                                                    đêm ngày
                                     xong, xong 256 trang
                                     nói với PVN, báo dạo này chẳng ai viết, chỉ toàn gởi thơ
                                     thế là bạn ta phóng bút truyện ngắn 'Cá chết lãng xẹt'
                                     nhưng mà ngày 15.7 khóa sổ thì sáng 15.7 bài vở trả nợ
                                              gởi về đến nỗi phải gác lại bài Mai Thảo, 
                                                                Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn mạnh Côn ...
                                     
                                      Cảm ơn quí bạn
                                      vừa đánh máy gửi thư vừa xem đồng hồ
                                      'kẻo si mê văn nghệ'/  dịch từ 'littérarure' Trần thiện Đạo
                                      mà để nồi cá kho bị khét, nồi canh cạn nước biển đông,
                                                      để rồi 'zọt', quên hết cái 'gout'.   cái thấp khớp .

                               trần hoài thư
                              JULY 25,  2016






              
               Thư quán Bản thảo/ số 71 tháng 8 - 2016
               'CHIÊU NIỆM  nữ dịch giả PHÙNG THĂNG' 

                 
              truyện trần hoài thư  
                      tập hợp những bài đăng trước 30-4-1975 ở saigon
                        (bìa sách: internet)
        
                
                trần hoài thư     [ i.e. trần quí sách 1942 -   ]
               (ảnh: internet)

            sinh ở Dalat/ Trung bô/ Việtnam, từng theo học
            Trường Quốc học (Huế),đại hoc (Saigon);  giáo sư 
         trung học dạy trường trung học Trần cao Vân (tỉnh Quảng tín/ nay sát nhập
                            tỉnh Quảng nam/ Trung bộ).    Nhập ngũ khóa 24, sĩ quan trừ bị trường
Võ khoa Thủ đức; phục vụ tại đại đội Thám kích.(Vùng II, trong 7 năm)
                         Truyện ngắn đầu tay đăng trên bán nguyệt san Bách khoa (Lê ngộ Châu, chủ nhiệm).
                               Hiện nay (năm 2006), nhà văn Trần Hoài Thư đã nghỉ hưu, cư ngụ tại tư gia ở New Jersey.
                          Trong 6 năm gần đây, ông cùng các bạn văn: Phạm văn Nhàn + Trần băng Thạch
                          chủ trương THƯ QUÁN BẢN THẢO, do chính Trần Hoài Thư in ấn,
          cắt xén, phát hành.  
Vợ ông, bà Nguyễn thị Yến, hiện ở 'nursing home' -- người con duy nhất (enfant unique)
là Trần quí Thoại đảm nhiệm phần kỹ thuật (trình bày + bìa) 
THƯ QUÁN BẢN THẢO in ấn tác phẩm chính ông : Thơ Trần Hoài Thư + Truyện Trần Hoài Thư  (1998)
                      Ra biển gọi thầm (1995) Ban- mê- thuộc, những ngày cuối ( 1997) v.v. .. --  và, những tác phẩm các tác giả 
                     ở miền Nam ( VNCH) ;  trước 30-4-1975; còn sống; hoặc đã qua đời.

           (theo tư liệu CHÂU HẢI CHÂU)




lời bàn:

... một chiến sĩ cầm bút trong quân lực VNCH , khi ra trường Sĩ quan trừ bị Thủ đức (khóa 24/ khóa cuối cùng mang số 24 ) -- ít có người xung phong ra mặt trận; thì,  thiếu úy Trần quí Sách bút danh văn sĩ Trần Hoài Thư) xung phong vào đại đội thám báo, ròng rã 7 năm; ở Vùng II chiến thuật. 
  
Thời kỳ tết Mậu thân 1968, mặt trận dầu sôi lửa bỏng -- nhớ lại, tôi có thằng em vợ, tên Nguyễn quốc Văn (1943- 1968) cùng khóa 24 với thiếu úy Sách [bút danh Trần Hoài Thư] xin được chuyển về Không quân (bởi; có thằng anh rể là tôi, đang cầm bút 'chiến đấu' trong báo Lý tưởng /Kq')-- nhưng thất bại; rồi, phải xin về binh chủng Nhảy dù; rồi, được điều động tới tiểu đòan 9/ Nhảy dù  -- và, tử trận trong cuộc truy quét ở ven đô, bị bắn tỉa trên cầu Nhị bình, (Hốc môn/ nay, quận 12/ tp. HCM) rớt xuống sông.
(chiến dịch VC tấn công vào Saigon/ đợt 2/ tháng 5/1968).

  vợ tôi, (Nguyễn thị Khê) nước mắt ràn rụa; trách móc,

 "  .. sao anh không'chạy chọt' cho nó về Không quân; thì đâu nó có chết. Anh có nhớ, nó từng được anh xin việc ; làm guide (hướng dẫn viên) ở trại Cát lở , nó là thằng có công nhất trong việc: 'se duyên cho vợ chồng mình; nó cầm thiệp cưới lên Dalat; bênh vực 'anh rể tương lai hết
 lời ;'trước sự 'lắc đầu quầy quậy của bà 'mẹ vợ tương lai' . Xác nó vớt lên; được đưa về quàn tại Nghĩa trang quân đội Gò vấp (kho đông lạnh); bữa đến lấy xác, có trung tá Phùng ngọc Ẩn/ Kq+ đại úy Nguyễn văn Phát/Kq (nay quốc tỊch Mỹ, PHAT NGUYEN)" tháp tùng..."  
 [tiện dịp, xin lỗi độc giả, tôi (Thế Phong) có cơ hội để  post vài tấm ảnh về cô Nguyễn thị Khê, trước + trong ngày cưới. ] 

Nhắc lại chuyện ấy; tôi rất khâm phục 'tay chiến sĩ cầm bút , gốc Dalat -- như thằng em vợ tôi, lại cùng khóa 24, là cựu trung úy thám báo Trần quí Sách/ quân lực VNCH.


nguyễn quốc văn  [1943-       ] 
"...anh có nhớ, nó từng được anh xin việc, lam guide 
ở trại Cát lở; nó là thằng có công nhất ..."
- lời vợ tôi (nguyễn thị khê)-

bút tích nguyễn quốc văn ghi sau ảnh (trên)
(ảnh chụp ở trại Cát lở / Vũng tàu, 27/6/1966)



"nhớ lại tôi có thằng em vợ, tên Nguyễn quốc Văn [1943-1968]
      cùng khoá với cựu trung úy quận đội VNCH, Trần quí Sách [ 1942-    ]
(ảnh chụp ,khi là thiếu úy Tiểu đoàn 9 Nhảy dù (VNCH).



2 tấm ảnh , tôi (TPhong) chụp cô  
Nguyễn thị Khê ở Dalat. (tháng 12/ 1965)


Nguyễn thị Khê (bên trái)đang nhìn ảnh tôi
 (TPhong) chụp cô; ớ Dalat --còn tôi; thì, đầu óc miên man lo nghĩ,
" liệu cô ấy có bằng lòng làm vợ mình, không đây?'

(ảnh chụp ở nhà ông bà Nguyễn quốc Bảo+ Bùi thị Phương Giản
 (ba mẹ cô Khê) số 279/9 đường Phan đình Phùng/ Dalat.
( cuối tháng 12/ 1965) 


 " trước sự lắc đấu quầy quậy của
' mẹ vợ tương lai, Thế Phong cũng cưới đượcvợ
đó là cô dâu Nguyễn thị Khê -- giáo sĩ Roberston (Báp- tít Mỹ)
 chủ hôn tại thánh đường Báp- tít, trên đường Minh Mạng , Dalat
-- sau đó,  rước dâu về Dalat Palace.   
(ảnh chụp ngày 30-01- 1966 trước cửa Dalat Palace)


" ... thế ra cô Khê  làm ở thư viện hội thánh báp-tít trung tín dalat.
là cô dâu  ư?" - lời giáo sĩ Báp-tít Mỹ Roberston, chủ hôn lễ cưới )
  (ảnh: tạp chí MISSI, 1965)

ảnh 1 ( trái)
  cô dâu Nguyễn thị Khê [1937-     ] + mẹ vợ [Bùi thị Phương Giản 1910-   ] 
                              + bố vợ [Nguyễn quốc Bảo 1908-   ] + giáo sĩ Báp-tít Mỹ Roberston (câm Kinh thánh)
            chủ hôn đám cưói ở thánh đường Báp- tít Trung tín Dalat. (68 đường Minh Mạng Dalat).

ảnh 2 (phải):
cô dâu Nguyễn thị Khê + mẹ vợ [Bùi thị Phương Giản ]+ giáo sĩ Báp-tít Mỹ Roberston

(2 tấm ảnh ghép : 
'không có hình chú rể, bởi có lần xô xát, cãi vã; chú rể tự xé ảnh mình' ) 


  trở lại chuyện thiếu úy Trần quí Sách, tốt nghiệp xong; chọn về đại đội thám báo; không giống các tay khác; có cầm bút viết 'tí ti'; hoặc, đã là 'văn nghệ sĩ trước + chiến sĩ sau' --  thì, hiển nhiên là phải chạy chọt 'hết nước hết cái'; để về hậu cứ bằng được, xung vào khối 
'Chiến tranh chính trị', cho 'thân xác được đởm bảo sự sống.' 

Chẳng hạn, khóa 12 Thủ đức ; các bậc đàn ành của Trần quí Sách+ Nguyễn quốc Văn v.v ... -- tổng thống Diệm chỉ thị bộ quốc phòng bắt các tay 'giáo sư+ trí thức + cầm bút' phải đầu quân -- nên,  có tay giáo sư trung+đại học Trần bích Lan (Nguyên Sa);  hoặc, Nguyễn ngọc Linh (chủ báo + chủ trường dạy anh văn nổi tiếng hàng đầu ở Saigon/ nay, ông Nguyễn ngọc Linh còn sống, ở Mỹ. ) v.v... vào 'ắc- ê', ở khoá 12 trường Võ khoa Thủ đức .

ra trường Võ khoa Thủ đức; những Trần bích Lan, Nguyễn ngọc Linh ... được về ngay hậu cứ Saigon -- Trần bích  Lan về nơi lo 'chung sự vụ' -- sau,  có một bút ký 'Chung sự vụ'

trở lại chuyện chiến sĩ Trần quí sách có bút danh Trần Hoài Thư, kia -- có lẽ 'định mệnh đã sắp đặt từ khi 'lọt lòng ra đời'; được đặt tên Trần QUÍ SÁCH ( quí văn chương+ chữ nghĩa) --  viết truyện ngắn ký bút danh Trần HOÀI THƯ  ( tưởng nhớ tới văn chương+ chữ nghĩa)  -- bây giờ ờ New Jersey; chàng ta +  vợ 
Nguyễn thị Yến 
(ấy là, khi 'nàng' khi chưa vào nursing home) lái xe hơi vi vút tới Cornell University Libraries; để chụp lại tư liệu văn học miền Nam/ VNCH -- nơi này, có nhiều sách việt ngữ rất 'phong phú+ đa dạng.

"  ... bây giờ ở New Jersey, chàng ta + vợ
(ấy là khi 'nàng' chưa vào nursing home) lái xe hơi vi vút tới Cornell University Lib ...    " 
(Nguyễn thị Yến/ ảnh: internet



chàng ta mua máy perfect binding, in lại tác phẩm của chàng+ bạn bè+ và, tự phát hành. 

 nhớ lại ngay:  nữ văn sĩ hải ngoại, Túy Hồng trả lời phỏng vấn (Gio-o.com): ' sách ở hải ngọai in ra  bán cho ai đây?, nên mới có chuyện ra mắt sách, mời bạn bè chung vui; đồng thời 'mở rộng hầu bao mua sách ủng hộ tác giả '.

bộ tam chế (chồng+ vợ+ con trai ) THƯ QUÁN BẢN THẢO đã 'copy' được khá nhiều cuốn cho ra đời -- ngài các tác phẩm TRẦN HOÀI THƯ ra; của nhiều vănt hi hữu khác -- tháng 8/ 2016, đã lên tới con số 71/ tháng 8/ 2016 --  chiêu niệm nữ dịch giả Phùng Thăng:  'CHIỀU VỀ ĐẤY BÓNG PHÙNG THĂNG'.  


  Cách làm này của chàng rất đáng hoan nghênh; nhưng bán ra mỗi COPY , chắc hẳn không thể nào 'quá đắt kinh khủng' như các 'đồng nghiệp vĩ đại Huê Kỳ  thực hiện -- chẳng hạn , chỉ MỘT worldcat.org/ đã bán một USED
   với 'giá cắt cổ',  được mệnh danh là 'rare & fine books';  có lẽ, đến hơn 40 tác phẩm của  TP (việt+ anh ngữ)   phát hành trên toàn cầu, qua địa chỉ 28 hiệu sách --  sách tiếng việt; có ghi đủ dấu tiếng việt . 
 (rất chuẩn HỎI+ NGÃ) 

 như :  Hồi ký ngoài văn chương by Thế Phong (Book) -- Nhà văn tác phẩm cuộc đời : tự sự kể by Thế Phong (Book) -- Thư viết ở Sàigòn by Thế Phong (Book) -- The summing up of ten years of writing: reminiscence and reflections by Thế Phong (Book) -- Hồi ký ngoài văn chương by Thế Phong (Book) --  Khu rác ngoại thành: truyện by Thế Phong (Book) -- ( 2 editions published between 1966 and 1991)  v.v... 



"... chỉ một Bibio (ảnh)đã bán giá cắt cổ,
' Thephong by Thephong, the writer, the work,
 the life' -   autobiography-- 
 1 USED $ 650.00 + 47.00 shipping to ...;
  -- ấy là,  chưa kể các nhà xuất bản khác ở Mỹ :
   Amazon.co.uk,  WorldCat ,
 Rulon- Miller Books, v.v..." 


1-16 of 143 results for Books: "The Phong"
amazon co.uk




                                                             3 trang ' most widely held works about Thế Phong'
                                                               by http://worldcat.org/identities/lccn- nr7032935


                                                         thế phong   [i.e. đỗ manh tường 1932-    ]
                                                                 (ảnh: hoàng trung yên / em gái hoàng thị ý nhi
                                                                                     (đà nẵng) chụp tại văn phòng
                                                              Chi nhánh nxb hội Nhà văn VN, tại tp. HCM (quận 3).
                                                                 -- khi ấy trưởng chi nhánh ,  nữ thi sĩ ý nhi).



           July 27, 2016
        thế phong
             [ mừng ngày sinh nhật vợ tôi 
              ( Nguyễn thị Khê  [27-7-1937 -    )
                      lần thứ 79.]
                                                   

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

" .. .tôi như gái có chồng ;dù chồng chết, không tái giá; hay, léng phéng tìm đối tác.." -- nhà thơ nguyễn khoa điềm trả lời báo lao động online / hoàng văn minh thực hiện ( source; báo lao động online)

 tựa chính,'
 'nhà thơ nguyễn khoa điềm: 
  "giờ chỉ còn chương mặt ra trong thơ "
 source: báo lao động online

                                                 nguyễn khoa điềm [i.e. nguyễn hải dương 1943-     ]
                                                                                       (ảnh: internet)
                                                              -- sinh ngày 15-4 , nhà thơ, nhà chính trị; nguyên
                                                             ủy viên bộ Chính trị ban Chấp hành T.Ư đảng CS Việt
                                                             nam,  bí thư T.Ư đảng CSVN khóa IX,  bộ trưởng bộ
                                                              Văn hoá- thông tin ... 
                                                              -- lúc nhỏ sống ở quê , sau hiệp định Genève 1954;
                                                              năm 1955 ra Bắc,  học trường Học sinh miền Nam
                                                              -- tốt nghiệp đại học Sư phạm Hànội năm 1964, 
                                                              cùng khóa với Phạm tiến Duật+ Lê  anh Xuân ... 
                                                               -- tác giả nhiều tập thơ; hiện sống ở Huế.                          
                                                                                - theo WIKIPEDIA- 


            tôi như gái có chng, chng chết, không tái giá ..." 
        - nguyn khoa đim trli phng vn báo lao đng
                                                      hoàng văn minh 


  Từ dạo quay về làm dân ở Huế, nhà thơ Nguyễn khoa Điềm; nguyên ủy viên bộ Chính trị, nguyên trưởng ban Tuyên giáo T.Ư -- sống rất lặng lẽ, kín tiếng." Bây giờ tôi chỉ còn chường cái mặt tôi ra trong thơ". Nhưng mới đây, ông bất ngờ có một tham luận khá gay gắt,'nặng lời'. Phải chăng, ông không còn 'biết sợ' điều phiền toái nữa -- như trong một câu thơ trước đó. ... Không trả lời ngay câu hỏi của tôi; ông bảo từ ngày nghỉ hưu; về Huế, ngoài chuyện làm thơ, đọc sách -- mối quan tâm lớn nhất của ông là 'các vấn đề văn hóa': "... tôi thấy tình hình ta cứ làm văn hóa như thế này, ta còn đi xuống nữa.  Cho dù, ta có tham vọng phát triển đất nước giàu mạnh lên; nhưng, hiện văn hóa chúng ta không được chuẩn bị tốt, thì lý tưởng xậy dụng xã hội tốt đẹp đó còn lâu mới tới được.  Kinh tế cũng không phát triển được.


  Hỏi:  -  Xin ông nói rõ hơn vế ý này?

  Đáp: - Tôi nói văn hóa là nói theo nghĩa rộng, chứ không phải theo nghĩa tổ chức các câu lạc bộ sáng tác văn  học.  Toàn bộ cách chúng ta làm hạn, toàn bộ cách chúng ta xử sự, làm kinh tế, quản lý, luật pháp ... chúng ta đang rất thiếu hụt về văn hóa.  Việtnam đã bị mất mát rất nhiều về văn hóa, do chiến tranh; nhưng cũng do chính chúng ta làm mất.  Khi đã thiếu văn hóa, con người ta rất dễ làm điều xằng bậy.  Tôi thấy bây giờ trong ứng xử với nhau, cái gì mà con người ta có thể bày tỏ thái độ; là họ bày tỏ rất thô bạo.  Đó là sự thiệt hại lớn, không lường được; đối với sự phát triển đất nước.  Cái sai trong con người, cái sai về văn hóa là cái khó điều chỉnh nhất; bởi biết đằng nào mà sửa, mà thay đổi.
Tôi đang lo là: nhiều người hiện chỉ mới thấy được hiện tượng; mà, chưa thấy được cái gốc sâu xa của vấn đề.  Hiện văn hóa vẫn là cái khó đánh giá, khó nhận xét; và, quy kết.  Ví dụ, như một người quan sát nền văn hoá Việt nam; họ phê phán những người làm lãnh đạo văn hóa không tốt; nhưng sự phê phán đó cũng không có chừng độ nào cả.  Bởi vậy, đôi khi có những cái sai lù lù ra đó; nhưng, chúng ta vẫn không nói được một cách rành mạch về chúng.
Vấn đề nữa là :  hiện tượng trong dân; có một tâm lý rất phổ biến: người ta không thích guồng máy chính trị hiện tại.  Người ta không thích; và, ngại tiếp xúc với chính quyền; trong khi cuộc sống của người dân lại có hằng trăm thứ phải gắn với chính quyền -- bởi; những 'đầy tớ của dân' luôn luôn vòi vĩnh, lạnh nhạt ... với dân.  Đó là biểu hiện của sự xuống cấp về văn hoá giao tiếp, văn hóa hành chính, văn hóa ứng xử.   Với một guồng máy như vậy; thì, làm sao đất nước phát triển; khi,  thiếu sự tin cậy giữa chính quyền và người dân. Hiện dân chỉ đối phó với chính quyền.  Tôi không rõ chúng ta điều chỉnh như thế nào ?

Hỏi: - Thưa , trong một hội thảo về văn hoá ở Huế mới đây, ông nói; " Ý thức bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa vật thể + phi vật thể là một ý thức đương đại ..." -- từng là một ngườ làm quản lý văn hoá ở cấp cao nhất, ông thấy ý thức này ở Việt nam như thế nào? "

Đáp:- Đúng vậy, nó là một ý thức rất mới; chỉ ra đời cách đây vài trăm năm thôi.  Lúc đó, người ta mới bắt đầu nghĩ rằng: văn hoá là một thành tố trong việc phát triển đời sống xã hội + xậy dựng con người.  Trước đây, rất nhiều giá trị; tất nhiên là quý, nhưng người ta chỉ coi như của cải đơn thuần (ví dụ: cái bình cổ) .  Ở nước ta, phải nói rằng:  'ý thức này ra đời; chỉ khi người Pháp vào Việt nam'.   Đến Sóc [sơn] , đền Phù đổng vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới; nhưng, việc này đã được chuẩn bị từ thời kỳ ông Nguyễn văn Huyên (viện Bác đông bát cổ) kia.  Từ những năm 1930, ông đã có những công trình viết bằng tiếng Pháp về Phù đổng thiên vương.
Muốn hình thành một ý thức trong xã hội; từ các nhà quản lý đến giới nghiên cứu + người dân ..., thì cần phải có một quá trình tuyên truyền rất công phu.  Bởi; đôi khi chúng ta đang phá; mà, không biết là mình phá.  Có một thời kỳ, ý thức chúng ta về các vấn đề này không được tốt; chúng ta nhìn các giá trị lịch sử trước đây, bằng một con mắt không thân thiện.  Đứng trước các cung điện triều Nguyễn; chúng ta chửi nó là 'sản phẩm của giai cấp thống trị'.  Ngay một cái bình cổ trong nhà , cũng bị quy kết là tôn thờ các giá trị phong kiến.  Bài trừ tất cả các loại văn hóa có liên quan tới phong kiến, thục dân ... ; chúng ta cắt đứt quá khứ, cắt đứt sâu chừng nào; thì, được cho là có quan điểm, lập trường tốt chừng đó.  Đó là một thái độ rất nguy hại.  Mấy chục năm nay đã điều chỉnh lại; nhưng, không phải đã điều chỉnh hết được. Vậy, mới có chuyện ta sống chung với các giá trị của hôm qua; nhưng, vẫn [bị] coi thường, vẫn [bị] khinh miệt ...

Hỏi:- " Ngày nay nhiều hoạt động tinh thần được thực hiện, theo nguyên tắc của tiền bạc; chứ không phải nguyên tắc của văn hóa, càng không nói là nguyên tắc đạo đức nữa... "-- ông nhận định như vậy, có 'nặng lời' quá không?

Đáp: - Tôi thấy chẳng có gì nặng lời cả.  Đúng là, hiện nay nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật của ta, đang chạy theo đồng tiền. Tôi lấy ví dụ, phim 'Đường tới thành Thăng long' ; với, danh nghĩa phục vụ cho ngày lễ lớn; nhưng, lại mượn Tàu làm cho; để, rồi cuối cùng mất cả trăm tỷ -- vậy không phải 'chạy theo tiền' là gì?  Hay gần đây là, những cuộc bán đấu giá trợ giúp người nghèo; đồng bào bị lũ lụt, thiên tai ... , lại chỉ là những trò đùa; rồi, chuyện xuất bản sách giáo khoa ... [là] tiền cả.  Tuồng, chèo, cải lương ..., bây giờ xập xệ hết; vì, không có tiền.  Nếu, cứ để kéo dài như vậy; thì, 'không biết sẽ tối tăm đến mức nào nữa.'
Cái gì làm ra tiền thì đổ xô vào; cái gì không làm ra tiền thì bỏ, ngó lơ ..., là đang phổ biến.  Khi bước vào thời kinh tế thị trường; chúng ta có một 'cái quên rất cơ bản' , đó là 'kinh tế thị trường' chỉ phát triển, khi các yếu tố khác cũng được phát triển; thì, mới có thể phát triển tốt, lành mạnh. Nếu chỉ thuần túy là thị trường, tức làm ra tiền; thì, nó phát triển không bền vững; mà, còn đầy thảm họa.   Hãy nhớ: khi chủ nghỉa tư bản ra đời; kèm theo là các hệ tư tưởng quan trọng về dân chủ, nhân đạo, về quyền con người, về bảo vệ di sản truyền thống...; để, làm cho con người vững vàng hơn, trước các giá trị đồng tiền.  Còn; hiện ta như đang thả hết, 'chỉ coi kinh tế là quan trọng'.  Chúng ta như một người: lâu nay đói khát; bỗng nhiên, thấy đồng tiền trước mặt, là tất cả nhào, vồ cho thật nhiều; mà, quên mất các giá trị làm nên sự đứng đắn, tử tế của một con người.

Hỏi:- Tôi xin lặp lại câu hỏi:" Có cảm giác, bây giờ ông đã thôi, không 'biết sợ điều phiền toái' "?

Đáp: - Sống trong một xã hội như xã hội mình; thì, khi nào cũng phải sợ -- bởi, điều phiền toái xuất hiện từ những phiá mà mình không ngờ được; thậm chí, nhiều khi nó tới từ anh em, bạn bè -- bởi, ta chuẩn bị cho sự phát triển con người chưa đầy đủ.  Con người; thì, bao giờ cũng cần đến sự tự do, thanh thản, cần sự chủ động lựa chọn trong suy nghĩ+ phát biểu.  Nhưng, hiện tại chưa đạt tới những điều kiện như vậy; cho nên  con người luon gặp những khó khăn. Thậm chí; ngay, cả quyền được nói của nhà báo, cũng chưa được thực hiện đầy đủ. Hay; quyền được đi bỏ một lá phiếu đúng nghĩa của người dân, cũng chưa đạt. Cho nên; bất cứ lúc nào, ta cũng có thể bị phiền toái.

Tôi thường nói với một vài anh em,

  " ... hiện tôi như gái đã có chồng. Mà chồng; thì, chỉ có một thôi.  Tức là : dù chồng chết đi rồi; thì, tôi cũng chỉ có một chồng, chứ không tái giá; hay, léng phéng tìm đối tác.  Tôi sống với xã hội này, cũng như vậy. Tôi biết mình đã gắn bó; đã được nuôi dưỡng từ trong máu thịt; với hệ thống xã hội, với chế độ này. Tôi luôn gắn bó một lòng; nhưng, không hẳn; khi nào hôm nay, tôi cũng phải suy nghĩ như hôm qua cả.  Tôi phải có những suy nghĩ mới của tôi; về, tất cả mọi chuyện. "

Nhưng từ đó; để nói rằng: tôi đi tìm kiếm những cơ hội khác, những manh mối khác; thì, không phải. Ngày hôm qua tôi chưa nói về điều A, điều B; vì, tôi chưa nghĩ tới; hoặc, thời điểm đó, tôi mới chỉ suy nghĩ tới ngang đó. Đã có người hỏi tôi: 'vấn đề đó hôm qua không thấy bác nói; nhưng, bây giờ bác nói.' Thật ra; hôm qua, tôi chưa nghĩa [ra] được.  Tôi phải sống như mọi người; với , chừng ấy năm tháng; đến, giớ phút này, tôi cũng chỉ mới nhìn được như mọi người. Bởi; tôi luôn mong muốn cho quê hương, đất nước đạt được những giá trị mới, chứ không phải giá trị cũ.

Hỏi:- Vậy nên; thích hơn cả, vẫn là " chường cái mặt mình ra, trong thơ"? 

Đáp: - Đúng vậy. Bây giờ, chỉ còn chường cái mặt tôi ra, trong thơ.  Thơ; thì ,phải nói thật lòng mình, không thể giấu mình, không thể nói dối ... -- Việtnam chúng ta lại quan niệm văn học là 'đạo lý, trách nhiệm' ..., nên gò bó sự sáng tạo, cũng như hạn chế sự thổ lộ; trong khi 'văn chương phải thể hiện cái đẹp, nội tâm của con người'.
Gần đây; ý thức như vậy đã có, nhưng chưa đủ. Vì vậy; tôi đã nghỉ hưu; nhiều người lãnh đạo mong tôi 'phải thế này, thế kia', phải 'làm thơ ngợi ca', phải 'hô hào tiến lên' ... Vừa rồi; khi, tôi công bố một số bài thơ trên báo (sau khi về Huế); có rất nhiều ý kiến khác nhau; thậm chí, có người chê trách tôi 'đổi giọng'-- nhưng, tôi không quan tâm. 

 Phóng viên: -Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!


   hoàng văn minh
    thực hiện
   (source: báo Lao động Online)

      ---
     - Hỏi+ Đáp: do BT thêm vào. (Bt) 


       htttp://trannhuong.net/


       ------


       trích thơ nguyễn khoa điềm




                                                             tdo

                              Xin bạn bình tâm

                                       tôi chẳng bao giờ là nhà thơ tên tuổi cả
                                       danh hiệu đó xin nhường cho người khác

                                       tôi chỉ mong mình tự do
                                       để được là mình

                                       viết điều mình mong ước
                                       giữa cái thời sống là đeo đuổi

                                       danh hiệu, bạc tiền, ghế cao, nhà rộng
                                       tôi chọn tự do.


                                        thi sĩ


                                         Tự do trước hết chính mình
                                         không chiều lụy mình
                                         ngỏng cổ nghe lời khen tặng.


                                         Với tôi
                                         sự ân thưởng một câu nói vui bạn bè
                                         chiếc lá xanh bên đường
                                         chân mây chiều rạng rỡ.


                                          Tự do là tất cả
                                          những ràng buộc trong sạch
                                          giữa con người và con người
                                          con người cùng ngoại vật
                                          không ngã giá.


                                          Thật bình dị.


                                           Tự do làm tâm hồn ta lớn lên.



                                           nhng câu hi đu năm


                                           Vì sao quất lại tròn đến thế?
                                           vì sao mai lại nở vàng?
                                           vì sao dáng chùa xưa lại đằm đến vậy?
                                           và mỗi mắt người sáng một niềm vui?


                                           Vì sao ly rượu đưa lên, tay mình run khẽ
                                           chẳng chạm vào ai, cũng đã chạm vào đời
                                           sao lại thế, nửa đêm thức giấc
                                           chợt thấy mình nhẹ bẫng giữa sương rơi?


                                            Mãi mãi hồn ta không cũ nữa
                                            em chăng là nắng mới tinh khôi?

                                             nguyễn khoa điềm

                                             ---
                                             - chỉ một chữ đầu mỗi đoạn thơ, viết chữ hoa. (Bt)


                                             htttp://vanvn.net/tu-doi-vao-van/trangtho-cua-nha-tho-nguyen-khoa-diem/330



            cõi lặng/ nguyễn khoa điềm



                                                     "... bây giờ; khi  đọc những dòng thơ trong tập
                                                                'Cõi lăng':  " Chúng ta; kẻ không may mắn/  rồi
                                                                 cũng nhập vào dòng chảy' những điều tốt đẹp'
                                                                 /dòng nước sẽ rửa sạch sự đớn hèn /   dẫu có khi
                                                                 đã nhường lời cho bọn khoác lác..." 
                                                                 Tôi, [Dương kỳ Anh] bỗng thấy cuộc đời thật khó..."

                                                                  DƯƠNG KỲ ANH / 'Nhà thơ Nguyễn khoa Điềm
                                                                  & 'Cõi lăng'  
                                                                                      (Văn nghệ Công an Online)
               


                                              "... [cựu] thiếu tướng Nguyễn khoa Nam của quân
                                                                  lực VNCH; là hậu duệ của dòng họ Nguyễn-khoa
                                                                  danh tiếng ở đất Thần kinh Huế --mà, các cụ tổ;
                                                                  đời này sang đời khác, đều có công trạng giúp
                                                                  chúa Nguyễn . Ông [Nguyễn khoa Nam] có người
                                                                  cháu, gọi chú ; là Nguyễn khoa Điềm, từng ủy viên
                                                                  BCT [bộ Chính trị] của đảng CS Việtnam..." 

                                                                   ( trích ' Hồi ký của LÊ NGỌC DANH' 
                                                                    (cựu trung úy quân lực VNCH,nguyên là tùy viên 
                                                                    của cựu tướng Nguyễn khoa Nam, tư lệnh
                                                                    QĐ 4/QK4 của quân đội VNCH.

                                                                           - trích lại từ Blog Nguyễn trọng Tạo-