Lời dẫn:
THƯ VIẾT Ở SÀI GÒN ( Văn Uyển xb- San José- California 2000) - 320 trang - ( bìa 1: Trần Thị Bông Giấy - bìa 4 ,với lời bình dịch giả Nguyễn Đắc Sơn , Houston- Texas, USA , thủ bút T.T.B.G.) :
" Thư viết ở Sài Gòn" của Thế Phong là những văn liệu rất sống, rất thực, hiếm có cay viết nào ghi chép được dí dỏm và thú vị như vậy. Tôi tiên liệu tác phẩm kiểu viết khơi khơi như chơi này mà " ăn khứa" đó. Cuốn sách sẽ cuốn hút tất cả giới văn nghệ sĩ cũng như độc giả thưởng lãm văn hóa phẩm. Sẽ có kẻ khen người chê om xòm, nhưng ít ra tác phẩm cũng đem được cho độc giả những trận cười khoái chí ! Đoc chơi mà biết thêm được nhiều thực tê cuộc đời của những nhân vật hữu danh trong thơi đại chúng ta hôm nay .[] "
Bài điểm sách do Diên Nghị ( 1933- ) viết đăng trên Thời Báo ở San José - ( Văn học-Nghệ thuật - tr.24, không nhớ ngày, tháng, năm ? ) - một đoạn nhỏ bị thất lạc ( ít dòng đọan cuối) > Bây giờ , mời bạn đọc cùng thưởng lãm :
Thếphong.
Thư viết ở Sài Gòn - Thế Phong
DIÊN NGHỊ viết.
Khi nghệ thuật thứ bảy vào thời kỳ hưng thịnh, những ngôi sao và tài tử điện ảnh được khán giả chú ý, mến mộ, thì cũng là lúc, qua phương tiện truyền thông, báo chí, những đề tài liên quan đến thành phần này được khai thác đủ mọi góc cạnh: tài năng diễn xuất, ngoại hình , quan niệm sống, hoàn cảnh gia đình và những tư riêng tình cảm mỗi người. Một số ít được nâng lên hàng thần tượng, ghi dấu ấn đậm nét một thời, danh
tính được đề cao đôi lúc quá đà sáo ngữ. Lãnh địa văn học khép kín hơn. Quần chúng biết và hiểu tác giả thông qua tác phẩm văn, thơ, ít chú trọng đến con người thực tế.
Sau tháng tư 1975, một thế hệ mới tiếp cầm bút sáng tác đông đảo, trong nước cũng như ngoài nươc, và những câu chuyện văn chung chung, riêng cũng phong phú đa dạng. Chẳng những, những ngôi sao tài tử, ca sĩ, kịch sĩ được nhắc nhở, được khám phá, mà những nhà văn, nhà thơ những thành phần tham gia sinh hoạt văn học nghệ thuật thời trước cho đến hôm nay cũng được đề cập, chia sẻ.
Ở hải ngoại, Trần Thị Bông Giấy đã xuất bản hai tập tâm bút : " Những chuyện dài không có tên" 1994 và 1998 , nay đón nhận " Thư viết ở Sài Gòn" của Thế Phong.
Là nhà văn thành danh từ trước 1975 tại miền Nam, Thế Phong có nhiều tác phẩm thơ, văn, biên khảo và phê bình văn học. Tập" Nhà văn, tác phẩm và cuộc đời" , ấn hành thập niên 1960 tại Sài Gòn, cho thấy Thế Phong đã có khuynh hướng ghi nhận , tái họa chân dung giới văn học nghệ thuật, cả cái tốt lẫn cái xấu trong mỗi một con người, nhất là con người của thơ văn nhạc họa.
40 năm sau," Thư viết ở Sài Gòn" một lần nữa, trình bày những sự kiện, biến cố, mặt phải, trái, bằng những thư Email cho bạn bè, như là một thông tin trao đổi, thân mật, vui đùa giữa cõi đời nhốn nháo, cách xa nhau nửa vòng trái đất.
Tác giả nói đến những chuyện trước 1945, thời Tự Lực Văn Đoàn, giữa Khái Hưng và Từ Ngọc. Báo "Đông Dương Tạp Chí " năm 1937 đăng bài ông Khái Hưng bị buộc tội ăn cắp văn, cả đến Nguyễn Công Hoan cũng bị ông Khái Hưng " có" cốt truyện để viết "Đoạn Tuyệt." Ông Trương Tửu tố cáo đích danh ông Nguyễn Tường Tam tức Nhất Linh, chỉ vì xin ngài Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài một chân tri huyện, không được đáp ứng, nên dùng báo" Phong Hóa" bôi nhọ quan trường, bấp chấp người tốt xấu.
Tại miền Nam, sau 1954, cũng đã có những vụ đạo văn, như Hoàng Trọng Miên đạo văn của Nguyễn Đổng Chi - Phạm Công Thiện lên án Nguyễn Nam Châu ( nhóm Đại Học Huế ) đạo văn giáo khoa, tư tưởng triết học nhà trường của Pháp như là của chính mình giỏi giang sáng tạo.
Những giai đoạn một thời tại Hà Nội sau 1954 về nhà thơ Đoàn Phú Tứ, vốn là thầy dạy Việt văn của Thế Phong, kể rằng ở Hà Nội thời ấy, ông thầy đói quá, mỗi sáng lê lết đến tiệm phở quốc doanh, chờ những khách ăn còn thừa nước, xin và cầm bát húp, có khi cả cặn. Quần áo thì luôn luôn chỉnh tề, có khi mặc complet, đeo kính trắng nữa. Những bậc thâm nho cao niên như Đặng Thái Mai, tiếng tăm như Xuân Diệu vẫn còn háo danh trơ trẽn, cũng chẳng khác mấy với nhạc sĩ họ Phạm ở Mỹ đã mời gọi Hoàng Khới Sắc* viết bài đề cao mình... Trở lại chuyện Sài Gòn, trước tai ương dâu biển, nhân vật bà Mộng Tuyết đối với Vũ Hoàng Chương, nhà thơ " Say" và" Mây" , nên suốt cuộc đời cứ ở nhà thuê. Ông Chương nhận giải thưởng văn học, có đủ tiền để tậu một ngôi nhà trung bình, bà Mộng Tuyết xúi đừng mua, rước ông Chương về ở trên lầu nhà bà. Bao nhiêu tiền giải thưởng, ông Chương tiêu cho thuốc phiện sạch trơn. Sau 30-4-75, bà Mộng Tuyết liền rước các vị văn nghệ sĩ tiền chiến như Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Tuân, Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan , vv... đến đãi tiệc om xòm ở phòng khách nhà dưới; nhưng không mời ông Chương ở trên gác xuống dự. Sau bữa tiệc ấy, bà Mộng Tuyết đánh tiếng đuổi ông Chương đi, vì sợ liên lụy. Ông Chương rất uất ức, bèn chửi đổng cho bõ tức, xách gói ra đi, qua ở nhờ nhà vợ Đinh Hùng bên Quận 4.
Bà Mộng Tuyết thế mà cũng có làm thơ. Lạ thật ! Bà còn nhiều ác đức nữa. Luật sư Lê Ngọc Chấn, cựu Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Anh Quốc, khi ở tù" cải tạo" về, bán nhà chờ đi diện đoàn tụ sang Pháp, đến thuê nhà bà Mộng Tuyết, nhà bà biệt thự rộng mênh mông. Đợi chờ mãi vẫn chưa được đi, mấy năm sau ông qua đời vì bịnh nặng. Bà chủ nhà Mộng Tuyết nhẫn tâm đuổi đi không cho làm đám tang trong nhà. Bà Vân Nương phải chở xác chồng sang làm đám ma ở nhà Hà Thượng Nhân ( Hà Thượng Nhân lấy em gái bà Vân Nương).
Nhiều tay chống Cộng xưa kia oang oang, nay đã làm xui gia với Cộng gộc. Ví dụ; Đại Úy Lương Minh Đức đã mang con trai về cưới con gái một tay cán bộ có 40 năm tuổi Đảng. Đám cưới rất to, hơn 100 bàn tiêc tại khách sạn Sài Gòn New World, một chỗ sang bậc nhất, mỗi bàn 300 đô-la, gấp 8 lần nhà hàng khác. Trong khi đó, anh ta mua tranh của bạn bè thì cướp không trả tiền. Đã 17 năm, đòi không trả. Anh ta mua tranh của Đằng Giao và Hoàng Hương Trang.
Còn những tên ngày xưa tố cáo người này chống Cộng, người kia theo đế quốc, người nọ nợ máu với nhân dân, người kia viết phản động đồi trụy, như Minh Quân, Vũ Hạnh, Phan Kim Thịnh, chính những người này đã bị đá đít rất đau, đi tới đâu cũng bị xung quanh lạnh nhạt. Rồi những lố lăng, hèn hạ đáng lợm, Nguyễn Thị Hoàng, tác giả" Vòng tay học trò" thời cũ, , tự treo tác phẩm lên, rồi từ bỏ đứa con tội lỗi ấy, xin " Cách Mạng" ban ơn cho sống để viết sạch sẽ hơn. Như Phạm Thiên Thư ( thầy tu biết yêu Hoàng Thị Ngọ) tự khoe năm nào cũng làm giỗ Bác. Như Lệ Hằng bây giờ đang ở Úc, chẳng ai thèm giao dịch, sau 75, nàng vội vàng viết kịch bản phim" Hạnh phúc ở quanh đây " cống hiến Cách Mạng" ca tụng hết lời và tự tố cáo, chôn sống tác phẩm cũ" Tóc mây" ," Thung lũng mùa đông" của chính mình . Tôn Nữ Hỷ Khương kết nghĩa anh em cùng ông Tiến Sĩ NhạcTrần Văn Khê, từ khi kết nghĩa Quận Chúa Hỷ Khương có vẻ le lói lắm, nhất là những cử chỉ bợ đỡ ông Khê. Mọi ngơời ai cũng tâấy chướng mắt. Ông Khê đi đâu, Hỷ Khương cùng kè kè bên cạnh, bợ đỡ sau lưng, mặc kệ chồng cho ngồi riêng một góc. Hỷ Khương đâu biết ông ta là đại gian manh , đã ăn cắp cả tài liệu nghiên cứu của Nhạc Sĩ Lưu Hữu Phước , để làm luận Án Tiến Sỹ bên Pháp, đến nay Lưu Hữu Phước đã chết, vợ ông Phước cùng dạy Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật với Hoàng Hương Trang sau 1975, muốn in cho chồng một tuyển tập ỷ niệm 10 năm mất ( 1999). Bà gửi thư đòi hoài, cả trăm lần, ông Khê cũng không trả lại tài liệu.
Phan Lạc Tuyên, luận án Tiến Sỹ mang đề" Mẫu hệ Chàm" lấy trọn sách Nguyễn Khắc Ngữ đã in ở Sài Gòn trước 1975.
Văn chương bị đánh cắp, tài liệu bị cầm nhầm, nhạc cũng không thoát từ bàn tay nham nhở. Nhạc Sĩ Lê Thương đã bị Tống Ngọc Hạp lấy nguyên bản thảo sách* nhạc, bỏ tên Lê Thương, , ông ta đã đổi tên, sợ lộ. Ông thờ Chúa, truyền giáo lý Chúa, mà tội của ông, ông không chịu nhận trước Chúa Trời !
Cuộc tình nhạc sĩ họ Trịnh với một nữ ca sĩ trẻ, tươi tên Hồng Nhung. Không biết cuộc tình đã đến ngõ thiên đường chưa, mà cũng khá tốn phí, một ngôi nhà, một xe hơi du lịch dù là second-hand, nhưng rồi nàng cũng đã ôm cầm thuyền anh trọc phú.
Quay sang phía Cali, chuyện giải phong cách nào cho Tô Thùy Yên, một người làm thơ chưa có tác phẩm nào được in trước 1975, bị phê phán, thị phi, tác giả liền xuất tiền in ngay tập " Thơ Tô Thùy Yên". Tập thơ gửi về Sài Gòn tặng hai người nữ duy nhất: Ý Nhi và Thụy Vũ ( vợ hai của tác giả ). Thụy Vũ tuyên bố chỉ cần đô-la, không cần thơ phú. Người khác cũng được giải phong cách, riêng Đặng Trần Huân, tác phẩm có đầy đủ, lại chẳng đuợc cái giải gì , thế mới hay , thời nào xã hội cũng có phe, có cánh, có đảng, có bè cả !
Nói về thơ hôm nay, tập" Thơ tình chọn lọc Việtnam và thế giới" dầy gần 1200 trang do ông Khai Trí thực hiện, đủ cả, thượng vàng hạ cám, thì hàng tháng ở Việtnam, ít nhất hàng trăm tập thơ đơợc xuất bản, vài nghìn bài may ra mới đọc được một bài.
Quận 4 sài Gòn có một ni cô còn trẻ đi tu, lại vừa cho xuất bản tựa đề " Thơ Tình"- Thư Pháp, vẽ bay bướm , đẹp, tình tứ- Vương Đức Lệ bèn có bốn câu:
Đọc Thơ Tình một ni cô
Lòng tôi chót ngẩn chót ngơ mất rồi
Mai đây chuyển kiếp luân hồi
Cửa chùa tôi đứng đợi người xuất gia.
Miền bắc có Xuân Sách, viết chân dung nhà văn, ra mắt năm 1992. Độ 100 chân dung, nhưng gây một dư luận văn chương ồn ào. Xuân Sách đã đụng chạm tính cách và đánh giá nhà văn, nhân diện qua thơ, hàm chứa bức xúc trăn trở quá khứ, coi như lời ta thán thân phận từng nhà văn, nhà thơ, từng hòan cảnh.
Nói về Nguyễn Tuân, tác giả" Vang bóng một thời":
Từ thuở tóc xanh đi vỡ đất
Đến bạc đầu sỏi đá chửa thành cơm !
Nói về Tô Hoài, tác giả`" Dế Mèn"," O Chuột":
Dế mèn lưu lạc mười năm
Để o chuôt phải ôm cầm thuyền ai ?
Miền tây trăng đã tàn phai
Trăng thèm một mảnh lạnh ngoài đảo hoang
Nói về Nguyễn Công Hoan, tác giả" Kép Tư Bền" :
Bác Kép Tư Bền rõ đến vui .
Bởi tranh còn tối bác nhầm thôi
Bới tung đống rác nên trời phạt !
Trời phạt chưa xong, bác đã cười
Với Tú Mỡ, tác giả" Dòng nước ngược":
Tưởng cũ vẫn bơi dòng nước ngược
Nào ngờ trở gió lại trôi xuôi.
Rồi Quang Dũng, tác giả" Tây Tiến":
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Về làm xiếc khỉ với đời thôi
Nhà đồi một nóc chênh vênh lắm !
Sống tạm cho qua một kiếp người !
xem tiêp 1 trang 28 ( đoạn cuối khá ngắn bị thất lạc) .
[]
D.N.
-----
* nhà văn Hoàng Khởi Phong
** chữ của TP .
.TP viết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét