Lời dẫn:
Nữ văn sĩ Trần Thị Bông Giấy cho ra mắt 2 tác phẩm của hai tác giả hiện còn ở tp. HCM - dưới nhãn Nxb Văn Uyển ở San Jose ( CALI . )
- THƯ VIẾT Ở SAIGON / THẾ PHONG ( 2000 )
- THÁNG HAI BUỒN ĐỌC LẠI LỖ TẤN / HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN ( 2002) .
Diên Nghị có bài viết điểm sách' Thư viết ở Saigon' đăng trên THỜI BÁO - và Lâm Văn Sang viết điểm sách ' Tháng Hai buồn đọc lại Lỗ Tấn' đăng trên VIỆT MERCURY. ( 2 tờ báo đều phát hành ở San Jose).
THANGPHAIGIO'S blog đã post bài viết của Diên Nghị, lần này , bài của Lâm Văn Sang.
Đường Bá Bổn.
việt mercury
Sổ tay cộng đồng
VĂN CHƯƠNG & NHẠC ĐẤU TRANH
bài viêt : LÂM VĂN SANG.
Nhà xuất bản Văn Uyển ở San Jose cuối tuần qua đã âm thầm, như thường lệ, tung ra cuốn Tháng Hai buồn đọc lại Lỗ Tấn của ông Hoàng Vũ Đông Sơn.
Trong lời Tựa, cô Trần Thị Bông Giấy nói trước," Hoàng Vũ Đông Sơn là một cái tên lạ đối với độc giả hải ngoại, nhưng lại là một khuôn mặt quen thuộc trong giới văn chương Sài Gòn.."
Cũng qua lời giới thiệu này, người ta có thể biết thêm tác giả là một cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau 1975, ông" trải qua nhiều năm dài trong trại học tập cải tạo* . (....) Tất cả là những khởi đầu cho những quan sát, suy tư được viết ra, góp lại thành tập, thành " món nợ" gửi cho nhà xuất bản Văn Uyển 2 năm trước. Món nợ được trả ấy dầy 376 trang, bìa màu ( ảnh' Nuối Tiếc' của nhiếp ảnh gia MPK., Việtnam) trình bày sáng, rõ.
Tuyển tập được viết trrong những năm từ 1996 đến 2001, dài ngắn khác nhau, thể loại khác nhau, đụng chạm đến nhiều vấn đề khác nhau.
Đọc Hoàng Vũ Đông Sơn , có khi phải đọc giữa hai hàng chữ dù là chuyện xưa hay nay.
Trước hết, ông có cái điềm đạm, thong thả và... nhỏ nhẹ, của kẻ người kể chuyện. Những điều viết xuống, tin hay không, là chuyện mắt thấy tai nghe và trên sách vở, chữ nghĩa của thánh hiền. Ông là nhân chứng xương thịt, là người viết sử về đời sống hiện thực trong nước bằng cung cách văn chương.
Người trong nước, dù có được ' cởi trói', cũng không có cái phóng túng quá đà, cái xa xỉ chữ nghĩa như người cầm bút ở ngoài nước. Đừng tìm ở Hoàng Vũ Đông Sơn những phán quyết khẩu hiệu. Ông không đánh lớn. Ông thích đánh du kích. Ông thích bắn sẻ. Ông thích bỏ lại ( quên) đâu đó trong bài viết một đôi câu, một đôi điều không thể không nói. Và thường xuyên hơn, người ta chỉ biết mục đích của nhiều mẩu chuyện trên trời, dưới đất mà ông nói tới, ở những câu cuối bài, thật bất ngờ và thú vị.
Bài' Những Năm Ngọ' có hình thức và nội dung thường thấy của một bài báo Xuân ghi lại những tna8m Ngọ trong lịch sử, chợt sau cùng, ông nhớ lại trường cũ, viết, " Tiêu đề trên huy hiệu trường tôi thụ huấn có 4 chữ' Cư An Tư Nguy' , nó mãi là kim ngôn ngọc tự" và chấm dứt ở đó.
Chuyện" Con Rắn Ở Quê Nhà" kết thúc,"Ai là người Đông Triều Chợ Cột hay đã từng qua Chợ Cột Đông Triều bằng Quốc Lộ 18 thời nhiễu nhương ấy, chắc đã thấy nhiều con rắn không bò sát lại độc hại hơn Con Rắn Ở Quê Nhà".
Người ta ( tôi) cảm thông với tác giả không phải chỉ vì những ' ý tại ngôn ngoại' người xưa và nay vẫn hay dùng vì bất cứ lý do gì đó. Chữ nghĩa của ông hiện hữu bây giờ, trong những câu chuyện thời nay, ẩn tàng cái hiện hữu của quá khứ đã mất.
Quán cơm Bà Cả Đọi bây giờ chỉ dành cho' Mít chính cống' là Việt Kiều," những đấng làng nhàng có muốn tìm lại chút hương xưa cũng không thể được. Lý do đơn giản:' Xơi một bữa ở đó thì đọi cả tháng !.'
Ộng là cái trí nhớ chưa đánh mất của một thời. Ông dẫn dắt người ta dạo chơi trong cảnh thổ của trí nhớ. Quanh ông còn lại Văn Quang, Lê-Văn-Vũ Bắc-Tiến, Thanh Thương Hoàng,Lê Xuyên... và vô số những mảng đời của hiện tại mà cánh cửa đã khép lại từ 1975.
Hơn 300 trang sách của Tháng Hai Buồn Đọc Lại Lỗ Tấn là dấu ấn của ngồn ngộn đời sống muốn vượt lên, bung ra khỏi sự đè nén, ngột ngạt trên kiếp người của điều cấm kỵ không thể gọi thẳng tên. Đó là hình ảnh của những cuộc sống ( con người) bình thường ngồi chờ đợi hoài chuyến xe không bao giờ đến như Cao Hành Kiện từng mô tả trong Xã Trạm ( Gao Xinjlan )- Bus Stop). Chuyến xe đó, đến từ trái hay phải, có giá trị gì khác hơn một lời hứa hão.
Sinh ra làm người Việtnam .
Người Việt tị nạn bằng thuyền hay chân ở khắp thế giới trên đường định cư đều mang theo trong trí nhớ câu hát Khánh Ly," Ai trở về xứ Việt, nhắn giùm tôi người ấy ở trong ..." dù rằng một số ít người hơn, biết người viết nhạc phẩm này là Phan Văn Hưng và lời nhạc là thơ Minh Đức Hoài Trinh.
Cuối tuần qua , chiều thứ Bẩy, 30 tháng Mười Một, Phan Văn Hưng đã đến với San Jose, tại Le Petit Trianon trong chương trình nhạc mang tên" Sinh Ra làm người Việtnam " do đài phát thanh' Tiếng nuốc Tôi' tổ chức và thực hiện.
Phan Văn Hưng viết thế này về mình:" Năm 1968 tôi may mắn được học bổng đi Pháp du học. Tôi cố gắng học và tốt nghiệp kỹ sư vào năm 1974. Tôi đang nuôi mộng trở về VN phục vụ trong ngành dầu khí thì đùng một cái, biến cố 1975 xảy đến. Sai Gòn thất thủ... và suốt trong một tháng trời, tôi bặt tin về gia đình của tôi ở VN. Tôi như người tê dại: tôi có còn chăng một đất nước, một gia đình và tương lai để có còn ngày trở vể ?" ( địa chỉ trang Web: http://www.emvietcom/pub/vaibang.shtml).
Thời gian ở Pháp, ông là người từng tham dự vào sinh hoạt của Tổng Hội Sinh Viên VN tại Paris tranh đấu cho tự do và nhân quyền cho người Việt.
Cùng với bạn bè, ông sáng lập tờ Nhân Bản năm 1977 và Văn Đoàn Lam Sơn năm 1980. Ông khởi đầu viết nhạc trong thời gian nhiều biến động đó.
Bài' Ai Về Xứ Việt' được ông viết vào năm 1978. Ông nói," Lúc khởi đầu, tôi vô cùng lúng túng khi phải đặt lời nhạc, vì từ thời còn đi học tôi chưa bao giờ giỏi về môn Việt văn cả !"
Ông may mắm được người bạn đời tên Nam Dao giúp cho một tayvào việc này. Họ định cư tại Úc vào năm 1982. năm 1996, ông cùng với một số nghệ sĩ Úc thành lập Hội Australian Arts and Cultural Heritage Forum. Ông tích cực tham gia hoạt động của cộng đồng người Việt tại Úc từ năm 1997. Ông đánh giá,".. Cho tới năm 2001 khi tôi rời Hội Đồng Quản Trị thì Cộng Đồng Người Việt Tự Do Nam Úc đã trở thành cơ quan phục vụ người Việt lớn nhất Nam úc với những dịch vụ cho mọi lúa tuổi và hoàn cảnh xã hội. Tầm vóc của CĐNV đối với quần chúng Úc cũng đã tăng trưởng mạnh mẽ..".
Ở Le Petit Trianon, Phan Văn Hưng đã mở đầu chương trình bằng nhạc phẩm cũ viết từ năm 1996 mang tên ' Khát', lấy ý từ thơ Thanh Thảo ( trong nước ). Ông hát kế tiếp bản nhạc mang tên chủ đề của đêm trình diễn" Sinh Ra Làm người VN" là tác phẩm được sáng tác mới nhất trong năm nay.
Sau đó, ông đã liên tục trình bày nhiều nhạc phẩm viết cho tuổi thơ VN trong đó có bài" Thằng Bé Tát Dầu" ," Bài Ca Cho Bé Thảo"," Bài Ca Cho Bé Hải".
Phan Văn Hưng là người kể chuyện bằng nhạc. Cách viết nhạc này trước 1975, nhiều nhạc sĩ Miền Nam theo đuổi, nhưng là loại nhạc hiếm hoi bây giờ ở hải ngoại. Câu chuyện ông kể phần nhiều là chuyện buồn nhưng nhạc ông không lê thê. Trong câu chuyện ông đứng về một phía, nhạc ông là loại nhạc đấu tranh.
Chỉ tiếc một điều, San Jose trong khi vẫn hăng say biểu tình chống' văn công' đã luôn luôn bỏ quên ủng hộ tiếng nói đứng về ' phe ta' như Phan Văn Hưng. Sáu trăm ghế ngồi trong đêm thứ Bẩy vẫn còn nhiều ghế trống. Nói 'bè phái'. nói 'chia rẽ' sợ có nhiều người buồn ![]
LVS.
----
* cụm từ thay thế (BT).
( trích ' việt mercury' - San Jose Mercury News xuất bản- số 202-thứ Sáu tháng Mười Hai 2002 . Bài do Hoàng Vũ Đông Sơn cung cấp.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét