Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

nhạc sĩ Phạm Duy / bài : Hồ Nam

100 khuôn mặt văn nghệ sĩ : Phạm Duy /
Hồ Nam  & Vũ Uyên  Giang . 

                      p h ạ m    d u y   :
                             c h à n g   n h ạ c   s ĩ   đ ầ y    t a i    t i ế n g
                                                            bài : HỒ NAM .


       hồ nam                     :    "  ...   Phạm Duy là con ngoài hôn thú của bà  ... 
       nguyễn đức quỳnh  :   "  ...   nghệ sĩ con hoang như Phạm Duy ...                                        
       hà huyền  chi           :  " ...  kẻ có tài, vô  hạnh ...
       hồ công tâm             :   "   nhổ ra  lại liếm sạch như chùi  ...



                 S inh  ra từ một gia đình thuộc loại vọng tộc,  cha  là  nhà văn  hiện thực lớp đầu  của nền văn  chương quốc ngữ,  nhà văn Phạm Duy Tốn - anh là nhà văn viết tiếng pháp danh tiếng: Phạm Duy Khiêm.     Phạm Duy vào đời rất sớm,  mười mấy tuổi đã đi giang hồ tứ bắc vào nam sống nghiệp cầm ca.

                  Khởi nghiệp,   Phạm Duy  (P.D)  là người soạn nhạc phong trào,  viết nhanh, lẹ  phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp.    Phạm Duy được tướng Nguyễn Sơn trọng thị ,  nên sống ở Khu IV ,  lãnh địa của tướng Nguyễn Sơn khá thoải mái  .  (.......)  * - sau đó  Phạm Duy theo chân  Nguyễn Đức  Quỳnh về thánh sáng tác Tình ca .

                Giai đoạn sau  1954,   Phạm Duy sáng tác nhạc có trình độ hơn;  nhưng đời sống ( riêng tư) cũng nhiều tai  tiếng hơn.    Người ta tưởng Phạm Duy không đứng lên nổi,   khi bị bắt quả tang
' sống đời sống tình dục'  với bà chị dâu của  vợ - lả ca sĩ  Khánh Ngọc,   nhưng Pham Duy đã đứng dậy được và tiếp tục' quậy'.

                 Tới giai đọan  1963- 1975,   Phạm Duy  ' quậy tới bến' ,  sáng tác những  bản nhạc
 ' tình  cho không biếu không' ,  rồi ' đạo ca'  ' thiền ca ' .   Lúc này thì một nhả văn thiên Cộng   là Nguyễn Trọng Văn  đã viết cả một cuốn sách lên án  P.D,   với cái tựa đề  Phạm Duy đã chết .**

                  Dù bị  dư luận lên án đủ điều,   Phạm Duy vẫn cứ sống,  cứ làm việc;  thiên hạ nói rằng Phạm Duy  là con ngoài hôn  thú của bà Phạm Duy Tốn .  [ vì lúc bà Tốn  có thai Phạm Duy ,  ông Tốn bị tai biến mạch máu não,  bán thân bất  toại ,  bà Tốn ngoại tình với nhà giáo của chồng là  nhà giáo Trấn Trọng Kim  mang thai  Phạm Duy ]   loại  con ngoài hôn thú bất trị,   trách Phạm Duy làm gì,  vì bản chất Phạm Duy là như vậy  mà .

                    Ngày 30 tháng 4 xảy ra,   Phạm Duy   và vợ bỏ  một số con  ở Việtnam di tản sang Mỹ;   rồi sau  đó bảo lãnh con sang lâp nghiệp ở Mỹ,   Phạm Duy sáng  tác tiếp ' Con đường cái quan ' là
' Tổ khúc bầy chim xa xứ ' ,  rồi phổ nhạc' Truyện Kiều' , viết ' Hoàng Cầm ca'  ; tuyên bố ( .... ) *  rổn rang khá xôm tụ  .

                     Năm 2005,  đột nhiên Phạm Duy tuyến bố  trở lại sống tại VN,  và để xin phép  được phổ biến một số nhạc phẩm bị cấm  trước đây. (.....) *.

                      Phạm Duy  về mua nhà ở  Saigon,  tổ chức đêm nhạc ' Ngày trở về ' ,   thiên hạ ồn ào,  lên án P.D là người không có liêm sỉ,  ' nhổ rồi lại liếm' -  P.D bỏ ngoài tai  mọi sự đám tiếu của thiên hạ,   vẫn ' nhơn nhơn' sống.

                     Tôi còn nhớ  hồi còn ' mồ ma' Nguyễn Đức Quỳnh ,   mỗi khi có ai ' đả động  tới P.D ',  ông thường nhăn mặt nói rằng :
                    "... với loại nghệ sĩ,  nhất là nghệ sĩ con hoang như Phạm Duy,  chúng ta nên rộng lượng một chút - họ đã cho ta những sáng tác hay,   thì ta cũng phải rộng lượng với những chuyện' khác người' của họ một chút' xiu'  - danh họa Picasso có thái độ chính trị chẳng ra làm sao,  có đời sống vợ con' lăng nhăng' ;  nhưng ông lại có tác phẩm hội họa để đời;   ta cần phải rộng lượng với Picasso ... "

                     Chúng ta  trọng những  tác phẩm âm nhạc của Pham Duy,  và đời có  quyền phê phán đàm tiếu những chuyện tình ái lăng nhăng của P.D ,  một người tám mươi mấy tuổi sống không ' chót đời '.

                       Sống và sáng tác là hai phạm trù đối nghịch với nhau,   và nghệ sĩ thường sống buông tuồng -  nhất là một nghệ sĩ vào đới quá` sớm,  bản lĩnh lại không vững vàng trong gia đình - lại bị coi là đứa con hoang , bị nhìn với con mắt' ghẻ lạnh' ,  như nhà thơ Hà Huyền Chi  trong một bài phỏng vấn  của
Đài Tiếng nói quê hương Arizona   -   khi được hỏi,  nếu chỉ cần tóm gọn trong 5 chữ  để mô tả về nhạc sĩ P.D :

                                                       " kẻ có tài vô hạnh ".

                      Nhà thơ Hồ Công Tâm ( hải ngoại )  đã có thơ ' khen'  tài nhổ rồi lại liếm của P.D  :
                                            "  . nhổ ra rồi liếm lại  sạch  như chùi  ...."( .......) * .

                      

đôi dòng tiểu sử :

                        Tên thật  là Phạm Duy  Cẩn.   Sinh ngày 05 tháng 10 năm 1921 tại phố Hàng Cót,   Hà Nội.      Ông được sinh ra trong một gia đình ' làm văn học và trọng văn học'  ( theo Tạ Tỵ ) ; là con thứ 10 của nhà văn trào phúng xã hội Phạm Duy Tốn.   Các anh của ông : Phạm Duy Khiêm,   Phạm Duy Nhượng  đều  có viết văn,  soạn nhạc.

                                Thuở nhỏ Phạm Duy từng theo học các trường trung học  Thăng Long,   Cao đẳng mỹ thuật,   Kỹ nghệ thực hành.     Tự học nhạc vào năm 1940,  ca khúc đầu  tay' Cô hái mơ' năm 1942.

                                 Gia nhập đoàn hát lưu động vào năm 1943,  đi hát từ nam chí bắc,   phổ biến tân nhạc,   sau đó tham gia kháng chiến,  với nhiệm vụ sáng tác,  phổ biến kháng- chiến- ca.   Ông cũng  đã khởi xướng  phong trào phục hồi và  phát triển dân ca trong giai đoạn này.   Năm 1949,  ông kết hôn với ca sĩ Thái  Hằng.

                                 Phạm Duy cùng gia đình vợ vào nam năm 1951,  thành lập ban hợp ca Thăng Long,  với những thành viên chính;  Thái Hằng cùng các anh chị em trong nhà : Hoài Bắc ( Phạm Đình Chương),  Hoài Trung
 ( Phạm Đinh Viễn)  và Thái Thanh .    Tiếp tục phục hồi và phát triển dân ca.
 
                                Đi  Pháp để tìm hiểu và bổ túc nhạc lý Tây phương vào năm 1954- 55- ông vừa nhận sự chỉ dạy của nhạc sĩ  Robert Lopez,   vừa làm băng thính viên tại   Instituit de Musicologie  ở Paris,  lại vừa khởi sự sáng tác trường ca.

                                Từ năm 1956 đến nay,  ông tiếp tục sáng tác đều đặn  :  tâm- ca,  vỉa-hè-ca,  tục-ca,  đạo-ca,  hoan-ca,.  và dĩ nhiên tình ca lần lượt ra đời.

                                Tháng 4 năm 1075,  Phạm Duy cùng gia đình di tản sang Hoa Kỳ và định cư tại Midway City,  California.   Nhạc sĩ soạn thêm   tị-nạn-ca,   ngục-ca,  Hoàng-Cầm--ca;   thử nghiệm và khảo cứu nhạc đa điệu cùng vói con  thứ Phạm Duy Cường và viết hồi ký .
[]
        
 HỒ NAM
----
 *      Biên tập tạm lược một số chữ.
**     Phạm Duy đã chết như thế nào  ? / Nguyễn Trọng  Văn/
          Văn mới Saigon xuất bản, 1973  - Biên tập chú thích

( trích  100 KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ SĨ /
           HỒ NAM & VŨ UYÊN GIANG /  
          Đất  sống  USA 2006  -   tr. 248  -  250) .                                        

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét