Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012
người mải mê " tìm tông tích người xưa " / bài: thế phong.
báo thanh niên ( tp. hcm) ngày 4-11- 1994 : dã lan-nguyễn đức dụ ' tìm tông tích người xưa' *
bài: thế phong
- ... tôi cam đoan rằng tác phẩm này rất quan trọng - lời giáo sư Mỹ Spencer...
- ...đâylà những tài liệu biên khảo lỗi lạc nhất - lời giáo sư Hoa Kỳ Richard . C. ...
- ...vậy mà phỏng vấn tới lần chót, cô con gái còn trao tặng bản thảo Một cơn ...
- ...Nguyễn Hiến Lê, kiệm lời khen bè bạn, lại sởi lởi khen văn Nguyễn Đức ...
- ...Nguyễn Đức Dụ có đôi tai lớn quá khổ ... thích phụ nữ đẹp, lại chỉ lắc ...
- Dã Lan -Nguyễn Đức Dụ được giải khuyến khích Giải Văn chương Toàn quốc (miền Nam )....
Lời dẫn :
... trung tuần tháng 11-1993 vừa qua, các giáo sư Mạc Đường, viện trưởng - Nguyễn Thị Thanh Xuân, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hán-Nôm và Trần Khuê, trưởng tiểu ban nghiên cứu, thuộc Viện Khoa học xã hội tp. HCM, đã đến tận nhà riêng thăm hỏi ông Dã Lan-Nguyễn Đức Dụ, một nhà nghiên cứu gia phả học nổi tiếng của nước ta . Dịp này, ông Dã Lan cũng đã trao cho Viện KHXH mượn một số tác phẩm, tài liệu quý như : Gia- phả -học Á châu,
Phạm - Nguyễn tộc phổ ( Phạm Sư Mạnh ); Gia-phả-học 3 họ : Nguyễn Tân Trụ, Đặng Đái Nhật, Bùi Phú Xuân, Đàm tộc phổ ký v.v.. Số tài liệu này sẽ được Viện KHXH tp. HCM sử dụng cho các cuộc triển lãm nghiên cứu di sản văn hóa dân tộc .
HOÀNG VĂN **
C ách đây 21 năm, ấn bản đầu tiên in ronéotypé tác phẩm GIA PHẢ KHẢO LUẬN & THỰC HÀNH / Dã Lan-Nguyễn Đức Dụ, đã được gửi tới 20 trung tâm văn hoá thế giới. Giáo sư Nguyễn Đình Hòa chuyển dịch anh ngữ mục lục tác phẩm , rồi gửi tới giáo sư Spencer J. Palmer, đại học Brigham Young University ( Hoa Kỳ ). Giáo sư Palmer ghi nhận :
"... Tôi cam đoan rằng tac phẩm này vô cùng quan trọng trong việc đóng góp vào nện gia phả học của Á châu..."
N gày 21-7- 1972, trong chuyến sang thăm Việtnam, đến thăm ông Dã Lan-Nguyễn Đức Dụ tại nhà riêng - giáo sư Richard C. Beals trong phái đoàn, ông đã thán phục trước nhiều tài liệu gia-phả-học của ông Dã Lan và phát biểu :
".. Tôi đã được xem nhiều tài liệu về Gia-phả-học của nhiều xứ trên thế giới; nhưng có thể nói, đây là những tài liệu biên khảo lỗi lạc nhất ..."
K hông một ai giúp đỡ, khích lệ - một công chức nghèo, đông con; vậy mà ông Dã Lan-Nguyễn Đức Dụ cặm cụi trong nhiều năm dài để nghiên cứu, và cho xuất bản GIA PHẢ KHẢO LUẬN & THỰC HÀNH , sau đoạt giải khuyến khích giải Văn học Toàn quốc năm 1969.
N ăm 1974, ông cho xuất bản tiếp MỘT LỐI CHÉP GIA PHẢ THẬT ĐƠN GIẢN , hướng dẫn cách chép gia phả phổ thông cho mọi gia đình, mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được.
Từ 1974 đến nay, ông ôm mộng hoàn thành một tác phẩm để đời LƯỢC KHẢO PHỔ TRẠNG CÁC NHÀ VĂN . Để hoàn thành được tác phẩm này, ông Dã Lan-Nguyễn Đức Dụ đã gặp khá nhiều khó khăn; làm sao để các nhà văn, nhà thơ tin cậy - bằng lòng cung cấp phổ trạng của họ ? Chỉ với chiếc xe đạp cọc cạch, không đèn, phanh đôi khi không sơi , đầu đội mũ vải chịu trận nắng mưa, soạn giả rất kiên tâm đến gõ cửa từng nhà văn- giới văn nghệ sĩ vốn khó tính, không biết lúc nào ở nhà, càng không biết họ chịu tiếp hay không, nếu tiếp , liệu họ có khai phổ trạng
ba đời cho một vị lạ hoắc, chưa mấy tên tuổi không ? Có tác giả, ông phải phỏng vấn tới lần thứ 13 mới hoàn tất phổ trạng, như sử gia Trần Trọng Kim chẳng hạn - ( cũng may cô con gái duy nhất hết lòng giúp đỡ, trong khi mẹ cô không muốn tiếp và không muốn con gái tiết lộ phổ trạng họ Trần- vậy mà, phỏng vấn tới lần chót - cô con gái còn trao tặng bản thảo viết tay Một cơn gió bụi / Trần Trọng Kim cho ông ta).
Dã Lan- Nguyễn Đức Dụ có đôi tai lớn quá khổ, người gầy phải tầm, không thấp lắm, đôi mắt sắc lạnh lùng, tình cảm ẩn chìm giấu kín, thích phụ nữ đẹp, lại chỉ lắc đầu , bộc bạch , mắt kém không nhìn rõ dung nhan, rong chơi cùng bạn bè thân , hai tay nắm chắc càng xe gắn máy- nhưng, rất ngăn nắp trong việc sưu tập tài liệu, mải mê thu lượm thông tin, ghi chép cẩn thận, tinh vi, chính xác.
C ách viết của Dã Lan duyên dáng, mặc dầu không là nhà văn, hình như ông sáng tác đâu đó được một, hai truyện ngắn ( chẳng thể cho là sạch nước cản ) - đăng rồi, cắt dán , cất kỹ như bửu bối - khiến tôi nhớ tới Nguyễn Hiến Lê , kiệm lời khen văn chương bè bạn, lại sởi lởi khen văn Nguyễn Đức Dụ hấp dẫn người đọc ! Một điểm khá giống nhau giữa 2 ông: viết văn xuôi, gọi là truyện, thì Nguyễn Hiến Lê viết được một cuốn truyện văn xuôi duy nhất (Con đường thiên lý ) phản ánh đậm cuộc đời tác giả và Dã Lan chỉ một truyện ngắn, hoặc 2 , như đã nói ở trên.
Ở tuổi 75, nhà nghiên cứu gia phả học (gần như duy nhất ở nước ta) chưa chịu ngơi nghỉ, ngày ngày mày mò phổ trạng, nghiền ngẫm gia phả, và nhiều công trình khác cho Viện KHXH tại tp HCM, dưới thời viện trưởng Mạc Đường - mà nặng ký nhất là bản thảo DÕI TÌM TÔNG TÍCH NGƯỜI XƯA , một công trình đồ sộ , viết về gia phả của các danh nhân Việtnam.
H ít một hơi thuốc lào, mắt lim dim, ngả người phía sau, phun khói như máy bay Spitfire,
khói huyền bay lên cây, dõng dạc cho biết :
"... tôi muốn bao thế hệ về sau không quên mất truyền thống cha ông," uống nước nhớ nguồn" , phải hiểu tông tích người xưa, đó cũng là một cách giáo dục thế hệ trẻ ..."
Nguyễn thị Thanh Xuân nhận xét về Dã Lan :
"...tuổi già mà sức trẻ, tâm hồn đầy nhiệt huyết, chọn lựa con đường nghiên cứu khoa học mà hiếm người muốn đeo đuổi, và chắc cũng ít ai có khả năng ( như ông) hiện đang đeo đuổi ..." ( ***)
[]
THẾPHONG .
----
* bài tu chỉnh .
** trưởng trang Văn hóa -nghệ thuật báo Thanh niên.
*** kèm một bức ảnh chụp tại nhà riêng ông Dã Lan : ( trái sang) Dã Lan-Nguyễn Đức Dụ, Mạc Đường,
Thế Phong, Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân .
( ảnh do Hoàng Văn chụp- 1/ 1994)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét