người xưa mình nhớ , hồi ký hoàng tấn
nxb đồng nai, 2001 .
n h à v ă n t h ẩ m t h ệ h à
hồi ký hoàng tấn
- thẩm thệ hà từng gia nhập Ban điệp báo Sài Gòn-ChợLớn- .... - tạ tỵ cho biết, cùng thượng sĩ tạ thành kỉnh công tác tại Bộ Tổng tham mưu quân đội Quốc gia .. - nhờ dạy tư tại trường Nguyễn Văn Khuê ( khu Cầu Muối ...) tạ thành kỉnh ... gặp tri kỷ hồng... cưới nữ sinh ... làm vợ ... sau nàng là nữ sĩ phương ... - hoàng tấn gặp lê tràng kiều, trúc khanh, khổng dương, anh huy , từ ... - lý văn sâm khen bản thảo kịch thơ TINH PHI đặc ... và sắc ... - tạ thành kỉnh thành lập 2 nhà xuất bản : tân việtnam ( với vũ anh khanh) và Lá dâu ( với nguyễn bảo hóa )...
Ngày ấy ... khá xa rồi, sau hiệp ước 6 Mars 1946, từ chiến khu Đ, tôi được Xứ ủy miền Nam
Nguyễn Oanh, phu trách tuyên giáo, cử về Sài gòn tham gia Phong trào báo chí thống nhất, một phong trào theo quy luật tự nhiên của lịch sử bộc phát. Tôi rất sung sướng, khi gặp lại bạn bè, đồng nghiệp đã cùng viết văn, làm báo từ trước cách mạng như Lê Tràng Kiều, Trúc Khanh, Khổng Dương, Anh Huy, Thiếu Sơn ... Cùng hoạt động ở Phong trào lịch sử này, tôi quen thêm rất nhiều gương mặt mới. Mỗi người một vẻ, một cá tính khác nhau; nhưng tất cả gặp nhau trong một điểm tương đồng là tán thành thống nhất tổ quốc. Trong phong trào này, tôi đã gặp Thẩm Thệ Hà, một nhà văn đa năng, vừa viết văn, làm thơ, lại dạy học.
Lúc đầu , chúng tôi cùng viết cho những báo : Việt Bút, Đại Chúng, Lẽ Sống và Tiếng Chuông, nhữngt ờ báo được coi là tiến bộ nhất, ăn khách nhất trong thời điểm lúc bấy giờ. Mặc dù chúng tôi thừa biết các ông chủ của những tờ báo nói trên , chẳng phải là những người yêu nước, thương nòi gì; chẳng mấy khứng với chủ trương Thống nhất. Chẳng qua, họ phất cờ theo dòng xoáy lịch sử, những kẻ cơ hội nhảy trên vũ đài để hốt bạc.
Thật ra cho đến lúc bấy giờ, tôi mới quen Thẩm Thệ Hà, còn biết Thẩm, tôi biết qua báo chí trước cách mạng, dưới bút danh Thành Kỉnh. Đó là tên thật của tác giả tập thơ Thâm Thúy. Một dạo xôn xao đi tìm tung tích T.T.KH., người ta đã nghi vấn, gán cho T.T.KH chính là Tạ Thành Kỉnh ( tức Thẩm thệ Hà sau này ). Thật ra không phải vậy. Quê anh làng Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh. Anh dạy nhiều trường trung học, môn việt văn. Tạp chí Bạn trẻ của anh ra đới rất sớm , trong tuổi hoa niên , đã tập hợp được nhiều nhà văn trẻ miền Nam hồi đó, như Đoàn Giỏi, Hương Hoa , Vân An, , Ngọc Thạch, Khổng Dương.
Trước cách mạng , tôi đã đọc thơ anh, dưới bút danh Thành Kỉnh. Những vần thơ nhẹ nhàng, êm ái, song không ít duyên dáng :
... Tuy thế lòng riêng vẫn nhớ người
Chẳng bao giờ gặp chốn xa xôi
Chiều kia có lẽ ngoài biên ải
Một cánh chimt hơ rót giữa trời
( Lòng ái sông hồ )
và tôi nhớ mãi những câu :
Một đêm Bướm trắng sang vườn Ngự
Dâng chiếc kim bào trước Thượng Lâm
( Cài trâm )
Đó là tiếp tục dòng chảy của trào luu thơ lãng mạn, đã có những đỉnh cao đáng nể cuối những năm 30, và còn tiếp tục vươn tới để mong đạt được những đỉnh cao hơn những năm đầu 1940. Dòng thơ này, sau tháng 8 / 1945 vẫn còn ảnh hưởng khá nặng nề tới những nhà văn cũ. Đặc biệt những thành phố lớn bị tạm chiếm. Chúng tôi không thoát khỏi thông lệ ấy.
Đây là những vần thơ của Thẩm Thệ Hà tiễn một người ra đi. Nó phảng phất hình ảnh hiệp sĩ vung roi Tư Mã qua ải Dương Quan :
Viết mấy vần thơ Tống biệt hành
Nghe chừng xáo trộn giấc tàn canh
Hỡi ơi thiên lý ngùi kim mã
Vân các tan rồi nhạc yến anh
Đồng ải sóm vương niềm cưu biệt,
Phù hoa khép chặt cửa kinh thành
Mai này nhẩm lại dòng thơ cũ
E đã hương vàng rụng giếng xanh .
( Tống biệt hành)
sao mà nó giống thơ Trúc Khanh thế :
Tôi biết ngày mai rôi có kẻ
Về đây sưởi lại tấm lòng đau
Quạt vàng chẳng hẹn hai mùa nắng
Gói kiếm thâu đêm cũng bạc đầu
( Thơ gửi người đi xa )
và cũng tương tự những vần thơ chính khí của Nguyễn Bính :
Những ai đón bạc đưa vàng
Những ai đan áo ngự hàn ngày xưa ?
Những ai mảnh quạt đề thơ
Những ai ? Ai đó ? - Bây giờ những ai ?
Há rằng uổng một đời trai
Chẳng bạn áo gấm cũng mài trăng khuya
( Nam Kỳ cùng gió cùng mưa )
Những vần thơ đầy điển cố ấy, chúng ta bắt gặp nhan nhản trongthơ văn ở khắp 2 miền vào những năm đầu cách mạng thành công .
Những vần thơ lãng mạn tiểu tư sản ấy, vậy mà nó được quần chúng hoan nghênh, ngưỡng mộ, tìm đọc, không quay lưng lại với thơ hôm nay . Phải chăng trình độ quần chúng còn kém ? Điều này, nếu bàn rộng ra, thì lan man dễ lạc đề. Tôi đã nhìn thấy trong sổ tay của nhiều học sinh, sinh viên và những bạn yêu thơ chép nắn nót những dòng thơ kiểu trên của Khổng Dương, Xuân Miễn, Vũ Anh Khanh, Hoàng Tố Nguyên, Anh Huy, Khổng Trang và nhiều nhà thơ khác nữa. Chẳng hạn như Xuân Miễn, trước khi rời kinh thành máu lửa để vào chiến khu An Phú Đông, đã có những câu :
Em về , về mãi châu hàng
Hàng châu xa lắm đôi hàng châu rời
Khuya nay gác cũ bồi hồi
Bến sông Dương Tử trăng cười với ai ?
Quần chúng một thời ngưỡng mộ loại thơ này, tuy là điển cố Trung quốc; nhưng thơ và tâm hồn thì rõ là Việtnam .
Thẩm Thệ Hà tính tình điềm đạm, vui buồn không lộ ra nét mặt. Anh đúng là một Cao Tiệm Ly, người tri kỷ của tráng sĩ Kinh Kha. Quen anh khá thân, nhưng lúc đó, quả thật chưa biết nhiều về anh.
Nhưng Lý Văn Sâm đã cho tôi biết:
"... Đây là một cây bút , so với anh em chúng ta, có chuyển biến nhanh đấy. Ông cứ tìm đọc cho hết những bài của Thẩm đăng tải trên các báo chí, ngoài các báo Việt Bút, Tiếng Chuông và Lẽ Sống ra, thì thấy rõ. Vi dụ như 2 tập truyện dài Vó Ngựa Cầu Thu và Gió Biên Thùy do Tân Việt xuất bản , thì thấy hào khí Việtnam, được thể hiện sắc nét trong văn chương của họ Tạ . So với những átc phẩm viết trước cách ạmng đã in ở Phổ thông bán nguyệt san, Tiểu thuyết thứ Bảy, Thanh Niên, Điện Tín ... , chúng ta nhận thấy anh chuyển mình khá mau lẹ, thích nghi nhanh chóng với thời cuộc hơn một số anh em cũ. Tôi đã được Thẩm Thệ Hà cho coi bản thảo vở kịch thơ Tinh Phi . Viết sắc và được lắm ...
Có lần Thẩm Thệ Hà cộng átc với một tờ báo mới ra đời, song còn băn khoăn về lai lịch chủ nhân tờ báo đó. Nhớ lại lời nhắn nhủ ân cần của anh Nguyễn Oanh khi tiễn tôi đến tận địa cầu An Phú Xã năm đó- tôi nói với Thẩm Thệ Hà hầu như nguyên văn - lời dặn dò mà tôi coi như cẩm nang hành động :
"... bất cứ người nào , không kể xu hướng chính trị của họ ra sao, thái độ của họ đối với cách mạng như thế nào; chỉ miễn là họ tán thành Thống nhất là ta có thể hợp tác với họ .."
Có lần gặp anh Bách Việt ( Mai Văn Bộ) , Vũ Tùng ( Nguyễn văn Tho) , Dương Tử Giang ( Nguyễn Tấn Sỹ), tôi trao đổi với các anh về vấn đề nên công átc với ai, thì cả 3 anh, trong 3 nơi, và 3 thời điểm khác nhau, đều cho ý kiến của Nguyễn Oanh là ý kiến chỉ đạo tốt.
Thẩm Thệ Hà , sau khi được tiếp xúc với một số người có trách nhiệm với Phong trào thống nhất ,từ chiến khu trở về , đã nhận thức được không thể đóng vai trò nhân sĩ, trí thức yêu nước, hô hào, ủng hộ Thống nhất; giữa lúc thủ tướng bù nhìn Nguyễn Văn Thinh tự sát, và Lê Văn Hoạch được Pháp đưa lên thay với khẩu hiệu NAM KỲ TỰ TRỊ , nên anh thấy mình phải dứt khoát đứng trong tổ chức. Và anh đã gia nhập Ban điệp báo khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định. Và sau đó, với nhận thức mới, thơ văn củ anh tranh đấu trực diện mạnh mẽ hơn. Cùng với Vũ Anh Khanh sáng lập nhà xuất bản Tân Việtnam. Nhà xuất bản nổi tiếng một thời, phát triển mạnh nền văn chương tranh đấu miền Nam, điển hình tiểu thuyết Nửa bồ xương khô của Vũ Anh Khanh bị tịch thu, còn đòi truy tố tác giả ra tòa. ( do sự việc này, Vũ Anh Khanh được rút về Chiến khu IX, sau anh trở thành thành viên tích của Trường Quân chính ). Thẩm Thệ Hà khôn ngoan hơn, cũng phổ biến đường lối đấu tranh theo chủ trương của ách mạng, khéo léo trình bày quan điểm trong cuốn chính luận Việtnam trên đường cách mạng tân văn hóa. Cuốn này đã qua được mắt địch.
[...]
Vào 1957, cùng Tô Nguyệt Đình ( còn có tên Nguyễn Bảo Hóa, Tiêu Kim Thủy) thành lập
Lá dâu, nhà xuất bản in tác phẩm mới, như chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa thực dân mới- điển hình là 2 cuốn tiểut thuyết Đời tươi thắm và Bạc áo hào hoa . [.. ]
Tuy chưa một lần biết mặt nữ sĩ Ngân Giang , anh biết nữ sĩ là tác giả Tiếng vọng sông Ngân, nên anh viết một bài báo dài về nữ sĩ tài hoa đất Bắc đăng trong số xuân năm Dần báo Thời Đại:" ... Tại sao văn học sử lại bỏ quên một nữ sĩ tài hoa ?" [...]
Nói đến nhà văn thơ Thẩm Thệ Hà mà quên nói đến vai trò nhà giáo của anh, e là một thiếu sót lớn . Thẩm Thệ Hà ngay từ 1952 là giảng viên các trường đại học Nguyễn Văn Khuê, (*) Chi Lăng, Tân Thanh, Đức Trí, Đặng Văn Trước, Dân Trí, Trần Hưng Đạo ... [...]
Đầu năm nay ( 1992) Thẩm Thệ Hà tổ chức mừng thọ thất tuần. (**) . Một số bạn bè thân quen từ thuở hàn vi đã đến mừng anh. Ai cũng ái ngại khi thấy anh sống quá thanh đạm trong một căn nhà nhỏ, bày biện sơ sài ở tận cùng một con hẻm trong xóm lao động . Nhưng xem chừng anh không mấy quan tâm đến điều này. Anh sống an nhàn tự tại như một ẩn sĩ chân tu.
Khi bàn đến Phong trào báo chí Thống nhất với chúng tôi, anh ngậm ngùi tâm sự :
"...Chỉ ân hận là dòng thơ văn yêu nước trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, ở các đô thị bị giặc chiếm, đặc biệt ở Sài Gòn, lại bị chìm trong lãng quên không mấy ai nhắc nhở .."
[]
( Lầu Ngoạn Hoa , 21- 3- 1992)
HOÀNG TẤN .
-------
(* trường Trung học Nguyễn văn Khuê ( Chợ Cầu Mưối, Saigon 1) chỉ là một trung học tư thục chuyên khoa ( nay là cấp 3) . Nhờ dạy tư ở đây, Thẩm Thệ Hà gặp được hồng nhan tri kỷ, một nữ sinh trở thành phu nhân họ Tạ. Cô này còn làm thơ , ký bút danh PHƯƠNG LAN .
(** 1953 thiếu úy Tạ Tỵ xuất thân từ Trường Võ Khoa Thủ đức ,được bổ nhiệm về Phòng 5 Bộ Tổng tham Mưu
Quân đội Quốc gia, cùng làm việc với hạ sĩ quan đồng hóa Tạ Thành Kỉnh . Xem thêm NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ ĐÃ ĐI QUA ĐỜI TÔI ( Nxb Thằng Mõ, Cali / USA 1990) ...
( Biên tập chú thích ).
nguồn: NGƯỜI XƯA MÌNH NHỚ / HOÀNG TẤN -
( Nxb Đồng Nai 2001 - tr. 245- 255)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét