Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi / tạ tỵ



                           NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ ĐÃ ĐI QUA ĐỜI TÔI ...
                                                                   hồi ký văn học : tạ tỵ

kỳ 7.

-...    kịch sĩ   Sỹ Tiến+ Khánh Hợi,   nhạc sĩ Tô Vũ,  Đỗ Thế  Phiệt,  Lương Ngọc Châu,   Phạm Duy,     thi sĩ Huyền Kiêu,  Đoàn Văn Cừ,  họa sĩ Nguyễn Sáng,  Bùi Xuân Phái , Lương Xuân Nhị, kịch sĩ Ngọc Đĩnh ...
-...  nhạc sĩ Tô Vũ vốn là nhà tu...
-...họa sĩ Nguyễn Sáng  chuyên vẽ  giấy ... , có số đào...  một cô  Tàu lai  chỉ  ...  đã theo Sáng  về ...
 -... họa sĩ Tạ Tỵ  được Văn Cao  dạy hát, hát  hoài, mà ...
-...  thi sĩ Đoàn Văn Cừ trông quê mùa, nhưng ...
- thi sĩ   Quang Dũng râu mép thật dày... nhìn bề ngoài giống như lính Nhật ...


Có thời gian , tôi dạy vẽ tại một lớp huấn luyện dành cho các cán bộ ngành Thông tin tuyên truyền mới được tuyển mộ.   Lớp huấn luyện này cho Chi bộ văn nghệ Liên khu 3 tổ chức.   Lớp có nhiều bộ môn, thời gian huấn luyện 3 tháng.  Do vậy, mỗi tuần 2 lần, tôi phải đi từ quê đến làng Phù Lưu Tranh, cách nơi tôi ở khoảng 10 cây số.   Vấn đề đi bộ trong thời gian kháng chiến, chuyện rất thường, mỗi ngày có khi đi cả vài chục cây số như không.   Một buổi sáng, như thường lệ, tôi đeo xà-cột lên đường đi dạy học.   Sau khi băng qua những cánh đồng rộng, tôi theo con đường đê  làng Đặng  đi xuôi tới Phù Lưu Tranh.   Tôi cắm cúi đi, hai ống quần đã bám đầy cỏ may, cũng chả buồn cúi xuống nhặt như mọi lần.   Bỗng phia trrước tôi, có anh bộ đội đang ngửa mặt nhin trời, chiếc ba-lô to kềnh đặt nghiêng bên lề cỏ.   Khi tôi bước tới gần đến nơi, anh ta nghe tiếng chân, quay mặt nhìn, nheo mắt cười.   Tôi chợt kêu:
                - Ủa Quang Dũng ! sao   lại ngồi đây ?
                Quang Dũng  đưa tay kéo  tôi ngồi bệt xuống cỏ.    Quang Dũng lúc ấy chưa nổi tiếng bao nhiêu, dù cho tập thơ  TÂY TIẾN đã ra đời, nhưng trong hoàn cảnh   kháng chiến, sự phổ biến quả tình hạn hẹp.   Quang Dũng, quê ở Bất Bạt , Sơn Tây, người to lớn, có hàng râu mép thật dày, nhìn bề ngoài, anh giống như lính Nhật Bản.   Trông tướng dữ dằn như vậy, nhưng tính tình lại hiền hậu, nói năng nhỏ nhẹ, kín đáo.    Chúng tôi biết nhau từ Hànội, tuy không thân bao nhiêu, có lẽ, lúc ấy anh chưa dấn thân trọn vẹn cho thi ca.   Sau cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, anh theo Trung đoàn thủ đô chiến đấu chống Pháp  giữa lòng Hànội, rồi rút khỏi Hànội trước áp lực quân sự của Pháp.   Ra hậu phương, anh gia nhập hẳn vào bộ đội, Trung đoàn thủ đô huấn luyện lại, bổ sung quân số trở thành Trung đoàn Tây Tiến, vượt qua biên giới  chiếm đóng Thượng Lào .
               Sau một hồi tâm sự , Quang Dũng lấy ở trong ba-lô ra, tặng tôi tập thơ TÂY TIẾN, bìa in màu xanh, màu của núi rừng.   Tôi quý tập thơ đó lắm, vì qua nó, tôi hiểu và yêu thơ Quang Dũng hơn.   Trò chuyện chưa được bao lâu, tôi phải giã từ, vì sợ nhỡ giờ dạy học.   Quang Dũng cho biết, được nghỉ phép cả tháng, nên về đồng bằng chơi.   Tôi mời Dũng đến quê tôi, Dũng từ chối, vì tuy gọi nghỉ phép, sự thực còn phải làm nhiều công tác cho đơn vị, hẹn lần sau.   Nhưng, không bao giờ có lần sau cả, chúng tôi chỉ gặp nhau có ít giây phút đó thôi.   Cho tới bây giờ, Quang Dũng đã :

                                            ... Áo bào thay chiếu anh về đất
                                                Sông mã gầm lên khúc độc hành
                                                                       ( thơ Quang Dũng)

               Thế là , một lần gặp, một lân vĩnh biệt, chẳng bao giờ còn thấy nhau trên cõi đời này nữa !

               Khi đến lớp  huấn luyện, đã trễ giớ, các bạn học viên đứng tụ tập ngoài sân chờ thầy.   Sau 2 giờ dạy, được nghỉ 15 phút giải lao; một học viên cho tôi biết, sáng nay, hồi 10 giờ, sẽ có cuộc xử bắn 2 tên Việt gian ở khu đất trống gần chân núi .
                - ... thầy có đi coi không ?
                Tôi trả lời dứt khoát :
                - ... không .
                Nói cho đúng, tôi vốn không thích canh chém giết,, nhất là tội Việt gian !   Cái tội này nó mơ hồ lắm.  nếu xét trong người có chiếc gương soi mặt nhỏ, bị ghép ngay vào tội dùng gương làm ám hiệu cho phi cơ thả bom !    Nếu ai mặc áo sơ-mi may bằng vải pô-pơ-lin trắng , mép vải cò lằn xanh, đỏ, cũng có thể là Việt gian, vì mang mầu cờ của Pháp.   Còn nhiều nữa, bất cứ thứ gì, anh du kích xã thấy lạ mắt, đều là các vật liệu dùng để liên lạc, do thám cho địch !
                 Giờ giải lao  vừa xong, các học viên  vào chỗ ngồi, tôi chưa kịp giảng bài, bỗng có những tiếng súng vọng lại.   Thế là có 2 mạng  người đi sang thế giới khác.   Kể từ giây phút đó, tư tưởng bị phân tán, tôi nói loạn xạ, mong chóng hết giờ để về nhà.
                 Con đê làng Đặng  chiều hôm đó sao dài thế,  tôi cũng không còn nhớ nơi Quang Dũng ngồi buổi sáng, tôi cúi đầu đi với nỗi bực trong lòng.   tập thơ TÂY TIẾN  vẫn ngủ yên trong xà-cột.
                Sau khi dạy , không vẽ, làm thơ mãi cũng chán, tôi  lại đi chợ Đại xem tuồng do gánh hát của Sỹ TiếnKhánh  Hợi diễn.    Sỹ Tiến, chuyên viên thày tuồng, tính tình rất tốt, rất hào hiệp, chỉ phải tội, tai hơi nghễnh ngãng.   Còn Khánh Hợi, vợ Sỹ Tiến, đóng vai Lã Bố thật tuyệt !   Nhưng công phu nhất, có lẽ là vai Chu Du do Sỹ Tiến đóng.   Tuồng TAM KHÍ CHU DU  khi trình diễn  , bao giờ rạp cũng đông nghẹt.   Sỹ Tiến tâm sự với tôi, phải nhịn ăn 3 ngày, trong 3 ngày đó phải uống chu-sa và thuốc, để khi trình diễn , làm sao hộc máu đung  3 lần, thì tuồng mới có kêt quả tốt!  Mỗi tối có mặt tôi cùng vài ba anh em nữa, bao giờ vợ chồng Sỹ Tiến cũng dành riêng những chiếc ghế đặc biệt ở gần sân khấu.   Chúng tôi từ chối thế nào cũng không được .   Sỹ Tiến , Khánh Hợi đúng là cặp vợ chồng nghệ sĩ.   Nhưng nay Sỹ Tiến đã vĩnh viễn ra đi; như vậy bạn bè của tôi cứ vắng dần cho đến ngày nào chính tôi cũng khuất mặt !
                 Trong khi tôi đang nuôi dần những ngày dài sau lũy tre, một hôm, bất ngờ Nguyễn Sáng đeo ba-lô  đến nhà chơi.    Lâu quá, đã mấy năm, kể từ trước khi máu lửa đẩy chúng tôi ra khiỏi Hànội, bây giờ tôi và Nguyễn Sáng  mới gặp lại.   Hai đứa ôm choàng lấy nhau như  vừa tìm thấy vật quý, tưởng như đã mất.  Nguyễn Sáng trông vẫn vậy, vầng trán cao với mái tóc hất ngược ra phía sau, trông rất nghệ sĩ !   Thân hình vẫn nở nang cân đối, dù đã mấy năm Sáng sống trong hang hốc của dãy Hoàng Liên Sơn.   Sau 1 hồi trỏ chuyện, Sáng cho biết sẽ ở lại với tôi tróng tháng, đã mang theo thật nhiều tiền để tiêu; tôi không phải lo gì hết, vì  ở trong  rừng ,  lương tháng có tiêu pha gì đâu; cơm nước đã có cơ quan lo, do vậy Sáng mang tièn xuống để 2 đứa cùng tiêu.   Nguyễn Sáng vẫn làm cho cơ quan tài chánh  chính phủ Kháng chiến, nghĩa là vẫn chuyên vẽ giấy bạc.   Có Nguyễn sáng, đời tôi vui hẳn lân, không phải vì sáng có tiền, thực má nói,  có bạn thân tình để trò chuyện.  Tính tình sáng rất nóng nảy, không chịu khuất phục ai, có gì không ứng ý, nói ngay, không để bụng.   Trong suốt thời gian Nguyễn Sáng sống ở quê tôi, Sáng không để tôi cho dù chỉ là 1 đồng.  Và gần như ngày nào chúng tôi cũng đi, khi Vân Đình, khi chợ Đại, khi ống Thần, ăn uống thả giàn, hút thuốc lá Cotab , bất kể mấy bao   một ngày.   Hôm nào trời mưa không đi được, Nguyễn Sáng vẽ chân dung tôi cũng như Bùi Xuân Phái vậy.    Nguyễn Sáng vẽ hay lắm, nét bút rất mạnh, như  dao khắc trên gỗ, mầu sắc điểu hợp, khéo vô cùng !   như phần đầu, tôi đã nói, chỉ có Nguyễn Sáng và Bùi Xuân Phái, là 2 người bạn luôn luôn khuyến khích tôi vẽ tranh mô- đéc , họ nhìn rõ  khả năng của tôi từ ngày còn đang học.
              Một buổi, , chúng tôi đang nằm hútt huốc vặt, bỗng nghe tiếng chó sủa vang.   Tôi nhỏm dậy chạy ra,  thấy nhạc sĩ Tô Vũ và một cô gái đang hỏi thăm nhà, qua   1 bà già.   Nhìn thấy tôi, Tô Vũ mừng quá` và không ngờ có cả Nguyễn Sáng ở đây .   Nhạc sĩ Tô Vũ vốn nhà tu xuất, dáng người manh mảnh, đeo kính  cận dầy cộm.  Anh là 1 trong những nhạc sĩ nổi tiếng giửa thời kháng chiến, nhưng nói đúng, tăm tiếng anh còn thua xa Văn Cao, Phạm Duy.  Nhạc Tô Vũ , lời nhạc trữ tình, tuy anh rất giỏi nhạc lý; nhưng không phải vậy, mà anh được mọi giới hoan nghênh.  Tính tình Tô Vũ rất dễ thương, có nụ cười cởi mở, khoan nhã.   Sau khi giới thiệu cô gái đi cùng là em ruột, tôi mới 2 anh em Tô Vũ vào nhà gặp Nguyễn Sáng.   Trong lúc chúng tôi nói chuyện, cô gái nhìn Nguyễn Sáng chăm chú (....) * :
              -  ...sao cô gái nhìn cậu dữ vậy ?
              Nguyễn Sáng trả lời, nửa đùa, nửa thật :
              -Thời buổi này, có mê nhau nên vào rừng, xong chuyện ai đi đường nấy !
              Nguyễn Sáng cũng có số đào hoa, chỉ lên Vân Đình chơi vài lần, thế mà  một cô Tàu lai cứ bám sát theo Sáng về nhà !   Có lẽ về vấn đề này, Nguyễn Sáng có thua, thì chỉ thua Phạm Duy thôi !
              Nguyễn Sáng sống với tôi   đung1 tháng, rồi lại đeo ba-lô ngược  Việt Bắc trở về cơ quan.   Đường đi mất khoảng 15 ngày.  căn nhà tôi ở, lại rộng rinh .   Nguyễn Sáng đi, nhưng để lại những bức vẽ chì, trong đó có chân dung tôi; nhìn chúng, tôi có cảm tưởng vẫn còn Nguyễn Sáng ở bên cạnh.  Rồi định mệnh đẩy đưa, ít lâu sau, tôi gặp lại gia đình Văn Cao tại làng Kẹo.   Tôi và  Bùi Xuân Phái  đến thăm Văn Cao, chị  Văn Cao giữ 2 đứa chúng tôi lại ăn cơm, vì đã lâu không gặp.   Văn Cao vừa sáng tác xong ca khúc NĂM CỬA Ô,  rồi dạy tôi và Phái hát bài đó.  Tôi hát dở lắm, Văn Cao dạy hát đi, hát lại hoài mà tôi vẫn chưa thể hát đúng; Phạm Duy cũng đã dạy tôi hát bài BÊN CẦU BIÊN GIỚI, thế mà hát hoài không được !  Phạm Duy chán quá, bảo:
               -... cậu có đói , thì nên vẽ để kiếm sống và nhớ là chớ nên bao giờ  theo nghề hát, nghe chưa ?
               Trong lúc chúng tôi đang tập hát, chị Văn Cao đi chợ về, chị vừa đi vào nhà, vừa mút ngón tay chùn chụt, miệng nói:
               - Các anh ơi, hôm nay tôi đi chợ mua được chai nước mắm ngon quá !
                Không hiểu sao, cái hình ảnh ấy cứ luẩn quẩn trong đầu tôi suốt mấy chục năm trường.   Bữa cơm hôn ấy chỉ co đĩa rau muống luộc chấm nước mắm, thứ nước mắm mặn chát lưỡi mà chị Văn Cao vừa khen là ngon quá !
                 Từ khi có Văn Cao ở gần , chúng tôi mỗi lần gặp nhau (...)*  là bàn triển lãm tranh; vì từ ngày kháng chiến, thì ở Liên khu 3 chưa có phòng tranh triển lãm nào.  Chúng tôi giao việc liên lạc với chính
--------------------
(... ) mất 3,4 dòng không để đọc được- bản COPY từ tiệm Phocopy  in mờ. ( BT chú thích). 
---------------------  
quyền cho Văn Cao lo; còn tranh, có bức nào bày bức đó.   Ít ngày sau, Văn Cao cho biết, sẽ mượn được một phòng trong 1 ngôi trường làng để làm Triển lãm.   Vấn đề trang trí do địa phương giúp đỡ.   Chúng tôi ấn định ngày mở cửa triển lãm và thời gian là  1 tuần.
                 Quanh quẩn  rồi cũng đến ngày  Phòng triển lãm mở cửaVăn Cao bày 2 tác phẩm :
 CÂY ĐÀN ĐỎ DƯƠNG CẦM. Tôi có 2 bức : LÌA PHỐ  CHIẾN TRANH. cả 4 bức  là sơn d6àu, còn toàn là  tốc họa, bút chì vẽ trên giấy .   Tuy vậy, Phòng triển lãm  cũng đông người xem lắm, nhiều buổi phải chen lấn nhau làm chúng tôi lên tinh thần; tuy sự trình bày này hoàn toàn có tính cách biểu dương, chứ không bán.   Có bán  chắc chẳng ai mua !   Sau khi Phòng triển lãm bế mạc, Văn Cao gửi tôi giữ  giùm 2 tác phẩm trên ,  lý do, Văn Cao không ở đây lâu; nhưng sau khi tôi đã dinh tê, đến năm 1951, quân Pháp đánh vào quê tôi, lấy đi tất cả !
                 Sau khi tổ chức  Phòng tranh, chúng tôi coi như đã làm xong một bổn phận, tuy nặng nhọc, nhưng có kết quả.   Trong khi đó, một số anh em khác ráo riết tập vở kịch BÃO LOẠN do anh Lê ở cơ quan Bình dân học vụ sáng tác.   Vở kịch được dự định tổ chức tại ngôi đình làng kẹo.   Tôi được trao trách nhiệm  làm đề-co.   Ngôi đình rất lớn,  trống tuếch, trống toác, chỉ  toàn cột là cột, cột to vứa người ôm; có gì đâu, để có thể bấu víu vào mà trang trí   Tôi đề nghị với cơ quan Bình dân học vụ mượn dân làng những tấm phản  gỗ kê làm sân khấu và mượn vải của cơ quan hậu cần gần đó làm phông màn.   Họ nghe theo.  vài bữa sau, cả mấy chục xúc vải màu xám nhạt được giao cho tôi để tùy ý trang trí.   Chỉ có 2 hôm, sân khấu đã hoàn thành. cũng có tiền thưởng, cũng có hậu trường, nơi hóa trang dành riêng cho các kịch sĩ.   Lẽ dĩ nhiên nh chàng Ngọc Đĩnh cũng được đóng một vai trong vở kịch.   Đây là vở bị kịch 3 màn, mang nội dung xung đột, đấu tranh giữa tình yêu với chiến tranh,  giữa quyền lợi gia đình với cách mạng.   Vở kịch viết khá hay, các diễn viên chơi xuất sắc, nên buổi trình diễn coi như thành công.   Từ ngày kháng chiến, đây lần thứ 1, có diễn kịch tại địa phương, nên  sự đông đảo khán giả, một phần cũng do óc tò mò của dân chúng địa phương.   Người xem kịch thì đông, ghế ngồi không có, ngoài mấy hàng ghế đầu dànhr iêng cho các tay tổ trong  Ủy ban hành kháng  Liên khu 3; còn khán giả đứng suốt 3 tiếng đồng hồ để thưởng thức.   Cũng may , nhờ vở kịch hay, khán giả say mê, quên cả mệt nhọc.  
                Buổi chiều trước khi trình diễn, các nhạc sĩ Nguyễn Văn  Hiếu, Đỗ Thế Phiệt, Lương Ngọc Châu và tuấn chuyên chơi sáo , đội mưa đạp xe từ Đống Năm lên hòa tấu, vì ban tổ chức mượn được chiếc dương cầm, phải nhờ tay nhạc công Nguyễn Văn Hiếu đi kèm với tiếng vĩ cầm của Đỗ Thế Phiệt.   Ánh sángtrong và ngoài sân khấu được thắp bằng những ngọn  đèn dầu hỏa thật to.   Khi nào kịch mở màn, những người có bổn phận bên ngoài sân khấu phải vặn nhò thật nhỏ để hạ thấp ánh sáng.
                 Hôm sau, tôi ra ngôi đình nhìn lại công trình của mình lần chót, trước khi cho lệnh anh em địa phương tháo gỡ.   Chính tôi không ngờ, chỉ có những miếng vải àm tôi có thể tạo nên cái sân khấu trông bề thế đến vậy !   Để lại thì không được, gỡ ra thì tiếc; nhưng tôi chợt nghĩ, trong thời chinh chiến, có gì là bền vững đâu; chỉ ân hận một điều, không có chiếc máy hình thu lại cảnh trí` ấy, giữ làm kỷ niệm .
                 Lâu rồi,   tôi không gặp Phạm Duy, vì Duy đã cùng gia đình Thái Hằng đi Khu 4 lập nghiệp tại Cầu Bố.   Quán phở Thăng Long đã dẹp.   Trong thời gian kháng chiến, Phạm Duy đi rất nhiều nơi, coi như   khắp nước.   Do vậy, đối với tôi, sự găp Duy hay không, cũng coi như chuyện bình thường.   Từ ngày rời khỏi vùng Nga Mi, Ấm Thượng , tôi trở về Liên khu 3, ở liền đó không qua Liên khu khác.  Sau những công tác   có tính cách tạm thời, tôi lại vẽ, làm thơ để giết ngày dài.   Tôi vẽ thêm được bức tranh mang tựa đề MƯA NÚI  , vẫn  theo kỹ thuật lập thể.   
                Một buổi chiều, tôi nhận được   giấy mời tham dự buổi họp của  Chi bộ văn nghệ Liên khu .   Nội dung cho biết, ban tổ chức muốn tôi đem theo tác phẩm để trưng bày, giới thiệu với anh em trong Chi bộ và dân chúng địa phương.   Trước đề nghị này, tôi cảm thấy khó từ chối, do vậy, tôi quyết định mang theo tác phẩm mới nhất MƯA NÚI.   Nội dung tác phẩm  chỉ vẽ cảnh núi rừng đang cơn  mưa  ; nhưng các hình khối  và màu sắc của tác phẩm khó làm cho người xem cảm nhận, nếu chưa có kiến thức về hội họa mới.   Đúng ngày,  tôi mang tranh đến một ngôi làng sát chân núi, bên kia sông Đặng.   Đến nơi, đã có nhiều anh em, tuy vậy, tôi quen rất ít, chỉ có Bùi Xuân Phái, Huyền Kiêu, Lương Xuân Nhị là bạn.   Tại đây, tôi gặp Đoàn Văn Cừ, nhà thơ, mỗi  năm làm 1 bài thơ tết đăng trong báo NGÀY NAY của  nhóm Tự lực văn đoàn  , Đoàn Văn Cừ trông quê mùa , hiền lành; nhỉn bề ngoài không có gì đặc biệt, nhưng anh có tài, dù rằng, tài năng chỉ giới hạn trong  ít bài thơ tết; vì không có thi nhân nào tả chợ tết miền quê hay như anh; do vậy anh nổi tiếng.
                 Sau vài giờ thảo luận sinh hoạt về chiều hướng sáng tác  phục vụ kháng chiến, anh trưởng ban tổu cức ( tôi không nhớ tên) đặt tác phẩm MƯA NÚI của tôi trên chiếc gia bằng tre, xong, mời anh em phát biểu ý kiến về átc phẩm.   Mỗi người nói một cách, tôi lại phải trực tiếp giải thích, bào chữa cho tác phẩm mình có nội dung cách mạng.   Chắc đã được xếp đặt trước, anh trưởng ban tổ chức cho mời một số ông bà già, con nít chăn trâu, đến trước bức tranh, hỏi, mỗi người về cảm tưởng của họ.   Thật khốn đốn cho tôi, khi phải chống đỡ với những lời phát biểu vô cùng thật thà, vì không hiểu gì về hội họa của những người dân quê mùa chất phác  và các em bé chăn trâu, cắt cỏ.   Trước cảnh huống đó, tôi như muốn phát điên lên, nhưng cố nén giận, giữ vẻ mặt bình tĩnh tới phút chót.
                 Sau cuộc phê phán khốn khổ kia, tôi dự đoán  được tổ chức Chi bộ văn nghệ muốn đối xử với tôi ra sao  rồi !    Bùi Xuân Phái và Huyền Kiêu thông cảm, nhưng đứng về phía tiểu số, cũng chẳng đỡ đòn gì được, đành làm ngơ.   Cuộc họp chỉ có 1 ngày, đáng lẽ sau khi họp xong; tôi phải ở lại vui chơi với anh em, nhưng tối hôm đó, tôi về ngay, nại cớ phải đi gặp trưởng cơ quan  Bình dân học vụ để nhận công tác.    Cũng kể từ đó, trong tôi đã dứt khoát, nếu có dịp thuận tiện là dinh tê, chứ ở lâu không xong !.
                  Nhưng không  phải cứ muốn là được.  Tâm trạng tôi lúc ấy, tuy lòng nghĩ vậy, nhưng lý trí lại ngăn cản, vì sẽ  bị mang tiếng với anh em và thực tình, tôi cũng không ưa Pháp, nếu dinh tê lại sông thêm một đoạn đời nô lệ.
                  Tôi vẫn ở quê nhà , sống những ngày buồn tẻ.   Rương quần áo bán gần hết, nên không còn tiền đi đây đó giải trí.   Tôi cũng không vẽ tranh nữa, chỉ làm thơ cho khuây khỏa, bằng hữu chẳng mấy khi gặp, do vậy cũng buồn !
                  Sau mùa xuân 1950, mùa xuân thứ 5 của trường kỳ kháng chiến, vào khoảng tháng 3, cánh đồng lúa chiêm xanh rờn từ làng nọ tiếp nới làng kia.   Trời bắt đầu nắng, những cơn mưa gió bấc đã lánh xa.   Những con lộ đã khô ráo, chứ không còn lầy lội, trơn trợt như mùa đông.   Trong những buổi chiều đẹp trời, tôi hay đi lang thang trên ácc bờ ruộng , nghe tiếng lá lúa lao xao theo cơn gió.   Vùng tôi ở cứ thu hẹp dần sự an ninh.  Đêm đêm nghe tiếng đại bác đã gần bên tai.   Trên con đê Đặng, xe tăng Pháp chạy ầm ì suốt ngày.  Vân Đình đã tản cư, Cống Thần, chợ Đại cũng vậy.   Phần lớn đi vào Khu 4 Thanh Hóa, một số ít dinh tê, còn lại  đều lánh sâu vào chân núi.   Vấn đề vào núi chỉ tạm thời, vì lấy gì sống để trường kỳ, dù cho trường kỳ gian khổ đi nữa.
                    Một buổi sáng, tôi vừa thức dậy, có một bà nhà quê  đến tìm.  sau khi hỏi đúng tên, bà ta bước thẳng vào nhà, con chó cứ chạy theo sủa vang, tôi phải đá vào mõm , nó mới chịu chui vào bụi tre.  vào trong nhà, bà nói nhỏ:
                      - Cụ bảo tôi về đón cậu ra Hànội,   cả nhà đang mong cậu.   Mặt trận nặng lắm rồi, nếu cậu bằng lòng , đi ngay bây giờ mới kịp.
                    Tôi chưa trả lời ra sao, bà ta móc ở cạp quần đưa tôi chiếc nhẫn vàng, nặng chừng 2 chỉ, bà nói tiếp:
                    - Cụ bảo tôi đưa  cậu cái nhẫn này để chi tiêu, nếu đi đường có  chuyện gi  xẩy đến mà  không ra được Hànội.  Thôi cậu thu xếp nhanh lên kẻo lỡ chuyến.
                    Quả thực,   tôi rất phân vân, chưa biết nên đi hay ở.   Mẹ tôi vì lòng thương nhớ con, đã thuê người về đón; nếu không đi, phụ lòng Mẹ.   Hơn nữa, tôi cũng nhớ thương vợ con đã mấy năm trời xa cách. nay cũng mong gặp lại.   Trước khi quyết định, tôi có nói với chị dâu và đưa cho chị tất cả số tiền còn lại, vì bà ta cho biết,.  tôi khỏi lo gì cả, tiến cụ Hồ không cần nữa.   Vì chiến trận ở quá gần, nên lúc nào chiêc ba-lô của tôi cũng sẵn sàng quần áo, cả những thứ cần dùng đặt ở góc nhà.   Tôi định đeo ba-lô lên vai, bà ta ngăn:
                  - ... cậu chỉ nên đi chân tay không, như người đi chơi.    Cậu có bộ đồ nâu nào không ?
                  Tôi  mở ba-lô lấy ra bộ đồ nâu còn mới, bà ta chê, bắt tôi phải ra ao lấy bùn bôi lên, vò nhầu lại giống như đờ đã mặc.   Sau khi thay đồ xong, tôi chào chị dâu rồi theo bà ta ra đi.  Trong lòng tôi rất hồi hộp, chẳng biết tâm sự với ai?  Người đàn  bà đội chiếc nón rách đi trước tôi chừng 10 bước chân.   Sau khi đi qua những cánh đồng  bát ngát, bỗng bà dừng bước, chờ tôi đến gẩn:
                 - .. cậu để ý cái làng ở xa kia, làng Tề đấy !  Từ đó, cậu nên cẩn thận, ai hỏi cũng đừng nói, mọi chuyện cậu để tôi lo, vì cụ đã đưa tiền rồi.   Nếu gặp quân Pháp đi càn. tôi sẽ đưa cậu vào nhà  quen, họ sẽ nhận cậu là cháu.  Cậu đừng sợ gì cả !
                  -Cảm ơn bà nhiều lắm, nhưng tôi chưa muốn về Hànội, bà làm ơn nói với mẹ tôi, vợ con tôi : khi nào kháng chiến thành công, tôi sẽ về.
                  Bà ta ngẩn mặt vì bất ngờ , nhưng sau bà nhỏ nhẹ:
                  - Tùy cậu, đây là ý muốn của cụ; nêu tôi ra không có cậu, chắc cụ và  mợ ( vợ tôi) buồn lắm !
                  Dùng dằng một lúc giữa cánh đồng, xong, tôi  quay lại, bà đi thẳng tới phía làng  Tề phía trước.

                 Buổi trưa về đến quê, chị dâu tôi rất đỗi ngạc nhiên; nhưng chiị ui vẻ xuống bếp nấu cơm. cho ăn.  Từ bữa đó,  tôi luôn luôn bị dày vò, hối tiếc, sao lại quay về và không biết mẹ tôi còn thuê người về đón tôi ra Hànội nữa không ?
                 Nhưng tôi cũng chẳng phải chờ đợi lâu, chừng 3 tháng, bà ta lại đến. lần này, bà nói:
                 - Cụ cương quyết bắt cậu  phải ra Hànội. Mọi giấy tờ cụ đã lo đủ rồi, cậu không sợ bị Pháp bắt đâu ? Cụ bảo tôi nói với cậu đúng như cụ dặn.
                 Tôi không  còn do dự nữa, cơ hội này nếu bỏ lỡ, có lẽ chẳng còn cơ may nào đến với tôi nữa.  Nếu mặt trận xảy ra đúng nơi tôi ở, bắt buộc tôi phải di tản; lúc ấy mẹ tôi muốn tìm cũng không được !   Sau khi chào chị dâu,  tôi đi, chị chúc tôi gặp may mắn và đưa tôi chiếc nón lá cũ ngụy trang.
                  i cắm  cúi  đi tgheo bà.  Mùa lúa tháng 5 có nơi đã chín vàng, có nhiều cánh đồng bắt đầu gặt.   Vì đã quyết  đi, nên tâm tư tôi không còn gi vướng mắc.   Đi từ sớm đến khoảng 10 giờ sáng, bà ta chậm bước chờ tôi, nói nhỏ vừa đủ nghe:
                   -... bắt đầu từ đây, cậu phải đi thật nhanh, làm sao đến cái làng trước mặt trước buổi trưa.   Đây là vòng đai trắng,  Tây nó thường bắn đại bác, ném bom.   Cậu thấy không, nơi này có ai dám cầy cấy gì đâu ?
                  Nói xong,  bà đi nhanh như chạy, tôi rảo bước đuổi theo miết, mồ hôi ướt đẫm áo, dù gió đồng thổi đều.   Chúng tôi đến làng Tề thứ 1 trước buổi trưa.   Khi qua cổng làng, bà dặn:
                 _ Từ đây cậu có thể đi từ từ thôi, nếu không có gì xảy ra thì tốt, nếu có, cậu cứ để tôi lo liệu.   May mắn thay, chúng tôi đi qua một dãy làng Tề, không gặp điều gì đáng tiếc cả.   Đến làng nào,  bà cũng dẫn  vào nhà quen để hỏi thăm, nói dăm ba câu, đưa tiền xong, là đi tiếp .  Đó là những trạm thông tin liên lạc.
                 Đi đến chiều, bà dẫn đường cho biết, đã gần tới Phủ Lý,  bà chỉ tay về phía trước mặt, nói nhỏ :
                - Con đường số 1 kia rồi !
                 Đúng lúc ấy  , môt chiếc ô-tô chạy qua, tôi ngạc nhiên, vì mấy năm nay, tôi đâu có nhìn thấy nó.
               
                 Buổi tối hôm ấy  , tôi ngủ tại nhà ga Phủ Lý.   Bà dẫn đường đã lo hết giấy tờ rồi, tôi vào quán nước uống 1 chai limonade có nước đá sao ngon vậy !   Sau đó, ăn tiếp một cây bánh mì cặp giò chả.    Và sáng ngày hôm sau , tầu hỏa chạy qua Phủ Lý đưa tôi đến ga Hànội.

                  Bà dẫn đường  kêu xe kéo đưa  tôi và bả về nhà.   Nhìn thấy tôi, cả nhà  chạy ra đón,  mừng khôn xiết!   Mẹ tôi, sau khi cảm ơn bà dẫn đường, ôm tôi vào lòng, khóc ngất.   Vợ tôi ở  bên nhà ông bà nhạc, nghe tin tôi về, bế con chạy xuống, níu chặt  lấy tay tôi như sợ buông ra, sẽ vuột mất !   Chỉ riêng 2 đứa con xa bố lâu ngày, chưa nhận ra, nên chúng lắc đầu không theo bố.   Chúng gầy tong teo, cà hai vừa đau  mới khỏi .
          []
 TẠ TỴ 


 nguồn:  NHỮNG KHUÔN MẶT ĐI QUA ĐỜI TÔI / TẠ TỴ  -
              ( Nxb Thằng Mõ, San Jose, USA  - tr.  88 -  105 )

   kỳ  8 : 
 chương 3 :   NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ TRONG HÀNỘI TẠM CHIẾM.          
                 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét