tạp chí bách khoa số đặc biệt- ngày 15-1- 62
5 bài thơ hay 5 thi sĩ chưa mấy nổi danh vào 1962 tại saigon:
nguiễn hữu ngư - trần dạ từ - trần thy nhã ca- bùi giáng-
sao trên rừng.
Lời dẫn:
Ông Lê Ngộ Châu ( 1923- 2006) một tay chủ bút ngẫu nhiên - ngẫu nhiên, bởi chàng ta xuất thân chỉ là một hiệu trường trường tư thục ở Hànội, vào Nam, gia nhập Hội Bách khoa bình dân tại 7 Phan Kế Bính, Saigon 1. Nhờ tay làm chính trị , người Nam độc nhất vô nhị, Huỳnh Văn Lang gia nhập đảng Cần lao Ngô Đình Nhu, được tiến cử vào nôi các Ngô Đình Diệm, từng có ít ngày được thay chức bí thư Võ Văn Hải của TT Diệm,( vỉ Hải đau ốm) rồi lên tới chức Thống đốc Ngân hàng VNCH ( không thấy tên chàng ta ký trên giấy bạc, tiền rủng rỉnh xếp la liệt rồi nằm ngủ lên trên, giữ cho chắc ăn ) - làm chủ nhiệm tạp chí Bách Khoa, đa đoan việc chính trị chị , giao việc nhỏ chính trị em -báo chí' cho ông Lê Ngộ Châu trở thành chủ bút ngẫu nhiên . Chàng ta rất đa tình, đôi mắt sắc, dáng hiền hậu, phúc đức tại mẫu, đa tình ngầm, đấm voi chết không ai hay ( có 2 phu nhân), rất đôn hậu với bạn bè, tuy kiêu căng ẩn chìm, rất giởi vai trò bon- commissaire-priseur- chữ, nhà văn nữ Trần Thị Bông Giấy. Chàng tập hợp dưới tay toàn tay tổ báo chí, văn nghệ, như giáo sư Bùi Hữu Sủng ( từng đại biều Quốc hội khóa 1 VNDCCH, hiệu trưởng tư chuyên khoa Nguyễn Khuyến Hàng bè , Hànội , rồi học giả Nguyễn Hiến Lê, nhạc sĩ ( bát quần ) Trần Văn Khê, Phạm Duy, Đoàn Thêm, Phan Văn Tạo, Huy Lực, Viên Linh, Võ Quang Yến, Hoàng Minh Tuynh, Hoàng Xuân Hãn, Nhật Tiến, Hữu Phương, Phạm Tăng, Nghiêu Đề, Linh Bảo, Nguyễn văn Trung, Lữ Phương , chính trị gia Trần Ngọc Thảo, Phan Lạc Tuyên, .. Nguyển Hữu Ngư, Võ Phiến, Xuân Hiến, Vũ Hạnh, Vũ Đình Lưu ( Cô Liêu), Võ Hồng, Mộng Trung, Minh-Đức-Hoài- Trinh, Nguyễn Thị Hoàng, Túy Hồng, v. v. ...các văn nhân, thi sĩ , bậc tài danh nhiều như lá mùa thu .. đều có bài gửi qua tay Lê Ngộ Châu đọc, duyệt, cắt, xén sau cùng mới cho đăng . Tôi chưa thấy ai phàn nàn , kể cả kẻ khó tính, hay sắc mắc , ghét ai sửa văn ông ta, như Nguyễn Hiến Lê.- thế mà ' ông già gân' cười xòa chịu trận. Lê Ngộ Châu giỏi thật ! Có người cho tay này, xưa , đệ tử Nguyễn tế Mỹ, một cộng tác viên sáng giá nhóm Hàn Thuyên của Nguyễn Đức Quỳnh ,người thì công kênh tay này quả hiểu xa, trông rộng , biết cách điều phối, chỉ huy nhân sự tài tình...
Riêng tôi, Thằng Phải Gió, không 1 bài nào đăng trên tạp chí Bách khoa, dầu quen biết Lê ngộc Châu và phu nhân thứ 2 ) chị Huân) thường gửi báo biếu, đôi khi lại mời ăn cơm . ( trừ bài phỏng vấn văn chương của Nguiễn Ngu Í) và những quảng cáo Nhà zuất bản Đại Nam văn hiến, mà chàng ta đăng liên tiếp trong 16 năm. Lời cảm ơn muộn đối với ông Lê Ngộc Châu ở đây !
Khoảng năm 2000, chàng đích thân tới nhà tôi mới làm, thăm hỏi, chuyện trò, rồi 6 năm sau, tôi và nhiếp ảnh gia Nguyễn Mạnh Đan , với vòng hoa, đến viếng chàng lần cuối tại 25 Lê Quí Đôn, quận 3.
Buổi tối mưa hôm nay, ngày thứ sáu Sept. 13, 2012, tự nhiên nhớ tới chàng ta, mở tờ báo Bách khoa số đặc biết xuất bản ngày 15-1-1962, gặp được 5 bài thơ mà chàng ta chọn từ khi xưa - khi 5 vị này chưa lấy gì làm tiếng tăm cho lắm- nay - đã trở thành cây đa cây đề ( nói theo kiểu văn chương Hànội bây giờ ) - thì quả chàng Lê Ngộ Châu đáng được tôn xung:
' bậc thánh nhân trong văn chương, báo chí miền Nam : 1954-1975! "
--------------------------------
* Bách Khoa tổng kết vào 1962:
5 năm qua, tạp chí Bách khoa đã trình bày củng bạn đọc, về mỗi bộ môn một số bài như sau: Chíinh trị ( 156 bài), Giáo dục ( 44 ), Khoa học ( 104), Kinh tế, tài chánh ( 105), Luật pháp ( 8), Ngôn ngữ học ( 25), Nghệ thuật ( 88), Phong tục ( 12), Quân sự ( 23), Tôn giáo ( 51), Triết học, 49, Văn hóa, văn học ( 224), Danh nhân ( 57), Điểm sách ( 57), Thắc mắc, Dòng tư tưởng, Nhận định ( 58), Nếp sống nước ngoài ( 20) Sinh hoạt ( 36), Phỏng vấn văn nghệ ( 2), Thơ ( 447), Kịch ( 4), Tùy bút( 41), Ký sự, hồi ký ( 20), Truyện ngắn ( 302, Truyện dải ( 03), Truyện dịch 53). .
- các bài trong 120 số Bách Khoa trên đây đã xác nhận.
- tạp chí Bách khoa là một diễn đàn rộng rãi, sẵn sàng tiếp nhận mọi ý kiến xây dưng về chính trị, kinh tế, cũng như văn học, xã hội...
- tạp chí Bách Khoa cũng chú trọng trình bầy những vấn đề thời sự, phổ biến những kiến thức mới mẻ, giới thiệu những tài liệu có lợi ích mật thiết đến mọi tìm hiểu cùng mọi khía cạnh đời sống hiện thời của bạn đọc, và cống hiến các bạn yêu văn nghệ những sáng tác và dịch phẩm chọn lọc, cố gắng phản ảnh đuộc thực nhiều xu hướng nghệ thuật dị biệt ngày nay.
- với sự nỗ lực của các cây bút mà bạn đọc hằng tin cậy trong 120 số báo vừa qua, với sự góp ý thường xuyên và sự ủng hộ nhiệt thành mà bạn đọc vẫn đặc biệt dành cho trong 5 năm liên tiếp, Bách khoa hân hoan chuyển sang năm thứ 6, vững tin ở đường đi và bước tiến của mình []
B. K.
( tr, 2)
1. gởi non
NGUIỄN HỮU NGƯ
Mừng em giờ đã lên non
Mừng em giờ quyết bồng con đứng chờ
Thời gian cứ bước, hững hờ,
Tình em nay chấp bến bờ biển dâu...
Sương ôm, nắng ấp, ai cầu ?
Mối sầu dằng dặc dễ hầu phôi pha.
Trăng hờn, nước giỡn, gió ca,
Thấu chăng lòng đá lòng ta mấy lòng ?
Em ơi em ! Đừng đợi trông.
Đỉnh non ghi một tấm lòng từ đây.
Gia đình ? Tổ quốc ? Ô hay !
Mà nơi gởi nắm xương này cũng không ...
Nhớ anh, em đứng trông chồng,
Thương em ,anh phải sứt lòng xa em .
***
Em, nhìn mà xem:
sầu chung lại với sầu ... em, mấy sầu ?
***
... Để em sống mãi ngàn sau,
Để anh dịu bớt hờn đau một đời.
Em ơi ! Em của anh ơi !
Hiểu anh chẳng lẽ Biển Trời mà thôi ? *
-----
* tôi cảm nhận dược , đây là bài thơ tuyệt hay của ông Nguiễn Ngu Í . ( TP).
( tr. 154)
2. khi trở lại sàigòn
TRẦN DẠ TỪ
Thành phố, đó, giông bão chào đón anh trở về
ô Sàigon đêm, những cánh tay ta
con tàu đến giữa làn roi vụt xuống
ai nằm nghe da thịt kéo nhau đi
Thành phố, đó, thơ dại chào đón anh trở về
ô Saigon đêm, những bước chân ta
chiếc bóng sau lưng con đường trước mặt
tuổi lầm than ai tới giúp tôi qua
Thành phố, đó, quên lãng chào đón anh trở về
hương thơm thánh đường, tiếng cười quán rượu
ánh đèn cô đơn và mưa, mưa, mưa
Thành phố, đó, chi nữa chào đón anh trở về
ôi, Saigon đêm, những oán thương ta
nhìn coi, nước lũ trôi phăng ngày tháng
và hỏi gium xem rằng tôi quên chưa ?
T.D.T.
( tr. 159)
3. bàn tay chàng
trần-thy-nhã-ca
ANH GỬI BÀN TAY TRONG TÓC EM
NHỮNG NGÀY XA MÁI TÓC HAO MÒN
BÀN TAY BÁO HIỆU MÙA ĐÔNG TỚI
NĂM NGÓN GẦY CHE TUỔI THIẾU NIÊN
QUẢ PHƯỢNG XƯA KHÔ TRÊN NHÁNH CAO
CÂY VỪA HIU QUẠNH CỔNG TRƯỜNG SÂU
TÔI VỀ NGÓ LẠI THỜI CON GÁI
THÀNH PHỐ GIÀ NUA NHỮNG GỐC SẦU
TÓC HẾT THỜI XANH TUỔI HẾT DÀI
HỒN BƯNG BÌNH MẬT ĐẮNG TƯƠNG LAI
XA CHÀNG THỨC DẬY KHI CHIẾU TỐI
NHỮNG NGÓN TAY GẦY VUỐT MẶT TÔI .
T.T.N.C.
1960.
-------------
* Biên tập cho in chữ hoa, vì theo tôi, thơ nàng quá hay ! Chẳng thế mà chàng thi sĩ , tác giả" Áo lụa Hà Đông" mắt sáng, tinh đời, thẩm thấu văn chương tài tình, khen thơ Trần Thy Nhã ca NGAY TỪ KHỞI THỦY, KHEN KHÔNG KIỆM LỜI !
Xin chào BÀ HOÀNG THI CA TRẦN THY NHÃ CA ! (TP)
3. mùa phượng cũ
BÙI GIÁNG
Thiệt thòi dời mộng phiêu linh
Cành sương ngọc thụ tồn sinh cát lầm
Giấc quày quả lạnh anh trâm
Bóng du sung rớt bến trầm luân sâu
Hoài mong hiu hắt nhịp cầu
Mà hương quan vắng xa màu mây trời
***
Sim ngàn sổ lá buông rơi
Cành Nam ước nguyện sai lời tử sinh
Gió sương từ lạ biên đình
Bóng sa hồ khép chặt tình mông lung
Rêu tần ngần tuyết in phong
Sóng phơi trường mộng từ trong giật nguồn
Rập rờn đầu liễu xanh buông
Mùa trăng nước đẩy xô buồn ra đi
Trang hồng kim hải ra hoa
Trổ bông mùa phượng cũ đà hồ phai
Tơi bời ngọc trắng măng mai
Khuynh thành sắc nọ đưa vai nghiêng về.
B.G.
----
* chưa chắc thi sĩ tài danh nào , làm thơ hay hơn bài ' thi sĩ từng bị gán điên cái đầu'! (TP)
4. đàn trầm
SAO TRÊN RỪNG
hồn đã tím đàn ai còn thê thiết
đàn chơi vơi đàn lặng và đàn trầm
cả đời hoang chìm lạnh dòng sông câm
ngày thu rụng trăng giấc vàng chưa mọc
hồ dĩ vãng mắt nước òa lên khóc
đêm chưa về trời đã nổi đầy sao
hồn xưa đang bay nắng thuở xa nào
màu đen mắt tưởng mờ trong hư vắng
mà sao lạ có ai cười trong nắng
áo rưng màu tím lụa trời xa
người ơi thương thương đến mấy cho vừa
trên nẻo ấy hồn ma đi trở lại .
S.T.R
( Những bài tình đầu )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét