tác giả: trần áng sơn
( nxb trẻ, tp. hcm, 2002 - 3 tập )
Lời dẫn .-
Một bộ sách gồm 3 tập , khoảng trên 1300 trang ( Nxb trẻ, 2002, 3 tập ) :
"... ghi lại một cách trung thực, có cảm xúc, những kỷ niệm vể những người bạn thân, mới quen, hoặc chĩ gặp thoáng qua, nhưng kịp để lại những ấn tượng khó quên... ( tr. 5 , tập 1) "
Đó là NHỮNG TRANG KHÉP MỞ, tác giả TRẦN ÁNG SƠN , được lăn lóc bầy trên ngăn Nhà sách Thăng Long - ý nghĩ đầu tiên của tôi - ( có lẽ ) tác giả tự bỏ một số tiền khá bộn để in ấn, trả lệ phí xuất bản, tự ký gở, tự thu tiền giỏ giọt - bởi lẽ, ở bìa 4 , thường chỉ rõ ký hiệu sách nào ký gởi, bán đứt, sách độc quyền phát hành, v. v...
Tác giả quen rộng rãi trong đám bạn bè văn nhân, tài tử, riêng chỉ nói về nhà văn viết truyện ngắn tuyệt hay , như KIÊM MINH chẳng hạn , rất ít người biết , xuất thân ở Huế, sau vào Sài Gòn, bài viết đặt cho Đài Phát thanh Sài Gòn , thập niên 60, vì nghiện hút, thân tàn ma dại, tan nát cuộc đời , lẫn trường văn trận bút dang dở .
Vậy mà Trần Áng Sơn đã đề cập, viết tới, đây là tư liệu rất cần thiết để tìm hiểu về một giả tác phầm .
Trần Áng Sơn là em viết về chị mình, nữ ca sĩ Mộc Lan- nguồn tình lãng mạn bất hủ cho một số ca khúc, không chỉ vang vọng ở hôm qua , hôm nay , ngày mai - nhờ ở tình riêng mặn mà, đẹp như mây, như gió Mộc Lan - nên chàng nhạc sĩ lãng mạn đa tình Đoàn Chuẩn- Don Juan đã sáng tác được Gửi gió cho mây ngàn bay- và anh chờ gặp em giữa cầu Hiền Lương- qua Gửi người em gái miền Nam .
Vậy thì, Trần Áng Sơn nghĩ gì, viết gì về chàng nhạc sĩ đa tình kiaGẶP CHỊ MÌNH NHƯ HÌNH VỚI BÓNG !?
Một bộ sách quí vậy, mà chẳng được một bài viết thực lòng tán tụng- quả là bất công - mà cái gọi là mặt trận văn chương phê bình xứ tân An Nam này - quả đáng nguyền rủa biết bao !
Trần Áng Sơn nhắc tới rất nhiều văn nhân, tài tử : nhà văn Kiêm Minh, thi sĩ Kim Tuấn, Trần Tuấn Kiệt, Đinh Trầm Ca, Dương Trữ La, nhạc sĩ Hoàng Trọng, điêu khắc gia Phạm Văn Hạng, họa sĩ Nghiêu Đề, nữ sĩ Mai -Trinh -Đỗ- Thị, văn sĩ Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Thụy Long, Trần Dạ Từ, Sơn Nam, Cung Tích Biền nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, Tô Kiều Ngân, Ưng Lang, " văn sĩ ngang tàng" Nguyễn Đạt, ' thi sĩ ăn theo" Phạm Thiên Thư, nhiếp ảnh tài danh Đào Hoa Nữ, ' nữ sĩ 2 lòng" Lệ Hằng," thi sĩ độc nhỡn" Vương Đức Lệ, " văn sĩ điệp báo" Lý Văn Sâm, " nhạc sĩ dân tộc thiểu số Từ Công Phụng, " nữ sĩ " bế chồng" Nguyễn Thị Vinh, nữ văn sĩ "mèo đêm" ( Nguyễn thị ) Thụy Vũ, nhạc sĩ Châu Kỳ, " nhà giáo, làm thơ giỏ nhnh, nhận" đặt hàng thơ" Đoàn Vị Thượng, thi sĩ tiền chiến" tài hèn chí mọn" Bàng Bá Lân, thi sĩ Cao Thoại Châu, văn sĩ Trương Đạm Thủy, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba, họa sĩ Ngọc Dũng, " tu sĩ Phật giáo làm chính trị" Võ Đình Cường, nữ sĩ kiêm họa sĩ " làm dáng tới gót" Lê Thị Kim, ' nhà thơ coi Trời bằng vung" Bùi Chí Vinh, thi sĩ" phòng không ", đeo tang lính VNCH Lê thị Ý , nhạc sĩ Don Juan Đoàn Chuẩn ...v.v. ...
Gặp tác giả lần đầu vào năm 2004, tác giả dáng người cao ráo, bảnh , bề ngoài chỉnh tề " bon-tơ-nuy", ăn nói chừng mực, chữ viết ký tặng bay bướm, triện son đỏ chót.
Tôi xin bắt đầu giới thiệu bài viết đầu tiên Trần Áng Sơn về nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, và Mộc Lan. .
Đường Bá Bổn.
GỬI GIÓ CHO MÂY NGÀN BAY
ĐOÀN CHUẨN
tác phẩm :
THU QUYẾN RŨ
GỬI GIÓ C HO MÂY NGÀN BAY
LÁ THƯ
LÁ ĐỔ MUÔN CHIỀU
v. v. ...
bài : trần áng sơn
- ca sĩ thượng thặng tài danh mộc lan có tên NGÀ , được nhạc sĩ lê thương dìu dắt bước đầu...
- lê hoàng long xuyên tạc chuyện đoàn chuẩn đưa mộc lan vào hôtel métropole, là làm nhơ 2 giòng nội, ngoại chị tôi ...
-gửi người em gái miền nam, gửi gió cho mây ngàn bay ... nhờ hứng cảm từ mộc lan làm đoàn chuẩn ... bất từ: hôm qua, hôm nay , ngày mai...
Năm 1991, tôi đến thăm ca sĩ Mộc Lan - chị tôi - Tuy đã ngoài 60, nhưng hị vẫn giữ đưiợc nét quyến rũ của thời là còn là ca sĩ thuộc hạng top. nét mặt chị tôi hơi có vẻ tư lự. Chị hỏi tôi có đọc cuốn Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến của Lê Hoàng Long? Tôi gật đầu. Chị lẳng lặng mở tủ lấy một xấp giấy tờ đưa cho tôi, vắn tắt giải thích, nhạc sĩ Lê Hoàng Long khi viết về Đoàn Chuẩn, trong bài Gửi gió cho mây ngàn bay , đã xuyên tạc về chuyện tình cảm giữa chị và nhạc sĩ Đoàn Chuẩn.
Hồ sơ chị ấy đưa cho tôi là hồ sơ kiện, với sự cố vấn của một luật sư. Một văn bản cam kết sẽ đăng báo, xin lỗi công khai trước dư luận, vì, bài viết sai sự thật về mối luiên quan giữa ca sĩ Mộc Lan và nhạc sĩ Đoàn Chuẩn trong tác phẩm Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến. Mặc dù tôi biết trong cuốn sách trên, có một bài , chị tôi là 1 trong nhân vật chính; nhưng tôi không thích đọc loại sách viết sau cánh gà, nên chẳng biết nhạc sĩ Lê Hoàng Long viết lách như thế nào, khiến bà chị tôi phải viện đến luật sư, đến luật pháp .
Tệ hơn nữa, tác giả Gợi giấc mơ xưa, phải viết tờ cam kết. Dù đây chỉ là kế hoãn binh, nhưng có báo àno lại đi đăng những lời cải chính chuyện cá nhân. Đọc xong hồ sơ, tôi gượng cười cho chị tôi vui lòng. Dồn một người vào chân tường, người ấy chẳng phải xa lạ, không phải mục tiêu của chị tôi. Hồ sơ kiện tụng, chị tôi đã xếp vào ngăn kéo. Nhưng riêng tôi, chuyện chữ nghĩa chẳng thể dễ dàng quân ! Tôi tìm mua một cuốn Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến để khảo cứu xem nhạc sĩ Lê Hòang Long dùng chiêu gì, làm cho bà chị hiền lành của tôi nổi giận, kết án bởi bài viết bôi bẩn ca sĩ Mộc Lan, bôi bẩn cả 2 giòng nội, ngoại của chị tôi *.
-----
* Biên tập in chữ nghiêng .
--------
Cái vết nhơ Hôtel Métropole quả thật khó rửa ! Cải chính chỉ là một liệu pháp an toàn. mấy lần đọc bài Gửi gió cho mây ngàn bay, tôi vẫn chưa dám khẳng định bài viết. Để ca tụng tình yêu của đôi ca, nhạc sĩ ? Để nhấn chìm một nữ ca sĩ ? Với lối hành ăn kiểu thám tử tư, và cuối cùng đẩy 2 nạn nhân đến phòng ngủ, không hiểu thơ mộng đáng cho hậu thế biết ở chỗ nào ? Càng đặt câu hỏi, tôi càng nghi ngờ, liệu có phải chính tác giả Gợi giấc mơ xưa viết những câu văn cẩu thả, dù vô tình, hay cố ý, đều đưa nạn nhân đến chỗ phải cúi mặt, khi bước ra khỏi cửa.
Tôi tự hứa sẻ trở lại vấn đề này, khi đã có đủ chứng lý. Và rồi công việc cuốn hút, sức khỏe suy giảm. bẵng đi, mất mấy năm, khi chúng ta đang còn đang tiếc thương sự ra đi của Đoàn Chuẩn, tình cờ tôi đọc bài Màu trắng có bao giờ phai đâu ? của tác giả Lê Thiếu Nhơn , đăng trên Kiến thức gia dình ( số 207);" vấn đề cũ đã quay trở lại, lần này Lê thiếu Nhơn viết cảm xúc hơn- nhưng vẫn có điểm cần phảilàm rõ, trả sự thật đúng về vị trí của nó. Xin cho phép tôi ( Trần Áng Sơn) được đi ngược thời gian, quay về với nửa thế kỷ trước. " ( thế kỷ XX).
Đầu những năm 40, một thanh niên dắt 2 cô em gái còn nhỏ vào Sài Gòn lập nghiệp, thanh niên ấy sau này trở thành bạn của Đoàn Chuẩn. Cô em gái nhỏ tên Ngà , sau nhiều may mắn, được nhạc sĩ Lê Thương dìu dắt đã trở thành ca sĩ. Với giọng hát thiên phú, một sắc đẹp từ kẽ tóc đến chân tơ, cô ca sĩ tiến rất nhanh trên đường công danh. Cô chính là ca sĩ Mộc Lan . cô kết hôn khá sớm, và thường xuất hiện chung trên sân khấu với chồng mình; ca nhạc sĩ Châu Kỳ. Họ là một đôi song ca , được ái mộ nhất thời bấy giờ.
Năm 1952, ca sĩ cùng anh trai về Hải Phòng 2 lần để tìm gia đình thất lạc trong chiến tranh. Lần thứ 2, trước khi về Hải Phòng, ca sĩ Mộc Lan lưu lạc Hànội 2 ngày, theo lời mời của Đài phát thanh Hànội. Một chương trình ca nhạc đã được tổ chức, với sự tham dự của ca sĩ Mộc Lan, bên cạnh nữ danh ca Hànội thuở bấy giờ, ca sĩ Minh Đỗ. Sau khi tham dự chương trình ca nhạc ở Hànội, ca sĩ Mộc Lan cùng anh trai về thẳng Hải Phòng. Ít ngày sau, khoảng cuối tháng 12/ 1952, ca sĩ Mộc Lan và anh trai đón thằng em út, chính là tôi, bay vào Huế. Những năm ở Huế, tôi chứng kiến những dấu vết nạn rứt trong cuộc sống đáng lẽ phải hạnh phúc của anh chị tôi. Viêc gì đến cuối cùng phải đến, năm 1964, hiệp ước Genève chia đôi đất nước, cuộc đời của Mộc Lan- Châu Kỳ tan vỡ, chia lìa.
Trên đây, tôi vừa phác họa một quãng đời ca sĩ Mộc Lan, từ một cô bé theo người anh trai đi tha phương, cầu thực , sau trở thành ca sĩ nổi tiếng khắp bắc, rung, nam, Và cả cuộc tình từ hợp đến tan.
Sau khi chia tay Châu Kỳ, Mộc Lan gặp lại 1 bạn trai thời thơ ấu, nay cột chặt vào nhau, rồi đứa con quá khứ ra đời , lại để chứng kiến sự chia tay của mẹ nó. Lại thêm 1 lần, ca sĩ Mộc Lan trở thành độc thân.
Cũng từ tời điểm này, tôi từ Huế vào Saigon để chứng kiến 1 bi kịch: ca sĩ Mộc Lan tỏ thái độ chối bỏ thế cuộc , đó là thời kỳ thứ 2 trong đời ca sĩ Mộc Lan
.
Trở lại bài viết Lê Thiếu Nhơn, nhiều lần tiếp xúc trực tiếp Đoàn Chuẩn, tác giả viết:
"...nhiều lần gặp ngắn ngủi, tôi ghi chép tâm sự của ông về những người đẹp trong các ca khúc ấy.. Đoàn Chuẩn nói về 2 ca khúc viết tặng Mộc Lan:" .. tôi viết Gửi người em gái miền Nam tặng ca sĩ Mộc Lan .. (...) trước đó tình duyên Mộc Lan lận đận hoài, thương xót, tôi viết Gửi gió cho mây ngàn bay. Thế đấy, có sự dan díu , nên viết:" .. tôi có người em gái chớm dâng hương, mắy nàng đậm ý yêut hương".- và trong Gửi gió cho mây ngàn bay- thì - " gửi bướm cho muôn màu hoa, gửi thêm ánh trăng màu xanh, lá thư về đây với thu trần gian ". (....)
Để sáng tỏ hơn , tôi ( Trần Áng Sơn) dò danh mục nhạc xuất bản từ 1953 trở về trước, qua 2 nhà xuất bản nhạc: Tinh Hoa và An Phú - chỉ thấy duy nhất ca khúc Chuyển bến là có trong danh mục mà thôi.
Về bài viết của Lê Thiếu Nhơn, hẳn nhạc sĩ Đoàn Chuẩn hài lòng, ông có thể quên bài viết Lê Hoàng Long- để thanh thản sống theo gió, mây ở 1 thế giới ớơi, chắc chắn không lắm thầy, nhiều ma, như ở cõi người ta mà ông vưà từ bỏ.
Quay trở lại với Lê Hoàng Long, qua bài viết về Gửi gió cho mấy ngàn bay - thú thật, đọc bàu này, tôi khó tin là LHLong viết - tác giả ca khúc Gợi giấc mơ xưa không thể nào viết lách như thế được ! Yêu ca khúc kia bao nhiêu, bây giờ đọc bài viết đầy tủn mủn, rình rập, soi mói, dung tục quỉ ám, thật ra chẳng ai thèm đọc bài ấy tới lần thứ 2 !
(....)
Sau 30-4-1975, Đoàn Chuẩn vào Saigon, ghé thăm nữ ca sĩ đã làm cho ông phải gom gió thổi thành mây bay, hệt thơ Vũ Hoàng Chương" vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương!". Ông tặng Mộc Lan mấy chiếc kẹp tóc nhỏ, như những câu tăm, mà tình cảm gửi trong đó, có đong, đếm hết đời vẫn chưa vơi nổi !
Tình đẹp như vậy mà Lê Hoàng Long nào nỡ bôi đen tình yêu bạn mình ?! LHLong miêu tả hảnh động của Đoàn Chuẩn và Mộc Lan , cứ như ông là nhân vật chính, nào là theo dõi lời nói, kể cả tinh cảm thầm kín, cũng được nô tả như chính LHLong là đạo diễn. Lối viết này hệt cách câu khách ký giả hậu trường xưa kia. (...) Cùng đọc 1 đoạn văn của Lê Hoàng Long , viết một cách bôi bác :
"... THẾ RỒI , CÔ LÊN ĐƯỜNG RA BẮC. NHẬN ĐƯỢC ĐIỆN TÍN BÁO TIN, ĐÚNG NGÀY, ĐOÀN CHUẨN ĐÃ ĐÍCH THÂN RA TẬN PHI TRƯỜNG GIA lÂM ĐỂ ĐÓN NGƯỜI ĐẸP. ĐOÀN CHUẨN ĐƯA MỘC LAN VỀ Ở KHÁCH SẠN LỚN NHẤT HÀNỘI, MỘT KHÁCH SẠN SANG TRỌNG, ĐẮT TIỀN, CHỈ NHỮNG NGƯỜI NGOẠI QUỐC HOẶC NHỮNG NGƯỜI GIÀU CÓ, QUYỀN THẾ MƯỚN PHÒNG MÀ THÔI. ĐÓ LÀ HÔTEL MÉTROPOLE Ở GIỮA ĐẠI LỘ TRÀNG TIỀN, GẦN NHÀ HÁT LỚN THÀNH PHỐ .." *
---------------
* Biên tập ho IN CHỮ HOA .
-----------
(.....)
Tôi không dám nghĩ, sinh thời, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn lại nỡ đưa mối tình đẹp nhất, bền bỉ nhất, như chính ông LHLong ghi nhận:
"... Trong cuộc đời tình ái của nhạc sĩ trữ tình Đoàn Chuẩn, tuy có khá nhiều kỷ niệm đáng ghi trong tim, trong óc và mỗi nhạc phẩm của ông là bóng dáng một người đàn bà, nhưng mối tình đẹp nhất, nghệ sĩ nhất, lưu lại cho ông một dấu son đậm nét nhất, vẫn là mối tình bắc, nam,.."
Vào khách sạn , rồi kiêu hãnh, kể lại chiến tích của mình, để ông LHLong viết lại thành chuyện tình rao bán?! Một nghệ sĩ biết sống đẹp như Đoàn Chuẩn không bao giờ làm thế ! Và, thật đáng tiếc, nếu nhạc sĩ LHLong không nhận ra điều ấy. Càng đáng tiếc hơn, khi chính những điều ông viết, sẽ đua ông đến pháp đình, nếu ông không tìm đến nạn nhân, rồi đích thân viết tờ cam kết chịu trách nhiệm. Cũng là một kinh nghiệm, sự tử tế được đáp lại bằng một sự tử tế .
(....)
Cuối cùng, xin có lời tạ lỗi với Đoàn Chuẩn, ông vừa cất bước vào chuyến đi vào cõi vĩnh hằng, đáng lẽ, tôi không nên khuấy động vùng không gian, vẫn còn phảng phất hương khói tiễn đưa; nhưng, kịp nghĩ lại, chẳng lẽ cứ để Đoàn Chuẩn, với trái tim biết yêu ra đi trong oan khuất ?
Chính vì thế, mà có bài viết này- trả lại sự trongs áng cho người nghệ sĩ tài hoa, có trái tim đa tình bậc nhất; những cuộc tình không bến, không bờ, dệt thành những nốt nhạc, để lại cho những trái tim còn biết rung động, vẫn còn biết bồi hồi, khi nghe : Lá Thư, Chuyển bến, Thu quyến rũ ... []
TRẦN ÁNG SƠN
cuối năm 2001
( Nxb Trẻ, tp. HCM, tập 2, tr: 95 - 106)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét