1 bộ kinh thi viêtnam ( 3 tập) & bộ tục ngữ phong dao
/ ôn như-nguyễn văn ngọc. nxb tp. hcm, tp. hcm 1994.
BỘ TỤC NGỮ + PHONG DAO /
ÔN NHƯ- NGUYỄN VĂN NGỌC
- chàng ngô - ngô trọng hiến cải biên như thế nào ?
bài : đường bá bổn
- nếu không có ngày 30-4-75 , thì không có tôi- nhà văn tự nhận- "tôi vẫn là tên lính mới.."
- kinh thi là gỉ ? nôm na, ghi chép lời thơ răn dạy...
- hà thanh mai, 18 tuổi đạo Kim Vân Kiều / Đào Duy Anh , như thế nào ?
- con cái chàng ngô ỡ mỹ gửi tiền , để " bố in kinh thi ; dạy cho đời rạng rỡ ...-
ngô văn chương là ai? , không chỉ cháu ruột ngô trọng hiến, còn là họ hàng bên mẹ với đại thi hào ....được giải thưởng văn chương việt nam đầu tiên - là ai? ...
Lời dẫn:
Ngô Trọng Hiến, chủ nhà xuất bản NHƯ Ý ( 316 , đường Võ Dĩ Nguy , quận Phú nhuận, Saigon ) nhân Hiệp ước Genève 1954, ký kết chia hai VN giửa Pháp và Việt Minh , ông vào Nam lập nghiệp, in tiểu thuyết, sách khảo luận vv.. kể cả in sách của HÀ THANH MAI , 'đạo văn' nguyên cuốn KHẢO LUẬN KIM VÂN KIỀU / ĐÀO DUY ANH phát hành công khai tại thủ đô Saigon vào 1957.
Sau 1975, ông Ngô Trọng Hiến, ký bút danh CHÀNG NGÔ- NGÔ TRỌNG HIẾN ( 1911- 1986 , tp. HCM ) để tên trên trang 1 bìa 1 KINH THI VIỆTNAM ( như 1 tác giả, chứ không phải nhà sưu soạn. do Nxb Thành phố HCM 1991, 1994 , gíam đốc chịu trách nhiệm : Tân Đức, biên tập: Minh Nguyễn, bìa Đỗ Duy Ngọc, in tại Xn IN số 7, quận 5, tp, HCM - 3 tập : 1676 trang, kích cỡ sách 13x 19cm, đề in 1000 cuốn lần 1 . ) cải biên bộ TỤC NGỮ + PHONG DAO / Ôn Như - Nguyễn văn Ngọc ,"... chẳng lẽ ta cứ để dùng với sự thiếu sót nhiều như thế mãi?" Đúng hay sai ! thật hay láo ?
Bản thân tôi, đã đi nghe diễn thuyết tại HỘI TRÍ THỨC YÊU NƯỚC ( 1994) tại 43 Nguyễn Thông, quận 3, ông Hoàng Như Mai đánh bóng bộ sách này suốt 2 tiếng đồng hồ. Vẫn là lối được gọi là phê bình văn chương, lại chỉ vẽ rắn thêm chân - khiến tôi ngỡ ngàng , vì ông diển thuyết trên 2 tiếng đồng hồ chỉ để khen, tặng, không 1 lời chê - chả lẽ cuốn này tuyệt vời đến thế sao ?!
Ông Hoàng Như Mai , bây giờ , được coi, vị giáo sư khá kính, giáo sư của giáo sư, thầy của thầy , Nhà giáo nhân dân, từng Chủ tịch Hội Giảng dạy, nghiên cứu văn học tp HCM' , đã :
" ...sùi bọo mép , chỉ để" vanter ses mérites" , tệ hơn" Il ny' pas de quoi de chanter " , tất nhiên không chỉ nói đến 1 bộ sách TỤC NGỮ + PHONG DAO / ÔN NHƯ- NGUYỄN VĂN NGỌC xuất bản từ đầu thế kỷ XX, nay tục biên - mà tay lái sách kiêm ' NHÀ VĂN HỌC DÂN GIAN' cải biên, bổ túc soạn lại, liệu đó phải' chuyện to tát tầy đình'?!!
Cùng nghe lời Ngô Trọng Hiến biện bạch :
" ... Xin thưa ngay cùng quý vị độc giả: bộ sách ( mà) quý bạn đang cầm trên tay, chính là bộ' Tục Ngữ - Phong dao ' của cụ Ôn Như -Nguyễn Văn Ngọc đã xuất bản cách đây vừa đúng nửa thế kỷ; tôi ( Chàng Ngô- Ngô Trọng Hiến ) mang sắp xếp, trình bày lại theo thể thức khác, để tiện việc bổ túc thêm vào, cho người xem ham đọc, cho việc giảng dạy, tra cứu được dễ dàng tiện lợi, và, nhất là để bộ sách thêm phần súc tích..." ( tr. 5, tập 1 - KINH THI VN, Nxb tp. HCM 1991)..."
Chàng Ngô, chủ tiệm sách, từng in sách đạo văn - thủ phạm , soạn giả, 1 học sinh 18 tuổi , tên Hà Thanh Mai , chép không thiếu một chữ, một dấu phẩy, dấu chấm ,từ cuốn khảo luận Kim Vân Kiều/ Đào Duy Anh . Sách bán chạy quá, chẳng thấy báo bổ phê bình, phê biếc gì ?!!
Năm 1957- 58, tại Saigon, đang có 1 vụ đạo văn lớn' ồn ào ' - HOÀNG TRỌNG MIÊN " đạo nguyên cuốn sáchNGUYỄN ĐỔNG CHI ( Hà Nội )- sách bị lên án trên tạp chí Sinh lực, Văn Hóa Á châu , vẫn cứ được giải 1 biên khảo Giải thưởng văn chương Toàn quốc ( thời đệ I Cộng hòa,: tổng thống NGÔ ĐÌNH DIỆM ), nên ít ai quan tâm chuyện đạo văn' lặt vặt Hà Thanh Mai ăn cắp sách Đào Duy Anh , còn lái sách Ngô Trọng Hiến ngồi mát ăn bát vàng, phe phẩy quạt thằng Bờm thu tiền mệt nghỉ !
Cũng cần nói qua, sau này trước khi chuẩn bị ra sách Kinh Thi Việtnam, Ngô Trọng Hiến đã mua chuộc một số nhà văn , nhà báo danh tiếng thời ấy , họ cô- vơ ( cover) , hỗ trợ tinh thần , hoặc tự nhận bạn của " nhà văn tiền chiến ": Tam Lang, Lê Tràng Kiều, Vũ Văn Mẫu
( nguyên Bộ trưởng ngoại giao VNCH ) , nhà báo kỳ cựu Nguyễn Vạn An , Đàm Quang Thiện, TCHYA , Tế Nhị ( nhà thơ trào phúng nổi tiếng ' có tài' , khi ấy chưa mấy tiếng tăm ) Bùi Nhung ( chồng nữ văn sĩ Thụy An- Hoáng Dân) , Toan Ánh, nữ sĩ Thùy Dương ... v. v. ... ( người tình văn chương lang chạ , trong đó có cả Thượng Sỹ v.v ...
... và sau 1975, chính CHÀNG NGÔ là tên Mạnh Thường Quân( vô tình ' gian ác' ) cung cấp tiền đi hút thuốc phiện cho Đàm Quang Thiện, Lê Tràng Kiều. ( trên đường về Đàm Quang Thiện trúng gió qua đời).
Viết lại mẩu chuyện ' văn chương phải gió này ' , tôi chỉ mới làm được 1 chuyện rất nhỏ, ghi chú về CHÀNG NGÔ - NGÔ TRỌNG HIẾN trong sách" Cuộc đời viết văn, làm báo TAM LANG- TÔI KÉO XE' ( Nxb Văn hóa-thông tin Hànội 1096 - bản tái bản / Nxb Đồng Nai 2004.) Tự cho mình' gác bút, bỏ qua chuyện ân oán, giang hồ trên trường văn, trận bút ' nên ,xin được gợi ý nhỏ, cỏn con này.
Rất hy vọng sẽ có 1 vị cao kiến nào đó,. vui lòng đọc lại toàn bộ KINH THI VIÊTNAM của CHÀNG NGÔ-NGÔ TRỌNG HIẾN, để đánh giá lại việc CẢI BIÊN bộ sách này. Cứ theo nhà sưu soạn, thì :
"... Phần " bổ túc" là phần tôi lưu ý hơn cả. Vì tôi nghĩ rằng: bộ sách đó không khác chi như bộ từ điển về Tục Ngữ, Phong dao của ta, dùng chung cho cả ba miền bắc, trung, nam; không lẽ ta cứ dễ dàng dùng với sự thiếu sót quá nhiều như thế mãi .." ( tr. 5 / kinh Thi Vn/ tập 1/ Nxb tp. HCM 1991).
Bây giờ, tôi chĩ gõ lại CHÚ THÍCH NHỎ kia, để quý vị xem , như một tư liệu tham khảo.
... đội ơn, và cảm tạ ! *
-------
* - bộ sách này được tặng, với lời ghi: ' Thân tặng anh Thế Phong / Ngày 7 tháng 2 năm 1994 / NGÔ QUANG CHƯƠNG ( ký tên )
- ông Ngô Quang Chương, khi ấy sống ở ... đường Cách Mạng tháng 8, Phường 15, quận 10, tp. HCM, cháu ruột gọi ông Ngô Trọng Hiến bằng chú , lo việc cấp phép, ấn loát, đề tặng sách, và mời người đăng đàn diễn thuyết về bộ sách KINH THI VIỆTNAM / NGÔ TRỌNG HIẾN .
[]
ĐƯỜNG BÁ BỔN.
( Saigon , Oct. 3, 2012 )
(... ) - bắt đầu từ trang 141, sách CUỘC ĐỜI VIẾT VĂN LÀM BÁO: TAM LANG - TÔI KÉO XE / THẾ PHONG , bản Nxb Đồng Nai tái bản 2004) .
(*) CHÀNG NGÔ : Tên thật Ngô Trọng Hiến ( 1911- 1986, Sài Gòn) , soạn giả Kinh thi Việt Nam , 3 tập, trên 1000 trang, khổ 13 x1 9cm, NXB TP. HCM, 1991, 1993, 1994 ). Ông tự nhận ":
"... nếu không có ngày 30 -4- 1975, thì có lẽ suốt đời tôi , chẳng bao giờ bước vào làng văn nghệ. Vậy, mặc dầu nay tôi cũng đã may mắn tới tuổi thất thập cổ lai hy, " nhưng tôi vẫn là tên lính mới. ". Và nếu không có bộ" Tục ngữ, phong dao" của Nguyễn Văn Ngọc, hẳn không có bộ
' Kinh Thi Việt Nam" của Ngô Trọng Hiến xuất bản sau 1975.... "
Bởi lẽ, ông bổ túc những câu ca dao, ngạn ngữ của miền Trung, một số ít ở miền Nam, mà trước kia trong sách của Nguyễn Văn Ngọc chỉ rặt nói về miền bắc. "
Trước khi cho xuất bản , ông đã trao cho một số bạn văn đọc bản thảo, như: Tam Lang, Toan Ánh, Bùi Nhung, tác giả sách Thối Nát ( phu quân Thụy An- Hoàng Dân ) , Vũ Văn Mẫu, bà Thùy Dương ( một người nữ mà ông rất say đắm, theo lời kể lại của Thượng Sỹ ) . Ông trích lại một số ý kiến, trong lá thư của Vũ Văn Mẫu, gửi cho soạn giả. ( qua sự trung chuyển của Bùi Nhung ) .
Năm 1994, tôi ( TP) tham dự buổi diễn thuyết của gs Hoàng Như Mai , nói về bộ sách này tại Hội Trí thức yêu nước . Giáo sư Mai ca tụng suốt 2 tiếng đồng hồ, về tài nhặt nhạnh ca dao của soạn giả, xứng đáng là sách kinh thi Việtnam.
Còn soạn giả thì biện bạch : Kinh: sách ghi chép lời răn dạy. Thi: thơ. Vậy, Kinh Thi: sách ghi chép lời thơ có tính cách răn dạy.
Phải thừa nhận, đó là bộ sách đã nhặt nhạnh được rất nhiều câu ca dao, ngạn ngữ, phong tục, ghi lạii được nếp sống về hình thành tiến triển của người Việtnam, qua nhiều thời đại.
Nhưng tiện đây, tôi cũng xi nhắc đến 1 giai thoại về tiền thân soạn giả này, ông từng là giám đốc Nhà sách và Phát hành Như Ý, 314 , Võ Di Nguy, quận Phú Nhuận, Saigon ( nay, Phan đình Phùng, quận Phú Nhuận) . Ông đứng ra xutấ bản, phát hành cuốn' Khảo luận Kim Vân Kiều/ Hà Thanh Mai ' ( Saigon, 1957) . Ông cho quảng cáo ồn ào , giới thiệu tác giả tuổi trẻ, tài cao, mới 18 tuổi, sức ngang ngửa với Đào Duy Anh ( 1904- 1992) , từng bình Truyện Kiều thời tiền chiến. Nay tiên sinh tiền bối ở bên kia vĩ tuyến, sách ông chưa tái bản được, do đó độc giả nên đọc cuốn này, giá trị như sách Đào Duy Anh.
Ít lâu sau, dư luận báo chí Sài Gòn lên án một cách lẻ tẻ , đây là vụ đạo văn trơ trẽn, bỉ ổi, chưa từng có; bởi soạn giả cóp nhặt, đổi chương, thay tiết, đạo sách của Đào Duy Anh. Rồi liếu ký tên Hà Thanh Mai - ở trang đầu đề tặng song thân ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Từ đó, ít thấy Ngô Trọng Hiến xuất đầu lộ diện. Chẳng lẽ, chính ông cũng tự thấy rằng, cách chiếm đoạt tài sản văn chương của Hà Thanh Mai là tệ hại, như ông đã viết trong Kinh Thi Việtnam:
"... Kính gửi cụ Vũ Văn Mẫu, có đoạn : "... chiếm đoạt văn chương của người khác còn hơn là chiếm đoạt tiền bạc, tài sản của người ta ..."
.
Chỉ vì soạn bộ sách này, ông thường gặp lại văn hữu, có bậc trưởng thượng như Đàm Quang Thiện, ( thực hiện bộ phim Cánh đồng ma vào thập niên 30), Lê Tràng Kiều, Tế Nhị ( 1 nhà thơ trào phúng nổi tiếng bậc nhất trước 1975 ở miền Nam, mà khi ấy chưa mấy ai biết !) , nhà báo kỳ cựu Nguyễn Vạn An, ...
Do đó, Trạng Đớp đả kích Chàng Ngô sấc sược với bậc tiền bối Tam Lang .*
------
* xem thêm CUỘC ĐỜI VIẾT VĂN LÀM BÁO: TAM LANG- TÔI KÉO XE / THẾ PHONG
( Nxb Văn hoá thông tin 1996, hoặc, Nhà xb Đồng Nai tái bản, 2004).
-------
Thời kỳ sau 1975, các bậc trưởng thượng văn nghệ, thường lui tới nhà Chàng Ngô để xin chi viện.
Có 1 buổi, hai chàng Lê Tràng Kiều và Đàm Quang Thiện thèm thuốc phiện, nên rủ nhau đến địa chỉ này xin tiền. Chàng Ngô bèn đưa cho hai vị 10 Vnđ. Thời kỳ ấy đổi tiền lần 2 , giá trị của số tiền này khá lớn. Hai đại gia văn chương bèn rủ nhau tìm nơi yên nghỉ, gọi là yên sĩ phi lý thuần , tẩu thuốc phiện đang kéo ro ro, Đàm Quang Thiện bị choáng váng mặt mày, cơn gió độc nào thổi qua đây ? Hai người bèn lên xích lô về nhà, giữa đường Đàm Quang Thiện tắt thở.
Các con của Chàng Ngô sinh sống ở Mỹ, gửi tiền về, ông nhờ cháu ruột gọi bằng chú, ông Ngô Quang Chương, lo in bộ Kinh Thi Việtnam cho tác giả Chàng Ngô.
Ông Ngô Quang Chưởng còn là họ hàng xa bên mẹ, với nhà thơ được giải thưởng thơ đầu tioe6n trong lịch sử văn chương Việtnam, đó là thi hào Chu Mạnh Trinh .
[]
Đ. B. B.
Phụ lục : bài đọc thêm của nhà thơ trào phúng TẾ NHỊ ( tập 1- tr. 385/ Kinh thi VN )
Khi soạn giả vừa chép xong bài ĂN , thì nhà thơ TẾ NHỊ lại chơi . Để hưởng ứng, ông bạn liền tặng thêm cho bài NGHỆ THUẬT ĂN dưới đây mà ông bạn làm từ sau ngày nhà NGÔ ( ĐÌNH DIỆM) bị lật đổ.
( Chú thích : Chàng Ngô- Ngô Trọng Hiến).
nghệ thuật ăn
thơ trào phúng: tế nhị
ĂN là nghệ thuật thi gia ,
TÚ XƯƠNG 'ĂN QUỴT' , TẢN ĐÀ 'ĂN CHƠI ' .
Sài Gòn ăn nhậu khắp nơi,
Ông đi ĂN CHẢ bà đòi ĂN NEM .
ĂN SƯƠNG là nghiệp các em,
ĂN HÀNG giữa chợ thói quen các bà.
Trẻ em lại thích ĂN QÙA,
Thanh niên ĂN CƯỚI Chà- Và ĂN CAY *.
N GIAN, ĂN LẬN, ĂN MÀY.
GÀ QUÈ ĂN QUẨN CỐI XAY cũng đành.
ĂN CÂU là bợm đa tình .
ĂN CHÁO ĐÁI BÁT ai nhìn mặt ông.
ĂN TRÊN, NGỒI CHỐC thì mong,
Coi chừng ĂN CÓ ó không ngỡ ngàng.
Miếng ăn là miếng tồi tàn,
Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu.
Cấm ăn hối lộ thì rầu !
Cho ĂN KHAO xóm cô đầu lại mê!
Ưa ĂN TẾT buổi xuân về,
Thích khi vắng vợ ĂN CHÈ bến mơ !
NHÀ NGÔ ăn đứt cuộc cờ,
Chín năm ĂN CHẮC , một giờ thương đau.
NHU ' ĂN HÚT'. CẨN ' ĂN TRẦU ',
LỆ XUÂN 'ĂN VỤNG', DIỆM rầu 'ĂN CHAY' .
Theo sau một môt lũ ĂN MÀY ,
Hoan hô 'ĂN CƯỚP ' ban ngày muôn năm !
TẾ NHỊ
-----
* Chà Và : chỉ người Ấn độ ở Việtnam .. (TP)
----------------------------------
( Nxb Đồng Nai tái bản 2004, - tr. 142, 143, 141 , 144 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét