Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012
những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi - tạ tỵ - kỳ thứ 22
những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi 22
hồi ký văn học : tạ tỵ
- nhiếp ảnh gia trần cao lĩnh, nguyễn cao đàm, kịch sĩ trương đình thi, ngọc đĩnh , thiếu úy nguyễn mạnh côn, mặc thu, đại úy phạm xuân ninh, nhà văn thanh nam, ký giả lô răng-phan lạc phúc, phan lạc tiếp, phan lậc tuyên, phan lạc giang đông, họa sĩ nguyễn gia trí, tô ngọc vân, nguyễn tiến chung, bùi xuân phái , ca sĩ thanh thúy ...
- tạ tỵ : trong đời làm họa sĩ của tôi, tôi chỉ kính phục 2 ngừoi:
tô ngọc vân & nguyễn gia trí...
Có những buổi sáng chủ nhật, trời cao và trong, tôi thèm đi ra phố hơn ở nhà. Sau khi ăn 1 tô suông tại nhà hàng Thanh Thế và uống ly cà phê , tôi thả bộ long vòng qua cáv ngả đường Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Tự Do. Đi mỏi chân, tôi ghé vào tiệm hình ĐỐNG ĐA , tán dóc với Trần Cao Lĩnh, đôi khi có [ mặt ] cả Nguyễn Cao Đàm, Mỹ Tín nữa.
Trần Cao Lĩnh có vầng trán cao, hói, tóc rất thưa, có đôi mắt sáng, và cũng rất khó tính trong vấn đề nghệ thuật- còn Nguyễn Cao Đàm xuề xòa. dáng người cao, nhưng không gầy, ăn nói dí dỏm, sau mỗi câu,thường chêm : ' Có phải không ạ ? '. Còn Mỹ Tín, , có tiệm bán đàn nằm kề bên tiệm Đống Đa, nên Mỹ Tín thường qua lại. Mỹ Tín , con người mê đóng kịch, không thua gì Ngọc Đĩnh và Trương Đình Thi tại Hànội. Đặc biệt, Trương Đình Thi có bộ răng hô khá nặng, nhưng nhờ bộ răng đó, nên ăn nói rấtt có duyên. Trương Đình Thi chẳng những mê kịch, còn cả tuồng, chèo nữa. Âu cũng là cái nghiệp ! Anh này xấu trai, nhưng ăn mặc đẹp đẽ, lúc nào cũng com-lê, cà-vạt, trông phong lưu, công tử lắm !
Mỹ Tín luôn luôn bị ám ảnh bởi ánh đèn sân khấu. Anh cũng viết kịch và rất am hiểu về bô môn vũ, anh mở tiệm đàn cũng như Dương Thiệu Tước vậy. Nhưng không phải Mỹ Tín chỉ mê kịch mà thôi, anh còn mệ giọng hát của Thanh Thúy và mê cả người luôn - tuy anh trọng tuổi hơn nàng ca sĩ bé bỏng này ! Nghệ sĩ bao giờ cũng có nhiều đam mê, và nhờ có đam mê, nên mới có cảm hứng tạo nên tác phẩm. Nếu cứ chăm chú sống vào nghề làm đàn, bán đàn; Mỹ Tín có thể sống ung dung, nhưng nghề làm đàn không làm anh vui, về sau anh chỉ nhận đàn ,do người khác làm gửi bán lấy lời. Mỹ Tín rất phong nhã, thẳng thắn, yêu ai bảo rằng yêu, ghét aio nói ghét; chứ không chung chung. Anh có viết một vở kịch
' Chúng nó ba thằng' đưa lên sân khấu ; nhưng không mang lại kết quả bao nhiêu !
Ở tiệm ảnh Đống Đa còn có 1 người anh của Trần Cao Lĩnh , tên Thụy, một họa sĩ [ tài tử ] chuyên vẽ phấn màu ( pastel ) . Tài năng ở mức trung bình, nhưng Thụy có tấm lòng - rất lịch sự đối với bất cứ ai quen biết. Còn 1 người nữa, tên Thu, người chung vốn với anh em Trần Cao Lĩnh mở tiệm ảnh Đống Đa. Tên Thu là CS nằm vùng , lúc ấy không mất người biết. Mọi người chỉ biết, sau 30 - 4- 1975, khi Thu chính ra mắt ' nằm vùng' và biến tiệm ảnh Đống Đa thành căn phòng triển lãm những thành tích chiến thắng CS, qua trận đánh chiếm miền Nam. Tấm ảnh chủ tịch HCM to, được treo giữa nhà, cùng lá cờ Mặt trận giải phóng. Ít năm sau, tên Thu , đươc nhà nước thưởng công, cho ra tham quan Hànội và được đi Liên Xô, miền đất thánh của CS!
Nhưng thôi, câu chuyện thuộc về quá khứ và cũng không phải mục đích của cuốn sách [ bàn về vấn đế ấy ].
Bây giờ, tôi muốn nhắc đến một bạn văn: Nguyễn Mạnh Côn. Sự thực, khi còn ở Hànội, tôi không quen Nguyễn Mạnh Côn và cũng không nghe ai nhắc đến cái tên ấy bao giờ. Nhưng vào 1 buổi chiều, tôi đương làm việc tại Bộ Tổng tham mưu, được quân cảnh báo :
- Có 1 người muốn gặp, trung úy có tiếp không?
Trả lời :
- Có, anh đưa vào đi !
Khi gặp, tôi không biết là ai, chỉ thấy người muốn gặp tôi - một thanh niên gầy guộc, đeo kính trắng, nước da mét, đôi mội thâm đen.
Tôi nghĩ ngay [ trong đầu ] , anh chàng này hút thuốc phiện , không biết gặp tôi có chuyện gì ?
Mời ngồi, và anh ta tự giới thiệu : ' Nguyễn Mạnh Côn ' , và cho biết , anh ta rất mến tài vẽ của tôi, muốn nhờ tôi trình bày mẫu bìa ( manchette ) cho 1 tờ báo của anh sắp ra mắt. Lúc ấy, quả tình, tôi không còn chút thì giờ nào rảnh rang, tôi từ chối khéo léo, để anh ta không buồn. Tuy vậy, anh ta vẫn buồn rầu, lộ qua cử chỉ, giọng nói. Tôi biết, mà chẳng làm gì hơn được; ví đã phụ lòng 1 người yêu quí mình. sau vài câu chuyện, tôi tiễn anh ta ra đến cổng trại. Từ đó, bẵng đi vài năm, tôi không hề gặp lại anh ta lần nào.
Nhưng có 1 tối, tôi vô cùng ngạc nhiên, khi thấy Nguyễn Mạnh Côn đeo cấp bậc thiếu uy đến tìm tôi ở nơi làm việc, tại đầu đường Hồng Thập Tự, gần cầu Thị Nghè, ngang Sở Thú. Anh cho biết, đã được đồng hóa vào quân đội, với cấp bậc thiếu úy, để phụ trách 1 tờ báo do Bộ Quốc phòng chủ trương - anh đến nhờ tôi trình bày mẫu bià cho tập san đó. Người chỉ huy trực tiềp anh là đại úy Ngô Quân, bạn tôi. Quả thực, tôi cũng không hiểu, bằng cách nào, anh ta qua mặt được sự giảo nghiệm y khoa khám về sức khỏe- nhất là bệnh ghiền của anh in dấu trên khuôn mặt. Vấn đề này, không bao giờ đề cập tới, mỗi lần [ tôi] nói chuyện với Nguyễn Mạnh Côn.
Trường hợp nhà văn Mặc Thu, cũng được mang cấp thiếu úy đồng hóa - nghĩa là không phải học ở quân trường 1 ngày nào, không biết nỗi gian khổ bãi tập, đoạn đường chiến binh, không tốn 1 giọt mồ hôi, mà vẫn trở thành sĩ quan. Họ quả có cái may mắn hơn tôi nhiều !
Là tờ báo của bộ Quốc phòng, nên tôi vui lòng vẽ giúp mẫu bìa, những Nguyễn Mạnh Côn cũng tế nhị lắm, nói với đại úy Quân trả tiền cho tôi- vì tờ báo- có ngân khoản riêng để mua bài các nhà văn, bất luận ở trong hay ngoài quân đội. Nhờ có tờ báo trong tay, Nguyễn Mạnh Côn mới có cơ hội chứng minh tài năng [ làm báo ] .
[ Nguyễn Mạnh Côn ] là tác giả truyện Ba người lính nhẩu dù lâm nạn được đón nhận nồng nhiệt. Tác gỉả dùng thuyết tương đối Einstein để giải minh cho 1 phương trình vận tốc trở ngược của thời gian. Câu chuyện vừa ly kỳ, vừa [ có tính cách ] khoa học làm say mê người đọc. Sau đó, đến hồi ký Đem tâm tình viết lịch sử, được đăng báo trường kỳ, sau in thành sách, như truyện Ba người lính nhảy dù lâm nạn vậy. (....) Cuốn sách là 1 bản cáo trạng dài, với những chứng cớ ... của lịch sử, dó đó CS khó bề chối cãi.
Ngoài ra, Nguyễn Mạnh Côn còn viết rất nhiều bộ sách khác, do Cơ sở Giao Điểm ấn hành. Cơ sở này do Trần Phong Giao , chứ không phài của Nguyễn Đình Vượng, như nhiều người tưởng lầm. Ngoài vấn đề viết văn , làm báo, Nguyễn Mạnh Côn còn viết bình luận pháp ngữ cho Đài Phát thanh Saigon. Trần Phong Giao rất kính phục Nguyễn Mạnh Côn, vừa [ coi ] là bạn, vừa là thầy. Mỗi khi Trần Phong Giao dịch cuốn sách nào, đều đưa cho Nguyễn Mạnh Côn đọc, và sửa lại cho gần đúng với nguyên tác.
Nhưng Nguyễn Mạnh Côn , cũng như Mặc Thu; không ở trong quân đội lâu. Vài năm sau, họ đều xin giải ngũ, trở thànhd ân sự dễ hoạt động hơn.
Còn 1 người nữa , dũng được đồng hóa với cấp bậc đại úy, đó là Phạm Xuân Ninh, tức Hà Thượng Nhân- người thay Đinh Hùng , làm thơ tếu trong mục Đàn ngang cung của nhật báo Tự do- lúc này chỉ còn 1 Phạm Việt Tuyền nắm giữ vận mệnh tờ báo.
Phạm Xuân Ninh trong thời gian kháng chiến ở Khu Tư, tức Thanh Hóa, trong tổ chức của Đặng Thái Mai, người dịch Lôi Vũ / Tào Ngu - mang tên Hoàng Trinh. *
-------
* tên thật Hoàng Sỹ Trinh lấy bút hiệu Hoàng Trinh. Sau khi dinh tê về Hànội. làm con nuôi giám đốc Nha Học chính Phạm Xuân Độ, bèn đổi họ, thay tên là Phạm Xuân Ninh. Được đồng hóa với cấp bậc đại úy, do chính tổng thống Ngô Đình Diệm ký nghị định thời đệ I Cộng hòa ( nghị định viết tiếng pháp ) - nhờ bạn cột chèo làm Bộ trưởng Quốc phòng, tên Lê Ngọc Chấn .
Phạm Xuân Ninh từng chủ nhiệm nhật báo quân đội VNCH , báo Tiền Tuyến, giải ngủ với cấp bậc trung tá, đi học tập cải tạo, sang Huê Kỳ theo diện HO, và mới qua đời ở San Jose. ( Hoa Kỳ).
ông Lê Ngọc Chấn là chồng bà Trần Thị Vân Chung ( làm thơ ký Vân Nương) - một ' TTKH ' mà Thế Nhật (Thế Phong) đã đưa vào sách TTKH NÀNG LÀ AI? ( Nxb Văn hóa- thông tin , Hànội 1994 )- một nghi án văn học - đã 70 năm qua vẫn còn tranh luận, t ừ trong đến ngoài nước - mới nhất- cuối năm 2012, báo mạng VĂN CHƯƠNG VIỆT ( Nguyễn Hòa vcv) còn đưa ra mổ xẻ, qua nhiều kỳ đăng báo. Cuốn TTKH NÀNG LÀ AI? còn được Amazon.com phát hành ' lậu' ( không xin phép ) trên mạng đọc sách Kindle và COPY, gọi là USED COPY , from
$, 30,00 / copy , bán cho người thích đọc sách giấy in .
tôi lên tiếng phản đối, viết thư đăng trên báo ở Huê Kỳ ( CALITODAY / SAN JOSE ngày 20 - 11- 2011, đồng thời, tôi gửi thư ngỏ tới Ngài Đại sứ Huê Kỳ tại Việtnam khiếu nại về nạn piracy- Copyright Infringement ở nội địa Huê Kỳ in, ấn, , phổ biến sách tác giả Việtnam: không xin phép , không trả bản quyền. Tới nay, ngài đại sứ Huê Kỳ tại Việtnam chưa trả lời việc tôi nhờ Ngài can thiệp , kể cà Amazon. com vẫn ' lờ tịt' trả bản quyền.
trong lần trả lời mới nhất 1 đoàn phóng viên Mỹ ( 3 người: 1 filmakwer, 1 cameraman, 1 thông dịch viên , tại nhà tôi, vào tháng 10 / 2012- tôi đề cập Copyright Ingringement , đối với sách tiếng anh, tiếng việt của tôi bị Amazon.com in , phổ biến lậu trên mạng Kindle. Hy vọng tiếng nói phản đối của tôi được phổ biến trên hệ thống truyền thông Hợp chủng quốc.
sách Thế Phong như: Thephong by The Phong, the writer, the work, the life, ( bán 1 used copy : $64, 99 / copy),
I Was an American militiaman, A Brief Glimpse at the Vietnamese literary Scene, from 1900 - 1956,
Uplifting Poems, The Summing Up of Ten yeras of Writing .. đều do Đàm Xuân Cận chuyển dịch anh ngữ , Đại Nam văn hiến xuất bản cục in tại Saigon trước 1975, hiện có trong các thư viện Mỹ, như Cornell University Library ... bị họ lục ra tự in ấn, phổ biến trên mạng.
( TP ) .
Trong thời gian ở miền Nam , ít ai biết đến tên Hoàng Trinh , ngoài tập thơ in rô-nê-ô * đề tặng anh em , trong đó có nhiều bài thơ rất hay. Lâu ngày, tôi chỉ còn nhớ lõm bõm vài câu :
Đêm trăng ruổi ngựa trên thành
Chiều thu thét gió bên ghềnh Lạng Sơn ! ...
-------
* Tiếng hát tự do / thơ Hoàng Trinh ( TP ) .
---------
Không phải Hà Thượng Nhân chỉ làm thơ vui,. chính thực, anh làm thơ rất hay, nhất là thơ theo
thể ' hành' . Hà Thượng Nhân vóc người tầm thước, rất khôn ngoan, trong cách đối xử. Đôi kính trắng và mấy chiếc răng bọc vàng, làm khuôn mặt anh thêm duyên dáng. Anh không làm ai mất lòng bao giờ , nhưng cũng vì thế trở thành ba phải. Anh rất thích đánh chắn , chứ không chơi xì- phé như Ký già Lô Răng . Sau một thời gian làm việc ở Bộ Quốc Phòng [ chính xác là Nha Tác động tinh thần ] , Phạm Xuân Ninh được thuyên chuyển về Nha Chiến tranh tâm lý. Do thời cuộc, có 1 thời gian , anh làm giám đốc Đài Phát thanh Saigon.
Vì nhu cầu chiến tranh, Nha Chiến tranh tâm lý được mở rộng thành Tổng Cục chiến tranh chính trị, dưới nó, có Cục Tâm lý chiến, Cục Xã hội, Cục An ninh, Cục Chính huấn và các Nha Tuyên úy Phật giáo, Công giáo và Tin lành.
***
Khi Thanh Nam còn ở cùng ngõ với tôi, có 1 người thường đến chơi với Thanh Nam là đại úy Phan Lạc Phúc. Tôi và Phúc gặp nhau tại đây lâu dần thành thân. Lúc ấy, cái bút hiệu Lô Răng chưa ra đời, vì Phúc chưa làm báo, cũng chưa viết văn. Riêng tôi, chỉ biết, anh rất yêu văn thơ và đọc nhiều sách. Phúc, người khá ca ráo, cũng đeo kính trắng, vầng trán cao; đặc biệt, ăn nói rất bặt thiệp, biết nhiều, hiểu rộng mọi vấn đề, chẳng những văn học, cả chính trị. Nhưng không phải vì vậy, mà anh có thái độ tự kiêu, tự đại. Anh luôn tỏ ra nhã nhặn, lịch thiệp. Học khóa 2 Thủ đức, ra trường đi chiến đấu ngay, bị thương ở mắt cá chân, đi hơi cà nhắc, nhưng phải tinh ý mới thấy.
Về phương diện gia tộc, anh phải gọi Phan Lạc Tuyên, cũng như nhà thơ Phan Lạc Giang Đông bằng chú, tuy tuổi tác không kém nhau bao nhiêu . Tôi e nhà thơ Phan Lạc Giang Đông còn ít hơn Phan Lạc Phúc, có lẽ chỉ bằng tuổi nhà thơ Phan Lạc Tiếp, là em Phan Lạc Phúc. *
----
* theo tôi biết, Phan Lạc Phúc , Phan Lạc Tiếp là vai chú trong gia tộc họ Phan - Phan Lạc Tuyên, Phan Lạc Giang Đông.
Phan Lạc Phúc trước ở binh chủngThủy quân lục chiến, sau khi bị thương trở về hậu cứ Thủy quân lục chiến ở Lê thánhTôn ( Saigon 1).
sau 1964, nhờ bộ vó sâu đậm snob , thêm có vỏ , dáng dáng dấp báo chí, văn chương,' thuộc thơ Quang Dũng, tự rao ' mình là em rể hụt Quang Dũng' , lại có khả năng viết lách nho nhỏ , cộng sự quen biết rộng rãi , xin được chuyển về Cục Tâm lý chiến, bắt đầu phụ trách mục Tạp ghi nhật báo Tiền Tuyến , dần dà được đề bạt lên chức chủ bút - trung tá Phạm Xuân Ninh chủ nhiệm . Sau khi họC tập cải tạo, được định cư tại úc, có 1 cuốn sách in ỏ Huê Kỳ, chính trị gia Bùi Diễm đề Tựa .
còn Phan Lac Tiếp , ban đầu là hạ sĩ quan hải quân, phụ trách báo hải quân' Lướt sóng' cùng hạ sĩ quan . thi sĩ Phan Minh Hồng, sau xin đi học sĩ quan tại trường Bộ Binh Thủ đức, và được trở vể quân chủng Hải quân., cấp bậc sau cùng 1975, thiếu tá, tác giả ' Bờ sông lá mục' ...
Phan Lạc Giang Đông sinh 1940 , ít hơn Phan Lạc Tiếp ba, bốn tuổi, còn trung tá Phan Lạc Phúc sinh đâu, vào khoảng 1929. Phan Lạc Phúc viết báo ở Huê Kỳ, nhưng hiện ở Úc, còn Phan Lạc Tiếp hiện ở San Diego , và Phan Lạc Giang Đông qua đời ở Mỹ, tiến sĩ Phan Lạc Tuyên qua đời' cô độc' trong một ngôi chùa ở phường 13 quận Bình Thạnh ( tp HCM ) mới đây. . (TP ).
----------
Trong cùng dòng họ, có tới 4 người cùng hoạt động văn học, kể như hiếm thấy . Quê của Phan Lạc Phúc ở Sơn Tây, gần quê thi sĩ Quang Dũng. Tôi nghe Phúc nói lại, hình như Quang Dũng thuở thiếu thời cũng hoạt động tróng đảng phái nào đó; nhưng sau khi VM cướp chính quyền, Quang Dũng đi theo luôn, gia nhập Trung đoàn Thủ đô-một trung đoàn gồm đủ mọi thành phần, từ chàng công tử bột, tới anh thợ nề, trhợ điện, từ ả vũ nữ tới cô bán hàng rong; nhưng chính cái trung đoàn này đã cầm chân được quân Pháp trong bước đầu xâm lăng miến Bắc Việtnam.
Một buổi, tại nhà Thanh Nam, trong lúc mạn đàm về thơ, Phan Lạc Phúc nói, chỉ mê thơ Quang Dũng và vài thi nhân khác, như Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng chẳng hạn ! Anh có giọng ngâm thơ rất ấm , rất truyền cảm; nhưng không bao giờ anh ngâm thơ cho Ban Tao đàn của Đinh Hùng cả . ...
Thời gian cứ trôi đi lạnh lùng, như bất kể tới những sư việc , mà con người toán tính trên mặt đất. Mùa nắng qua, mùa mưa lại.
Ở miền Nam, mùa nào cũng vậy, nó không làm cho con người cảm thầy cần phải đổi thay rong nếp sống hàng ngày. Cơn mưa đến đột ngột riồi tạnh bất ngờ, không có trận mưa nào kéo dài qua1 ngày, trừ trời bão, mà bão ở miền Nam cũng rất nhẹ, không dữ dội như ở miền Trung, hay bắc. Ngay cả ngày tết của miền Nam , trới nắng chang chang, vẫn có người com-lê, cà-vạt đến hà chúng tụng năm mới. tết miền ìnam, tuy không có hoa dào, nhưng có hoa mai thay thế; còn các thứ hoa khác, nơi nào cũng có...
Một buổi chiều, mồng 1 tết , năm 1960, 61, gì đó; tôi cùng gia đình nói chuyện vui, tôi nhìn ra thấy anh Nguyễn Gia Trí và đứa con nhỏ ngồi ở bình xăng đến chúc tết trong ngày mồng 1. Tôi đi vội ra cửa, đón anh và đứa nhỏ vô nhà. Anh Trí nắm chặt tay, chúc mừng tôi và gia đình được may mắn tốt lành
trong năm mới. Tôi cũng chúc anh những điều như vẫy. Sự chúc này đối với người khác, co thể vì xã giao bắt buộc- nhưng với anh Nguyễn Gia Trí, tôi nói lên, với tất cả sự rung động tận đáy lòng !
Như ở phần trên, trong đời làm họa sĩ, tôi chỉ kính phục có 2 người :
TÔ NGỌC VÂN
&
NGUYỄN GIA TRÍ
Tô NgọcVân đã mất trong trận Điện Biên Phủ, nay chỉ còn anh Nguyễn Gia Trí.
Khi còn học ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật , tôi chỉ mớ ngày nào được anh Nguyễn Gia Trí bắt
tay và biết mặt- là đủ mãn nguyện rồi. Nhưng nay, đúng ngày mồng 1 tết, anh Nguyễn Gia trí lại đến gtận nhà chúc tết, làm sao tôi không cảm động cho được ? Sau chén trà, vài câu chuyện trao đổi, anh Trí cho biết, anh có người bà con ơp3 ngõ đối diện với ngõ tôi ở, nên anh biết nah2 va sang chúc tết. Anh nói, đã đi xem Phòng Tranh của tôi, và nhìn nhận những bức tranh do tôi sáng tạo, đặc biệt tiến bộ, rất có giá trị !. Tôi cảm ơn anh về những lời khen tặng. sau đó, anh muốn được xem những bứac tranh mới. Tôi mời anh, cứ tự do, vì tranh của tôi treo la liệt trên gác lửng, xung quanh tường không còn khe hở- ngoài ra, còn 1 số xếp đống trong góc nhà.
Anh đứng lâu, thật lâu, trước mỗi tấm tranh; nhưng không nói gì, tôi chỉ thấy đôi kính cận dầy cộm, cứ đưa lên hạ xuống nhiều lần. Vì là ngày tết, nên anh không muốn làm tôi mất nhiều thời giờ, dù rằng, anh chưa xem hết, hẹn lần sau, vào ngày thường, anh sẽ đến xem lại. Tôi tiễn anh ra cửa, hai bàn tay lại xiết chặt!
Tôi không hiểu lúc ấy , anh nghĩ sao, riêng tôi, cảm thấy như được truyền thêm chút tài hoa của anh sang tôi; vì bàn tay của anh đã tạo nên bao nhiêu tác phẩm sơn mài bất tử ! Tôi tin rằng, sau anh, không một ai có tài năng, tạo nên những giá trị vĩnh cửu như vậy.
Tôi nhớ lúc mới vô Nam , do 1 người bạn cho biết địa chỉ của anh tại Phú Nhuận, khi anh mới được tụi thực dân Pháp vừa tha có cái án an trí tại Thủ Dầu Một, vì tội chống Pháp, tôi có tìm tới thăm anh. Đó, là lần đầu, tôi gặp tận mặt Nguyễn Gia Trí . Anh dáng người nhỏ bé, trông lờ đờ, chậm chạp. Đôi kính cận nặng nề đè trên sống mũi như muốn rớt xuống. Anh có mái tóc dày và râu nhiều, tuy đã cạo. mà chân râu còn xanh rì quanh khuôn mặt.
Khi đó, anh chưa biết tranh tôi vẽ. mà chỉ biết tôi cùng nghề với anh thôi. Cũng vì thế, nên câu chuyện giữa tôi và anh , ở buổi sơ giao không mấy hứng thú ! Không hiểu sao, trước khi tôi ra về, anh lại tặng tôi tấm tranh nhỏ, cắt bằng giấy báo dán lại ( collage ) - hính cô gái miền Nam ôm con mèo. Anh cho biết, đã thực hiện nó, trong thời gian bị an trí tại Thủ Dầu Một. Không có màu, bút vẽ, anh đành cắt giất dán thành tranh. Trước khi trao, anh ký tên vào 1 góc. Tôi nhìn tay anh cầm bút, run run, khi ký. Lúc ấy, tôi tưởng anh cảm động, nhưng không đúng. Tôi cảm ơn anh vô cùng, mang tấm tranh về, mua chiếc khung thật đẹp, treo trong phòng riêng.
Như vậy, ngoài tấm tranh, anh Nguyễn Gia Trí mới tặng- tôi còn có 1 tấm của Nguyễn Tiến Chung , một tấm của Bùi Xuân Phái. cả hai tấm này, các bạn Nguyễn Tiến Chung và Bùi Xuân Phái tặng tôi, trước ngày lên đường vô Nam. Tôi quý những tấm tranh này vô cùng, vì là kỷ vật thân yêu của hai người bạn cùng nghề. Nay thêm bức tranh của anh Trí, như vậy là 3 . Những bức tranh hiện còn ở Saigon cùng với mấy chục bức tranh riêng của tôi . []
( Còn tiếp, kỳ 23 )
tạ tỵ
( Nxb Thằng Mõ, San José / USA, 1990 - tr. 240 258)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét