Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012
đạo văn, tư liệu luận án , mua văn, bán chữ ...ở tp. hồ chi minh - bài : hoàng hương trang .
đạo văn,tư liệu luận án, mua văn. bán chữ
ở tp. hồ chí minh *
bài: hoàng hương trang
Lời dẫn:
- chúng tôi giới thiệu một bài viết về đạo văn, tư liệu luận án tiến sĩ tây , mua văn, bán chữ.. ở tp. Hồ Chí Minh, qua bài tản mạn vàng thau.
- có một người nữ có tiền ở Pháp về, háo danh, nhưng không thể làm thơ , nên ả tìm kẻ môi giới mua" thơ gửi ngàn phương" . Tuy tác giả viết tên tắt Đ.Đ kẻ ' có thơ không có tiền in, thôi thi bán cho ' me đầm ' - kiếm tiền đi uống cà- phê, cà- pháo.'
- đó là Hoàng Hương Trang ám chỉ ĐIỀN ĐĂNG bán thơ
- còn bà đầm háo danh có tên THÂN THỊ NGỌC QUẾ ** mua thơ.
- một tay ngâm thơ nổi tiếng, từng sống bằng nghề " ngâm " ăn tiền , kẻ môi giới mua văn, bán chữ :
"... kể cả kẻ chuyên môn đi mua thơ cho mệnh phụ để ăn lời, tiền ăn lời , gã mua được một ngôi nhà, tậu được xe máy và có tiền cho vay nặng lãi, đến nay cũng đã hết thời, nằm bại liệt, đời sống thực vật .... " ( tr. 441, sđd).
- đó là Hoàng Hương Trang chỉ mặt ĐOÀN YÊN LINH.
- một tay tiến sĩ âm nhạc từ tây về , nay ở hẳn tại tp HCM:
"... có bẳng tiến sĩ nhưng ông không hề có công trình nghiên cứu, cũng không sáng tác một bài nào. Chỉ duy nhất một công trình nghiên cứu về dân ca dân tộc làm luận án văn tiến sĩ thì rất đáng
tiếc, đó lại là công trình của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước cho mượn từ 1938- 1940 và bị sang đoạt luôn ..." ( tr. 444. sđd ) . Khoảng 15 trước , có một bản nhạc lấy ý thơ tử bài Đi chơi chùa Hương của
Nguyễn Nhược Pháp , do một ca sĩ phổ nhạc, ca sĩ này đã chơi đểu ký tên ông tiến sĩ nọ , vậy mà ông không hề cải chính, đính chính gi hết, cứ coi như của Ta, ca sĩ nào lên sân khấu hát xong, bước xuống hàng ghế VIP khen, tặng hoa, ôm hôn, ông tiến sĩ đều nhận cả ... " ( tr. 445, sđd )" . Ít lâu sau, ca sĩ tác giả phổ nhạc lên đài truyền hình công bố : " bài ấy là của tui, Trung Đức, không phải của ông kia , từ rày ai hát thì phải giới thiệu là tui phổ nhạc bài thơ Nguyễn Nhược Pháp, không dính dáng gì tới ông tiến sĩ ấy cả .." ( tr. 445, sđd).
- đó là Hoàng Hương Trang ám chỉ tiến sĩ âm nhạc rất nổi tiếng, giáo sư Trần văn Khê.
- tôi có lời xưng tụng cam đảm, chịu trách nhiệm đọc của người biên tập ( thi sĩ Nguyễn Công Bình, ký Hoàng Văn ) -- kể cả ' sếp' chịu trách nhiệm tổng quát chi nhánh tại tp HCM -- thì cuốn sách được xuất bản -- bạn đọc mới biết được điều cần biết - như tác giả Hoàng Hương Trang
làm ra lẽ : " vàng ra vàng, thau ra thau, chớ lẫn lộn vàng thau chung mẻ".
- chỉ trích đoạn bài viết , vỉ rất dài, nhiếu sự kiện được kể, hãy cầm sách lên đọc , mới thấy hết thi vị " văn hóa đọc - đạo văn " !
-----
* tựa bài của tác giả "Tản mạn vàng thau ".
** Thân Thị Ngọc Quế (1918- 2007 ) - vợ ông Dương Cẩm Chương.
-----
ĐƯỜNG BÁ BỔN
Saigon- Dec 20, 2012 .
(....)
Một dạo trong làng thơ có người chẳng cần sáng tác , cứ bỏ tiền ra mua thơ, in thơ, đề tên mình, thế là trở thành nhà thơ. Không phải mua một cuốn mà thừa thắng xốc tới mua những 4, 5 cuốn in một loạt. Sống ở bên tây mấy chục năm dư dả tiền bạc, đến tuổi tóc muối tiêu, về quê hương " Muốn có danh gì với núi sông " - thế là quăng tiền ra nhờ người mai mối
mua thơ.
Đầu tiên , thử thời vận, mua một cuốn Thơ gửi muôn phương - in xong thấy lập lờ được với mọi người, bạo dạn mua cuốn nữa: Giọt nước cành Đa - rồi cuốn thứ 3 làThơ Đường .
Cuốn này bắt đầu có sự lòi đuôi, vì gã bán mấy chục bài thơ Đường lại gian dối, không biết làm thơ Đường, chỉ bẻm mép ngâm thơ thôi, gã lấy thơ của Đ.Đ, người chuyên làm thơ Đường , lấy của người đem bán kiếm tiền, khi nhà thơ dỏm in ra, bị nhiều người phát giác, tác giả mấy chục bài thơ Đường là Đ.Đ. đòi kiện; ấy thế là mệnh phụ mua thơ phải điều đình năn nỉ, xin được trả tiền têm lân nữa cho tác giả để mua lấy sự im lặng, khốn nỗi tác giả rất nghèo, thơ thì nhiều nhưng không có khả năng in thơ, thôi đành chấp nhận bán.
Đến đây, mệnh phụ vẫn chưa tởn, còn mon men đến chân cửa chùa mua Thơ Thiền , tận một ngôi chùa chót vót trên đỉnh non cao xứ Huế, cộng lại mua đến tập thứ 5 thì lòi đuôi cáo, mọi người phê phán không tiếc lời-- những tuyển tập ngỡ mụ là nhà thơ, khi khám phá ra, đã không cho in vào tuyển tập, kể cả người làm sách văn học, khi biết sự thực cũng rút tên mệnh phụ thơ mua này ra, không cho vào sách. Tới đó, mụ mới thấy xấu hổ, cạo đầu đi tu và lặng lẽ qua đời, mà làng thơ chẳng ai thương tiếc.
Đáng phàn nàn, mệnh phụ là con giòng của giống, con dâu dòng họ có chí sĩ, có tên đường nữa đấy.
Kể cả kẻ chuyên môn đi mua thơ cho mệnh phụ để ăn lời, tiền ăn lời, gã mua được một ngôi nhà, tậu được xe máy và có tiền cho vay nặng lãi, đến nay cũng đã hết thời, nằm bại liệt, sống thực vật, tiền, xe, nha đều bay theo gió để chữa bệnh, mà bệnh không hề phục hồi. Coi như bị thơ phạt tội gian dối. Ngoài việc đi mua thơ ăn lời, gã còn vào chùa làm nhiều việc thất đức với cả sư trẻ, nên bị nghiệp quả.
(....)
Môt tay cứ xưng là tiến sĩ, giáo sư từ trời tây về, nhưng cái tiến sĩ đó là nhờ sang đoạt tài liệu nghiên cứu của người khác để làm luận văn tiến sĩ. Bởi thế, có bằng cấp cao như vậy, mà ở xứ người rất nghèo đói, không ai mướn làm gì cả, cuối cùng phải hồi hương sống bằng nghề nói dóc khắp nơi để kiếm tiền. Đi nói dóc hàng nghìn lượt, nhưng không dám gom những bài nóc dóc ấy để in thành sách, ví nói dóc, nói dở, nói trùng lắp quá nhiều, gần như trăm bài như nột, in thành sách làm sao được ? Và cũng chỉ đi nói dóc thôi, chứ không hề có một công trình nghiên cứu chuyên ngành, mà chính ông ta có bằng tiến sĩ.
Ở Việtnam có 3 trường chuyên ngành ấy -- môt ở Hànội, một ở Huế -- một ở tp. HCM- nhưng cả 3 trường chuyên ngành âm nhạc ấy, chưa bao giờ mời vị tiến sĩ nọ giảng dạy một giờ nào, cũng chưa hề được 3 trường chuyên ngành ấy mời diễn thuyết một lần nào. Vì cả 3 trường hợp chuyên ngành chính quy ấy thừa biết la tiên sĩ dỏm, nhạc sĩ dỏm.
Chả bù cho nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba , tuy chẳng có bằng cấp tiến sĩ, giáo sư gì -- nhưng biết bao công trình tim óc nghiên cứu về âm nhạc Việtnam, tìm ra phương pháp hiện đại cho các loại đàn dân tộc, suốt hơn nửa thế kỷ sinh viên ngành âm nhạc dân tộc cả 3 miền đều dùng ngàn cuộn băng tài liệu quý giá của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba để học. Ngoài ra từ 60 năm trước, ông con sáng tác hàng trăm bài, nên xứng đáng gọi là Nhạc sĩ.
Ngược lại có bằng tiến sĩ, nhưng ông không hề có một công trình nghiên cứu, cũng không sáng tác môt bài nào. Chỉ duy nhất một công trình nghiên cứu về dân ca, dân tộc, dùng làm luận văn tiến sĩ -- thì rất đáng tiếc, đó lại là công trình của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước cho mượn từ 1938- 1940 và bị sang đoạt luôn không trả về cho nhạc sĩ. ( Đọc: Những bức thư Sài Gòn của nhà văn Thế Phong ).[ đúng phải là Thư viết ở Saigon / Văn Uyển xb, San José 2000 ]
Khoảng 15 năm trước , có một bản nhạc lấy ý thơ từ vài Đi chơi chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp , do một ca sĩ phổ nhạc. Ca sĩ này đã chơi đểu, ký tên ông tiến sĩ nọ , vậy mà ông tiến sĩ không hề cải chính, đính chính gì hết, cứ coi như của ta. Ca sĩ nào lên sân khấu hát xong, bước xuống hàng ghế VIP khen, tặng hoa, ôm hôn, ông tiến sĩ đều nhận ca, coi như của chính mình. Chẳng may, ít lâu sau, cá sĩ ttc giả phổ nhạc lên đài truyền hình công bố :
" ....bái ấy là của tui , Trung Đức, không phải của ông kia, từ rày ai hát thì phải giới thiệu tui phổ nhạc bài thơ Nguyễn Nhược Pháp , không dính dấp gì tới ông tiến sĩ ấy cả ...".
Ôi thật bẽ mặt, dù sao cũng đáng tuổi cha chú của ca sĩ kia, mà lại thiếu tự trọng như thế, còn ra gì nữa !
(...)
Nhiều người tưởng ông có công giới thiệu mà Huế được UNESCO phong tặng Di sản văn hóa, đâu biết Huế phải cống nộp mấy chục phần trăm tiền UNESCO cho trùng tu Di tích, cho người mai mối để được việc ? Chả lẽ nhờ mai mối mới được ông nhận sao ? Ví dụ My Sơn, Phong Nha Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long, ông ta có mai mối đâu, mà đều được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
Có ai biết được nỗi khổ của những nghệ nhân già của những ngành ca trù, chéo, trống quận, Quan họ, đã biểu diễn cho ông ta xem, giảng giải cho ông ta hiểu , ông ta ghi hình, ghi âm xong -- đem bán cho UNESCO lấy hàng chục ngàn đô-la, nhưng không hề trả cho những nghệ nhân già ấy môt đồng nào. []
(... )
hoàng hương trang
( Tuyển tập văn xuôi HOÀNG HƯƠNG TRANG
truyện ngắn, giai thoại và ký - tr. 440-447 )
- sách dày 560 trang, khổ 14, 5 x 20 cm, bìa cứng,
ruột giấy Blanc fin, in ấn mỹ thuật, giá 300.000 Vnđ.
- Nxb Thanh niên, Hànội, tháng 10 / 2012 .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét