Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012
năm chương tự ngôn - tự-sự- kể triều đẩu
TRIỀU ĐẨU 1909- 198 ?
Tên thật Nguyễn Văn Phùng. Sinh ngày 14-7- 1909 ở Bắc Ninh ( Bắc phần). Học qua Trường Bưởi , công chức thời Pháp. Viết văn từ tiền chiến, chỉ từ 1950, mới lao vào nghiệp văn một cách dấn thân. Ông qua đời ở Sài Gòn, sau năm 1980.( không nhớ rõ năm ) .
Tác phẩm: Trên via hè Hànội ( phóng sự, Thế kỷ, Hànội xb, 1952), Lá thư Hànội ( tạp bút, Tân Quảng Lợi xb, Hànội 1965) - Tranh tối tranh sáng, truyện dài ( Trần Dương ,Hànội xb, 1953), Trên vỉa hè Sài Gòn ( Saigon 1957)- Những thiên đường lỡ ( saigon, 1968)- Men rượu đế ( Saigon 1969) v. v. ...
Khuynh hướng: Triều Đầu có giọng văn hài hước, châm biếm sâu độc, về thói hư, tật xấu của xã hội đương thời, qua nhiều nhõn quan phán xét tinh tế của tác giả. Tác phẩm đầu tay Trên vỉa hè Hànội, khi xuất bản, đã gây được một dư luận trong văn giới một cách rộng rãi ở Thủ đô Hanội.
Truyện dài Tranh tối tranh sáng chưa xuất sắc - bước sang Lá Thư, gồm tạp bút, phê bình văn học, hồi ký - chỉ hồi ký là viết đặc sắc, ở điểm chân thực, có cả bài phê bình sách Đồi thông hai mộ, theo lối viết phóng tức ( critique spontanée), lập luận thiếu vững chắc, nệ tính cảm quán tính.
( NHÀ VĂN HẬU CHIẾN 1950- 1956 / THẾ PHJONG , Đại Nam văn hiến xb, Saigon 1959).
Lời dẫn:
Tôi quen Triều Đầu một cách tình cờ, ấy là sau khi NHÀ VĂN HẬU CHIẾN 1960-1956 xuất bản vào cuối 1959, Triều Đẩu mua 1 cuốn, giá bìa 200 Vnđ / cuốn, mang lại địa chỉ nhà xuất bản, ghi trên bìa sách: 504 Hồng Thập Tự, Saigon 3.
- thực ra, khi ấy Loại sách Đại Nam văn hiến in rô-nê-ô ( quyển đầu tiên) mượn địa chỉ Nxb Huyền Trân của Nhật Tiến + Đỗ Phương Khanh.
- Triều Đầu, tướng tá đô con, cao, ăn nói ngang ngửa , bặm trợn, hách dịch, giống an ninh chìm - cô Đỗ Thị Chi ( em gái Đỗ Phương Khanh , người tình không cưới của văn sĩ N.Đ.Toàn ) trả lời cứng rắn :
" ông hỏi tác giả làm gì, đi vắng rồi , sách ông ấy có giấy kiểm duyệt đàng hoàng v. v.."
- rồi chúng tôi quen nhau, anh chị Nguyễn văn Phùng ở 53 Cư xá Trương Tấn Bữu, Saigon 3), có một trai duy nhất gửi sang Pháp du học ( một gái mất sớm ) - Mặc dầu khi ấy, Nàng Phù Dung tiên nữ đã đi sâu vào đời anh, dầu cuộc sống công chức cao cấp, đôi phen cũng lao đao về tài chính. Anh đưa tôi in rô- nê- ô truyện dài MEN RƯỢU ĐẾ và NĂM THIÊN KÝ ỨC , in giấy duplicateur đen, bìa in typô - rất kém mỹ thuật.
- sau tết Mậu thân , 1968, CS tấn công đợt 2 vào Saigon - anh bảo tôi:
" ... anh xem NĂM CHƯƠNG TỰ NGÔN có thể tái bản , thì lần này ta in ty-pô thật ' óach' - tìm đến in Kim Lai giám đốc Lãng Nhân - in lynotype - cho sang, đẹp, bắt mắt. Bìa sách thì, anh tìm họa sĩ nào đó trình bày - còn phát hành , anh giao cho nhà Đời Mới nhé. Tiền in, tôi bỏ ra, lần này tái bản in 2000 cuốn, không thèm thiếu Kim Lai ấn quán 1 đồng -- mặc dầu tôi quen khá thân với Lãng Nhân - Phùng Tất Đắc :
'... thằng cha này họ Phùng, quê gốc Sơn Tây , lắm vợ, nhiều con - nhưng chỉ ả Phù Dung , chưa ' đê mê nổi hắn ta mà thôi ...!'.
- lúc này, tôi đã là lính không quân đồng hoá vào Không lực Việt Nam Cộng hòa - tối đi trực ,gặp 1 anh binh nhì - tên Cao Bá Minh, tai ĐIẾC RẶC , lại có nụ cười ròn tan ( chẳng hiểu có nghe được câu chuyện nói gì , hay không ) - nhưng, cứ sau mỗi lần nghe tôi nói chuyện xong , anh ta là người đầu tiên ' ngoác' miệng cười lớn, rón tan, như thoải mái cực kỳ !
- có 1 lần, tôi phê một trung tá KQ , khi nghe huấn thị :
" ta phải chăn dắt bọn hạ sĩ quan lếu láo, như trung sĩ TƯỜNG và BẢNG chẳng hạn, nếu trị được 2 thằng đầu têu này , tất cả sẽ đi vào nền nếp, kỷ luật nhà binh " !'.
- tôi, Cao Bá Minh, thượng sĩ Khuyến ( nhiếp ảnh viên báo Lý tưởng ) , thượng sĩ Hưng ( làm ở Tổng hành dinh, chủ quán cà phê) , trung sĩ Kiều Văn Bảng ( nhà văn Hồ Phong) , Phan Lạc Giang Đông ...-- riêng tôi uống cà phê , ly bự' tổ chảng' , hút thuốc lá Lucky phải tìm bằng được bao có 3 hàng chữ For export only - trả đũa câu nói viên sĩ quan cao cấp KQ :
- " cái ông trung tá D... , phụ tá Tham mưu phó Chiến tranh chính trị Bộ Tư lệnh KQ , ăn nói hàm hồ , " chăn dắt hạ sĩ quan ư? " ( có 1 cái chăn không chịu đắp chung với vợ , lại chỉ đòi ngủ lang cùng ' giai nhân' - và ông ta mới khoe , đậu cử nhân luật đấy ! .
- giả thử, nếu ông ta chịu đứng vào hàng ngũ " bưng bô tướng đái, rước gái tướng chơi"- tôi, thằng đầu tiên xung phong bầu ông đứng hàng số 1 La Mã !" ( tài cao, chí mọn , mưu sĩ, học hành có bằng cấp cao hẳn hoi , hơn đứt nhiều tên sĩ quan ' tả lọt vô học ' dắt mối khác ) .
- liệu Cao Bá Minh có nghe được đầy đủ câu nói không, nhưng CBM lại cười lớn nhất , như tán thưởng 100%. câu nói trung sĩ Tường vừa nói , lại còn vỗ tay đôm đốp .
- ở bàn bên kia, trung úy Đinh Sinh L, nghe được , khó chịu ra mặt , anh ta vốn dĩ có mối thù với tôi - đứng lên trả tiền, về sớm, chắc để báo cáo cấp trên .
- sếp tôi, khi ấy , thiếu tá Khải, trưởng phòng ( ông này rất tốt với lớp hạ sĩ quan đồng hoá KQ để làm báo) bị trung tá D... phụ tá Tham mưu phó CTCT mời lên văn phòng , ra lệnh:
- thứ 1 , anh không chỉ huy được lính lác, để chúng phát ngôn bừa bãi, làm mất danh dự cấp trên - anh phải làm tường trình ngay trong ngày , báo cáo lên Tham Muu Trưởng ký văn bản thuyên chuyển 2 tên trung sĩ làm loạn' trong Khối CTCT -
- thứ 2, thuyên chuyển tên binh 2 , Cao Bá Minh ra ngay ngoài giới tuyến, Sư đoàn 1 KQ .
- thiếu tá Bùi Hoàng Khải gọi lên trình diện - tôi chụm chân chào, báo cáo tên, cấp bậc, số quân, đứng trong tư thế nghiêm chờ lệnh :
- " ... tôi sẽ về Liên đoàn Kiềm báo, trung sĩ Bảng về Đơn vị quản trị - như thiếu tá gợi ý - còn Cao Bá Minh, nếu y cười xách mé, vô lễ thật, nhưng thật ra rất oan uổng - , vì lẽ y cười tán thưởng vu vơ - bởi , một tai y điếc đặc - mong thiếu tá xét lại !
- và , Cao Bá Minh rời căn nhà thuê ở Khu xứ đạo Tân Chí Linh , nét mặt tái xanh, ôm túi quân trang lên đường ra vùng giới tuyến, mang theo lá thư giới thiệu :
- xin giới thiệu cùng tác giả MYK, Tư lệnh Sư đoàn 1 KQ. Nguyễn Đức Khánh giúp đỡ binh nhì Cao Bá Minh, một họa sĩ trẻ có tài gặp hoạn nạn .Hiên nay, anh ta vẫy vùng ở Huê Kỳ như
' chú kình ngừ' -- mà không 1 ngày học Mỹ thuật Mỹ thiếc gì , không phải gọi bất cứ tên nào là ' thầy dậy vẽ ' cùa mình ! !
- Cao Bá Minh từng vẽ 2 bìa:
THỦY VÀ T6,
tập truyện ngăn của tôi , in từ 1967)
NĂM CHƯƠNG TỰ NGÔN
tư-sự-kể TRIỀU ĐẦU ( 1968)
- đó là mấy 2 bìa đấu tiên 1 họa sĩ binh nhì KQ VNCH khi ấy mới vào nghề ( chẳng học Mỹ thuật Mỹ thiếc gì ) - nay , một họa sĩ chuyên nghiệp đang vẫy vùng ở Hoa kỳ .
- trong Năm chương tự ngôn có 1 chân dung phác họa tác giả Triều Đầu , qua nét ' chủ soái BÁNH XE MÊ LY' , họa sĩ HOÀNG LẬP NGÔN vẽ từ 1942 .
- trong sách NĂM CHƯƠNG TỰ NGÔN - Triều Đẩu thương nhớ con gái mất sớm, ghi nơi trang 6:
Tặng hương hồn NGUYỄN THỊ THANH
Con gái yêu quý
với lòng thương nhớ của cậu mợ *
Saigon, con đi vào thiên thu
( 15 tháng 10 Quý -Mão -
30 Tháng 11 năm 1963)
TRIỀU ĐẨU
-------
* ngoài Bắc, ở thị thành , có nơi gọi bố mẹ bằng cậu mợ
trang 7 , Triều Đẩu ghi:
Ngậm ngùi đàn bát xếp xong
Áo xiêm sửa dáng dậy mong giãi lời
rằng : Xưa vốn là người kẻ chợ ...
( TỲ BÀ HÀNH )
- trang 8, chi :
lân xuất bản thành sách vào 1968,
tác giả có sửa chữa lại.*
---------------------------
* ấn bản đầu in ronéo trong Loại sách bản thảo Đại Nam văn hiến 1963, nhan đề Năm
thiên ký ức -
* tái bản in ty-pô : sách dày 116 trang, khổ 13x 19cm, in tại Kim Lai Ấn quán, in xong ngày 10-10-1968 . Giấy phép số 2173 của BTT / NT/ NHK / QN ngày 23 / 9 / 68. Ngoài 2000 ấn bản còn in 100 bản đặc biệt dành riêng cho tác giả.
Giá : 120 đồng., sách do Đời Mới, 278- 280 Vĩnh Viễn , Saigon 10 , phát hành.
----------
ĐƯỜNG BÁ BỔN
Saigon, Dec. 7, 2012.
nam chuơng tu ngon
tu-su-ke : trieu dau
tu sach dai nam van hien *
-----
* nguyên văn ở trang 3 : không có dấu .
giai đoạn tinh- vân
1
Nghiệp văn cũng như mọi công cuộc hữu tình phải bắt đầu bằng một giai đoạn mù mịt, chập chờn như những đám tinh vân trong thinh không, trước khi thành hình một vì tinh tú.
Cái thời gian này đối với tôi, riêng về phương diện văn nghệ, quả đã mù mịt, bất định. Bởi vì từ khi bác mẹ sinh ra đến lúc biết đọc biết viết -- nghĩa là tới lúc bắt đầu ăn học để chọn một nghề -- chúng tôi không một ai trong gia đình lại nghĩ, dầu rằng chỉ mới nghĩ lướt qua thôi, tới nghề viết văn.
Những tài danh to lớn Phạm-Quỳnh, Nguyễn-văn-Vĩnh, cụ Tú Đông-Châu, ông Tản-Đà, tượng trưng cho thi văn đương thời, đối với chúng tôi đều là những nhân vật riêng biệt, xuất chúng, xa xăm, không thể bắt chước được và không một ai có thể sánh bì.
Tôi nhớ thầy tôi, một nhà nho sâu sắc, thường ngâm và thán phục những văn thơ của
Tản-Đà vừa mới xuất bản:
Nước trong xanh lơ lửng con cá vàng
Cây ngô cành biếc con chim phượng hoàng nó đậu cao
Anh tiếc cho em phận gái má đào
Tham đồng bạc trắng mới gán mình vào cái chú Tây đen .
Dây xích thằng ai khéo xe duyên
Đem tranh tố nữ treo bên ông tượng đồng
Chị em ơi ! Ba bẩy đường chồng.
***
Tôi sinh năm Kỷ-dậu, ngày Ất-hợi, nhằm đúng tết Chánh trung 14 tháng 7 của nền đô hộ Pháp. Mẹ tôi có kể lại hôm sinh gặp mưa bão. Nằm bếp còn đỏ hỏn, tôi đã bị bồ hóng gió giật từ mái tôn rơi xuống đầy mặt. Sau này, đọc cuốn phê bình những Nhà văn hậu chiến, thấy Thế Phong viết :
" Văn Triều Đẩu đôi khi độc ác vô cùng , đ6i khi trầm lặng như tiếng đàn trầm..."
tôi đã tữ hỏi có phải cái chất độc và trầm đã bắt nguồn xa xôi từ những cơn mưa đổ, gió giật và bồ hóng bay ngay cái buổi đầu nhập thế cuộc chăng ?
Năm lên 6, 7 tuổi đi học thì cuộc chiến tranh Pháp Đức đang tiếp diễn.
Tội thấy từng đoàn trai trẻ trong làng xin đăng lính sang Mẫu Quốc. Họ được tập luyện ngay trong làng, trên những thửa ruộng vừa gặt xong. Và khi tiễn đưa, một bà cụ hàng xóm mặt răn reo đen đủi, đã trao cho con một bó khoai lang sống.
Dạo ấy, tôi đọc trong Nam Phong một bài văn tế Tướng sĩ trận vong mà giờ đây tôi còn nhớ đứt nối mấy đoạn :
"... Nhớ linh xưa ! chí khí ngang tàng. mặt mày vạm vỡ. Làm trai cho đáng, bốn phương hồ thỉ quyết ra tay.
" Ghét người Đức lòng chim dạ cá, công lý một tay phá hoại, thù chung ấy tiết nào chẳng ngứa.
" Chó ngồi bàn độc, tướng vô loài không lẽ dung tha.
" Tâm gửi lấn ngành, bách thế giới phải ra công chống đỡ ."
Đoạn dưới cùng, liên tiếp có những câu văn an ủi những người lính dân quê " An Nam' đã hy sinh cho" Mẫu Quốc' là nước Đại Pháp.
Chính phủ Bảo hộ sẽ không quên ơn và sẽ truy tặng bằng những đạo sắc cửu phẩm. Dầu rằng chỉ là truy tặng đấy là một vinh dự mà ai nấy hằng mong ước hơn cả ruộng vườn tiền bạc.
Độ ấy, tôi ít chú ý tới những báo hàng ngày.
Có những bài xã thuyết điều kiện bắt buộc đăng tranh nhất, cột 1 và 2, ký tên tắt H.T.B. hô hào hay hiệu triệu, hành văn theo điệu triền miên một hơi và kết thúc thường bằng hai chữ
:" Mong lắm! mong lắm ! ".
Tôi ham thích đọc những truyện Tàu theo bản dịch Nguyễn-đỗ-Mục. Tôi đã đọc lén lút, thầm vụng. Bởi vì ông Tổng sư ở trường làng, thầy học của tôi, và ở trọ ngay nhà tôi, đã tuyên bố trước mặt thầy mẹ tôi rằng học trò không nên đọc truyện và phải để cả thì giờ vào những bài học nhà trường. Ông đã muốn tôi học thuộc lòng cả quyển Cách trí trong 4 cuốn [ tập * ] giáo khoa của Trần-văn-Thông: Luận lý, Toán Pháp, Cách trí và Địa dư.
Cho nên, chỉ những lúc ông sang đánh tổ tôm bên hàng xóm, thường vào những lúc buổi tối, tôi mới dám giở bộ Đông Chu Liệt Quốc hoặc Song Phụng Kỳ Duyên ra đọc.
Dưới cây đèn dầu hỏa khêu tỏ ngọn, tôi đã mài miết theo dõi thảm họa đã xảy ra trong gia đình nàng Chiêu-Quân do thủ đoạn gian hùng của tên Mao-diên-Thọ. Bên ngoài trời tối đen như mực, gió thổi ào ào qua những cành cây trong vườn.
Có thể nhoang nhoáng đấy đó mấy con đom đóm vụt qua trrong khoảng đen, sáng lòa như những mũi tên lửa trắng. Đó là lúc không đèn đóm, chập choạng và mò mẫm, trong cảnh đầy dọa khổ ải, mê nàng Chiêu- Quân đang lâm bồn, sanh ra nàng Trại Chiệu-Quân. Cắt rốn và chôn rau { nhau ] , trong khoảng đêm tối dằng dặc. Tôi ước mong rằng đấng Hoàng-Thiên chì công chí minh sẽ giúp gia đình này qua được cầu bĩ cực để gặp bước may mắn hơn. Tôi đã đi ngủ, tắt đèn, gấp sách, với những giấc mơ đẹp và sự ước mong hồn nhiên đó. cái tên Mao-diên-Thọ nhất định sẽ bị trừng phạt một cách xứng đáng. Song có những trường hợp não nùng, oan khiên theo đuỗi mãi người trong truyện khiến cho tôi phải ngậm ngùi đến rỏ nước mắt.
Câu truyện đã xảy ra giữa ban ngày bời vì ông Tổng sư nhằm vụ nghỉ hè đã về tỉnh với " bà giáo" , vợ ông, để cho tôi có thể tự do đọc truyện không phải cứ về đêm như trước nữa. Người anh nọ -- truyện đọc lâu ngày tôi không nhớ tên -- đã ra trận để báo thù cho em bị địch thủ giết hôm qua.
Người đó ra đi với tấm lòng cương quyết và hăng hái vô bờ bến. Song anh đã gặp một kẻ thù lợi hãi võ nghệ cao cường hơn. Sau mấy hiệp đụng độ, anh đã bị kẻ kia vung gươm chém chẻ người ra làm hai, từ đầu xuống cả người mà gươm không hề có vấy máu !
Ấn tượng kinh khủng đó đã ám ảnh trí tưởng tượng của tôi hồi còn 7, 8 tuổi cho mãi đến tận bây giờ lá lúc tôi đã trên 50 tuổi, cầm bút ghi những dòng này, giữa thời mà súng sáu [ súng lục ] và tôm-sơn [ Thompson ] đang ngự trị .
***
Suốt trong thời kỳ thơ ấu, tôi đã đi bên lề của nền văn nghệ xứ sở, thờ ơ như gã Tiêu-Lang, Nam Phong hay thơ Tản-Đà, Trung- Bắc Tân -Văn hay Đông- Dương tạp chí đã không ảnh hưởing đến tôi.
Có lẽ vì những công trình văn nghệ đó chú trọng quá về văn chương và nghị luận không thích hợp với những tâm hồn còn non nớt. Trái lại những truyện phiêu lưu hay kỳ dị lại kích thích trí tưởng tượng nhỏ bé của tôi .
Những nhân vật trong truyện Tàu dịch và sau đây là cuốn Nam Hải dị nhân của Phan-kế-Bính đã rất quen thuộc với tôi ở tuổi lên 8. Tôi thích một Trương Phi hét một tiếng mà một tướng của Tào-Tháo phải kiếp sợ đến ngã ngựa. Cũng như tôi thán phục một Lê-như-Hổ đã ăn hết 20 mâm cỗ đầy. Sự thích thú đó, tôi nhận thấy giờ đây đã truyền sang đứa con của tôi cũng chừng, 7, 8 tuổi. Nó cũng đọc những truyện Tàu dịch và những truyện kiếm hiệp, phiêu luu cùng những phim ảnh cao bồi có sử dụng dao găm và súng sáu.
Như vậy, để chứng tỏ rắng cái khuynh hướng làm văn nghệ chua hề đến ngay với tôi ở những năm đầu tiếp xúc với đời, nghĩa là từ lúc bắt đấu biết đọc biết viết.
Cho cả thời gian 4 năm sau đây, vào Trường Bưởi ( khóa 1923- 27 ) ở tôi cái khuynh hướng đó cũng không rõ rệt và mù mịt như một bài ám tả [ chính tả bây giờ ] không nhan đề .
Thường thường , với lớp học sinh cũ trước đệ nhị thế chiến, thời gian học tập đằng đẵng 4 năm ban Thành chung, tức Trung học đệ nhất cấp ( trung học cơ sở bây giờ ] với một chương trình sinh ngữ nặng trọng lượng đã khiến cho những khả năng ở hiện tại cùng những khuynh hướng về tương lai ở một người có thể bộc lộ khá rõ rệt.
Người kém giỏi, kẻ trung bình hay tầm thường đã như được xếp đặt, chỉ còn chờ sau đấy, sự can thiệp và an bài bí hiểm của số phận. Những bạn tài năng đặc biệt của tôi , giờ đây, đã có một sự nghiệp riêng biệt.
Có anh ra làm quan áo da giầy ban khăn xếp bài ngà. Các bạn giỏi toán đã trở nên những kỹ sư hay cán sự chuyên môn. Những ông thường thường bậc trung đã có những nghề phức tạp, trong khi những chú cần cù ớ dưới mức trung bình trong lớp học; thì giờ đây thấy nghiễm nhiên là chủ nhân một hiệu thuốc tây với bà cụ mẹ cùng mấy đứa con ngồi quầy bán hàng.
Và lù lù , bà vợ ngồi thu ngân. Họ đã học tắt vào ban Dược sĩ Đông -Dương. Nói chung, những bạn Trường Bưởi của thế hệ tôi giữa thời Pháp thuộc đang thịnh đều có chung một tham vọng. Học chăm chỉ để khi tốt nghiệp có mảnh bằng làm công chức ăn lương tháng hoặc làm những nghề tự do.
Đều là những nghề mà thời thế đã choàng lên ít nhiều vinh quang hay danh dự. Quan Tham, quan Đốc, quan Phán, hay quan Trạng . Câu thơ đẹp từ ngàn xưa còn đầy hoa mộng đối với lớp sinh viên thời tiền chiến:
Hoa cù hồng phấn nữ
Tranh khán lục y lang
( Hai bên đường đầy hoa, bầy thiếu nữ phấn hồng tranh nhau
ra coi mặt chàng tân khoa bận áo thụng xanh ) .
Cho nên,. sau này , gặp nhau ở giữa cuộc đời thực tế, tôi thành nhà văn, có sách xuất bản, với một chút tai tiếng; các bạn cùng khóa với tôi ngày trước đã không khỏi ngạc nhiên .
Vả lại, với bút hiệu Triều Đẩu, tôi đã gây hoang mang cho mọi người, bởi có ai thể ngờ rằng Triều Đẩu lại chính là cái anh chàng ở Trường Bưởi về Annamite - Việt văn -- đã chẳng có gi là xuất sắc .
Có thể nói kém là đằng khác. Bởi lẽ, về môt bài tả hồ Hoàn Kiếm, anh ta đã bị giáo sư Annamite, là cụ Bảng Mộng * cho zéro. Cụ không thích anh, bởi vì anh quá đi sâu vào tình cảm lãng man phiêu luu đến lạc đầu đề. Lại một lần nữa, luận về dự định của anh, nếu trúng số độc đắc, anh đã đi ra ngoài thực tế, đến mức quyên tất cả số tiền 10 vạn đồng ( độc đắc) vào các việc thiện, không giữ cho mình 1 đồng nào !.
----
* Bảng Mộng ( Nguyễn Can Mộng ) là ông nội thi sĩ Huy Trâm ( Nguyễn-Hồng Nhuận-Tam ) hiện ở Huê Kỳ ) .
-------
Luận như vậy, thực ra, anh đã rất thực với mình. Anh là một học sinh có rất ít nhu cầu về vật chất. Buổi sáng lót dạ, chỉ bằng 3 xu bánh mì chả, với nhiều dấm chua. Ăn trọ tháng có 5 đồng bạc.
Sách đã do Nhà Trường cho thuệ cả năm. Ở nhà quê, có ít ruộng đủ chỉ dung hàng năm cho cả gia đình. Vậy thì, nếu có được số tiền lớn từ trện trời rơi xuống như vậy, anh sẽ chẳng ngần ngại đem cúng cả vào việc cứu giúp những đồng bào nghèo túng đầy rẫy xung quanh.
Thiên hạ đã không hiểu anh, thành ra theo toán học, zéro của hàng vạn, đã giá trị ngang với con zéro ở điểm số ! Nghĩ cho cùng, một khi việt văn thời lý ấy còn mang tên Annamite -- tiếng nói của người An-Nam dân Thuộc địa hay Bảo hộ -- thì cũng khó mà có địa vị sáng sủa được. Nó đã đóng vai của một người họ hàng nghèo nàn cạnh một chủ nhân ông, tức là Pháp ngữ. Các giáo sư phụ trách cũng đều như miễn cưỡng gượng gạo.
Mấy bực khoa cử Hán học đã quen với lối hành văn chữ Hán, nên có vẻ bỡ ngỡ với lối hành văn mới. Có lần, trong giờ Annamite nhàn rổi, một học sinh xin phép đọc một đoạn văn Tây cho cụ Bảng nghe.
Cụ cười đầy vẻ nhạo báng và gật đầu, cặp kính trắng hạ xuống, cầm lên tay ve vẩy. Trò liền đọc một đoạn hài kịch của Molìère :
-- Ô kẻ trộm ! Ô kẻ trộm Ô đứa giết người ! ( Ô voleur ! Ô voleur ! A l'assassin ! ).
Đọc xong môt đoạn, trò ngưng và nhìn lên giáo sư, chờ xem hiệu lực, thì được cụ Bảng cười ngất, nói:
-- Văn gì mà nghec hẳng hiểu cái gì cả ?
***
Vào khoảng những năm 1924 - 25 trở đi, nhờ sự hô hào của báo chí, Chánh phủ Bảo hộ phải dành cho Annamite -- Việt ngữ -- một số giờ đáng kể và giao cho mấy giáo sư Việtnam tốt nghiệp Trường Cao Đảng Sư Phạm, tức là có Tây học phụ trách .
Các vị này bỗng chốC phải gánh một nhiệm vụ mới lạ, đã bỡ ngỡ lạc lõng, để lại nhiều giai thoại khôi hài. Giáo sư B.Đ. P. đến giờ Annamite đã chỉ mang quyển Kiều ra đọc.
- Hôm nay ( lời gíáo sư ) , chúng ta thử nghiên cứu về cái buồn trong Truyện Kiều :
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới xa
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
- Thật là buồn ! ( vẫn lời giáo sư ) . Các anh có thấy buồn không ?
- Giáo sư đã hỏi để không cần ai trả lời, vì người đã ngâm tiếp. Lần này, người nhấn mạnh vào chữ buồn, và có lẽ bị lôi cuốn bởi tinh thần câu thơ tuyệt diệu, giáo sư đã buồn thực sự chăng ?
Buôôồn trông nội cỏ rầu rầu ! ...
Đến đây một sự kiện không ngờ đã xẩy ra và chính giáo sư cũng không hề mong đợi. Bởi vì, cho tới bây giờ, việc gIảng bài thường theo lối một chiều mà không có tính cách tranh luận.
Nghĩa là giáo sư cứ việc ngâm. Học trò cứ việc nghe chú ý , hay lơ đãng , tùy ý. Điều cần thiết là đừng có tranh luận, đặt câu hỏi lại giáo sư. Thế mà đột ngột, trò H... đã đứng lên hỏi thấy, rất cung Kính:
--Thưa thầy, nội cỏ, nội nghĩa là gì ạ ?
Cũng nên ghi chi tiết nhỏ này, là thời ấy, Việt ngữ còn sơ sài, tự điển chưa có,
Người ta rất bỡ ngỡ trước những danh từ, cả những danh từ rất đơn giản như chữ nội. Cho nên, giáo sư đã bí và đâm khùng. và không nhận ra trò H... là con của người bạn mà giáo sư vẫn hường đến nhà đánh tổ tôm, giáo sư đã phải giải nghĩa như sau, bằng tiếng Pháp :
-- Assieds-toi, c... je connais ton père !
( Ngồi xuống, đồ đểu, ta quen biết cha mi kía !)
Về đại cương, năng lực của giáo sư đã vậy, thì lẽ dĩ nhiên, trình độ học sinh về Việt ngữ đã rất thấp. Xung quanh quyển Kiều, người ta đã khai thác đến triệt để cà có những sai lầm rất ngộ nghĩnh.
Anh bạn ở trọ cùng với tôi đã luyện tập quốc văn bằng cách ngày ngày lấy quyển Kiều ra ngâm vang cả nhà. Và đã đọc sai dấu, những cái dấu đặc biệt của tiếng nói xứ sở. Chẳng rõ, có phải bản in giấy cũ để nhòa dấu không, mà tôi cứ thấy anh oang oang một cách thích thú, say sưa và đầy tin tưởng. Tin tưởng ở tương lai Việt ngữ :
Mầu hô đã mất đi rồi !
Đó! một sinh viên hàng dầy công luyện tập quốc văn như vậy, rồi đây tốt nghiệp với mảnh bằng Thành chung, có phá ngang ra làm giáo học dạy các con em của người ta, thì không biết mầu hô kia sẽ còn đi tới đâu nữa, với 4 cái dấu còn lại: sắc, hỏi, ngã, nặng !
Hồi ấy, trong các giáo sư về môn Annamite, còn có ông X.X... cử nhân Hán học. Ông này có một lối dạy riêng, là suốt giờ, để mặc cho học trò nói chuyện. Có khi, ông cũng nói chuyện với học trò, toàn là về quốc sự, chánh trị chống đối.
Học trò thích ông ở điểm đó, điểm chống đối. Gần hết giờ, ông mới bảo anh X... đọc bài luận của anh cho cả lớp cùng nghe, coi như một bài văn mẫu. Văn anh này rập theo báo Nam Phong, có nhiều đoạn dài lê thê, điệu ưu thời, mẫn thế ! Ngoài đời, anh là một văn sĩ non, đã có một tác phẩm bày bán tại các hiệu sách và một tập thơ làm cùng với một bạn khác cũng ở Trường Bưởi.
Thơ, lẽ dĩ nhiên, đầy những chữ sáo và truyện, thì cũng tầm thường như cuộc đời của anh. Cho nên, về sau, không kịp theo đà tiến hóa của sự vật, anh đã giải nghệ văn.
Ở Trường Bưởi ngày ấy, anh X... đã ảnh hưởng mạnh tời giáo sư X.X... cử nhân Hán học. và những bạn cùng lớp. Bởi vì, ngày ấy, có thơ, văn xuất bản đã là điều hy hữu ; nhất là, tác giả còn là sinh viên .
Riêng đối với anh Lan Khai , học sinh ban Thượng Du * , anh em đã thánh thực chú ý và thầm khen. Song lúc ấy, văn tài của Lan Khai mới thể hiện bằng những trang nhật ký Trường Bưởi, viết tay trong những [ tập ] vở học trò . ( ngày ấy có tên chung là quyển Palladium) mà thôi. Lối hành văn cũng như những nhận xét của anh đã biểu lộ một tài năng đầy hứa hẹn .
Khi được tin anh bị CS thủ tiêu, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề chính trị và văn nghệ. Một André Chenier khi sắp lên đoạn đầu đài, đã thú nhận:
--Thực ra ta cũng có dính líu ít nhiều vào cái vụ ( chính trị ) đó ...
Và anh Lan khai đã ở một đảng đối lập với [ ... ], lại chắc chắn không thừa thủ đoạn, không đủ lọc lừa gian ác để đối phó, tránh sao klhỏi tai vạ tày đình.
Văn nghệ thuần tuiý thiên về cảm xúc chân thành là muôn thuở, đi đôi sao được với chính
trị, vồn dĩ nhất thời, và chi phối bởi lý trí quỷ quyệt ? ... []
-------
* Lan Khai 1909? - 1946 ) quê quán ở tỉnh Tuyên Quang, về Hànội theo học trường Bưởi cùng lớp với Triều Đẩu. Năm 1946, vì chống đối phong trào VM , bị một học trò cũ bắt , cột trong giỏ nhốt heo , thả sống thầy lềnh bềnh trôi trên dòng sông Hồng .
--------
( Còn tiếp kỳ 2 ).
triều đẩu
----
* [...} chữ của Biên tập.
( Đại Nam văn hiến , Saigon , tháng 9 / 1968 - tr. 1 - 22 ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét