Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013
môt mình một ngựa - nguyên sa - 5
... chẳng có nhà nước nào cấp cho
một bộ luật phê bình văn nghệ ...*
nguyên sa
Thân gửi
Thư nay bay bướm lắm. Nói tổng quát thôi. " Anh em cứ yên chí,. dù sao cũng là anh em văn nghê.". Chu Tử đã nhắc cho tôi nghe câu này. Ôi tha thiết quá. Ôi đẹp quá !" Dù sao mình cũng vẫn thương nhau" - ôi câu văn nghệ chí tình quá . Tôi khoái cái câu văn
" lãng mạn tiến chiến " này lắm ; do đó chờ xem " anh em " thương mình đến đâu ? Do đó, thư này bay bướm lắm !
Ta chỉ nói đại khái về cái vấn đề phê bình văn nghệ khó lắm . Khó vì phải có cái tư cách của nhà văn nghệ. Khó vì cái gánh nặng ngự sư văn đàn nó đè nặng trên vai không thể nói năng vung vít , không thể đánh đám loạn xạ như gậy thằng mù chọc bậy bạ được. Cái khía cạnh này nói trong thư trước rồi.
Còn cái vấn đề to lớn hơn, liên hệ đến viễc phê bình văn nghệ là cái tiêu chuẩn của việc phê bình văn nghệ. Phê bình văn nghệ, trong phần lớn các trường hợp là xét xem tác phẩm nghệ thuật hay hay dở, đẹp hay xấu, là thẩm định giá trị của tác phâm nghệ thuật. Nhà [hê bình khi đề cập một tác phẩm thì anh ta làm những cái gì . Các anh em đều nhìn thấy như tôi là anh ta, nhà phê bình khi thì biểu diễn một từ ngữ cố gắng chọn lọc, khi thì viện sách vở đông tây, khi kể ra câu này, đoạn nọ trong tác phẩm được mang ra phân xử.
Nhưng tất cả những rào đón , những biểu dương, những kể lể đó chỉ là những ngõ ngách để đưa tới một ngôi nhà, chỉ là những bảng chỉ đường đưa tới thị trấn , chỉ là nhạc đệm của hòa tấu. Tất cả những cái đó cốt đê đưa đến một nhận định kết thúc, đại loại như tác phẫm này hay, tác phẩm kia không có giá trị. tác phẩm này tôi khen , tác phẩm kia tôi chê.
Nhà phê bình có kiến thức hiểu tầm quan trọng của việc mình làm , biết ước lượng khả năng , phán đoán của mình, biết yêu mến nghệ thuật; khi nghĩ rằng mình sắp phải thẩm định giá trị của một tác phẩm nghệ thuật; tôi nghỉ rằng anh ta phải lo sợ lắm. Trong tâm hồn anh ta chắc phải được mở rộng ra trăm vấn đề, một ngàn thắc mắc. Anh ta phải suy nghĩ chẳng hạn nên làm gì để biết được rằng tác phẩm này hay, hay tác phẩm kia dở. Căn cứ vào đâu mà tôi được quyền quyết định rằng bài thơ này đẹp, truyện dài kia trái với thẩm mỹ. Căn cứ vào tiêu chuẩn nào mà tôi phân biệt được cái đẹp vá cái xấu, cái thẩm mỹ. Muốn thế, tôi lại phải tìm hiểu cái vấn đề to lớn hơn, ghê gớm hơn; cái vấn đề mà chỉ các triết gia lớn lắm, như Platon, như Kant mới dám bán sơ sơ tới. Đó là cái vấn đề " đẹp là gì : thế nào là cái đẹp ". Dĩ nhiên, là phải cố tìm hiểu lấy một lần cái vấn đề rắc rối đó rồi. Bởi lẽ, tôi biết mặt mũi cái " Đẹp" nó ra làm sao, cái" Đẹp" nó có đặc tính nào , khuôn mặt nó có những đặc thù và thân thể nó có những kích thước nào , tôi mới có thể phân biệt được nó là cái xấu. Được như thế rồi, khi đọc tác phẩm, mới có thể biết, mơi có thể quyết định được rằng tác phẩm mà tôi muốn phê bình đó đẹp hay không đep.
Cái sự việc đương nhiên nó phải như thế. Không thể khác được. Anh là thẩm phán, anh phải có những tiêu chuẩn anh mới dám xét xử. Anh phải căn cư trên những văn kiện, trên những đạo luật, trên những án lệ. Căn cú trên văn kiện này, thì tội này mấy năm, căn cứ trên văn kiện kia thì hành động kia mấy tháng. Có luật có lệ viết thành văn đàng hoàng, được phép căn cứ vào đó mà xét xử - mà nhiều trưòng hợp xét xử còn thấy thắc mắc lắm. Cái đầu xem xong rồi đúng luật lắm, thế mà về nhà, ăn vẫn không thấy ngon, ngủ vẫn thấy thao thức.
Phán đoán tác phẩm văn nghệ khó hơn nhiều. Vì chẳng có nhà nước nào cung cấp cho nhà phê bình một bộ luật phê bình văn nghệ . Chẳng tiêu chuẩn chính thức nào để có thể căn cứ vào đó mà thẩm định.
Một nhà phê bình phải cố găng tìm lấy. Phải cố gắng đưa ra thử thách. Cho nên những nhà phê bình lớn thường được kể như một nhà sáng tạo thực sự. Nó` sáng tạo ra cái lối yêu mến tác phẩm nghệ thuật chưa từng có.
Các tay lỗi lạc của ngành phê bình văn học thế giới, qua lịch sử phê bình văn nghệ, đều để al5i những dấu vết như thế.
Đúng, nhà phê bình lớn của lịch sử văn chương thê giới, chính là cái sự sáng tạo đó. Sáng tạo ra cái tiêu chuẩn để thẩm định giá trị của tác phẩm, sáng tạo ra cái lối nhìn ngắm, cái lối yêu mến tác phẩm riêng của nó.
Nhiều người thường nói rằng nhà phê bình là người phải có một kiến thức thật là rộng lớn.
Kiến thức của nó phải là biển, là núi. Cũng có lý lắm. Nó phải đọc nhiều thứ, rồi biết rõ từng cánh rừng, từng ngọn sông đã dừng chân trên đảo vắng này, đã lạc bước trên đồng ruộng hoa cỏ kìa của thế giới văn nghệ bát ngát, thì nay, đứng trước tác phẩm cần phê bình này , nó mới thực sự biết nâng niu cái dịu nhẹ, say với chất nồng, bốc lên với cái điên cuồng man dại.
Nó phải nhìn thấy hàng trăm, hàng nghìn, hàng vạn khuôn mặt lộng lẫy của tác phẩm sáng tạo thực sự, rồi nó mới có thể bấy giờ đứng trước khuôn mặt mới lạ của tác phẩm còn thơm mùi giấy mới này mới có thê biết được rằng đó đúng là tác phẩm sáng tạo, chớ không phải là sự bắt chước vụng về. Còn gì buồn bã hơn nhà phê bình nhìn khuôn mặt bắt chước vụng về mà lại kêu ầm lên, ôi hay quá, ôi sáng tạo ! Nước ta bậy giờ đầy rẫy cái bọn sa-đích phê bình quái gở đó. Vì học lực non kém, vì thành kiến ác nhân, vì tinh thần bè nhóm, chúng quái gở lắm ! Đọc một tác phẩm có đề tài là tình yêu, lập tức chúng kêu ầm lên
" lãng mạn tiền chiến ".
Đọc tác phẩm có đề tài chiến tranh, chúng kêu ầm ĩ lên thời sự, không tốt. Đọc tác phẩm cóp nhặt vài câu triết lý chưa tiêu hóa của phái hiện sinh chẳng hạn, chúng kêu ầm lên là thắc mắc, dằn vặt ghê quá, hay quá. Lạ ghê . Mấy cái anh ăn đong được mấy chữ triết lý học ở lớp tú tài 2 , lại cứ thích làm dáng triết lý làm dáng uyên thâm. Một bạn văn dạy triết lý bảo tôi, còn về phần anh chót đọc sách kỹ lưỡng rồi, không dám nay thuổng một câu, mai biến chế một câu vào văn, vào truyện, vào mồm những nhân vật tiểu thuyết này vào giấc mơ của nhân vật kia. Anh muốn viết cái gì của mình, muốn cho cái triết lý nó mờ nhạt đi, nhường chỗ cho văn nghệ - thì hỡi ô -, mấy ông triết lý hạng học trò của anh lại đóng vai phê bình văn nghệ, lên mặt kêu " dễ hiểu". Và anh kết luận, âu cũng là cái vận nước nó như thế. Còn tình yêu ; có nhiều thứ tình yêu lắm. Tình yêu không phải là độc quyền của "lãng mạn tiền chiến ". Chiến tranh trong văn chương không phải chỉ có phóng sự chiến trường, mà sợ viết về chiến tranh thì sẽ mờ đi cùng với thời sự. Tôi sẽ trở lại vấn đề này một cách đến nơi đến chốn.
Bây giờ , trở lại với các nhà phê bình lớn của thế giới, tôi cũng nghĩ như nhiều người về cái lực học cần thiết của nhà phê bình . Nhưng tôi còn nghĩ rằng cái biển học rộng học vấn, cái núi cao sách vở, chưa đủ cho nhà phê bình. Cốt yếu phải là cái lối nhìn ngắm tác phẩm, cái lối thưởng ngoạn, cái lối yêu mên tác phẩm, do nó tạo ra cái tiêu chuẩn phê bình, do nó tìm thấy làm lay động được cả nhãn quan văn nghệ của người đọc trong một thời đại.
Thư sau sẽ bàn kỹ hơn vế cái vấn đề này. Một cách bay bướm .
Thân ái,
nguyên sa
( 1932- 2008- Hoa Kỳ )
--------
* t ựa bài tác giả : Bay bướm .
( một mình một ngựa / nguyên sa -
Nhân văn xuất bản, Saigon - tr. 28 - 32 ).
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét