Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013
nhà văn hậu chiến 1950 -1956 : thanh tâm tuyền / thế phong 24
nhà văn hậu chiến 1950 - 1956 :
thanh tâm tuyền
thế phong
Tiết 5
THANH TÂM TUYỀN
Tiểu sử.-
Thanh tâm Tuyền tên thật Dzư văn Tâm . Sinh năm 1936 ở Vinh, sống hầu hết đời hoa niên ở miền bắc. Viết cho tuần báo Nói thật ( Hànội 1953), Lửa Việt, Người Việt, Phương Nam, Sáng tạo
( Saigon - 1956 ) ...
Tác phẩm và khuynh hướng.-
Đã xuất bản Tôi không còn cô độc ( Người Việt, Saigon 1956 ). Ông còn viết truyện dài đăng trên báo
Lửa Việt và truyện dài Hiện tại đăng dở dang và truyện ngắn như Người bệnh giữa mùa xuân, Đại lộ v.v... Khi xuất bản tập thơ tự do không vần, không điệu, gần như văn xuôi, như những bài Tình cờ, Phục sinh.. gây một sự ngỡ ngàng cho người đọc thơ. Thơ tự do Thanh tâm Tuyền không là thơ tự do Nguyễn đình Thi, gần hơn, Nguyễn quốc Trinh , hoặc gần hơn nữa, so với các tác giả trong nhóm Sáng tạo, như Quách Thoại, Nguyên Sa, hoặc nhà thơ độc lập Phan lạc Tuyên. Thơ Thanh tâm Tuyền giống hệt lối thơ tượng trưng nhóm Lettrisme, Dadaisme ( Pháp), lời thơ bí hiểm, khô không khốc như ngói, khó truyền cảm, kém nhạc điệu xa so với thơ bí hiểm Nguyễn xuân Sanh nhóm Xuân thu nhã tập tiền chiến.
Nội dung thơ mang sự khắc khoải, lo âu bi thiết, nặng phần tư tưởng cóp nhặt từ triết thuyết Kierkegaard, Francis Piciabia , Aragon v.v... - ngoài những bài bí hiểm, có một đôi bài truyền cảm, đặc sắc, có âm điệu riêng, nội dung cô đọng. Cũng là điều lạ, nhà thơ tự do phi lý không lý do ấy rất thích điệu slow , nhạc Đoàn Chuẩn , một nhạc sĩ có dòng nhạc quý phái, trẻ trung, âm điệu quyết rũ tuổi thanh xuân.
Có lẽ, Thanh tâm Tuyền muốn tạo một lối thơ tự do mới , nhưng bước đi quá trớn, chín háp, trở thành lập dị, đi tới lố bích hóa thi ca. Cũng chưa đến nỗi như Nguyễn xuân Sanh làm thơ bí hiểm đến độ cố tạo ra từng ý , từng chữ vô nghĩa đòi hỏi phải có kẻ bình giảng để độc giả hiểu được hơn là tác giả hiểu?
Chúng tôi nhớ lại vào thế kỷ XIX, sau văn tượng trưng, khi môn phái symboliste xuất hiện- thì nay lại có Thanh tâm Tuyền đầu đàn bắt chước Dadaisme đại diện cho những tác giả viết thơ , như : Người sông Thương, Trần thanh Hiệp .
Cùng đọc Phục sinh - thơ làm dáng suy tư - của Thanh tâm Tuyền:
...Tôi buồn khóc như buồn ngủ
Dù tôi đứng trên bờ sông
Nước đen sâu thao thức
Tôi hét tên tôi cho nguôi giận
Thanh Tâm Tuyền
Đêm ngã xuống khoảng thì thầm tội lỗi
Em bé quàng khăn đỏ ơi
Này một con chó sói
Thứ chó sói lang thang
Thứ chó sói lang thang ...
THANH TÂM TUYỀN
Gọi tênkhông là mốt mới, xưa, trong Gửi hương cho gió ( 1940), Xuân Diệu tự xướng tên , hoặc tay đàn-em-thơ Huy Cận học đòi đàn anh, cũng bi bô xướng tên nhiều bận trong Lửa thiêng., Song, ít ra cách xướng tên phải như thế nào, không thể là một tên điên, quần áo lếch thếch, ống cao ống thấp , gần như cởi chuồng, miệng nhai nhồm, hét tên mình, thì quả thực cách xướng tên vô ý thức kia chẳng có ý nghĩa gì ?! Vậy thì cách tự xướng danh của Thanh tâm Tuyền khó có thể lam đọc giả không nghĩ tới hình ảnh mộ kẻ mộng du, tự vỗ ngực xưng danh tình cờ, như thơ 2 kẻ yêu nhau rất tình cờ trong Tình cờ / Thanh tâm Tuyền :
... Hai người yêu nhau rất tình cờ
Của lòng tin phù trợ
Hãy yêu nhau rất tình cờ
Như mặt trăng may mắn thoát ra khỏi vòm mây...
Chiếc đầu máy mệt nhọc dừng lại một ga nhỏ...'
THANH TÂM TUYỀN
Thật tình cờ, buộc người đọc quay trở lại với nền văn chương vảo đầu thế kỷ XX, ở Pháp xuất hiện nhóm Dadaisme làm ồn ào một dạo- chẳng khác gì, vào 1956, TTTuyền khua chiêng , gióng mõ với những bài thơ Nhịp ba chẳng hạn. Dadaisme từng hùng hồn , nghênh ngang, dõng dạc :.." các anh hiểu thế nào được, phải không, ấy là nói về việc chúng tôi làm . Phải vậy không ? Vậy thì, các anh ơi, nào chúng tôi có hiểu chúng tôi bằng các anh hiểu đâu ?"*
-----
* Vous ne comprenez pas, n' est ce pas, que nous faisons. Eh bien chers amis, nous le comprenons moins encore.."
( manifestation du Mouvement Dada ). Nhóm Dada gồm: Marcel Duchamp, Frncis Picabia, Dessaignes, Breton , Vaché, Aragon, Soupault, Elurad v.v...
( TP)
Lời tuyên ngôn nghe thì khôi hài, nhưng thật chân tình , biết tự châm biếm , anh hề biết làm trò hề cho đọc giả coi, chính mình không chịu nổi sự tiếp nhận chính mình. Thanh tâm Tuyền không chỉ ' mượn oai hùm rung nhát khỉ ' từ Francis Picabia , mà còn theo cách học đòi từ nhân vật Nathaniel trong tiểu thuyết Les nourritures terrestres / André Gide.
Nếu một Nathaniel kêu gào : bạn hỡi , hãy vứt sách ta đi, vứt ra ngoài đi - thì TTTuyền cũng học đòi bắt chước cụng về, ngây ngô, hệt một mụ nhà quê xấu xí, đen đúa ở vùng đất Hồ Nam ( Trung hoa) thấy Tây Thi nhăn mặt đau bụng, thì được vua chiều chuộng, còn mụ này nhăn mặt ,bị chồng vác gậy khện mấy gậy. Bởi lẽ, TTTuyền tưởng rẳng lối viết của Gide là phao cứu sinh, đặt ngay lên trang đầu thi phẩm thơ tự do đầu tiên như tuyên ngôn trong Tôi không còn cô độc :
"... Ở đây tôi là một vị hoàng đế đầy đủ quyền uy. Bởi vì người vào trong đất đai của tôi, ngươi hoàn toàn tự do để cai trị tôi có những luật lệ tinh thần mà người phải thần phục, nếu người muốn nhập lãnh thổ hoàn toàn tự do và có thể ném cuốn sách ta ra cửa sổ ... ( THANH TÂM TUYỀN )
Trần thanh Hiệp được như một Đinh gia Trinh bình thơ Nguyễn xuân Sanh xưa kia - TT Hiệp tập tọng làm thơ, viết bình luận bênh hộ cho bạn thơ TTT. Nhưng chính bản thân Trần thanh Hiệp mang tiếng làm thơ, nhưng là ăn cắp thơ Louis Aragon:
cửa sổ
cửa sổ
cửa sổ
...............................
TRẦN THANH HIỆP
nào có gì khác hơn :
persienne
persienne
persienne ....
............................
LOUIS ARAGON
Lối thơ tượng trưng, phi lý không lý do của Atagon, Eluard là thơ hay, không phải lối thơ ăn cắp của Trần thanh Hiệp - hoặcTTTuyeền sao chép tư tưởng ,rồi tự cho khám phá mới ; " người phải thần phục nếu ngươi muốn nhập lãnh thổ " v.v... và v.v...
Còn nhiều câu thơ rất vô nghĩa trong thơ Thanh tâm Tuyền :
...Ngực anh thủng lỗ đan tròn
Lưỡi lê thấu phổ
im còn nhảy đập
Nhịp ba nhịp ba
Có người cầm súng bắn vào đầu
Đạn nổ nhịp ba
Không chết
Anh ngồi nhỏm dậy
Khỏe mạnh lạ thường ...'
THANH TÂM TUYỀN
Hệt văn kỳ tình trinh thám kỳ tình, võ hiệp Người Nhạn Trắng , Phi Long , Phú Đức... phi ngựa, bắn súng , chấp viên đạn đồng bắn vào da thịt - con người kia không chết, còn khỏe mạnh lạ thường, mro62i phi lên không trung ... Cho đó tượng trưng sức mạnh tin tưởng của con người vô biên , thật là thứ so sánh ngây thơ, trẻ nít đang tập làm người lớn thích suy tư, tìm hình tượng mới .
Truyện ngắn Đại lộ , TTTuyền ít lập dị, ít khó hiểu như thơ. Tuy nhiên, Tôi không còn cô độc có một số ít bài vượt khuôn sáo : Mắt biếc, Dạ khúc, Anh em Cộng hòa, hoặc 1 bài thơ trả lời Quách Thoại
Còn sáng tạo, ta hãy còn sáng tạo :
" Thoại ơi , Thoại ơi: không biết khóc
Nhìn dòng nước mắt ướp mặn môi,
Không chết trần truồng không thể được
Cuộc sống phải thừa như sáng mai ..."
Đúng là cảm xúc thực, không thương vay khóc mướn, không dùng cái chính mình không biết để bịp lòe người khác..
Tôi nhớ, có một lần, tuần báo Văn nghệ tiền phong ( chủ nhiệm: Hồ Anh ) gọi là thơ hũ nút , nhai lại lối gọi tên cho đỡ nhớ của TTTuyền;
Vịt luộc, vịt luộc, vịt luộc
Và phần nhiều những bài thơ khác thiếu rung cảm, suy tư vay mượn, hệt cậu học trò thích khác người , tập làm thơ bằng cách dịch thơ triết lý. Song, phải thừa nhận: TTTuyền là một người làm thơ dư khả năng làm thơ mới, lục bát không tuyệt hay , nhưng không tầm thường.
Trích thơ. thanh tâm tuyền .
1.- HÃY CHO ANH KHÓC BẰNG MẮT EM
NHỮNG CUỘC TÌNH DUYÊN BUDAPEST
Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác
Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa vào thép
Nỗi sờn họng súng
Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào
Hãy cho anh la bằng cổ em
Trời mai bay rực rỡ
Chúng nó say giết người như gạch ngói
Như lòng chúng ta thèm khát tương lai
Hãy cho anh run bằng má em
Khi chúng đóng mọi đường biên giới
Lùa những ngón tay vào nhau
Thân thể anh chờ đợi
Hãy cho anh ngủ bằng trán em
Đau dấu đạn
Đêm không bao không bao giờ đêm
Chúng tấn công hoài những buổi sáng
Hãy cho anh chết bằng da em
Trong giây xích chiến xa tội nghiệp
Anh sẽ sống bằng hơi thở em
Hỡi những người kế tiếp
Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest .
THÁNG 12- 1956
TRÍCH SANG TẠO
2.- DẠ KHÚC
Anh sợ những cột đèn đổ xuống
Rồi giây điện cuốn lấy chúng ta
Bóp chết mọi hy vọng
Nên anh dìu anh xa
Đi di chúng ta đến công viên
Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối
Ôi môi em như mất đắng
Như móng sắc thương đau
Đi đi anh đưa em vào quán rượu
Có một chút Paris
Để anh được làm thi sỉ
Hay nửa đêm Hànội
Anh là thằng điên khùng
Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới
Chiếc kèn hát mãi than van
Điệu nhạc gầy níu nhau tuyệt vọng
Sao tuổi trẻ quá buồn
Như con mắt giận dữ
Sao tuổi trẻ quá buồn
Như bàn ghế không bằng
Thôi em hãy đứng dậy
Người bán hàng đã ngủ sau quầy
Anh đưa em đi trốn
Những dày vò ngày mai. []
TRÍCH SÁNG TAO
thơ thanh tâm tuyền
( còn tiếp )
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét