Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013
thi sĩ trào lộng : tế nhị - lê văn chính ( 1907- saigon 1986) / đường bá bổn giới thiệu
thi sĩ trào lộng : tế nhị - lê văn chính
đường bá bổn giới thiệu
Lời dẫn.- Nữ sĩ Thư Linh ( 1924 - ) đưa tôi tập Thân thế & sự nghiệp của thi sĩ Tế Nhị ( USA, 1994), với lời mạ kền rất kêu : ' anh ấy là một thi sĩ mà tôi mến phục !'.
Cùng 1 tác giả ( trang 3) liệt kê 9 tác phẩm đã in : Mùa Gió loạn ( thơ trào lộng, 1985)- Những áng mây chiều ( thơ mới, 1985)- Như cánh nhạn bay ( thơ cổ điển, 1986)- Đường thi ( thơ dịch, 1986)- Thơ xa luân ( đặc thể, 1986) - Những mảnh tình xuân ( 1986)- Tôi làm thơ ( hồi ký, 1991) và đang soạn Còn mấy mùa hoa ( tạp ghi) - tôi ngạc nhiên: ' tác phẩm xuất bản nhiều thế , có thể mua ở đâu ?'- Thư Linh đáp : ' anh Thừa Phong ghi như thế thôi , và đây chỉ là ' bản thảo đánh máy rồi copy ra ít bản trao tay bạn bè . trừ thi tập Nhếch mép của anh ấy xuất bản trước 1975.'
Những tác phẩm này có đúng đã xuất bản không? Thực ra , chỉ là một cách ghi khống , nếu người là nhà văn thứ thiệt biết nghề , thì chỉ nên ghi bản thảo chưa xuất bản Một tác giả gốc Ngụy quân, Ngụy quyền , Ngụy dân hẳn không dễ gì xuất bản được nhiều tác phẩm như vậy sau 1975 ? Thực ra, tác giả Tế Nhị đã qua đời sau 8 năm, ở quận Phú Nhuận, tp. HCM - thì , một đàn em văn nghệ đã tung cánh chim khỏi Saigon - tên Thừa Phong - ở Florida sưu soạn bản thảo đàn anh , kêu gọi anh chị em quen biết tác giả có lòng : góp tiền + bài viết , để anh ta đứng ra đại diện in ấn.
Thư ủy quyền, tác giả khằng định :
TỜ ỦY QUYỀN
"... Tôi Lê văn Chính, sinh ngày 15- 03- 1907 tại Vĩnh Kim ( Mỹ Tho) - bút hiệu Tế Nhị - hiện cư ngụ tãi Phú Nhuận ( thành phố HCM ) làm tờ này ủy quyến cho bạn tôi , là ông Lê văn Cư - bút hiệu Thừa Phong - hiện ở USA được phổ biến và sử dụng những thi phẩm của tôi ( dưới bút hiệu Tế Nhị ) trên lĩnh vực văn hóa ( tại các nơi ngoài Việtnam ) sử dụng và phổ biến đứng đắn, bất vụ lợi, lương thiện, hợp lý và hợp pháp, trong các chính thể dân chủ và tự do.
Ông Lê văn Cư cũng có tư cách thay mặt tôi - trong các trường hợp có liên quan đến số thi phẩm mà tôi là tác giả.
viết tại Phú Nhuận, ngày 27 tháng ọ - 1983.
LÊ VĂN CHÍNH bút hiệu TẾ NHỊ , 76 tuổi
( đã ký )
------
thư viết tay được in lại ở tr. 82- sđd) .
Lật tới trang 6, hàng chữ GIỜI THIỆU có các vị : Thừa Phong, Vũ Hối, Lê nhật Thăng , Văn Phong, Nguyễn vạn An, Quỳ Hương Song Hường, Trùng Quang , Thu Nga , Cao Mỵ Nhân, Thư Linh . Thâm tâm có lẽ các vị có phương danh trên đầu trang viết bài tưởng niệm, không những chẳng được đồng xu bác cắc nhuận bút nào - mà chắc là ... còn phải ... - thì nữ sĩ Thư Linh đã đoán trước câu túc từ chưa kịp nói . - .' chị bèn tiếp: .. ..mỗi anh chị em tùy tâm đóng góp, riêng phần tôi 200 đô la '
( Mỹ )..
sách dầy 193 trang, khổ 14x 21 cm, riêng phần trích nguyên tác thơ TẾ NHỊ gồm 163 bài, từ trang. 82 - 192 - bìà 4 đề giá : 10 Mỹ kim.
.
Tế Nhị dưới mắt nữ văn sĩ Quỳ Hương :
" ...một tài năng lớn... thơ của ông thường nói về thời cuộc châm biếm. Những nét thơ lưu lại như ghi chép lịch sử, nên thường động chạm đến chinh quyền đương thời. Những tai to mặt lớn đều có tên trong sổ đoạn trường , từ trên : Bảo Đại ... Nguyễn văn Tâm, Nguyễn văn Thinh, Nguyễn văn Xuân ..., chính khách trùm chăn, hoạt đầu, đến cả Bảy Viễn, Ba Cụt, Trình minh Thế nữa. ... Ông độc đáo về môn trào lộng, dí dỏm, mỉa mai, cay cú chua chát, cười ra nước mắt ... Sau 1975 [ phong trào tịch thu ] thiêu hủy văn hóa cũ, Quỳ Hương hỏi ý kiến ông, có nên lưu trữ hay không, thản nhiên , ông trả lời:" nếu chị sợ thời tôi lãnh hết, mai náy có dịp tôi sẽ trả lại cho, tôi [ bị điếc] không sợ súng [ nổ] đâu ! . ( ...) Cho đến ngày Quỳ Hương sắp xuất [ cảnh ] ... lâu lâu [ ông] tổ chức những buổi họp thơ chui, những khách thơ Ngụy đến họp tại nhà riêng trên đường Võ di Nguy, Phú Nhuận rất ư là bình an.
Nhà ông vốn là một biệt thự 2 lớp cách một khoảng sân rộng, lớp trong có người con trai [ con ] một sống cùng vợ, con - và lớp ngoài vừa [ là ] cửa tiệm bách hóa của người con dậu, rồi đến phòng trong của 2 ông bà dưỡng già.
Trong sân có cây to, bóng mát; khách thơ thường bắc ghế nằm dài dưới gôc cây rất là thoải mái.
Bà Tế Nhị tuy không biết làm thơ nhưng rất thích nghe ngâm thơ và đọc thơ. Bà tán thưởng tài năng của chồng. Có lần bà chết hụt, ông khóc bà bài văn tế rất lâm ly, cảm động. Bà thường đọc những bài thơ [ của ông làm ] gửi cho người tình mà không mảy may ghen [ tuông ] ! . Thật là hiếm thấy trong những phụ nữ miền Nam . Chỉ duy có những vần thơ nói xấu cách mạng của ông\làm bà do dư đến điên cái đầu . Còn chừng 1 tháng chia tay, Quỳ Hương đến thăm từ biệt ông bà, lúc đó vào khoảng tháng 9 năm 1981.
Thốt nhiên, 2 con mát ông chỉ còn trông thấy được lờ mờ, ghé sát tận nơi mới đọc hay viết được, [ nhìn mặt ] người không còn rõ, phải nhận diện[ qua tiếng nói] mà thôi. Bà Tế Nhị cho
Quỳ Hương biết; cách đây không lâu, ông bị té ở ngoài đường bất tỉnh, n người ta khiêng ông về nhà, bà hết hồn hết vía ; may mà ông tỉnh lại - nhưng từ đấy trở đi 2 chân ông [ bị ] yếu hẳn, đi phải chống gậy, hiện náy 2 chân đã phục hồi ít nhiều...
Ông còn khoe mới sáng tác được bài thơ ngã gục bên đường [ như là ] chết giả vậy. Quỳ Hương đọc đi đọc lại bài thơ này, [ vì quá ] lâu cũng[ chẳng] còn nhớ được chữ nào. Nhưng trong tâm cảm đoán rằng : ' ông chưa chết[ được] đâu, phải đến năm Cọp mới nằm xuống, tính ra còn tới 7, 8 năm nữa'. Quỳ Hương mượn bàn viết của ông [ làm tại chỗ] mấy câu từ biệt ông, và đọc cho ông nghe :
CHÀO TẾ NHỊ
Giác quan thứ sáu xuất thần
Giờ anh chưa đến, năm Dần mới đi
Kim bằng sinh biệt tử ly
Duyên thơ Tế Nhị còn ghi lâu dài
Sao Lý Đình vọng bên tai
Câu thơ Nhếch mép * thay bài Tiêu Tương
Chân trời góc bể đôi phương
Thi Đình Ngõ Trúc dồn hương Liên Trì
QUỲ HƯƠNG
----
* tựa thi tập của Tế Nhị đã xuất bản. ( tác giả chú thích )
(...)
- Tôi [ Tế Nhị ] sẽ biên thư [ thường xuyên ] cho chị khi nào chị có địa chỉ chắc chắn [ ở bên ấy].
Tôi xúc động, không đáp, chỉ [ kịp] chào bà Tế Nhị, [ khi sắp ] cáo biệt, bỗng, bà Tế Nhị ôm lấy tôi, dâng dâng nước mắt:
" Bao giờ gặp lại chị [ dây, thôi thì ] chị hãy nán lại đến chiều, ngồi đọc thơ cho anh [ ấy ] đỡ buồn . [ Báo tin để chị mừng cho chúng tôi, chẳng là ] thằng con trai chúng tôi vừa có tin đã tới Úc.
[ Còn ] vợ con nó biết đến bao giờ mới đoàn tụ, còn đời chúng tôi biết có gặp con không ?"
Ôi cái buồn của người nọ đi theo cái buồn người kia - từ năm [ 1975] đến giờ , biết bao nhiêu cuộc chia ly. Chính tôi đây, cũng bỏ lại 1 gia đình [ gồm ] 4 đứa cháu nhỏ và vợ chồng [đứa ]con trai chưa có xuất cảnh.
Ai đem ngọn gió vô thần
Vườn nhân gian bỗng trổ mầm sinh ly
Ngậm ngùi dứt áo ra đi
Hành trang là một va-ly trữ tình.
QUỲ HƯƠNG
Mắt tôi mờ đi trông vời người ly phụ trẻ măng kia và mấy đứa cháu giòng dõi nhà Tế Nhị !!!
Ôi chữ nghĩa ! nước non cách biệt trùng dương !
***
Tới bên [ Mỹ] , Quỳ Hương lưu trú ở 2, 3 địa chỉ [ qua nhiều ] tiểu bang khác nhau, sự liên lạc [ với] bằng hữu [ ở quê nhà] thường gián đoạn - mãi đến 1986, sau khi đi New York thăm thằng con trai mới sang hồi 1985, ở lại chơi với con cháu hàng mấy tháng - đến lúc về - đọc báo mới [ được] tin Tế Nhị lìa trần. [Và] mãi cho đến hôm nay[ tôi ] mới nhờ ông trong bài lưu niệm.
[ Tế Nhị ] mất đi tuy tuổi, kể là thượng thọ trên 80 * ; nhưng đối với văn học nghệ thuật[ và] đối với bằng hữu vẫn là một mất mát đáng kể. Riêng với cá nhân Quỳ Hương, nụ cười châm biếm của ông vẫn lưu hương trong tập thơ Nhếch mép - những lời đối thoại trong thơ họa với ông còn giữ được nghĩa tri giao, và dâng đôi hàng lệ như sương ở cặp mắt [ để] thương tiếc một tài năng xuất chúng. Nhớ lại những lần ông chống gậy đến thăm Quỳ Hương và trao thơ mới sáng tác, giục họa lại. Quỳ Hương nhớ được bài nào, chép ra đây để cống hiến bạn đọc yêu thơ..
-----
* 79 tuổi mới chính xác - Tế Nhị sinh 1907, qua đời 1986 ( BT )
Lòng [ Quỳ Hương] luôn luôn hướng về miền Nam và người vợ hiền của ông [ Tế Nhị ] - cầu mong bà được gặp lại con, người ly phụ trẻ kia cùng đoàn tụ với người con trai ông ở bên Úc..
NHÀ TA ĐÃ RA MA
Tế Nhị xướng :
Cú rũ ngồi như chó giữa nhà
Nhà còn chi nữa ngoại trừ ta
Ba năm tọa thực tiền không cánh
Một cuộc tang thương chuyện quá đà
Tủ kính âm thầm đi chẳng hẹn
Bàn thơ nấn ná ở may ra
Thần tài đã ký tờ ly dị
Thôi tớ làm thơ cợt với ma .
.TẾ NHỊ
Qùy Hương họa lại
ĐẢNG VÀ TA
( .... )
---
* xin lỗi tác giả- BT tạm bỏ .
Quỳ Hương nhận [ bài] thơ này năm 1984 :
GỞI BÀI NÀY TỚI CHỊ QUỲ HƯƠNG GỌI LÀ QUÀ TẾT CỦA TẾ NHỊ :
Chị về sống với chú Sam
Cái thời xe buýt xe lam hết rồi
Xuân này chúc chị vui tươi
Chị xơi bít-tết, chị ngồi xe hơi
Tôi thì vui vẫn còn vui
Chung quanh nhìn lại cũng hơi bùi ngùi
Bạn già thưa thớt tới lui
Anh vào lòng đất, anh chui xứ người
Bạn thơ nghiên bút lỗi thời
Sen còn giữa hạ đã mời thu sang
Bạn tình đoạn cuối vài trang
Bà xuôi tay trắng, bà choàng áo nâu
Trông gương mình cũng bạc đầu
Thì mang theo cái thu sầu ích chi ?
TẾ NHỊ
MƯA CHIỀU
Gió lùa mây khói bốn phương trời
Quang cảnh u buồn hiện khắp nơi
Tia nắng khuất ngàn lau ủ rũ
Tranh sầu phô bức họa chơi vơi
Cỏ hoa hơn hở mừng tươi thắm
Ong bướm âm thầm ngại tả tơi
Đột ngột không gian màn phủ trắng
Hạt về đồng nội, hạt ven khơi
TẾ NHỊ
GIỌT THẦM
Còn có hương hoa trước đỉnh trầm
Là còn đâu đấy bóng duy tâm
Không vì tiếng sáo hờn sông Dịch
Bỏ lỡ thuyền trăng hẹn bến Tầm
Nghe tiếng gió sầu vương thế kỷ
Mở trang hồng nhạc rót thanh âm
Xuân về nhựa sống bừng men thấm
Ai đếm giùm ai những giọt thầm
TẾ NHỊ
KỊCH KHÔNG MÀN CUỐI
Đừng trút cho nhau hận bất bình
Chính đời là đạo diễn nhân sinh
Còn chưa tẩy sạch dao đồ tể
Mựa chớ đề cao sấm Trạng Trình
Vẽ mặt làm anh hùng vạn đại
Nép mình thành tiểu tốt vô danh
Tấn bi kịch không màn cuối
Thì bọn người sau thế bọn mình
.TẾ NHỊ
MẤY BÀI SAU ĐÂY LÀ THƠ HỌA CỦA QUỲ HƯƠNG GỞI TẾ NHỊ NĂM 1984:
CHUYỆN BÊN NÀY BÊN ẤY
Quê hương ai nhắc chuyện thăng trầm
Cũng vẫn còn đây khối nhiệt tâm
Đêm hạ sầu dâng hồn ái quốc
Ngày xuân tơ rối ruột con tằm
Hồ sen thuở trước vang đề phẩm
Ngõ trúc bây giờ đợi viễn âm
Từng bước quan hoài trăng viễn xứ
Nghe đâu lửa thép vẫn âm thầm.
QÙY HƯƠNG
ĐẤT CHẲNG GẦN
Cánh nhạn từ xa lượn trước sân
Tờ hoa phơi phới gió trao vần
Biển xanh lớp lớp đâu quê Việt
Mây trắng vương vương đấy hương Tần
Chốn ấy thiều quang bửng lửa hạ
Nơi đây băng tuyết vọng hồi xuân
Mỗi năm trà nước thơ mừng thọ
Trời mãi chưa xa đất chẳng gần.
QÙY HƯƠNG
HỌA VẬN CỦA QUỲ HƯƠNG
Ơn trên phù trợ bạn an bình
Hoa bút ngày xuân lại trổ sinh
Vui thật hôm nao còn hội họp
Buồn tênh buổi ấy đã đăng trình
Lưng bầu thơ rượu còn phong phú
Nửa gánh cầm thi bấy nức danh
Thây kệ tuồng đời ai đạo diễn
Hay ho can dự đến chi mình?
QUỲ HƯƠNG
QÙY HƯƠNG ĐÁP LẠI TẾ NHỊ TRONG BỨC THƯ CHÓT :
CHÚC TẾT
Quê hương bạn hữu ngặt nghèo
Tấm thân khách địa nước bèo dám quên
Mấy năm rồi vẫn chưa quen
Xe hơi, bít-tết có thèm ước chi !
Vẫn nguyên giữ tấm lòng quì
Tình thơ ngàn dặm như y xưa giờ
Trúc Liên có ngát hoa thơ
Bạn bè thưa vắng bây giờ có ai ?
Mong cho Tế Nhị chọc cười
Cười ra nước mắt cho đời lên hương
Nhớ khi chết giả bên đường
Xem thơ tôi đan thọ trường bảy năm
Mãi năm con Cọp đi nằm
Đường thơ còn rút ruột tằm cho ai ?
bài thơ này không biết có đến tay Tế Nhị không, hay là đau yếu - không thấy trả lời cho đến khi tin ông mất. Quỳ Hương bèn nối thêm mấy câu sau :
Hai tay dù đã buông xuôi
Bụi hồng chưa nhạt nụ cười thời nhân gian
Nghe như ở cõi Niết Bàn
Thuyền thơ Bát Nhã cười tràn Tây phương.
QUỲ HƯƠNG
để kết thúc, xin mượn lại ý 2 câu thơ của ông [ Tế Nhị ] tiễn Qùy Hương năm nọ và đối như sau :
Người đi biền biệt vô thường
Đâu đây lắng đọng dư hương thiên tài
QUỲ HƯƠNG
CUỐI MÙA THU NĂM ĐINH MÃO
( tr. 49-59 , sđd )
" Tế Nhị tên thật Lê văn Chính , sinh năm 1907 tại làng Vĩnh Kim ( Chợ Giữa) Mỹ Tho,
nhà nghèo, lên Cambodia vào thập niên 1930. Được tuyển vào làm thư ký tại tòa Công sứ Pháp
( Résidence Supérieure / Phnom Penh / Cambodge .) Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, ông về Saigon, làm công chức cho đến 1962 về hưu. Thi phẩm trào lộng Nhếch Mép được xuất bản sau đó.
Khoảng 1980, trong một buổi họp mặt tại nhà Tế Nhị , một thi hữu than phiền:
'...bạn bè không mấy thành thật một khi mình từ giã cõi trần. Lắm kẻ không ưa thích mình lúc còn sống, lại đâm ra thương tiếc lâm ly, thống thiết, qua bài điếu văn, đọc trước khi lấp mộ. Họ không tiếc lời tán tụng sự nghiệp văn chương, tiếng tăm lừng lẫy .. .'
Thi hữu ấy ao ước:
'... giá được một ai đó làm thơ khóc mình như thế nào trước khi nhắm mắt bẳng một sinh điếu'.
Cử tọa cho là ý kiến hay, đề nghị thi sĩ Tế Nhị viết bài sinh điếu đầu tiên, Đối tượng của thi sĩ Tế Nhị là văn hữu Vương hồng Sển ở tuổi 80... "
( theo tác giả Thừa Phong ).
tới lượt nữ sĩ Thư Linh:
"... Có lần tôi ( Thư Linh ) đến thăm , thấy anh ( Tế Nhị ) vẫn tỉnh táo, nhưng rất xanh xao. Anh rủ tôi với bà TẾ NHỊ * ra ngoải vườn trò chuyện cho mát . Đỡ anh an tọa xong, anh bảo chị vào mang mấy tập sách của anh ra. Anh cầm gói sách, mở ra có 3 [ tập bản thảo] viết trên vở tập học trò, mà đã có lần tôi được đọc qua. Rồi anh gói lại, trao cho tôi, nhờ giữ hộ, căn dặn : ' nếu sau này có thời cơ thuận tiện phổ biến ở hải ngoại ' . Anh cảm thấy bất an vì những chuyện xảy ra trong nhà anh. Đoạn, anh bảo chị: " ...mình hảy nói hết sự việc cho THƯ LINH * nghe đi, may ra THƯ LINH * nghĩ ra cách giải quyết giùm chúng ta chăng? ' Chị TẾ NHỊ * kể lại như sau :
" ... Lối mười mấy năm trước , tôi có mướn một con nhỏ để đưa rước mấy cháu đi học ở trường gần đây. Con nhỏ ở được 1 năm rồi xin về quê ở Tân Châu thăm mẹ, rồi không trở lại, Sau 1975, nó đến thăm vợ chồng tôi, và cho biết khi về quê, nó đi kháng chiến, hoạt động trong bưng, sau đuộc kết nạp ra Bắc, rồi qua học ở Liên Xô. Nó đã có chồng , một cán bộ cùng đi du học với nó. Bẵng đi một dạo,. đến giữa năm nó trở lại thăm, lúc ấy, con. cháu tôi đã qua Úc hết. Nó biệt vợ chồng tôi có ý định xuất ngoại đoàn tụ với thằng con trai duy nhất của chúng tôi, nên ngỏ ý muốn mua căn nhà này. Nó năn nỉ xin bán cho nó với giá 28 lượng vàng, xin đặt cọc trước 2 lượng để làm thủ rục nhập hộ khẩu dọn đến ở chung. Xong, nó hứa sẽ thu xếp để trả nốt số còn thiếu trong vòng 3 tháng. Vợ chồng tôi bằng lòng cho nó đến ở trên lầu. Đáo hạn, nó lờ đi, hỏi mãi, nó lì ra, rồi nói thẳng thừng nó không tiền nên không trả.
Ông tôi tức giận bị lường gạt, không thể thua kiện với ai được, nên buồn rầu sinh bịnh càng ngày càng nặng . (...) "
Sau đó, nghe tin anh TẾ NHỊ * mất, tôi đến phúng điếu, nghe chị kể lời anh dặn :
" ...trước khi lâm chung anh dặn không cho sơn quan tài màu đỏ là màu thông thường , mà phải sơn màu trắng ..."
( ... )
----
* chữ viết hoa của tác giả Thư Linh.
( tr. 76- 77 - sđd )
trích nguyên tác thơ Tế Nhị :
1.- NGÀY XUÂN: TÔNG THỐNG THIỆU
CHÚC PHÓ TỔNG THỐNG KỲ
Năm mới mừng nhau biết chúc gì
Chúc thêm bước nữa chắc tôi nguy !
Thôi thì cứ chúc đầu nằm đó
Vui ở buồn thì xách nón đi .
2.- VÀO CỬA TỬ
Mạc Đĩnh Chi không có chỗ nằm
Đưa nhau tìm mảnh đất xa xăm
Vào lò hỏa táng thương hài cốt
Theo ngọn triều dâng bặt tiếng tăm
Chết phải lo chôn là đủ khổ
Chôn mà chưa chết lại càng căm
Biết rằng cuộc sống giờ bê bối
Sao chẳng cười to, lại khóc thầm
1984
3.- APRÈS VOUS, MESSIEURS !
Trước thềm nghĩa địa đừng faire- queue
Kẻ trước người sau lóng ngóng chờ
Chờ tiễn chân vous, vous cáo phó
Chờ chia tay moi, moi để thơ
Tử thần ngạo nghễ nhìn con bịnh
Định mệnh âm thầm ngại đốc-tơ
Vẫn biết trăm năm rồi cũng đến
Mừng anh tiến trước, tớ theo hờ.
4.- ĐÊM QUẢNG HÀN
Tà áo Chị Hằng [ Nga ] bay phất phơ
Khi thuyền Tế Nhị cặp ven bờ
Liễn reo điện ngọc vài câu đối
Khách dạo cung đàn mấy tiếng tơ
Ca nữ văn công đoàn sắp đến
Nghê thường vũ khúc tớ đang chờ
Đột nhiên có tiếng bình minh gọi
Dụi mắt ... mình vừa tỉnh giấc mơ
5.- NHỚ HỌC LẠC
Tôi ở Vĩnh Kim, ông Mỹ Chánh*
Hài hước chúng mình chung một gánh
Kẻ mất người còn vui cứ vui
Được vua thua giặc, đánh là đánh!
Ông vừa làm thuốc, vừa làm thơ
Tôi bán tủ thờ, bán tủ lạnh
Bến hẹn thiên thu mang lại gì ?
Ông là Lý Toét, tôi Bang Bạnh.
1977
---
* Vĩnh Kim và Mỹ Chánh là 2 làng thuộc tỉnh Mỹ Tho ( TN)
6.- VÁ VÍU
MỸ nhân tự cổ', ôi chua chát !
PHỤNG khứ đài không giang tự lưu
NGẦN ngại trước khung trời đổ nát
ẤY mình hay cánh bướm vô ưu ?
TUỔI xuân từng đợt rơi tan tác
TRĂNG có vì mình thổn thức chăng ?
GIÓ có vì ta bừng khúc nhạc
VẪN không sưởi ấm nổi cung Hằng
ĐA sầu ! đông lạnh giá băng
TÌNH ta sánh với gió trăng được à ?
TẾ NHỊ
----
* - ráp mấy câu đầu thành MỸ PHỤNG NGẦN ẤY TUỔI TRĂNG GIÓ VẪN ĐA TÌNH.
- có nhà thơ đùa MỸ PHỤNG với câu thơ trên, Mỹ Phụng than phiền với T.N. Bèn làm bài thơ VÁ VÍU trên đây.
( TẾ NHỊ CHÚ THÍCH )
1) một vài tiểu tiết nhỏ về TẾ NHỊ + MỸ PHỤNG - Cao Mỵ Nhân viết :
"... Thi sĩ TẾ NHỊ may hơn nhiều người bạn thơ của ông. Ông còn chút của nổi, giờ đến lúc mang ra thanh toán để đối phó với cuộc tang thương quá đà ! Ông bán tượng trâu trên bàn viết, rồi cái răng vàng cũ đã rơi, vì chiếc răng quá già đã rụng từ lâu, đến mớ ve chai, đến mái nhà sau lợp tôn ...Vừa rồi bán chục ve chai / Tám đồng bạc mới Bà khoe bốn ngàn [ hoặc ] Cái mái nhà tôn rỡ bán rồi / tự nhiên có được món tiền chơi ( thơ Tế Nhị ) .
Ăn chơi với ông già đây ở một mức độ khiêm tốn hơn trước ngày giải phóng là chuyện dễ hiểu. Nhưng cũng cỏn cà-phê, phở bắc mỗi sáng, thỉnh thoảng đến ăn ở hiệu sang do ông cựu chủ nhà sách NHƯ Ý mời. Tuy hiệu sách của ông [ ta ] bị kiểm kê và tịch thu, ông [ ta ] vẫn chưa bỏ nếp sống hào hoa, chơi đến hết thì thôi. Ngồi xe xích lô, thì có bạn đi kèm trả tiền hộ. Kể cũng thong dong ! Muốn ngồi quán cóc chơi thì ghé QUÁN GIÓ BẤC số 47 đường Công Lý nối dài* nhâm nhi cốc cà phê rởm.
----
* đường Nguyễn văn Trỗi, quận Phú Nhuận bây giờ. (BT)
Quán GIÓ BẤC là một căn nhà nhỏ lụp xụp cất nằng vật liệu nhẹ giữa một xóm vi-la hoa lệ san sát 2 bên đường. Không rõ chủ nhân của nó làm thế nào để dựng lên một cái quái thai như thế giữa khu biệt thự sang trọng vào hạng nhất, nhì Saigon. Chỉ biết bà chủ là bà Mỹ Phụng, xưng hô ngọt ngào là em đối với nhóm văn thi sĩ già, dường như thường trực đóng đô ở quàn bà. Hầu hết các vị còn kẹt lại sau ngày' giải phóng' đều biết tiếng chủ nhân xưa là một hoa hậu Đông phương trúng tuyển bên Hoa Lục trước 1945, rất hãnh diện , từng là người đẹp cưu hoàng Bảo Đại. Bà đẹp thật. Năm tôi gặp bà, đã ngoài 50 ( năm 1980 , miệng hoa, da phấn còn rất quyến rũ. Bà cũng là nguyên giám đốc vũ trường MỸ PHỤNG thời Cộng Hòa [ VNCH ]. Giờ nay cũng sính làm thơ và ngâm nga với giọng lâm ly, nhưng không che lấp nhiều khuyết điểm về văn chương, nghệ thuật. Một ông nhà thơ già đã đùa người đẹp 60 xuân này, đã thốt ra câu: " Mỹ Phụng ngần ấy tuổi trăng gió vẫn đa tình'. MỸ PHỤNG than phiền với Tế Nhị , nhà thơ quái kiệt miền Nam [ sau đó ông ] đã làm bài thơ VÁ VÍU ... "...
Quán GIÓ BẤC càng thêm quyến rũ với một HỒ ĐIỆP thất thời, khi một giọng ngâm đặc biệt truyền cảm ngân lên. HỒ ĐIỆP chỉ ngâm thơ thật hay, kiểu thơ của TẾ NHỊ mà thôi. Còn nhớ vào năm 1981 ( ?) nhà thơ miền bắc VŨ ĐÌNH LIÊN của thời Tự Lực văn đoàn vào chơi, ghé quán GIÓ BẤC . Ông ta có ý muốn phô trương chút lửa đóm xa xưa củ bài thơ của ông là bài LÒNG TA LÀ NHỮNG THÀNH QUÁCH CŨ và tỏ ý ve vãn Hồ Điệp [ và ] bị từ chối một cách bẽ bàng.
Ngoài công dụng là nơi tụ họp của những giọng thơ không phân biết bắc, nam, quán GIÓ BẤC cũng là nơi có món bánh cuốn chả lụa ngon, do 2 bà quả phụ của thi sĩ VŨ HOÀNG CHƯƠNG và ĐINH HÙNG bày bán môi sáng. Giới thi nhân hay đến đây điểm tâm để ủng hộ. (...).
Tôi [ Cao mỵ Nhân ] gặp TẾ NHỊ lần đầu tiên trong một buổi họp nơi biệt thự cửa nữ sĩ THU NGA ..." .
( hết trích dẫn bài Thân thế & sự nghiệp của thi sĩ Tế Nhị / Cao Mỵ Nhân viết ).
2) một tiểu tiết về tác phẩm VÀNG SON HUYẾT LỆ / MINH PHUNG - Nxb Phụ nữ Hànội, 2009 - Đường bá Bổn viết :
"... cuốn thứ 2, Trần nhật Thu dự định in, đó là cuốn tự -sự -kể Vàng son huyết lệ / Minh Phụng ( đã giao thụ ủy quyền cho Dã-Lan -Nguyễn đức Dụ -1919- Saigon 2001) - nhưng Nxb Phụ nữ Hànội tự ý in ấn, phát hành vào cuối tháng 12/ 2009 - nếu biết được điều này- chắc hắn tác giả Minh Phụng + người thụ ủy bản quyền Dã Lan+ - Nguyễn đức Dụ vẫn không trách cứ gì , lại mát lòng mát dạ là đằng khác !
trước đó, Trần nhật Thu ( đầu nậu ) đã giao bản thảo cho Nxb Lao động ( Hànội ) để xin cấp phép. Người biên tập đầu tiên Nxb Lao động là Nguyễn Dậu ( Trương mẫn Song 1939- ?) đã qua đời - và theo Trần nhật Thu ( 1945- 2008) cho biết: sau khi bản thảo Vàng son huyết lệ không được ông Dã Lan-Nguyễn đức Dụ ( ngưới giữ bản quyền) đồng ý về việc biên tập, bởi lẽ, ông Dậu gạch xóa, sửa văn be bét - thì ' tình bạn văn giữa Nguyễn Dậu & Trần nhật Thu đã cáo chung".
Kể ra tác phẩm Vàng son huyết lệ / Minh Phụng đến tay bạn đọc\- Nxb Phụ nữ cấp phép - mà trước đó , đã mấy ai biết khúc đoạn trường đã làm nát gan, đứt ruột tác giả + người thụ ủy bản quyền + người biên tập đầu tiên+ kẻ làm đầu nậu sách không ít - và nay - tất cả đã thành người thiên cổ...."
( hết trích bài Phổ trạng các nhà văn miền Nam đương đại / Dã Lan-Nguyễn đức Dụ - Đường bá Bổn viết - và đã đăng trên Newvietart. com / Từ Vũ trang chủ ( France ) .
7.- RƯỚC ÔNG BÀ
Chiều ba mươi tết rước Ông Bà
Mình giả vờ quên, vợ nhắc ra
Bán chiếc đàn cò mua khứa cá
Đem đôi hàm ếch đổi con gà
Cháu từ Đồng Tháp cho cân gạo
Bạn ở cao nguyên tặng gói trà
Chợt nhớ bàn thơ đi tháng trước
Thôi đành lễ bái trước hàng ba !
1978
8.- CHUẨN BỊ
Tất cả cho vào tận đáy rương
Nhân sinh, nghệ thuật lẫn tình thương
Mười cân đạo đức vài lon gạo
Một mớ tinh hoa, nửa kí đường
Mật rót tai ngà chưa thấm giọng
Xuân đơm đầu sói khó lên hương
Đợi chiều thế kỷ xem màn cuối
Rồi sẽ ra đi kiếm lập trường
1979
9.- CHIÊM BAO
Hôm qua mộng thấy điềm lành
Thấy Nga và Mỹ cưới tình cửa sau
Thấy màn vũ nhạc ca lâu
Irăng Irắc yêu nhau hết mình
Thấy đoàn thể Palestine
Ôm chân Do Thái tâm tình thiết tha
Thấy hàng lãnh đạo Trung hoa
Bắt tay Hànội giao hào lân bang
Giữa khuya thức giấc bàng hoàng
Thấy Ngô trọng Hiếu * hôn Bàng bá Lân **
Ai cho Tế Nhị cù lần ?
Nằm trong lòng quỷ nói toàn chuyện ma .
ĐẦU NĂM 1981.
------
* cựu đại sứ VN tại Cambodia, nguyên chủ nhiệm tạp chí Sống, cựu bộ trưởng Công dân vụ,
cựu dân biểu dưới trào Ngô đình Diệm.
** thi sĩ tiền chiến .
(BT)
10.- NHÀ NÔNG
Bao thế hệ rồi nặng gió sương
Dạo này ông bạn có lên hương ?
Sống cùng tập thể vui ngày tháng
Bám chặt lưng trâu vững lập trường .
NHÀ THƠ
Bác cứ nghêu ngao giọng trữ tình
Cần gì nghệ thuật vị nhân sinh ?
Nhân sinh sắp biến thành nguyện tử
Thì bỏ tao đàn tụng chiến tranh.
NHÀ BÁO
Nhà báo hay là ký giả đây?
Tự do ngôn luận có gì hay ?
Một ngòi bút thép vài trang giấy
Anh viết chi cho thế hệ này ?
NHÀ BINH
Trong gương nổi bật đấng râu mày
Tay súng tay cờ lẫm liệt thay !
Giữa lúc non sông mờ cát bụi
Tinh hoa thế hệ chính là đây !
thơ tế nhị
( 1907 - SAIGON 1986).
Đ.B.B
( SAIGON, AUG. 4, 2013 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét