Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

chuyện tình - love story / erich segal - bản việt văn: phan lệ thanh - 9

chuyện tình- love story- erich segal
phan lệ thanh dịch, saigon 1973

                          chuyện tình -love story - erich segal
                                                bản việt văn : phan lệ thanh 
                                                                             
                                                                9

   Lại còn  vấn đề đi Cranston, ở đảo Rhode nữa chứ.  Cranston là một thành phố về phía nam Boston, hơi xa hơn khoảng cách từ Boston đến Ipswich một chút, có điều Ipswich ở phía bắc Boston.   Sau khi việc giới thiệu Jenny vơi bố mẹ chồng tương lai thất bại hoàn toàn ( nàng hỏi tôi ), ' Bây giờ có nên gọi ông bà ấy bằng bố mẹ nữa không ?')- tôi thấy ngài ngại, khi nghĩ đến chuyện phải gặp ông bố nàng.   Tôi có cảm tưởng như mình sắp xâm phạm vào một cái gì tượng trưng cho tình yêu lai láng kiểu Ý - Địa trung hải, vì lý do, Jenny là con một và vì mẹ nàng mất sớm, nên tình thân giữa nàng và cha nàng mật thiết đến độ bất  bình thường.   Tôi sẽ phải đương đầu với những sức mạnh tình cảm khác thường như vẫn được mô tả trong sách tâm lý học.

    Thêm vào đó là tình trạng nghèo đói của tôi.

    Bạn thử tưởng tượng Olivero Barretto, một cậu bé láng giềng người Ý, hiền lành ngoan ngoãn ở Cranston, đảo Rhode.  Cậu bé đến gặp ông Cavilleri, chuyên nghề đầu bếp mì Ý trong tỉnh, và nói : ' Tôi xin được cưới Jennifer, cô con gái độc nhất của ông.'  Câu hỏi đầu tiên của ông cụ sẽ là gì ?  Ông sẽ không hỏi xem cậu ta có yêu con gái ông không, vì hễ quen Jenny  là phải yêu Jenny thực lòng ; điều này không còn phải bàn cải nữa.  Không, đại khái ông Cavilleri sẽ hỏi,'  Barretto, cậu sẽ làm gì để nuôi con tôi ?'

    Nào, bạn thử tưởng tượng  ông Cavilleri sẽ phản ứng ra sao, nếu Barretto cho ông biết rằng tình hình sẽ trái ngược lại, ít nhất trỏng năm đầu : con gái ông sẽ tống Barretto ra cửa chứ còn gì nữa, hoặc, nếu Barretto nhỏ thó  hơn tôi, ông sẽ bóp thằng nhỏ nín thở luôn.

   Cam đoan với bạn đấy, nếu không đúng, cứ việc thiến cha tôi đi .

                                                              ***

    Bạn sẽ hiểu tại sao một ngày chủ nhật vào tháng 5, khi lái xe dọc về phía nam con  Đường số 95, tôi đã để ý đọc hết mọi bảng  chỉ tốc độ và răm rắp tuân theo.  Đã quen với tốc độ lái xe thường ngày của tôi  và bắt đầu thích đi nhanh, hôm đó, có lúc Jenny phải phàn nàn là tôi chạy có 60 cây số giờ, trong khi bảng đề 70 là giới hạn.   Tôi bảo, vì xe lâu quá chưa điều chỉnh, nên chạy kém, nhưng nàng chẳng tin tôi tí nào.

    - Jenny, nói lại anh nghe đi.

    Jenny không có tính kiên , nên không chịu nhắc lại những câu trả lời các câu hỏi ngu xuẩn, nhằm nâng cao tinh thấn tôi.
    - Một lần nữa thôi, Jenny, làm ơn !
   -  Em gọi điện thoại cho ông.  Em nói với ông.  Ông bảo được.  Bằng tiếng Anh, vì, như em đã bảo và anh có vẻ không tin, ông không biết một tiếng Ý nào hết, trừ vài câu chửi thề.
   - Nhưng ' được' có nghĩa là gì ?
   - Anh muốn nói trường Luật- khoa Harvard thâu nhận cả những sinh viên không định nghĩa nổi chữ ' được'.
   - Đây đâu phải danh từ luật pháp, Jenny.
    Nàng đặt tay lên cánh tay tôi.  may phước, tôi hiểu cử chỉ đó có nghĩa gì.  Tuy nhiên, tôi vẫn cần sự giải thích.  Tôi cần biết tôi sắp phải đương đầu với hoàn cảnh nào.
    -' Được' cũng có  nghĩa là' bố sẽ rán chịu đựng nó'.
   Nàng tỏ ra nhân đạo bằng cách nhắc lại, không biết đến lần thứ bao nhiêu từng lời mà cha con nàng đã trao đổi với nhau.   Ông hài lòng lắm.  Ông hài lòng thật.  Khi cho nàng đi học ở Radcliffe, ông đâu muốn  thấy nàng trở về Cranston để lấy thằng nhỏ hàng xóm ( thằng nhỏ hàng xóm đã hỏi cưới nàng thật, từ trước khi nàng rời Cranston).  Mới đây, ông đã không dám tin là người chồng chưa cưới của nàng tên Olivier Barrett IV. Khi nghe nàng kể,  ông đã khuyên nàng không nên phạm điều răn thứ 11. 

     - Điều răn thứ 11 là điều gì ?
   - Không được bịp bố mình.
   - À !
   - Ông có biết là anh nghèo kiết xác không ?
   - Có.
   - Ông không nói gì sao ?
   - Ít ra, anh và ổng cũng giống nhau ở một điểm.
    - Nhưng giá anh có ít đồ tặng đem theo , ổng cũng thich hơn chứ gì ?
    - Ai mà không thích ?
    Tôi câm như hến từ đó cho đến lúc tới nơi.
     
    
                                                                 ***

    Nhà Jenny ở phố Hamilton.  cả phố toàn nhà gỗ, rất đông trẻ con chơi đùa trên hè, dưới hàng gốc cây đang lởm chởm mọc lá.  Ngay khi còn đang kiếm chỗ đậu xe, tôi đã có cảm tưởng như lạc vào một xứ  lạ .   Trước tiên là  người đông quá.  Ngoài sô trẻ con chơi đùa trên vỉa hè, tất cả mọi ngưỡng cửa đều đông nghịt người.   Hình như gia đình nào cũng ra cửa ngồi hóng mát, và, chiều chủ nhật hôm đó, họ không có việc  gì làm, ngoài việc xem tôi đậu  chiếc MG.

    Jenny vội nhảy xuống xe.  Ở Cranston phản xạ của nàng lanh lẹ khác thường; nàng nhảy như một chú châu- chấu bé nhỏ.  Khi nhận ra nàng, những người đang ngồi nơi bậc cửa, đồng thanh thốt lời chào mừng.   Tường ai, hóa  người đẹp Cavilleri ! Nghe tiếng reo mừng đón chào nàng. tôi thấy xấu hổ không muốn ra khỏi xe nữa.  Làm sao mà giả bộ làm Olivier Barretto nổi, dù chỉ trong 1 phút ?
   Một bà dáng bệ vệ mừng rỡ gọi to  :
   - Ê, Jenny.
   Jenny cũng reo to không kém :
   - Ê, bà Capodilupo đấy à .
   Tôi ra khỏi xe.  Mọi con mắt đổ dồn về phía tôi.
    -Ê- cậu  nào đẹp trai thế ?
    Hình như dân tỉnh này không được tế nhị cho lắm.
   - Thường thôi !
    Jenny vừa   nâng cao tinh thần tôi lên tận mây xanh.  Bà Capodilupo hướng về phía tôi và nói to:
    - Có vẻ thế, nhưng cô bạn gái ấy không thường chút nào !
    Jenny trả lời :
   - Cậu ta biết rồi .
    Sau đó, Jenny quay sang tiếp tục câu chuyện với hàng xóm bên kia.
   - Cậu ta biết rồi!
    Rồi nàng nắm lấy tay tôi ( tôi như một lữ  khách lạc vào  thiên thai ) và dẫn tôi lên gác căn nhà số 189, đường Hamilton.

                                                                ***

    Thật lúng túng !
    Tôi đứng ì ra trong khi Jenny nói, ' Đây là bố em,' và Phil Cavilleri, trong lôi thôi như một pho tượng đẽo dở ( cao độ 1m 75, nặng độ 75kg) đúng kiểu dân đảo Rhode, khoảng gần 50, giơ tay bắt tay tôi.
    Ông ta bắt tay chặt quá.
   - Xin kính chào ông.
    Ông sửa :
    - Phil, ọi tôi là Phil.
   - Phil, thưa ông, vâng.
    Tôi trả lời, trong khi tiếp tục nắm tay ông.  Lúc ấy, tôi cũng sợ nữa.  Vì, ngay lúc ấy, vừa buông tay tôi ra, ông Cavilleri quay sang con gái, vừa hét ầm lên :
    - Jennifer !
    Hai người đứng sững một giây.  Rồi ôm chầm lấy nhau.  Ôm chặt. Đu đưa qua lại nữa.  Rồi chẳng biết nói gì hơn, ông Cavilleri lặp đi lặp lại( giọng thật nhỏ ) tên con gái' Jennifer  . Và cô-con-gái-học-trường-Radcliffe-đậu-hạng-bình của ông chẳng biết trả lời sao, ngoài tiếng  chữ:' Phil'.
   Tôi đúng là thừa.
    Lôi giáo dục đàng hoàng của  gia đình tôi có một cái lợi, là, giúp tôi đỡ lúng túng chiều hôm đó.  Từ xưa, lúc nào tôi cũng bị giảng bài về phép lịch sự, không được nói trong khi nhai cơm.  Suốt bữa cơm, tôi không phải nói một câu gì, vì Phil và Jenny hùa nhau tống cho tôi đầy miệng.   Tôi chưa từng ăn nhiều mì Ý như thế bao giờ .  Sau bữa ăn, tôi bàn luận về những loại mì tôi thích một hồi lâu ( tôi ăn ít nhất mỗi thứ 2 miếng, vì sợ làm mất lòng chủ nhà ), khiến bố con Jenny có vẻ thú vi vô cùng.
    Phil Cavilleri bảo con gái :
   - Thằng nhỏ được lắm .
   Như thế nghĩa là gì ?
   Tôi không cần định nghĩa chữ' được' , tôi chỉ muốn biết cử chỉ nào của tôi đã được ban thưởng cái tĩnh tự đáng yêu này.
   Có phải vi tôi thích thứ mì ông thích?  Hay vì cái bắt tay của tôi cũng hùng, chẳng kém ông ?  cái gì là nguyên nhân ? Con gái ông nói :
   -Con đã nói anh ấy được lắm mà, Phil.
   Ông bố đáp:
    - Ừ được, nhưng, tao phải thấy tận mắt chứ.  bây giờ tao thấy rồi. Olivier
    Ông gọi tôi đấy.
   - Dạ, thưa ông?
   - Dạ, Phil ?
   - Cậu được lắm.
   - Thưa, cảm ơn ông.  Cháu mừng lắm. thật cháu mừng lắm.   Và chắc ông biết cháu thương Jenny như thế nào chứ  ạ ? Và cháu quý ông lắm...
   Jenny ngắt lời tôi :
    - Olivier, đừng nói lảm nhảm như thế , đần bỏ mẹ đi, và --
    Ông Cavilleri ngắt lời con:
   - Jennifer, đừng văng tục như vậy.  Chẳng gì thằng chả cũng là khách ?

                                                                   ***

    Trong bữa ăn ( hóa ra mỉ chỉ là món lót dạ ), Phil muốn nói  chuyện riêng với tôi về viêc gì, thì, các bạn biết đấy.  Không hiểu ông có điên hay không, nhưng, ông cho rằng ông có thể đứng ra giảng hòa cho Olivier III và Olivier IV.  ông năn nỉ :
    - Để tôi gọi điện thoại nói chuyện với ông ấy, với tư cách thông gia.
   - Thọi Phil, chỉ phí thì giờ thôi.
   - Tôi đâu ngồi yên nhìn một người cha bỏ con được.  Không được.
    - Đồng ý .  Nhưng cháu cũng muốn bỏ ông ấy cơ mà, Phil.
    Ông nói, giọng giận dữ thật sự :
    - Đừng ăn nói như vậy.  Tình yêu cha con là cái gì đáng quý, đáng trọng hơn hết.   Nó không thừa đâu.
    - Nhất là trong gia đình cháu.
    Jenny phải đứng dậy luôn để vào bếp mang thức ăn ra, nên, không tham dự vào câu chuyện được mấy.  Phil  giục tôi:
    - Gội ông ấy ngay đi.  Để bác nói cho.
   - Thôi, Phil.  Ba cháu và cháu đã đồng ý cắt đứt liên lạc.
    - Ê, Olivier, rồi ông ấy sẽ nguôi giận mà.  Khi chúng mày phải ra nhà thờ,
    Lúc đó, Jenny đang đặt nón tráng miệng trước mặt tứng người; nang nhìn cha,  dặn ra một chữ đáng sợ :
    - Phil...?
   - Già hả Jen ?
   - Về mục nhà thờ ...
    - Sao ?
   - À, phiên phiến đi được không , Phil ?
   - Há ?
    Ông Cavilleri hỏi.  Rồi, hiểu lầm ý Jenny, ông quay sang tôi định xin lỗi.
   - Bác -- ấy-- không phải nhất định là nhà thờ Công  giáo, Olivier 5.  Chắc Jennifer đã nói với cháu rồi, nhà  này theo Công giáo.   Nhưng nếu cần, cháu đi nhà thờ nào thì mình làm lễ ở đó, Olivier ạ.  Bác dám chắc ở đâu cũng vậy.  Thượng đế sẽ ban phước lành cho đám cưới các con.
    Tôi nhìn về phía Jenny.  Rõ ràng là nàng đã quên không đề cập vấn đề cực  quan trọng này  qua điện thoại.  nàng biện hộ :
    - Olivier, em sợ nói ngay điều này sẽ làm ông cụ hoảng sợ chết khiếp mất.
   Ông Cavilleri hỏi, vui vẻ như thường lệ :
    - Cái gì vậy ?  Nói ra.  Nói ra đi các con.   Cứ việc nói ra tất cả những điều chúng mày tính.
    Không hiểu  tại sao, đúng lúc đó, bức tượng đức Mẹ Đồng  bằng sứ đặt trên bệ trong phòng ăn nhà Cavilleri lại đập vào mắt tôi ?  Jenny tránh nhìn ông :
   - Vế cái mục xin  Thượng đế ban phước lành ấy, Phil ạ.
    Phil như đoán  có điều chẳng lành :
    - Ừ, sao Jen ?
    - À, liệu bỏ đi có được không, Phil ?
    Nàng nhìn tôi cầu cứu và tôi chỉ biết ủng hộ nàng bằng mắt.
    - Bỏ muc xin Thượng đế ? bất cứ Thượng đế nào sao ?
    Jenny gật đầu.
    - Ông Phil, cho cháu giải thích có được không ?
   - Được chứ.
    - Cả 2 chúng con đều không tin. Vì chúng con không muốn đạo đức giả.
    Tôi có cảm tưởng, vì, tôi nói, nên ông phải nghe.  Nếu  là Jenny, rất có thể ông đã bợp tai nàng.  Nhưng lúc này, ông là người ngoại cuộc, kẻ lạ mặt.  Ông tránh nhìn cả 2 đứa chúng tôi và im lặng một lúc lâu.
   - Được rồi, có thể cho tao biết là ai sẽ đứng ra làm phép cưới cho tụi bây không ?
    Tôi đáp:
   - Chúng con sẽ làm lấy.
    Ông nhìn Jenny, đợi nàng trả lời.  Nàng gật  đầu.  Tôi đã nói thật.
    Im lặng một lúc nữa, rồi ông nói :
    - Được.
    Rồi nhớ ra là tôi học luật, ông hỏi đám cưới như vậy, có sao  không nhỉ ?  có  được công nhận là  chính thức không nhỉ ?

     Jenny cắt nghĩa cho ông hiểu : chúng tôi định làm đám cưới tại nhà thờ của trường và sẽ có cha tuyên úy Tin lành chứng kiến. ( Phil.reo khẽ,' À cha tuyên úy!) cho cô dâu, chú rể trao đổi lời thề.
   - Cô dâu cũng phải nói ư ?
   Ông hỏi, như thế, không còn gì quan trọng hơn.  Con gái ông lên tiếng :
    - Philip, bố có thể tưởng tượng con sẽ chịu câm miệng  hay sao ?
   Ông gượng cười:
    - Không cưng ạ, Con phải nói chứ ?

                                                                 ***

    Trên đường trở lại Cambridge, tôi hỏi Jenny, nàng thấy mọi chuyện ra sao ?
    Nàng đáp:
   - Được thôi !   
     []

                                                                                           ( kỳ sau tiếp)


 erich segal
 PHAN LỆ THANH dịch 

( Sđd :  tr.  94 - 108 )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét