Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

chuyện tình- love story / erich segal - bản việt văn: phan lệ thanh- kỳ thứ 31.

love story- chuyện tình  - kỳ 31 - erich segal
bản việt văn : phan lệ thanh, saigon 1973.


                               love story- erich segal/ chuyện tình
                                 bản việt văn: phan lệ thanh


                                                                    19

Ít ra bây giờ tôi không phải lo phải về nhà nữa. cũng không phải hành động sao cho có vè bình thường.  Một lần nữa, chúng tôi chia xẻ với nhau tất cả mọi chuyện, ngay cả cái ý niệm hãi hùng rằng ngày, tháng của chúng tôi không còn bao nhiêu nữa  Chúng tôi bàn nhiều chuyện, những chuyện chẳng bao giờ mà một cặp vợ chồng 24 tuổi phải bàn tời.

" Em hy vọng anh sẽ can đảm, chẳng gì anh cũng là một tay vô địch côn cầu cơ mà ." --" Em yên chí, em yên chí đi ".

Tôi tự hỏi không biết Jenny, con người biết hết mọi sự, có đoán được rằng nhà vô địch côn cầu đại tài lúc này đang run sợ không ."  " Em muốn anh can đảm để nâng  đỡ Phil. Chắc ông ấy sẽ khổ lắm. Anh thì dù sao, cũng còn có tương lai : một ông goá vợ chịu chơi.  Tôi ngắt lời nàng, " Anh sẽ không bao giờ vui chơi được"--" Anh vẫn sẽ vui chơi được, khỉ ạ ! . Em muốn anh phải vui chới, nhớ chưa ?" -- " Rồi , Rồi ."


                                              ***

Việc xảy ra chừng một tháng sau, ngay sau bữa ăn tối.  Nàng vẫn nấu ăn như
thường lệ;  nàng muốn thế.  Tôi phải nói mãi, nàng mới bằng lòng để tôi rửa bát- ( mặc dù lúc nào nàng cũng cằn nhằn rằng đây không phải việc của đàn ông.) Và, hôm đó tôi đang xếp bát vào chạn, trong khi nàng chơi dương cầm, một bản nhạc của Chopin. Thấy nàng ngưng ở giữa đoạn mở đầu, tôi chạy vội vào phòng khách. Nàng ngồi yên trên ghế. " Em có sao không, Jen ?" . Tôi muốn hỏi nàng có mệt hơn trước không.  Nàng trả lời bằng một câu hỏi , " Liệu anh có đủ tiền trả một cuốc tắc-xi không ?" --" Có, em muốn đi đâu ?" --" À, nhà thương ây mà ... " 

Trong cơn bối rối xúc động , tôi linh cảm rằng việc đến sẽ đến, Jenny sẽ ra khỏi căn nhànày và không bao giờ còn trở lại.   Tôi xếp vài thứ cần dùng vào giỏ cho nàng, trong khi nàng ngồi yên tại chỗ, tôi tự hỏi không biết nàng đang nghĩ gì. Về căn nhà.  Không biết nàng muốn nhìn kỹ cái gì để mang theo trong trí nhớ. 

Chẳng cái gì cả.  Nàng chỉ ngồi yên, không nhìn cái gì cả.  " Ê, có gì đặc biệt em muốn mang theo không ?" -- nàng gật đầu, "-- Ừ, anh ".


                                               ***

Xuống đến đường, chúng tôi phải đợi mãi mới kiếm được tắc-xi, vì là giờ rạp hát tan.  Người gác cửa rạp hát vừa thổi còi vừa vẫy tay, trông như một tên trọng tài côn cầu mắt la mày lét.  Jenny đứng dựa vào vai tôi và tôi thầm ước sẽ không bao giờ kiếm được xe để nàng có thể đứng mãi thế này, dựa vào vai tôi.   Nhưng rồi cũng kiếm được một chiếc xe. và may phước, ông tài xế lại là người vui tính. Khi nghe chúng tôi cùng trả lời," Nhà thương đồi Sinai", ông ta tuôn ra một tràng, " Cô cậu đừng lo, cứ giao phó cho tôi.   Tôi quen việc đưa đón con nít ra đời lắm rồi ! ". 

Trên hàng ghế sau, Jenny nép sát vào  người tôi.  Tôi hôn lên tóc nàng. Ông tắc-xi vuit ính, hỏi, " Con đầu lòng phải không?". Tôi chắc Jenny đoán được toi sắp xì-nẹc thằng chả, nàng thì thầm vào tai tôi, " Đừng nổi nóng, ông ta chỉ muốn tử tế với mình ". --" Thưa vâng. Con đầu lòng av2 vợ tôi khôngđược khỏe lắm. Ông al2m ơn đi mau mau giùm."

ông ali xe đưa chúng tôi tới Đồi  Sinai trong chớp mắt.  ông ta tử tế lắm , xuống xe, mở cửa giùm làm đủ thứ hết.  Trước khi lái xe đi, ông ta còn chúc chúng tôi may mắn, hạnh phúc nữa.  Jenny cảm ơn ông ta .


                                              ***

Nàng bước lảo đảo không vững, nhưng, khi tôi định bế nàng lên, nàng nhất định không chịu, " Ngưỡng cửa này em không cần đâu, cậu bé ạ".  Chúng tôi vào nhà thương và phải đi qua cả một hệ thống ghi tên tỉ mỉ, quả là hết sức khó chịu , " Bà có giấy của Hội Mộc Xanh, hoặc, một chương trình bảo hiểm y khoa nào khác không ?--" Không ". ( Ai mà nghĩ đến những chuyện lẩm cẩm như vậy... ) . Dĩ nhiên việc jenny phải vào nhà thương thì không có gì là bất ngờ cả.  Bác sĩ Bernard Ackerman đã tiên đoán từ trước và sẵn sàng trông nom Jenny.  Như Jenny đã nói, " Ackerman rất tốt, mặc dù là dân Yale 100%.  Bác sĩ Ackerman bảo tôi, " Tôi đang tiếp dịch huyết vào tế bào máu cho bà. Hiện giờ bà rất cần thứ này ...", --" Thế nghĩa là làm sao ?" . Ông ta cắt nghĩa,
" Phương pháp chữa này làm chậm sự tiêu hủy tế bào máu, nhưng --như Jenny đã biết -- ảnh hưởng của thuốc có thể hơi nặng đấy." Tôi biết, tôi không cần giảng bài cho ông, nhưng vẫn nói, "  Này ông bác sĩ, Jenny là vua. nàng muốn gì cũng phải được.  Còn ông chỉ việc lo làm sao cho nàng đỡ đau thôi ."  --
"... ông khỏi phải lo". -- "Bác sĩ ơi , tốn bao nhiêu tiền cũng được'.  Hình như ông hơi to tiếng, ông phán, " .. có thể kéo dài hàng tuần hay cả tháng cũng chưa biết ..."--" Kệ mẹ nó, tiền là cái quái gì ...".  Ông ta kiên nhẫn chịu đựng. tôi biết mình nói quá lố, khiến Ackerman phân bua, " Tôi chỉ muốn nói không sao biết được bà nhà có thể sống bao lâu nữa."-- Tôi ra lệnh, " Bác sĩ ơi, xin ông nhớ cho, tôi chỉ muốn nhà thương dành tất cả những thứ tốt nhất cho nàng àm thôi.  Một buồng riêng + y tá chuyên môn + tất cả mọi thứ đều phải tốt. Xin ông bác sĩ nhớ cho. Tôi có tiền ..., đừng lo. "

                                                     ( còn tiếp một kỳ)

erich segal
PHAN LỆ THANH dịch 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét