lưu dân thi thoại- diên nghị+ song nhị
cội nguồn xuất bản, usa 2003
thi sĩ võ ý
diên nghị + song nhị
Dù chưa có tập thơ đầu tay, Võ Ý đã có khá nhiều thơ hạy trên các trang [báo, hoặc, tập san văn chương] tại Hoa Kỳ, Đức quốc, Úc. Đã có một lần tham hia tuyển tập Một thời lưu lạc, do nhóm thi văn Cội nguồn xuất bản vào năm 1997 tại California . Võ Ý xuất thân trường Võ bị quốc gia ở Đà lạt, khóa 17, sau chuyển sang phục vụ ở quân chủng Không lực VNCH tới ngày 30-4- 1975.
Qua 13 năm [ đi học tập cải tạo] trên đất Bắc, trong tận cùng khốn đốn, thì nguồn thi ca càng thâm nhập tâm tư người tù, và thơ, đã hoá thành điểm tựa giữ tù nhân đứng vững giữa vùng vẫy, nghiệp ngã ,của kiếp cá chậu, chim lồng. Từ đó, người thơ bỗng sáng dậy niềm tin, cất cao tiếng nói :
Từ Việt nam, trại giam bi thảm
Tôi cất cao tiếng hát
Với tất cả niềm tin
Với tất cả tấm lòng.
Tin yêu phấn đấu , để rồi sau 13 năm đoạn trường - năm 1992 - Võ Ý đặt chân lên miền đất tự do, đời sống bình yên, hồn thơ ray rứt niềm kia, nỗi nọ. Quê hương tang tóc, đồng bào bi lụy, tiếng thơ văng vẳng đó đây lời than não nuột:
Từ đấy đất nước mình chịu tang
Từ đấy phố thị, làng quê xơ xác điêu tàn
Từ đấy đồng bào ruột thịt mình
Đọa đày như trâu như chó
Từ đấy cục đất, lá rừng cũng biết thở than .
Nghĩ về đồng đội, bạn bè, nỗi nhớ trào dâng, âm vang thành tiếng gọi những người lưu vong nhập cuộc, phản kháng, đấu tranh, hun đúc, khí thiêng nguồn cội, cũng ghi nhận truyền thống anh hùng của bao linh hồn, mà, nơi yên nghỉ của họ, đã bị cày xới bởi tính cách trả thù man rợ, mất hết [nhấn tính] :
Hỡi những người Việt nam lưu vong
Tội lắm người ơi, cây thương cội nhớ
Nhớ thương anh từng góc phố con đường
Hương bưởi, hương ngâu, câu hò, điệu hát
Nhớ thương anh từng nghĩa trang cày nát
Từng nấm mộ rừng sâu
Anh còn đợi chờ còn suy nghĩ gì đâu ?
Ngoài những đoạn thơ chân tình của người thơ mặc áo lính trung thành với Tổ quốc, Danh dự & Trách nhiệm, Võ Ý đã tỏ bày quan niệm: Thơ không phân ranh giới bên này, bên kia, miễn là Thơ thể hiện được chân lý của nghệ thuật, của Chân Thiện Mỹ. Qua đó, tác giả bày tỏ một cảm thông với nhà thơ Quang Dũng miền Bắc. Quang Dũng, một tài hoa, sinh bất phùng thời, một diện văn nghệ sĩ đói nghèo triền miên ở miền bắc, trước 1975, chó tới ngày ông qua đời. * Tư tưởng, tài năng thể hiện trong thơ Quang Dũng là những cây gai nhọn đâm vào nhãn quan [chính trị], khiến [mấy tay chóp bu chỉ huy] quản lý văn nghệ phải ganh tị, dùng thủ đoạn khống chế, loại trừ. Một đoạn thơ của Võ Ý viết cho Quang Dũng , thể hiện tính phóng khoáng [về] tư duy của bình diện văn nghệ miền Nam. Có kính trọng, có xót xa, thương người thơ [Quang Dũng] đã khuất, dù là không chung một màu cờ :
-----
* theo Lý hồng Xuân/ Nhận diện chân dung nhà văn
( trang 86 - nxb Văn nghệ, California 2000.)
Ông, tôi, âm dương cách biệt
Bình sinh không cùng chung màu cờ
Thơ đâu cần trích ngang lý lịch
Tôi kính dâng ông nén hương thơ
GỬI NÀNG PHỐ HỘI / THƠ VÕ Ý
Võ Ý đã sử dụng các thể thơ để miêu tả xứng hợp tiếng nói thật lòng của tác giả. Võ Ý đang miệt mài, đam mê, bước đi trên đường thơ, và, hình như ông đã chạm mặt nàng thơ ở giữa khung trời sáng trong, đầy hứa hẹn.
trích nguyên tác thơ võ ý.
BƯỚC CHÂN VIỆT NAM LƯU VON
Miếng thịt xứ người đắng miệng
nuốt sao trôi
Vỉa hè xứ người trơn quá
làm sao bước vội (2)
Hẳn có lúc anh nghĩ về ao nhà
dù đục dù trong
Từ đấy (3) đất nước mình chịu tang
Từ đấy phố thị làng quê xơ xác điêu tàn
Từ đấy đồng bào ruột thịt mình
đọa đày như trâu như chó
Từ đấy cục đất lá rừng cũng biết thở than
Anh đã đi trước ngày mất nước
sau đó nhà tan
anh vượt biên bằng thuyền
Dù trước dù sau
anh từ chối bạo quyền
Từ chối bạo quyền bằng cách từ bỏ
quê hương
Quê hương thống khổ như kẻ ăn mày
Bạo quyền biết bao giờ ? (... tam lược 2 chữ)
Từ Việt nam trại giam bi thảm
tôi cất cao tiếng hát
với tất cả niềm tin
với tất cả tấm lòng
Tấm lòng của hàng triệu đồng bào ruột
thịt mình
đang chờ đang nghĩ đang mang
Hỡi những người Việt nam lưu vong
Tội lắm người ơi cây thương cội nhớ
Nhớ thương anh từng góc phố con đường
Hương bưởi hương ngâu câu hò điệu hát
Nhớ thương anh từng nghĩa trang cày nát
Từng nấm mộ rừng sâu
Anh còn đợi chờ còn suy nghĩ gì đâu ?
Trời xứ người có tuyết
nhưng trời nào chẳng có mây trôi
Ngọn mây Tần đó có biến ảo lòng anh
đau xót
Phố xá người cao ngất
Tìm đâu bóng mát thân dừa
Xe cộ xứ người hối hả thoi đưa
Mà bước chân Việt nam thôi thúc
Tiếng nhạc ngựa lấn chen tiếng trống(4)
Tiếng trống Lam sơn
Tiếng nhạc ngựa Tây sơn
Nhớ cố hương xao xuyến tấc lòng mau dồn chân
Cố bước đi trên phiến đá mòn còn in dấu 5)
Tôi không là nhà tiên tri danh tiếng
Cũng không là tay hùng biện đại tài
Tấm lòng tôi chơn chất ngô khoai
Như con trâu
trên đồng cạn dưới đồng sâu sớm tối
Tôi nghĩ rằng máu xương đồng đội đã đổ ra
đâu cam chịu chính sự này:
Vô sản toàn dân và diệt trừ giai cấp
Trong khi đó
vẫn có kẻ ăn trên ngồi trốc
Cháu con mình đi nghĩa vụ bỏ xác lân bang
Chúa ngẩn ngơ
Phật cũng bàng hoàng
Nhà thờ nhà chùa biến thành kho lương
hợp tác (...- tạm lược 4 chữ)
Cả nhà ngục thất
Ngục thất trơ xương
Trại giam trâu ngựa
Các anh đi mang theo ngọn lửa
Các anh đi mang theo ngọn lửa
Ngọn lửa Quê hương âm ỉ trong lòng
hàng triệu dân mình
đang chờ đang nghĩ đang mong
Ngọn lửa Diên Hồng
bừng lên ngày quang phục
Những bước chân Việt nam lưu vong
hun đúc
Phút giây rộn ràng trên đất Mỹ quê Cha
Ôi lòng tôi như bừng nở muôn hoa
Ôi Việt nam ! Việt nam yêu dấu của Ta !
võ ý
TRạI XUÂN LỘC, 1984
----
* tin đồn quân Phục quốc về.
2 Dante, thi sĩ cỗ nước Ý
3 nhại lại bài ' Từ ấy' của nhà thơ CS Tố Hữu.
4 Chinh phụ ngâm
5 Hồn vọng phu.
(Sđd: tr. 169- 174)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét