lưu dân thi thoại/ diên nghị+ song nhị
nxb cội nguồn, usa 2003
về nữ thi sĩ tuệ nga
bài viết : diên nghị + song nhị
Củng với tuổi đời, thơ Tuệ Nga có một bề dày trong văn học, với 8 tác phẩm đã xuất bản : Suối ( 1974)- Suối trầm tư ( 1982) - Mây hương
( 1987) - Chiều phố mây ( 1991) - Hoa sương ( 1994) - Hoa đài dâng hương ( 1885) - Nửa viền trăng ( 1997) - Suối hoa ( thơ, tái bản 1999.)
SUỐI là thi phẩm đầu tay của Tuệ Nga, và, cũng chính SUỐI là khởi đầu dòng chảy liên tục đằm thắm mà triều dâng tâm cảm của Tuệ Nga danh cho Thơ. Suối hoa đoạt giải Giải thưởng văn chương toàn quốc năm 1974. là một nhà thơ nữ, sinh trưởng tại quê hương quan họ, thơ Tuệ Nga có đầy chất lãng mạn, trữ tình, đậm đà mà thanh thoát. Tuệ Nga vào làng thơ rất sớm, bà là hội viên thi đán Quỳnh Dao, một hội thơ kỳ cựu với nhiều
nhà thơ lão thánh *.
---
* người biên tập cho in chữ nghiêng " nhiều nhá thơ lão thành ". Nhà thơ kiêm phê bình thơ Diên Nghị , có thể một phút bồng bột, tôn sùng theo cảm tính nhất thời - bởi lẽ -nhóm Quỳnh Dao không hoàn toàn gồm " nhiều nhà thơ lão thành" - chính xác hơn - rất -rất- ít - nữ thi sĩ lão thành Mộng Tuyết ư , thôi thì cứ tàm tạm " ứ ừ " đi , vì Tự lực văn đoàn đã cấp giải thơ khuyến khích cho bà - và còn lại - đa số tối đa tác giả làm thơ có nhiều tuổi đời lên lão làng ( thành lão), hơn là tài năng thi ca có thực ( nhà thơ lão thành .) Có thể ,xem thêm cách đánh giá khác về nhóm thơ Quỳnh Dao,
" ... (...) nội dung thơ xướng họa, thù tạc, cảm khái, thường có ít bài được truyền tụng lâu dài, vì , giàu công thức, thiếu xúc động chân thực ( gò bó về vần, chữ, thể thơ ) và tất nhiên là giàu mài giũa, ít thâm thúy, rung động, kém hàm xúc - nên hiếm bài sống dài lâu theo thời gian đãi lọc, như đề cập. []"
( trang 41 ' TTKH- nàng là ai? "/ Thế Nhật [Thế Phong] , nxb Văn hóa- thông tin, Hà nội 2001, bản tái bản , trang 41) . (BT)
Đọc hết tác phẩm của Tuệ Nga, người ta có thể tìm thấy ở tác giả một tâm hồn rất thơ, rất tình tứ trong giá trị tinh thần trường cửu. Có một lúc nào đó, bà nhớ về cơn mưa Hà nội, như nghe mưa rơi trong tâm hồn. Có một lúc nào đó, bà trải lòng mình gửi bạn hữu, có một lúc khác , bà lại lắng lòng dâng lên ánh đạo vàng.
Đối với Tuệ Nga, Đạo là nguồn cảm hứng rào rạt của thi ca. Tác giả đã có 2 tập thơ dành riêng viết về ánh đạo vàng : Hoa đài dâng hương và Mây hương. Theo nhận định chung, thơ Tuệ Nga có 2 khuynh hướng: hoài cảm nước non và ánh đạo vàng. Trong thơ Đạo, nhuốm vị sắc thiền, đời thâm nhập vào đạo, và, đạo là huyền nhiệm của đời :
Từ dòng trăng vô lượng
Kinh hoa nở muôn mùa
Từ dòng kinh thơ hoa
Tiếng đời êm tiếng thơ
ở một lúc khác, bà trăn trở hoài với hoài niệm cố hương :
Em ơi ! chiều viễn xứ
Về đâu ? hồn heo may
Về đâu ? đời cỏ úa
Lệ rưng rưng bước gầy
Bao nhiêu hình ảnh quen thuộc thân thương, chung dòng quá khứ ấp đầy ký ức, đè nặng hồn thơ :
Những con đường chiều thương nhớ mênh mang
Mây Cổ ngư , nắng Nghi tàm, Quảng bá
Gió mùa thu lá vàng bay nhiều quá
Hà nội bốn mùa phất phới áo bay
Những con đường hàng Bạc, hàng Khay
Chợ Đồng xuân, l;iễu hồ Gươm, phố Huế
Những con đường trải qua bao thế hệ
Gò Đống đa, Quốc tử giám, Sinh từ
Những con đường như huyền thoại viễn du
Bỗng trở về ngổn ngang trong tiềm thức
NHỮNG CON ĐƯỜNG- HOA SƯƠNG
Nỗi nhớ đó như không còn bút mực nào để diễn đạt hết. Nhà thơ mang theo tình quê, nghĩa nước, đi suốt cuộc nhân sinh đời mình :
Mực khô bút cũng hao gầy
Tình non nước khắc đến ngày tàn hơi
XUÂN VỀ TRÊN SÔNG NƯỚC
Với tình đồng bào ruột thịt, khi nghĩ tới, tưởng chừng xé ruột, bào gan:
Tôi bâng khuâng, tôi tự thầm hỏi mình
Quê hương tôi có thật sự hòa bình ?
Quê hương tôi người người đang hạnh phúc ?
Quê hương tôi không còn ai oan ức ?
Bị tù đày bắt bớ oan khiên !
Có thật sự quê hương tôi bình yên?
Tôi thầm hỏi, rồi tôi thầm nghĩ
Vẫn trùng trùng phi lý
Vẫn trại giam, cải tạo, tù đày
Triệu người dân vẫn sống trong cảnh lất lây!
Bút bẻ cong, đâu tự do tư tưởng
MÙA XUÂN THĂM GIÀN THIÊN L
Trong cả 'một trời thơ Tuệ Nga ', tác giả đã dành phần lớn tác phẩm để thể hiện nỗi trăn trở, thao thức, băn khoăn trước thảm họa chiến tranh, đất nước chia cắt, tình tự dân tộc chia Ba. Cuộc chiến đấu của nửa phần đất nước bảo vệ tự do, hạnh phúc cho con người, duy trì giường mối xã hội... để rồi có ngày kết cuộc 20 tháng 4 1975 , (...) , dòng thơ đó lại theo dòng Văn học miền Nam nối dài tới hải ngoại. Từ đấy, tác giả lại tiếp nối vần diệu, nỗi niềm của một người còn mất mẹ, xa quê hương, tổ quốc :
Người đi nhớ nước non nhà
Ai nhìn mây trắng thiết tha cội nguồn
... Đường về quê mẹ mây bay
Mây giăng kín nẻo, mây đầy thơ tôi
Hai lăm nam ! Bấy ngậm ngùi
Ôi thơ vẫn thế ! Xót đời ly hương
Ở tuổi đới [Tuệ Nga] bước vào hoa giáp, từ ngày bỏ nước ra đi đã hết nửa đời, chưa một lần quay lại. Bên kia bờ đại dướng là quê hương yêu dấu, nỗi nhớ thiết tha hiện lên ánh trăng trong, vắng mấy bạc, ngọn gió hắt hiu, mái chùa cong, đồng ruộng mênh mông, dòng lịch sử ... Tất cả như xoáy vào tâm can người con viễn xứ, mà, ngày về con là mộng huyễn - tác giả đã mượn vầng trăng xưa, ký thác nỗi buồn xa vắng, khối tương tư mênh mông, nỗi cảm hoài ai oán thiết tha, trong Vầng trăng cổ độ. Đây là bài thơ diễn đạt đủ ý tình, trong ý thơ thiền bát ngát :
Trong nắng chiều vô song
Bầy trẻ thơ vui hát
Khúc hát ca Tiên Rồng
Năm mươi con, lên núi
Năm mươi con, xuống đồng
Đồng ruộng tươi màu mạ
Huyền thoại một dòng sông
Vui với ánh trăng trong
Ơi vầng trăng cố đô
Soi chiều mây tầng không
Ơi, vầng trăng quê Mẹ
Ơi, gió chiều tịnh không
VẦNG TRĂNG CỔ ĐỘ/ THƠ TUỆ NGA
[]
diên nghị+ song nhị
------
trích thơ tuệ nga:
1 / 8 bài
GỌI TÊN QUÊ HƯƠNG
Năm tháng sầu lất lây
Đôi mắt người di tản
Dâng ngút ngàn đắng cay
Đâu ga chiều phố nhỏ
Đâu tóc huyền thơ ngây
Hà nội trong tiền kiếp
Sài gòn trong mơ say
Gọi tên quê hương để
Lòng xót sa dâng đầy
Em ơi! chiều viễn xứ
Về đâu ? hồn heo may
Về đâu ? đời cỏ úa
Lệ rưng rưng bước gầy
Tóc xanh... chừ điểm tuyết
Tuổi xanh.. u uất đấy
Về đâu ?đâu quê quán
Tương lai ... chừ mây bay
Lý tưởng... mờ khói sóng
Cuối ghềnh xa gió lay
Đôi mắt người di tản
Dâng ngút ngàn đắng cay
Hà nội trong dư ảnh
Sài gòn trong huyễn say
Đôi mắt người di tản
Xót sa kiếp luu đày ...
thơ TUỆ NGA
( Sdd: trang 111-115)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét