nxb lao động, hànội 1996.
sổ tay địa danh việt nam/ đinh xuân vịnh
nxb lao động, hànội 1996
bìa 4 sổ tay địa danh việt nam/ đinh xuân vịnh
" Đã 8 năm rồi, kể từ ngày được trông thấy bản thảo công trình học thuật của cụ Đinh xuân Vịnh,
ấn tượng về một hiện tượng lạ, trong đời sống văn hoá của đất nước vẫn đeo đẳng -- buộc tôi
phải nghĩ nhiều điều; kể cả tự đối chiếu với chính mình -- với cả nhiều đồng nghiệp của mình, là
những người vốn đã được cuộc đời xếp vào chức danh học vị, học hàm; này khác. Nghĩ đến
hiện tượng Đinh xuân Vịnh; không thể không nghĩ đến cái gọi là 'chân giá trị' một nhân cách
văn hóa, một nhân cách khoa học -- và, một con đường đã dẫn tới thành tựu khoa học, kiểu
Đinh xuân Vịnh. Đúng là theo bảng giá trị quan phương; và, cũng là thông thường; thì hầu
như cụ Đinh xuân Vịnh không là gì cả. Không phó tiến sĩ, tiến sĩ; không phó giáo sư, giáo sư,
viện sĩ . ... đên cái bằng cử nhân (tốt nghiệp đại học) cái bằng tú tài (tốt nghiệp phổ thông trung học)
cũng không ! Đậu Diplôme 1936 tại trường Quốc học Vinh.(tương đương tốt nghiệp phổ thông cơ sở) ;
sau đó đi làm thư kí tòa Công sứ Pháp tại tỉnh Nghê an . Cách mạng tháng 8 1945 thành công,
làm cán bộ Văn xã, trưởng phòng hành chính Ủy ban Hành chính tỉnh Nghệ an; rồi cán bộ phòng Địa chính
UBHC Nghệ an. Năm 1962, chuyển ra Hà nội, làm nhân viên văn thư tòa soạn báo' Khoa học thường thức';
tới 1974; nghỉ hưu. (mức lương cán sự 3) ... Cụ Đinh xuân Vịnh:' một hiện tượng lạ trong học thuật' của
nước nhà. ... Cũng hy vọng rằng ... nhiều tập sách khác sẽ tiếp tục ra mắt; làm giàu kho tàng
văn hóa, học thuật Việt nam ." []
(HIỆN TƯỢNG ĐINH XUÂN VỊNH/ gs Nguyễn đình Chú )
'một cuốn sách địa lý thật qúy hiếm'
bài viết: đinh bạch dân
giáo sư Nguyễn đình Chú viết : *
" ..Nó gần gũi với loại hình sách tiểu lục của Lê quí Đôn ngày trước; nhưng khối lượng lớn hơn nhiều. Vậy chất lượng khoa học của nó là thế nào? Đây hẳn là một điều mọi người quan tâm nhất. Nhưng trước mắt, lại chưa có lời giải đáp đầy đủ ngay; bời, chưa qua một sự thẩm định của một hội đồng khoa học qui mô nào cả. Chúng ta thử tưởng tượng, với một công trình tư nhân, dày hơn nửa mét, với 4 vạn mục từ như thế ...; vấn đề là không thể để công trình mai một. ...
Khi xử lý phần bản thảo này; những người biên tập đã cố gắng đến mức cao nhất; nhưng cũng không có điều kiện thẩm định, kiểm tra hết nhũng thông tin mà soạn giả cung cấp. Phần bản thảo này cũng đã được [các] giáo sư tiến sĩ Tô ngọc Thanh + giáo sư Trần quốc Vượng, phó tiến sĩ Nguyễn xuân Kính xem lại. Có thể thấy đây là kết quả lao động của ' một con người trên bình thường', trong hoàn cảnh không được đào tạo chuyên sâu; thì, khó mà toàn bích. ... (tr. 9 HIỆN TƯỢNG ĐINH XUÂN VỊNH)
---
* dạy tại Đại học quốc gia Hà nội; chủ tịch Hội đồng phát hiện + bảo trợ tác giả+ tác phẩm trực thuộc Hội Dân gian Việtnam. ) ( Bt)
Cuốn sách dày 610 trang, khổ 14, 5 x 20 cm, in 1000 cuốn giá bìa 50.000 Vnđ; nếu trả nhuận bút 10%o đi nữa; thì, soạn giả chẳng được là bao; so với công lao bỏ ra biết bao năm trời+ lao tâm+ lao lực; để hoàn thành bản thảo: 'gồm 40 [tập] vở học trò, khổ 18 x27cm, mỗi tập vở 120 trang; tổng mục từ là khỏang 4 vạn; được chia làm 5 phần:
- phần 1: 21 tập vở gồm những mục từ thuộc về địa lý Việt nam + các nước trên thế giới có liên quan đến Việt nam; những mục từ về các tinh thể, hệ thống sao, mặt trời, quả đất, các hiện tượng thiên nhiên thời tiết 4 mùa; các tỉnh, phủ, huyện, tổng, xã, thôn, ấp (thay đổi theo các thời kì lịch sử) '., các núi non, cao nguyên, thung lũng, rừng, chằm, phá, ao, hồ, đầm, các cửa bể, các bình nguyên, thảo nguyên, đèo, lèn, các đảo, các điểm dân cư, thị trấn, thị xã, thành phố, kinh đô, kinh đô, thủ đô, các nông trường, ngư trường, lâm trường, các trạm tiếp sứ, các chợ, các trường học, các đường giao thông, các quán xá, khách sạn, xe lửa, hầm xe lửa, các đường ô tô, các sông ngòi, đê đập, cống thủy lợi, các bến cảng, bến đò, các sân bay, các di tích văn hóa, khảo cổ các đền chùa, nhà thờ, đạo quán, lăng miếu, am tháp, các bệnh viện chung, các bệnh viện chuyên môn, các chiến trường các trận đành ...
- phần 2: - 15 tập gồm những từ mục về lịch sử Việt nam, về các đơn vị hành chính phụ thuộc, các nước trong thời cổ đại, các nước thời hiện đại, các tổ chức chính trị (đảng phái, hội kín), quân sự (các khối phòng thủ xâm lược) tôn giáo, kinh tế (các trớt, công ty,xí nghiệp) văn hoá, các trường học ổ có tiếng, các trường đại học ngay nay, các viện h2n lâm, các hội khoa học, thư viện, bảo tàng, báo chí, thông tấn xã, các giải thưởng quốc tế, các hội hè, lễ tiết, các huân chương, bội tinh, các tác phẩm văn học nghệ thuật, mĩ thuật, kĩ thuật, cá chính thức vui chơi giải trí, chéo, hát, ca múa, các cuộc đua thể thao, các kì thi hương, thi hội, thi đình, thi võ cử, bác cử, tạo sĩ, tiến sĩ võ, các vĩ đại khoa, các vua chúa, các triều đại, các hậu phi, công chúa, phò mã, các bậc hiền triết, các văn thần, võ tướng, các sứ thần, các sứ thần cai trị nước ta thời Bắc thuộc, Pháp thuộc, các nhà hàng hải, các nhà khoa học, các giáo sĩ, tăng ni, đạo sĩ, phật đồ, các tổ sư nghề truyền thống, các hiệp ước, công ước quốc tế ...
- phần 3: - 3 tập gồm những mục về tài nguyên, sản vật, thực vật, động vật, khoáng sản Việtnam + Đông dương, cóc mỏ, các suối khoáng, các sản phẩm quê hương, các nghề truyền thng, chạm tiện, làm kiệu lọng, giày dép, bút giấy, nón mũ ...
- phần 4: - 1 tập có tính cách phụ lục gồm các bảng thống kê danh sách, các loại tiền tệ, các đơn vị đo lường cũ + mới ở Việt nam ...
-phần 5:- gồm khoảng 50 bản đồ, trong đó có bản đồ thế giới qua các thời kì phát kiến địa lí, bản đồ Việtnam _ các nước phụ cận-- bản đồ phân chia các đơn vị hành chính , bản đố các thành trì ở Việt nam , bản đồ sứ thần Việtnam sang Trung hoa ở đời Lê + Nguyễn v.v ... ( tr. 7+8 HIỆN TƯỢNG ĐINH XUÂN VỊNH / Nguyễn đình Chú)
---
* ... - tạm lược một số chữ; có thể ít, hoặc nhiều. (Bt)
và, cũng thật may mắn, bản thảo gồm 40 tập vở kia được in thành sách vào năm 1996.
***
Quả đúng là 'không một ai có đủ điều kiện để kiểm tra hết thông tin mà sọan giả đã cung cấp ...' -- (lời gs Nguyễn đình Chú).
Thôi thì; đành kiểm tra một số thông tin về địa lý mà cá nhân tôi đã biết được, trải quá; để định giá trị thực đúng của soạn giả vậy.
Riêng tôi, sinh ra ở nhà thương Yên thái, tỉnh Yên Bái (Bắc bô).; theo bố đi dạy học vào Trường Sơ hoc Làng Bữu (École primaire élémentaire de Làng Bữu).
Vậy Làng Bữu ở đâu, thuộc xã Thượng bằng la, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
hãy cùng xem trong 'Sổ tay địa lý Việt nam':
THƯỢNG BẰNG LA : l. (làng) ở h.( huyện) Văn Chấn, t. (tỉnh) Yên Bái; sau thuộc t. Nghĩa lộ, rồi t. Hoàng Liên Sơn; nay trở lại thuộc t. Yên Bái (1991). " (tr. 528 , STĐDVN)
- bố tôi ( instituterur auxiliaire principal hors classe) phải đổi tới Trường Sơ học Đại lịch. ( École primaire élémentaire de Đại Lịch).; rồi Trường sơ học Hiền Lương; đến Trường Tiểu học Động Lâm ( École primaire complémentaire de Động Lâm).
ĐẠI LỊCH : sách ở h. (huyện) Văn Chấn, tr.(trấn) Hưng Hóa xưa; sau là h. (huyện) Trấn yên, t. (tỉnh) Yên Bái , giáp s, (sông) Hồng.
(tr. 150 STĐDVN)
HIỀN LƯƠNG :l .(làng) thuộc tg (tổng) Động Lâm, h. (huyện) Hạ Hòa,t. ( tỉnh) Vĩnh Phú . Đền thờ Âu Cơ '
vợ tôi, Nguyễn thị Khê, con gái ông Nguyễn quốc Bảo (instituteur auxilaire principal hors classe;. khi bị đổi lên dạy học ở tỉnh Lạng sơn; bà sinh cô con gái ở Thất khê vào năm 1937-- ông đặt tên là KHÊ [Nguyễn thị Khê
[27- 7- 1937 -- ] -- sau đó, bà sinh bé trai ở huyện Tràng định, ông lại đặt tên ĐỊNH . [Nguyễn quốc Định 1941- ] :
THẤT KHÊ: h (huyện) thuộc ph.(phủ) Tràng Định. t.(tỉnh) Lạng Sơn. Nguyên là châu thất Thất Nguyên về đới Lý, đời Minh là châu Thất Nguyên; nhà Mạc đổi là Thất Tuyên. Đời Lê vẫn giũ tên Thật Tuyên. Phiên thần họ Nguyễn khắc thế tập h. (huyện). Năm 1834 đổi là h.(huyện); năm sau đặt lưu quan. Thiệu Trị đổi là Thất Khê. Đại lý hành chính hồi thuộc Pháp, trên quốc lộ 4.A. Nay là h. Tràng Định, t. Lạng Sơn, phía B. (bắc) giáp h. Thạch An, t. Cao bằng, phía ĐB (đông bắc) giap Quảng Tây (Trung quốc), phía N. (nam) giap h. Văn Lãng (t. Lạng Sơn), phía TN (tây nam) giáp h. Bình Gia (t. Lạng Sơn), phía T. (tây) giáp h.(huyện) Na Rì (t. Bắc Thái). H.(huyện) lị là Thất Khê. Mỏ amiante, mỏ vàng.
tiếp; ông Nguyễn quốc Bảo (bố vợ tôi sau này) lại phải đổi về Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái) :
NGHĨA LỘ : hạt do Pháp đặt, gồm 2 châu [ huyện ở miền núi] Văn Chấn + Tú Lệ. Trong thời thuộc Pháp, là trại giam tù chính trị. Sau cách mạng lập t. Nghĩa Lộ, t. lị (tỉnh lị) là Nghĩa Lộ, diện tích 6585 km2, dân số 234.200 người (1976), gồm các huyện Trạm Tấu , Bắc Yên, Phù Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải. Cuối tháng 12/1975, t. Nghĩa Lộ hợp nhất với t. Lào Cai + Yên Bái thành t. Hoàng Liên Sơn. Năm 1991,
t. Hoàng Liên Sơn tác ra làm 2 t. Lào Cai + Yên Bái.
...
NGHĨA LỘ : t. lị (tỉnh lị) t. (tỉnh)Nghĩa Lộ, ở l. Nghĩa Lộ , h. Văn Chấn, tên s. ( suối) Ngòi Thia. Xưa là sở đạo Tận Hóa. Nhà máy sản xuất chè đen . (tr. 370 STĐLVN).
NGÒI THIA: còn gọi là Ngòi Chết; vì dòng nước chảy dữ dội, phụ lưu bên phải của s. (sông) Hồng, nguồn từ n. (núi) Pu Luông, cao 2958m ở Trạm Tấu, h. Văn Chấn, t. Nghĩa Lộ, nay thuộc t. Yên Bái: chảy dọc cánh đồng Mường Lò [ Nghĩa Lộ] đổ vào s. Hồng, ở huyện Văn Yên. Cầu Ngòi Thia bắc qua suối Ngòi Thia, dài 143 m, 4 nhịp, rộng 7m, 2 ô-tô có thể tránh nhau trên cầu; kiến thiết xong năm 1990, nối liền tx (thị xã) Yên Bái với t.tr. (thị trấn) Nghĩa Lộ. (tr. 377 như trên).
năm 1950, tôi rời Nghĩa Lộ về Hà nội học, điểm trọ đầu tiên là nhà ông đội Mộc (phố Mã Mây); sau chuyển sang Ký túc xà Trường trung học chuyên khoa tư thục Phan đình Phùng (42 Hàng Đẫy); v.v... Hãy cùng soạn giả Đinh xuân Vịnh ghi lại về 36 phố phường Hà nội; nhất là Thăng Long, tên cũ của Hànội bây giờ:
MÃ MÂY: p. (phường) xưa ở tp. Hà nội, bán song, mây+ sắt; còn gọi là ph. Mã Vĩ, làm nghề hàng mã, sau gọi là p. Cờ Đen. [Lúc đầu] Pháp đặt nhà giam ở đây, sau mới dời tới Hỏa Lò. (tr. 330 như trên).
HÀNG BẠC: phố ở thành Hà nội xưa, nay thuộc q. (quận) Hoàn Kiếm, tp. Hà nội, buôn bán vàng bạc, đồ nữ trang. Về đời Lê là p. (phường) Đông Các, sau đổi là p. Đông Thọ; về đời Nguyễn là th. (thôn) Dũng Thọ. Phố đổi tiền, đổi bạc giả; giữa phố Hàng Ngang + Hàng Mắm. Đình Hàng Bạc thờ thành Hoàng của dân l. (làng) Châu Khê, h. Đường An, ph. Thương Hồng, tr. (trấn) Hải Dương, nay thuộc h. Cẩm Bình, t. Hải Hưng xưa, dời ra Thăng Long làm nghề đúc bạc nén. ( tr. 230 như trên.)
HÀNG GAI: phố ở q. Hoàn Kiếm, tp. hà nội, tên chữ là Phục Cổ. ĐB (đông bắc) giáp Bờ Hồ, TN (tây nam) giáp phố Hàng Bông; xưa là một sổ thợ ở tr.(trấn) Hải Dương lên kinh kỳ; về đời lê, tập hợp ở đình Cổ Vũ, khắc bàn gỗ thị, in sách; nên phố hàng Gai trở thành chỗ chuyên bán sách vở, in chữ nho +chế biến các loại bột sơn -- Pháp gọi là Rue des Chanvres. ( tr. 232).
HÀNG HÒM: phố ở q. Hoàn Kiếm, tp. Hànội. B (bắc) giáp phố Hàng Quạt, N. (nam) giáp phố Hàng gai; trước chuyên buôn bán hòm gỗ sơn tráp, long đỉnh, kiệu -- Pháp gọi là Rue des Caisses. (tr. 232).
HÀNG KÈN: dốc ở phố Bà Triệu, chỗ rẽ ra phố Hàm Long; xưa có p. (phường) kèn, vết tích [của] thành bảo vệ phía N . của ph. chúa Trịnh.
(tr. 232)
HÀNG LAM ; tên chữ là phố Yên Trung, q. Hoàn Kiếm, tp. Hànội. (tr. 233).
HÀNG NÂU: tên phố cũ ở q. Hoàn Kiếm; ở quãng phố Trần nhật Duật, từ đầu phố Cao Thắng đến đầu phố Ô Quan Chưởng -- trước là phố Mới, mở ra do lấp s. (sông) Tô Lịch -- Pháp gọi là phố Jean Dupuis. (tr. 233) .
HÀNG PHÈN: phớ ở Hà nội, thuộc q. Hoàn Kiếm, phía Đ. ( đông) phố Thuốc Bắc, phái T. (tây) giáp phố Cửa Đông-- Pháp gọi là Rue du Vieux. (tr. 233).
HÀNG THIẾC : phố ở q. Hoàn Kiếm, tp. Hànội, B. (bắc) giáp phố Bát Đàn + phố Hàng bồ, N (nam) giáp ph. hàng Nón -- Pháp gọi là Rue des Feblantiers. (tr. 234).
HÀNG VẢI: phố ở Hànội, q. Hoàn Kiếm. Đ (dông) giáp phố Lãn Ông. T. (tây) giáp phố Phùng Hưng; trước bán vải ta -- Pháp gọi là Rue des Pltofloar. (tr. 234).
HỒ TÂY : [ hồ GIAO ĐÀM] , tức là hồ Dâm Đàm về đới Lý; hồ Tây về đời Lê. Năm 1096 vua Lý Thánh Tông xem đánh cá ở hồ Giao Đàm, trời đầy sương mù ( vì thế mà gọi là Dâm Đàm); bị thái sư Lê văn Thịnh hóa hổ [để] mưu sát; nhưng được cứu thoát. (tr. 204).
ĐỒN THÙY: đất nhượng địa đầu tiên ở tp. Hànội, do triều đình nhà Nguyễn nhượng cho Pháp, năm 1875 -- gồm 18, 5 héc-ta, từ Nhà Hát Lớn cho đến bệnh viện Việt Xô + bộ tư lệnh Thủ đô hiện nay. Đời Lê có đồn Thủy quân ở đó; nên có tên gọi Đồn Thủy. (tr. 174).
THĂNG LONG: - tên xưa thành Hànội. Nguyên là thành Đại La, thuộc h. Tổng Bình , do Cao Biền đắp năm 886. Năm 1010, Lý thái Tổ dời ra thành Đại La; thấy rồng vàng bay lên; [bèn] đổi thành Thăng Long. Cũng gọi là Nam Kinh, Trung Kinh, Đông Đô. Đời Minh đổi là thành Đông Quan. Năm 1430, Lê thái Tổ đổi là Đông Kinh; đời Hậu Lê gọi là Thượng Kinh. Người phươngTây gọi là Kẻ Chợ. Thành Thăng Long về đời Lý hình chữ nhật, theo đúng đường ĐT- NB (đông tây- nam bắc), cạnh phái B. (bắc) dựa vào thành cũ Đại La và s. (sông) Tô Lịch, cạnh phái Đ.(đông) không quá cửa B.(bắc) hiện nay; cạnh phía T.(tây) gồm cả n. (núi) Thổ Sơn, cạnh phái N,. (nam) gần đến cửa ô Thanh Bảo. Thành có 4 cửa là : phía B.(bắc) cửa Diệu Đức, ở khoảng phía T.(tây) khu vực Bách Thảo cũ; cửa Tường Phủ về phái Đ.(đông); cửa Đại Hưng ở góc Đ.N.(đông nam), cửa Quảng Đức về phía T. (tây). Năm 1397 Lê quý Ly cho đổ gạch đá, gỗ, ngói ở Thăng Long về xây dựng cungđiện ở Tây Đô. Năm 1516, thành Thăng Long bị Trần Cao chiếm; và, phá phách; tiếp đó, lại bị Nguyễn hoàng Dụ [chiếm]. Trong chiến tranh Lê- Mạc, Mạc hậu Hợp cho nung vôi gạch, ngói; củng cố thêm hoàng thành trong một năm, đắp thêm 3 lần lũy đất, ngoài thành Đại La, từ Nhật Chiêu (nay là Nhật Tân) quanh hồ Tây, qua l. (làng) Yên Thái, theo bờ Đ. ( đông) s. (sông) Tô Lịch đến Dạ Kiều (nay là ô chợ Dừa ở l. (làng) Thịnh Quang); suốt đến s. (sông) Nhị Hà ở x. (xã) Vĩnh Tuy thuộc h. (huyện) Thanh Trì); thân lũy cao hơn tường ngoài cửa thành Thăng Long đến vài trượng, một lần lũy là một lần hào. Lũy nào cũng trồng tre + cây. Chiều rộng của 3 lần hào lũy, có tới 25 trượng; và, chiều dài tới vài mươi dặm. Tết năm 1592, Trịnh Tráng đánh vào thành Thăng Long; 3 lần lũy đều bị phá.
Thành Thăng Long về đời Lê có 4 cửa: Đông Hoa, Đông Tràng An, Tây Tràng An, Đại Hưng. Trong thành có điện Kính Thiên, điện Vạn Thọ, điện Cần Chính. Ven ngoài thành nội, có Tòa Đông cung, Tòa Thái miếu; có vườn ngự uyển nuôi thú vật. Ngoài thành có đền Nam Giao, nhà Quốc Tử giám, đến Giảng Võ, phủ chúa Trịnh.
Năm 1802- 1805, [vua] Gia Long đắp thành mới, theo kiểu phương Tây (Vauban) hình chữ nhật gần vuông; theo hướng ĐT-NB (đông tây, nam bắc); mỗi cạnh đều có chỗ lồi ra, lõm vào; xung quanh có hào. Thành có 5 cửa: cửa B.(bắc), cửa Đ. (đông), cửa ĐN (đông nam), TN
(tây nam) và cửaT. (tây). Ngòai hào phái trước, mỗi cửa có thành nhỏ hình chữ V úp vào phái cổng; để bảo vệ thành cho cửa thành; gọi là thành Dương Mã . Đồng thời, vua Gia Long đổi tên Thăng Long (long là rồng) thành Thăng Long (long là thịnh). Năm 1831, [vua ]Minh Mạng chia đặt các tỉnh, thay tr.(trấn) Thăng Long, đổi tên là thành Hà nội, t.l. (tỉnh lỵ) t. (thành) Hànội.
Thành Thăng Long bị quân Nguyên chiếm 3 lần: năm 1255, 1284, 1287- 1288; quân Chiêm chiêm 4 lần: 1370, 1378, 1383; quân Minh chiếm từ 1406 đến 1827; quân Thanh chiếm năm 1789; quân Pháp chếm năm 1873, 1882 cho đến 1954.
Thành Thăng Long, ngoài các lần bị tàn phá kể trên; còn bị Trịnh Xuân đốt cháy năm 1623. Năm 1626 hỏa tai , thiêu hủy 5-6 nghìn nóc nhà . Năm 1786, quân Tây Sơn đốt mất 2/3 nhà cửa ở Thăng Long. Năm 1786, Lê chiêu Thống đốt cháy trụi phủ chúa Trịnh. (tr. 505- 506).
Ngày 3 tháng 5 năm 1954, tôi lên tàu thủy Ville de Saigon vào Saigon; mùng 5 tới Saigon ; và, ngày 7 tháng 6 năm 1954; quân đội viễn chinh Pháp thua trận cuối cùng ở Điện biên phủ; dẫn tới ngày 20-7- 1954; nước Việt nam bị chia đôi -- từ vĩ tuyến 17 ra bắc, thuộc nước Việtnam Dân chủ Cộng hòa; và, từ 17 vĩ tuyến trở vào nam, thuộc chính phủ Việtnam Cộng hòa. ( từ 20/7/1954 đến 30/4/ 1975).
tôi ở Sài gòn từ ngày đầu đến ngày cuối , có thể lâu nhất; vào khoảng 62 năm; từ 1955 ở Xóm Chùa -Tân định (Saigon 1); cho tới hiện tại , đường Trần khắc [khát] Chân, phường Tân định, quận 1: [ TÂN ĐỊNH: phường 1, q.(quận) 1 tp HCM; có chợ Tân định, ở phiá cầu [Kiệu], có Bưu điện Tân định, trên đường Hai bà Trưng . [ phía quận 1]. (tr. 476]
SÀI GÒN : - thành phố lớn ở Nam Bộ / Việtnam; ở độ cao 5m, cảng s.(sông) quan trọng trên s. (sông) Sài gòn, cách b.(bắc) 83 km theo đường thẳng, 136 km theo đường s. (sông); nước sâu đến 10 m, khi nước rút, nên tàu b.(bắc) cập bến dễ dàng. Thủ phủ của xứ Nam Kỳ, thuộc địa của Pháp, thủ ph. của chính quyền Đông Dương từ 1887, đô thành của [chính phủ VNCH] (1955- 1975).
Giải phóng 1975, mang tên gọi mới chính thức tp. Hồ chí Minh [từ 1976]. Diện tích thời [VNCH ]là 700 km2: gồm 8 q. (quận) và 54 p.(phường); dân số năm 1965 1.485.295 người . ( năm 1944 chỉ có 896.000 người). Nay địa giới được mở rộng gồm 12 q.(quận) nội thành; và 6 h. (huyện) ngoại thành, với diện tích 1295 km2 + dân số 3.551.900 người . Nội thành Sài gòn có nhiều kênh rạch: kênh Đôi, kênh Tẻ (Tàu Hủ), Lò Gốm, Ông Buông, Nhiêu Lộc, Tham Lương, Bến Nghé.
Nguyên là của nước Chân lạp thành (lũy) của nước Chân Lạp, lấy đất Đông Phố làm ph.(phường) Gia Định; cho phép con cháu người Trung quốc ở Phiên Trấn lập l. (làng) Minh hương (ở h. Bình Dương ), ph(phường) Tân Bình); đó là cơ sở đầu tiên của thành Sài gòn, sau trở thành một thành thị thị đông vui, nhờ những Hoa kiều từ Trấn Biên (Biên Hòa) về tập trung tại Sài gòn buộn bán, lập thành Sài gòn . (sau này là Chợ - lớn) . Dần dần những người Việt tụ hội ở phái Đ. (đông) gần s. (sông) Bến Nghé, xuang quanh thành Gia Định. Thành Sài gòn do Nguyễn Ánh đắp năm 1790, theo kiểu Vauban, ta gọi là' thành bát quái'; ở gò cao thôn Tân Khai, h.(huyện) Bình Dương, gọi là thành Gia Định. Cảng Sài gòn mở 2 cửa cho người nước ngoài vào buôn bán, từ khi Pháp mới chiếm năm 1859. Bến cảng thương mại được xây năm 1864 ở cửa Rạch Ông (cảng Nhà Rồng), với chiều dài 1800 m, bề sâu 4, 2 m; các tàu lớn đều ra vào được. Bên cạnh lại có cảng quân sự xây dựng ở cửa rạch Thị Nghè.
Năm 1906, Sài gòn và Chợ- lớn [kết hợp thành] một đô thị, gọi là 'Thành phố Sài gòn- Chợ-lớn'; với số dân 160, 000 người (riêng Sài gòn 56.262 người); đại bộ phận là dân Hoa kiều. Là cảng lớn nhất của các thuộc địa Pháp; đứng thứ 7 của các cảng ở châu Á, đứng thứ 9 của các cảng ở nước Pháp hồi bấy giờ. Năm 1906, Pháp cho đào các kênh Đôi + kinh Tẻ (tức kênh Rạch Ông Lớn + Rạch ông Nhỏ), để tăng cường việc giao thông đườngt hủy với Chợ-lớn; đã được nối liền với Sài gòn, bằng đường xe lửa, dài 5 km. Sau đó, đường này đã được thay thế bằng đường tàu điện, dài 11 km. Đường xe lửa Sài gòn-- Mỹ Tho dài 54 km, kiến thiết khoảng 1881-1885; nhưng từ sau 1945 bỏ, không chạy. Sài gòn đã chứng kiến cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940 + cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại, gây hấn [vào] ngày 23/8/ 1945. Dưới thời chính quyền [VNCH], tp. Sài gòn-Chợ lớn được chia làm 8 quận-- gọi là quận 1,2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, gồm 54 p.(phường). Dân số Sài gòn năm 1906 là 160.000; năm 1962 là 1.486.295 người . Những công trình kiên thiết + di tích văn hoá, lịch sử cần chú ý : Dinh Thống đốc Sài gòn xây dựng từ 1865 đến 1871; sau trở thành dinh Toàn quyền Đông Dương; chiều dài 80 m; sau là dinh Độc lập; nay , Hội trường Thống nhất, nhà Bưu điện Sài gòn, vườn Bách thảo, Khám lớn Sài gòn, chùa Cây Mai, đồn Kỳ Hòa, Trại giam Chí Hòa (nay là hồ Kỳ Hòa), cảng Nhà Rồng.
Sài gòn cách Cần Thơ 134 km, Biên Hòa 32 km, Mỹ Tho 64 km, Phnom Penh 240 km, Hà nội 1710 km theo quốc lộ 1-A, Huế 1055 km, Hải Phòng 1764 km, Hong Kong 1722 km, Singapore 1185 km, Bangkok 1480 km, Djakarta 1890 km. []
(tr. 455- 456 SỔ TAY ĐỊA LÝ VIỆT NAM/ Đinh xuân Vịnh).
đinh bạch dân
SAIGON OCT., 24, 2016.
,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét