Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

đợi ngày chiến thắng- truyện thế phong/ saigon 1954

đợi ngày chiến thắng - thế phong
nxb lam son, saigon 1954-  kỳ 6.

                                                         đợi ngày chiến thắng
                                                   truyện thế phong


                                 Thế Phong dưới nét phác họa họa sĩ Cao bá Minh.
                                                      CHƯƠNG 5

Duật là một nông dân cần cù, cổ cày, vai bừa, bạn đồng hương với anh chàng nông dân cấp tiến chạy nạn đói lên mạn ngược.  Từ ngày Duật thoát xác từ con bác Năm Bèo bên hàng xóm nhà Thành ở quê, thì nay Duật vẫn mang trong mình cái dốt nát bẩm sinh, mù chữ.   Nhưng hắn ta không bao giờ chịu nhận mình không biết chữ, mà, luôn luôn muốn sánh vai ngang hàng với Thành.

Có một lần, Duật bảo cô Vượng, vợ chưa cưới ở quê của ông giáo Thành, " Tôi biết là anh ta chẳng giỏi giang gì cho lắm đâu, ít lâu nữa, tôi có thời giờ theo học, thì chẳng kém gì anh ta đâu.  Chỉ vì tôi ghét học, cho rằng học làm quái gì cho mệt xác kia chứ." Có một lần, chàng mù chữ này có bức thư tình gửi tới, chẳng biết làm sao đọc, bèn phải nhờ Thành đọc giùm.  Thành cầm thư, đùa,
 " Chú mày đã biết sự học chữ là cần chưa?  Chuyện thầm kín nhất đời của chú mày lại phải nhờ người khác can thiệp vào, thì, quả là khổ sở thật.  Vậy từ nay chú mày nên cắp sách tới lớp bình dân học vụ buổi tối, không ai chệ cười đâu, nghe rõ chưa, chú mày?  --" Có cần phải học không, cảđời mới có một bức thư tình cảm thôi mà!". 

Cho tới ngày đói phải tản cư, Duật lại cùng đi với Thành lên mạn ngược.  Cả hai lần mò lên đây, và, Thành lạc vào nhà bà Tạo Mường, còn Duật, vào một gia đình nông dân bậc trung khác.  Tình đồng hương giữa 2 người vẫn thân thiết, và, Thành cảm thấy rằng dìu dắt nhau như khi còn ở làng quê.  Từ ngày ly hương đến giờ, Duật đã bớt được phần nào cái dốt nát bản thân.  Buổi nay Thành về, Duật tới nhà chơi.  Bà mẹ nuôi Thành quý mến, vồn vã Duật, và, bà coi Thành và Duật như con vậy, "Cẫu Duật ngồi chơi nói chuyện với em Thành nhé, Thành bị lạc đường, tôi phải đi tìm, sau dịp này, bác muốn Thành lập gia đình, cháu giúp bác khuyên Thành nhé". 

Spay giả vờ đi xuống nhà, như không nghe chuyện mẹ nói với anh Duật về chuyện cuối vợ của anh Thành.  Cứ mỗi lần nghe mẹ nói tới chuyện hôn nhân, nàng tỏ vẻ thẹn thùng.  

Duật gật đầu, nhận lời bà Tạo Mường để khuyên Thành, còn Thành, với giọng nói chắc nịch, tin vào tài ăn nói năng của mình sẽ thuyết phục được kẻ khác một cách dễ dàng, " Thưa mẹ, con gái, con trai đến tuổi lập gia đình, thì trước sau cũng lập gia đình thôi.  Mẹ chẳng cần phải nóng vội đâu?" Bà Tạo Mường nghe  con nuội nói vậy, vẫn chưa yên lòng, quay sang Duật, " Bác nhờ cháu khuyên giùm bác nhé, cậu Duật'. 

Bà Chẽn tin rằng 2 bạn đồng hương với nhau, họ coi nhau như thân thích, thì việc này sẽ không khó.   Bà không nghĩ  sâu sa hơn, Thành và Duật tuy là bạn đồng hương, nhưng 2  khác nhau xa, về học vấn, cũng như cách sống- hẳn Duật khó mà thuyết phục được bạn.  Thành là ông giáo làng, từng học ở Hà nội về, còn Duật mù chữ, quả là chẳng dễ gì Duật  nói mà Thành chịu để vào tai. Thành luôn giấu cái hay của mình, còn Duật lại hay khoe  cái háy bản thân, rất đối nghịch nhau.

 Nhưng Duật vẫn có lời khuyên Thành, " Tội quái gì mà cậu không lấy vợ ở đây. Gia đình ở quê đã chẳng còn ai, thôi thì cứ nhận nơi này là quê hương đi.  Tớ ở trường hợp cậu, thì không để bà Tạo Mường khuyên tới, khuyên lui. "

Thành gật gù, tuy anh không muốn nói ra, chẳng những phật lòng bạn, bạn đồng hương duy nhất cùng quê hiện đang cùng sống nơi đây.  Thâm tâm thì nghĩ khác, nó biết cái quái gì mà nhận lời mẹ nuôi mình để khuyên mình cơ chứ? 

Duật thấy bạn mình gật gù, không nói năng gì, yên tâm là lời khuyên có tác dụng tốt,  tiếp lời khuyên khác, " Gia đình cậu đã thế, tội gì mà không ở quách lại đây êm xuôi. Người ta chiều chuộng cậu, quý hoá như con đẻ , sao cậu còn làm bộ làm tịch  mãi thế. Tớ thì không như cậu, tớ lấy vợ, nhập tịch đây cho cậu coi."

Thành im lặng. sụ im lặng theo đúng phương châm là khinh bỉ-  bởi, Duật không thể đồng cảm được.  Tâm sự một nông dân cục mịch, ăn nói, suy nghỉ giản đơn như Duật, một khi đã no cơm, ấm áo,  sẽ quên ngay quá khứ- nạn đói năm Ất dậu 1945 thôi.  Duật an phận như một kẻ cầu an, giả thiết, tất cả dân làng Thụy an- Thái bình tha phương , chỉ để kiếm miếng ăn thôi, thì còn gì để nói nữa.   Tính hiếu thắng Duật không lạ lẫm gì, chỉ muốn khoe,  càng hơn, khi có mặt một người nữ nào đó- Thành chợt nhớ Spay, cô bé này đi đâu rồi?  Còn Duật vẫn luôn miệng tỏ bầy lời khuyên, " Dạo này, tớ thấy cậu chẳng chịu tiến thoái, mà tư tưởng thụt lùi.  Bà Tạo Mường coi cậu như con, muốn gả con gái cho, mà cậu thì lừng khừng, thế là sao, Trả lời đi chứ! "---"  biết rồi, khổ lắm nói mãi, tôi sẽ lấy vợ nay mai. Cảm ơn cậu đã tới thăm, bây giờ cậu có thể về được rồi, tớ buồn ngủ lắm rồi!".  Thầm nghĩ, sao dạo này cái thằng này lại cứ bám theo làm mình mệt,  phải nghe lời khuyên của nó thế chứ. 

Giữa lúc này, Spay bước vào nhà,  nét buồn thoảng qua trên khuôn mặt duyên dáng.  Spay hỏi Thành, " anh nhức đầu hay là buồn ngủ, mà lại đuổi anh Duật về?  Em lấy lá ngải về bóp trán cho anh đó""

Thật ra, Thành không bị nhức đầu, phải cần lá ngải xoa bóp- Thành nói là đầu nhức như búa bổ chỉ  à cái cớ, không muốn nghe lời khuyên nhàm chán của Duật. Thế thôi.  Có một điều, Thành nghĩ, chưa chắc cô em Spay hiểu được anh.  Spay yêu anh, là điều chắc chắn, có điều là ẩn giấu, kín đáo.   Mỗi khi thấy Thành mệt mỏi, buồn nản, nàng luôn tìm hiểu, khuyên nhủ, và, thực lòng rất muốn biết tại sao lại vậy.  Spay không dám biểu lộ, e trắng trợn, và, thỉnh
thoảng chỉ dảm nói leo, qua một vài cử chỉ, hành động lờ mồ mà thôi.Spay vẫn hơ  á ngải cho nóng để ấp lên trán Thành, Thành không phản đối, vẫn bị ám ảnh lời khuyên của Duật- sao Duật lại tự đến, với lời khuyên nên cưới Spay càng sớm càng tốt.  Thành nghĩ bụng, chắc là mẹ nuôi anh không những chỉ nhờ Duật khuyên Thành , bà còn sang bên nhà bà Tẽn, nhờ Duật khuyên Thành chấp nhận đám cưới với Spay. Bà nói với Spay, "  các con ở nhà nhé, Thành, Spay, mê sang nhà bà Tẽn có chút việc."  ---" Anh Thành nhức  đầu, con lấy lá ngải hơ tar1n cho anh ấy đấy". 

Bà Tạo Mường lấy cớ sang nhà bà Tẽn, có lẽ, muốn hai đứa được tự do hơn, khi Spay bóp trán choThành,  tạo được không khí chuyện trò thân mật hơn.  Spay vừa hơ lá ngải, lên lời hỏi Thành, "  lúc nãy anh Duật nói chuyện gì với anh, chuyện vui hay buồn? nói cho em nghe đi".   Spay muốn biết kết quả lời Duật khuyên Thành.  Nàng không được mãn nguyện, vì Thành vẫn chưa chịu bày tỏ, và nàng chỉ đoán lờ mờ được rằng, Thành cũng yêu nàng là có thật, còn cưới xin, thì ngày ấy hãy còn xa, thế thôi.  Mấy lần, Spay định hỏi thẳng cho rõ ngọn ngành, nhưng nghĩ thôi, chưa dám tỏ bằng lời, dầu là lúc cả hai rất vui.   Mỗi lần đứng trước Thành, nàng cảm thấy như anh có nội lực rất mạnh trấn át miệng nàng, một khi muốn tỏ bày thành lời. " Anh đỡ nhức đầu chưa?" - Spay hỏi ---" ---" bớt nhiều rồi, cho là nhức như búa bổ mà có bàn tay mền mại xoa bóp thì hết nhức ngay thôi"."--- Anh nói thật đấy chứ?" "-- Sao lại không thật?" 

Cả hai cưới lớn tiếng. 

 Thành hỏi Sapy,"   Mẹ đi đậu đấy, Spay?" "-- mẹ sang nhà bà Tẽn đòi nợ thì phải?" "--- Dạo này mẹ đòi các con nợ gắt lắm, hết sai anh, sai em đi đòi nợ, cả mẹ cũng tự thân đi đòi nợ nữa."  

Spay biết rõ lý do mẹ đi đòi nợ, để chuẩn bị nay mai nhà có đám cưới. Nghĩ vậy, đôi má nàng hây hây đỏ ửng . 

Giữa lúc này, có tiếng ai gọi ngoài cổng nhà.  Spay nói với Thành,
 "  Họ gánh lúa trả nợ mẹ đấy!". 

                                                                             (kỳ sau: chương 6)
  thế phong 

   


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét