Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

hoàng thư [1920- 1999) : 3 năm tròn hết khổ / điếu văn; hoàng vũ đông sơn ( những mẩu rời thương nhớ / văn uyển publishing company, san jose 2015)

những mẩu rời thương nhớ /HVĐSơn 
văn uyển xuất bản, usa 2015


                                             h o à n g   t h ư
                                                        (1920- 1999)
                                         ba năm tròn hết kh
                                                   điếu văn: hoàng vũ đông sơn


 hoàng thư [ i.e. hoàng văn thư 1920 - 1999]
   (ảnh: Internet)

   Đúng 20 giờ ngày 30- 12- 2012 năm nay, là tròn một năm, anh Hoàng Thư tử biệt mọi hệ lụy cuộc đời.  Sáng ngày 3--12- 2000, anh Thế Phong đón tôi đến quán 27 Nguyễn thị Diệu, quận 3-- gặp gỡ anh Nguyễn quốc Thái -- uống cà phê; để tưởng niệm Hoàng Thư. Tôi đã trao tay cho 2 anh, bài văn vần,

      Anh Hoàng Thư ơi !
      Thế là đã giỗ đầu anh
      Quang âm thấm thoát
      Mong manh phận người
      'Lưu đồn trấn thủ' chơi vơi
      Bức tường long lở
      Đơn côi phận mình
      Có vài 'mạng' sống chân tình
      Nhớ anh! cùng với:
      Bất bình vu vơ
       HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN

     Sáng 30- 12- 2001, tôi lại tới  góc ngồi ở Cà phê 27.  tách cà phê đen đã chờ tôi ở trên   bàn, Nguyễn quốc Thái hỏi:

    " Có nhớ hôm nay là ngày gì không?"
    " Hoàng Thư tròn 2 năm ! "

    Hai chúng tôi.  Chỉ  chúng tôi im lặng.  Cơn gió đông nam thỉnh thoảng tạt qua làm lay động, khiến những chiếc lá vàng trên cây sa-bô-chê õng ẹo lìa cành, rơi xuống lòng người, lòng đất.  Trước tầm nhìn của chúng tôi là cây khế, rớt những trái màu vàng xuống mái tôn. Cây khế chua đang đơm bông tím ngắt.

     Trên đường về, tôi 'tự kiểm': không đủ tư cách ghé phở Bà Dậu; nhưng vẫn chạy tới lối [đường] ' Bạc Má Hồng'.  Bức tường long lở, vẫn nơi anh ngồi, vắng ngắt.  Nắng cuối năm thật gay gắt.

     Ngày 30- 12- 2012 này; theo phong tục tập quán Việt nam là giỗ hết, tức giỗ đoạn tang anh Hoàng Thư, để anh đi đầu thai; rồi làm Chiến sĩ anh hùng hay lại làm nghệ sĩ .(*)
----
* Hoàng Thư , một Cơ đốc nhân hội thánh Báp tít Ân điển Saigon ; qua đời được về Thiên đàng, nước của đức Chúa Trời -- trái hẳn với quan niệm về đức tin tôn giáo  nghệ sĩ Hoàng Thư. , như tác giả Hoàng Vũ Đông Sơn viết. - (Bt)

     Bài viết 'Bạn của Thơ' dưới đây; và, mấy dòng-- bây giờ chỉ để nhắc nhở cho tất cả anh chị em, trong họ ngoài làng văn nghệ --nhớ lại ít nhiều kỷ niệm với 'nghệ sĩ  thủ vai diễn' ngâm 'Trấn thủ lưu đồn' và 'Con đĩ đánh bồng'; ở đâu đó trên ' Vòm trời xanh'  (*) . []
---
*  Vòm trời xanh/ Vou^te Azuree/ Blue Firmanent , tác phẩm của Hoàng Thư (một phần nhỏ đã được in lại như một booklet,  nguyên bản hiện được lưu giữ tại Washington University Libraries- (Bt)

  HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN
   SAIGON 16/12 /2002


                                                            bn ca thơ
                                 thơ ca bn

                                                                                           Hoàng Vũ Đông Sơn

   Thế là 'Trấn thủ lưu đồn' chẳng còn ' lưu đồn'  được nữa.  Hoàng Thư đã vĩnh viễn ôm ''Vòm trời xanh' cùng tinh cầu phiêu lãng.

     80 năm sống, trải dài trên quê hương lầm than, vì binh lửa.  Ngược Bắc xuôi Nam chán chê rồi, Hoàng Thư trụ lại Saigon, ở con đường Bạc Má Hồng [ nay, đường Nam kỳ khởi nghĩa.] Tên đường nghe có vẻ ngộ nghĩnh này do Tây đặt " Mac Mahon."  Chẳng biết đó là đại danh của ông Tây, bà Tàu nào; vị đó có đóng góp đại công vào việc xâm lăng và bình định xưa,  để Nam việt biến thánh Nam kỳ thuộc địa hay không?  Tên đường này đã nhiều lần thay đổi ; nhưng người Saigon cũ vẫn quen thói hí hước, cứ gọi là Bạc Má Hồng.

    Anh Hoàng Thư đã được cấp nhà ở đường này; và, trong cư xá cũng có tên Tây là 
De Gaulle.

     Tôi biết [tiếng] anh từ ngày còn bé.

     Chương trình Thi văn Tao Đàn của đài Phát thanh Saigon, không thể thiếu 2 giọng
'nam ngâm' Quách Đàm, Hoàng Thư, ở lúc khởi đầu.  Quách Đàm diễn ngâm, đúng 'cung bậc bằng trắc' của từng thể loại thơ ca.  Hoàng Thư trái lại, không tuân thủ tuyệt đối.  Khi thấy cần phải phá cách, cứ đưa ngôn ngữ lên đỉnh cao cho thi ca thêm tuyệt vời.  Thi sĩ Đinh Hùng là người biết chọn mặt gởi vàng, khi ông chấp chưởng Tao Đàn Thi Văn.

    Hoàng Thư bẩm sinh đã có tài trình diễn 'thi ca vũ nhạc kịch'.  Ở bộ môn nào, anh cũng vươn tới đỉnh cao.  Hoàng Thư sáng giá nhất là việc :  [lấy] ca dao tục ngữ Việt nam đưa vào biên diễn, dàn dựng được những vũ điệu kỳ tuyệt.  Đáng kể nhất là 'Trấn thủ lưu đồn' 'Con đĩ đánh bồng'.  Đích thân anh , vừa là đạo diễn vừa là nghệ sĩ múa chính. ( khi không có người nhập vai phù hợp).

    Hoàng Thư phải là người bạo phổi lắm, mới dám mong lại 2 sự kiện trái ngược nhau, như 2 vế của một đôi câu đối rất chỉnh chu; 'Trấn thủ lưu đồn, ngoài biên cương trấn ải/Con đĩ đánh bồng, tụi phố thị nhởn nhơ'.

    Tôi kính mến anh Hoàng Thư ở những điều kể trên; chứ không phải  : "Hoàng Thư thành danh từ nghệ sĩ múa'Trấn thủ lưu đồn' có một không hai ở miền Nam trước 75, sáng danh ở nhiều buổi trình diễn , qua nhiều nước trên thế giới : Nhật, Pháp, Đài Loan, Philippines, Hồng Kông, Campuchia, Thái lan v.v ..."      ( trích: Thằng Phải Gió/  Giới thiệu Hoàng Thư trong' Thư viết ở Saigon').

    Có thể mỗi thời mỗi khác.  Mà; so sánh thì luôn luôn kháp khểnh. Hoàng Thư làm 'câu đối' cho đời chiêm ngưỡng; và, tự tìm hiểu lấy, tự phê phán Tam Nguyên-Yên Đổ-Nguyễn Khuyến, tổng dốc Sơn-Hưng-Tuyên, có bằng cấp cao, quan chức lớn vào bậc nhất nước , vẫn 'rét' , phải mượn cuộc thi 'Bình Kiều' để than thở:

        Bạc hà trăm lãng là xong nhỉ
        Đời trước làm quan cũng thế a?

   Hạ tuần tháng 9 năm 1967, LHHN xuống thăm nuôi, tiếp tế cho tôi ở trại Nhập ngũ số 3.  Trong giỏ đồ tiếp tế, có cái radio nhỏ.  Nàng dặn, " Nhớ đón nghe Tao Đàn".

  Thơ của tôi trong Cuồng lũ, [ viết chung với Trần bất Bạt] được anh Hoàng Thư trích ngâm. Tôi bàng hoàng,' sướng mé đìu hiu' .( ngôn từ nhà văn Duyên Anh - 'Đúng!' chỉ là sướng'mé' , tức là' sướng một tí teo, một góc rất nhỏ thôi).   Còn toàn bộ là khổ, vì hồ sơ quân y bạ, đã đóng dấu đỏ chót ĐKS .( đủ sức khỏe).  No như một nhát chém vào giữa cuộc đời tươi vui của một 'thằng cu học dốt, khi tới tuổi,

       Trượt tú tài anh đi trung sĩ
       Em ở nhà làm đĩ nuôi con
       Bao giờ hết giặc - nếu còn ...
       Khi về đã sẵn Mỹ con để bồng

      Bài thơ mang trội tính thời thế trên do một 'ranh sĩ' nào đó, đối cảnh sinh tình; hay , chính tác giả là nạn nhân của thời cuộc.  Nghe sao cay đắng quá !  Riêng tôi, chả bao giờ hoàn toàn khoán 'hợp lệ tình trạng quân dịch'; nên không có 'vé' để được dự hàng sĩ quan thượng, hạ.  Trên không chằng, dưới không rễ.  Cũng may là tôi bị ế vợ kinh khủng; nên chẳng sợ ' nuôi con tu hú'.   Nhưng 'Cuồng lũ', đứa con tinh thần đưa đi kiểm duyệt, bị Sở Phối hợp nghệ thuật loại gần hết, chỉ cỏn lại 9 bài.  Anh Trần bất Bạt, người đứng chung thi tập cũng tự ý rút từ 30 bài xuống còn 9 bài. [Vậy là] đứa con tinh thần của Trần bất Bạt + Hoàng Vũ Đông Sơn coi như què cụt, méo miệng, sứt tai.

     Nhưng Hoàng Thư vẫn bình, vẫn chọn để diễn ngâm.  Phải chăng anh đã thương một 'thằng em', một mầm non văn nghệ đang bó thần bằng'3 thước vải ka-ki' -- mà chiến trường thì mỗi ngày mỗi thêm khắc nghiệt.  Những ngày tháng ấy, tôi lưu lạc ở các tỉnh Quảng trị, Thừa thiên, Quảng nam, Quảng tín, Quảng ngãi.  Muốn quên cũng chẳng thể quên những địa danh Sơn Hà, Đỗ Xá, A-Shau, A Lưới, Làng Vei, Khe Sanh ... -- nên tôi chẳng có dịp nào về Saigon để có cơ hội cảm ơn anh Hoàng Thư.  Tất cả công việc xin phép xuất bản, in ấn, phát hành đều do Trần bất Bạt, lo liệu giùm.

    Mãi những năm 90, qua anh Thanh Thương Hoàng, tôi mới chính thức quen anh Hoàng Thư.  Anh cô đơn như một cái bóng.  Bầu bạn, anh em cũ; những người còn nhìn thấy mặt nhau , đến thăm, thì anh vui lắm. Lúc hứng khởi, anh kể lại nhiều chuyện  xưa, tích cũ, vui thì có vui; nhưng đặc biệt cần ứng phó chuyện gì đó, anh xử sử rất là Hoàng Thư.

     Hiếm khi thấy anh Hoàng Thư ăn hết một xuất ăn sáng.  Nhiều khi, anh ngồi nhìn anh em; khuyến khích tôi, "... cố ăn nhiều, nếu sẵn dịp.  Ăn đúng bữa để gìn giữ sức khỏe, đừng như tôi khiu xưa ..." 

  Tôi vẫn còn nợ anh Hoàng Thư một cái hẹn; về Thanh Đa lai rai và ngồi ở bờ sông nhâm nhi tách cà phê, ngắm trời cao, thấp, nhìn sóng nhấp nhô đưa những cánh bèo dập dờn quẩn quẩn quanh quanh trôi lòng vòng, chẳng biết đi về đâu.  Cứ như anh Hoàng Thư không có duyên với khu Binh quới Tây.  

      Tôi không có văn tài bằng, kể cả phương tiện; như 2 anh Thế Phong và Nguyễn quốc Thái, để làm cho anh Hoàng Thư vui lòng, trước lúc ra đi.  Hai anh đã viết những dòng giới thiệu Hoàng Thư và' Vòm trời xanh' rất thân thiết và trang trọng.   Riêng anh Nguyễn quốc Thái đang làm ở báo 'Doanh nghiệp', nhiều lần được các doanh gia ngoại quốc mới đi Âu, Mỹ.  Anh Thái vẫn dành thì giờ phối hợp với thi sĩ Diễm Châu ở Lộ Trấn ( Strasbourg) in ấn, phát hành tại Pháp -- phần thơ việt của ' Vòm trời xanh'/ Hoàng Thư, cùng Lời giới thiệu của anh Thế Phong Nguyễn quốc Thái.

     Tôi cũng có 1 bản vi tính 'Vòm trời xanh', anh Thế Phong tặng - anh Hoàng Thư sáng tác bằng 2 ngôn ngữ Việt, Pháp,  chỉ chưa thấy có tiếng Anh, tiếng Nga mà thôi.  Mở 'Vòm trời xanh' ra, nhìn thấy ngay Hoàng thư khẳng định,

       ' Là kinh điển
        Bản giao hưởng mang tính chất tự truyện

        qua Mục lục, thấy các phần:

        - Nữ thần âm nhạc
        - Tuổi ấu thơ thơ
        -  Mảnh đất còn sót lại của Thượng đế
        - Cho Con
        - Đà lạt, thành phố cả rừng thông.

      Tôi hỏi riêng anh Thế Phong, anh cho biết, "... tiền công đánh máy,  tiền copy bản sao không rẻ, anh ấy cố gắng hết sức rồi; nên phần kẻ nhạc đành chịu thua không thể thực hiện." 

     Còn anh Nguyễn quốc Thái cho hay, " ... anh Diễm Châu và tôi gặp nhau ở Strasbourg ít ngày, nên  chỉ kịp in ra phần việt ngữ, in khổ nhỏ ,giới hạn số lượng, mang tên nhà xuất bản Trình bày hải ngoại."

     Tôi mong mỏi tất cả anh em bầu bạn ở đây hay ở đâu đó, yêu Thơ, yêu Nhạc, yêu Hoàng Thư, sớm   chung tay thực hiện in 'Vòm trời xanh/ Vou^te Azurée ' kèm 'bản nhạc giao hưởng' + 'bản tổng phổ' của nhạc sĩ Y vân đã soạn hoàn tất. Khúc giao hưởng thanh bình như 'Vòm trời xanh' sẽ mãi mãi là bạn của Thơ, sẽ mãi mãi là Thơ của bạn chúng ta. 

Những khi cuộc đời không còn gì để mất, sẽ thấy :  Hoàng Thư và Y Vân từ xa xăm dạo lại khúc giao hưởng, nhắc nhở cho đời việc 'Trấn thủ lưu đồn', 'Con đĩ đánh bồng' lẳng lơ đáng thương, hay đáng trách; của hôm qua và ngáy mai.

Ngồi lại Strasbourg (Pháp), anh Nguyễn quốc Thái  nhớ lại, "... mỗi sáng Hoàng Thư ngồi đó, khiêm tốn, tựa lưng vào bức tường long lở, cũ càng trong hẻm của cư xá De Gaulle. "  Ngắm mây trôi xứ lạ quê người, Nguyễn quốc Thái đọc lại 'Vòm trời xanh', còn có mấy dòng cảm khái ở cuối Bài giới thiệu; mà anh đã viết cho Hoàng Thư,

          Với nỗi đam mê tận cùng ngấy ngất
          Với ánh lửa pha hồng mái tóc bạc
          Với ánh mắt nghi ngút heo may tách biệt.


                                                            ***

         HOÀNG THƯ
          (1920 - 1999)

      Tính theo tuổi  âm lịch; thì anh vừa đúng 80.  Bát tuần khánh kỷ, nếu không gặp nghịch cảnh lúc vãn niên , để 'bỏ đời' ra đi; vì trẫm uất, vào lúc 20 h 00 ngày 30- 12- 1999, tại bệnh viện Trưng Vương.  Phải chi, anh chịu khó thở hít khí trời 28 tiếng đồng hồ nữa, đã là giao thừa 1999- 2000.  Và, nếu sống thêm 366 ngày nữa, để cùng nhân lao5i bước vào thiên niên kỷ thứ 3, chả thú lắm sao?

      Tiễn Hoàng Thư hôm ấy có Vương đức Lệ, Vương Đàm, Nguyễn hải Phương, Nguyễn quốc Thái là những người tôi quen biết -- chỉ có anh chị Thế Phong là đưa lên tận  hỏa đài nhìn thân xác Hoàng văn Thư nương khói bay lên Trời
.
       Những người không thể đến Thuận An (tỉnh Bình dương) đều giắt xe theo sau đam tang anh Hoàng văn Thư [tên đầy đủ] tới khúc quẹo Võ thị Sáu.  Tôi đọc cho anh Vương Đàm nghe lời ghi trong  Điếu tang anh Trần huy Phong. ( trưởng môn nhân thứ 3 Việt võ đạo) và cũng để tiễn anh Hoàng Thư hôm nay,

                       Khóc anh tôi phải mượn lời
                       Người xưa tiễn bạn về nơi vĩnh hằng
                       "Ô hô ! Thế sự thăng trầm liên thế biến
                       Ai tai ! Giang sơn bảo hiệp ký nhân tồn."

              Hoàng Vũ Đông Sơn
              BÌNH QUỚI TÂY, 16/6/ 2000

           (trang  345 -350  NHỮNG MẨU RỜI THƯƠNG NHỚ / 
                 Văn Uyển Publishing Company San Jose, 2015)


                        ca khúc đu tay phm duy
                hoàng thư hát đu tiên

                                                                                                                thế phong

Hoàng Thư, một trong những bạn thiếu thời Phạm Duy -- bộ 3 [người thứ 3, tôi quên tên] tắm sông với nhau, từ hồi nhỏ.  Thư không biết bơi, trước con sông nước đục ngầu; sợ chết đuối -- nghe lời Cẩn (tên tục Phạm Duy), muốn biết bơi thì cho chú chuồn chuồn ngô mắt bi ve cắn rốn.  Chẳng hiểu câu chuyện tầm phào có làm tay nghệ sĩ tài danh sau này bơi giỏi hay không?
Nhưng có một điều chắc chắn, 3 chú bé tắm sông kia; nay 2 đã thành danh. (Phạm Duy và Hoàng Thư.)  
Hoàng Thư, nghệ sĩ múa , diễn 'Trấn thủ lưu đồn'; có một không 2, ở miền Nam [VNCH] trước 1975 -- vang danh qua nhiều buổi trình diễn trên thế giới: Nhật bản, Pháp, Đài Loan, Hồng Kông, Lào, Campuchia, Thái Lan ... v.v...
Thời kháng chiến, Hoàng Thư đã có giọng hát tốt, ngâm thơ dài hơi -- khiến Phạm Duy tin cậy Hoàng Thư hơn chính tiếng hát  bản thân . Và,  sáng tác đầu tay ' Bên cầu biên giới' của Phạm Duy; thì, nghệ sĩ Hoàng Thư là người hát đầu tiên.
Trái lại, tiếng hát Phạm Duy lại được lòng Văn Cao -- chàng ca sĩ Phạm Duy đem tiếng nhạc Văn Cao  hát vang vang từ rừng sâu, đèo cao; đến miền châu thổ  Hồng Hà, từ khu 3 qua Khu Bốn, lặn lội  qua miền đất đỏ miền đông Nam bộ.
  Vậy là ,' Văn Cao tiếng đàn, còn Phạm Duy tiếng hát'.

Sau 1975, tôi thật ngạc nhiên, được biết Hoàng Thư sáng tác 'hát thơ' (lieder), lồng trong khúc giao hưởng tự-sự . 

Càng ngạc nhiên hơn, Hoàng Thư viết bằng tiếng Pháp bài 'hát thơ' ấy trong rừng thông, phố núi, thông reo Đà lạt -- và sau này, anh cùng nhạc sĩ Y Vân dạo lại khúc giao hưởng -- cuối cùng Y Vân viết 'tổng phổ'.

Hoàng Thư có một chuỗi đời dài phía trước; khi tóc còn xanh; và nay thì đã bạc trắng 
rồi -- nhưng nhìn lại, vẫn là một Hoàng Thư tài hoa, trong điệu múa 'Trấn thủ lưu đồn'; cùng giọng ngâm thơ dài hơi, ấm áp -- nổi danh là giọng ngâm thơ  hay trong ban Tao  đàn/ Đinh Hùng, trên đài Phát thanh Saigon từ 1955.

Va, trước nữa, năm 1945, giọng Hoàng Thư đã nổi đình đám rất sớm trong 'Hội văn hóa Kháng chiến' của tỉnh  Hưng yên (Bắc bộ),

"... nhiều người nổi tiếng như kịch sĩ Hoàng Thư, nhạc sĩ Lê cao Khoa, nhạc sĩ Lê Vy, nữ thi sĩ Chu thị Tuyết Anh [cháu ruột thi hào Chu mạnh Trinh], nhà kiến trúc Phạm Tích..."
      (Hồi ký và Suy nghĩ/ Hoàng Như Mai / nxb Giáo dục, Hà nội, 1998.)

Và, tác phẩm bản thảo cuối đời của Hoàng Thư : 'Vòm trời xanh/ Vou^te Azurée/ Blue Firmanent, in ra khoảng 100 bản để tặng bạn hữu . (*)
----
  * trong số sách của Thế Phong gửi tặng Washington  UniversityLibraries ( nhà làm phim Mỹ Lawrence Johnson  chuyển ) có 'Vòm trời xanh'/ Hoàng Thư.  (Bt)

    THẾ PHONG
      SAIGON, THÁNG 10- 1998)

   ( trích từ <NEWVIETART.COM> 6 Mai, 1998)

                                             Thế Phong+ Hoàng Thư + nhà báo kịch tác gia Lê Văn- Vũ bắc Tiến
                                                                                        ( ảnh: Newvietart.com)
  


   

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

nhà khảo cổ vương hồng sển / bài viết: như hiên-nguyễn ngọc hiền + thanh vân ( từ điển nhân danh& địa danh văn hóa việt nam / saigon- việt nam 2015/ phổ biến hẹp)

vương hồng sển...
(saigon- việt nam 2015/ phổ biến hẹp)


                     nhà khảo cvương hồng sn
                                bài viết: như hiên- nguyễn ngọc hiền + thanh vân


                                                          vương hồng sển qua  nét vẽ  tạ tỵ

(1902- 1996 )  Tên thật nhà văn, nhà giáo, nhà khảo cổ cũng là nhà tàng cổ, cổ ngoạn.  Bút hiệu Anh Vương, Đạt Cổ Trai, Vân Đường -- nhưng ông thường [ký tên thật trên các tác phẩm.]
  Vốn người Minh hương, cha người Hoa, mẹ Việt lai Miên.  Nguyên quán làng Quang khảo, huyện Đồng ấn, tỉnh Phước kiến, Trung quốc.
Vương hồng Sển sinh tại Sóc trăng, Nam bộ, là quê ngoại. Ông đỗ bằng Thành chung (Diplôme) năm 1923 tại Sài gòn.  Ra trường được bổ làm công chức cho nhà cầm quyền Bảo hộ [Pháp].  Giữ chức thư ký, lần lượt di chuyển qua nhiều nơi:
thư ký trường Máy Đỗ hữu Vị, về sau là trường Kỹ thuật Cao Thắng. [Rồi] thư ký sở Địa bạ tỉnh Sóc trăng, thư ký phòng Dân sự dinh Thông đốc Nam kỳ; sau, lại về quê Sóc trăng làm thư ký tòa Bố chánh.
Vương hồng Sển có đầu óc nghệ sĩ; nhưng, là người rất cần cù, kiên nhẫn, thích văn chương, khảo cổ, sưu cổ.  Dù ở đâu, làm gì, ông cũng luôn luôn chú tâm nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ đồ cổ; và, viết sách.  
Sau 1945, ông được bầu làm phó tỉnh trưởng Hành chính tỉnh Sóc trăng.  
Từng giữ chức quản thủ thư viện Bảo tàng Sài gòn (1964).  Khi về hưu, ông được mời làm giảng sư Đại học Văn khoa Sài gòn, Huế; chuyên dạy môn văn và cổ ngoạn.  Có thời gian ông làm phó hội trưởng hội Khuyến học Nam việt. Từng là hội viên danh dự hội Cổ học Ân Hoa Sài gòn.
Là một nhà trí thức thông minh, lão thành gần 100 tuổi 9 gần tròn một thế kỷ  XX) tại miền Nam Việt nam -- Vương hồng Sển đã thu gom một số vốn rất lớn về sự am tường, chứng kiến mọi biến cố, biến chuyển thăng trầm lịch sử ở miền Nam, đã là nguồn tư liệu sống; giúp ông được rất nhiều trong việc sáng tác, như tác phẩm Sài gòn năm xưa .  Mặt khác, ông cũng thu được số vốn lớn lao về cổ ngoạn, khiến ông đã tạo dựng một tòa nhà  lưu trữ đồ cổ, gồm cả cổ vật Trung hoa, Việt nam rất quý hiếm; mà, ông đã bỏ công sưu tầm trong khoảng 7 chục năm.
Vương hồng Sển đã trở thành nhà cổ ngoạn đầu tiên tại miền Nam Việt nam, được bạn hữu thân tặng danh hiệu
' Cụ Vương cổ ngoạn'. []

   NHƯ HIÊN- NGUYỄN NGỌC HIỀN + THANH VÂN
   
    ( trang 315 TỪ ĐIỂN NHÂN DANH & ĐỊA DANH VĂN HÓA VN)



vương hồng sển   [1902 - 1996)
                                                                                                          (ảnh: Internet)

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

về nhà thơ nữ m.h. hoài linh phương / bài viết: hồ nam ( 100 khuôn mặt văn nghệ sĩ/ hồ nam + vũ uyên giang, đất việt xb 2006)

về nhà thơ nữ m.h. hoài linh phương
đất việt xuất bản, usa 2006


                                về nhà thơ n 
                m.h. hi linh phương
                                                     bài viết: hồ nam


                                             nhà thơ nữ m.h. hoài linh phương
                                                             (ảnh: Internet)


Năm 1963  thê kỷ XX, tôi phụ trách mục 'Thơ hôm nay' [trên] tờ báo 'Mới' -- thời kỳ này, tôi đã khám phá ra 2 thi sĩ, đó là Du Tử Lê và M.H. Hoài Linh Phương. 

 Từ 1963 tới 1975, M.H. Hoài Linh Phương vừa đi học, vừa làm thơ -- với giọng điệu 'Em gái hậu phương' gửi [lính ]tiền tuyến', như Lý Thụy Ý.  Lý Thụy Ý tuy có nhỉnh hơn một chút; nhưng cũng chưa có gì đáng kể cho lắm.

Sau 1975, người cha  M.H. Hoài Linh Phương là đại tá trong bộ Tổng tham mưu Quận lực VNCH bị đưa đi học tập cải tạo ở miền Bắc --  M.H. Hoài Linh Phương, con gái lớn lãnh nhiệm vụ 'thăm nuôi', thân gái dặm trường chịu muôn vàn cơ cực.  Người cha tuổi già, sức yếu; không chịu nổi sương lam chướng khí, đã chết trong trại cải tạo -- cô gái lớn lại cùng mẹ từ Saigon ra Bắc, đem nắm xương tàn người xấu số về miền Nam 

Nhờ cha chết trong trại cải tạo, nên M.H. Hoài Linh Phương;  mẹ, và lũ em được Hoa Kỳ chấp nhận cho qua Mỹ 'tạm dung'

 Trên đất Mỹ, M.H. Hoài Linh Phương cắp sách đi học trở lại, để có tấm bằng đại học Mỹ, làm 'cái cần câu cơm', sống tại bang Minnoseta giá lạnh của nước Mỹ. Chính tại đây, M.H. Hoài Linh Phương đã sáng tác ra những bài thơ bất hủ, tác phẩm văn chương để đời. (...) 

[ Nhà thơ nữ này] nổi lên như một hiện tượng văn chương mới; thơ của tác giả đã thay da, đổi thịt, không còn là 'thứ thơ...'

                 Mười ba tuổi làm thơ chó lính chiến
                 Mười ba tuổi vụng dại với thơ văn
                 Rất vô tư chân sáo khẽ gieo vần 
                         thơ  M.H. HOÀI LINH PHƯƠNG

M.H. Hoài Linh Phương 'dấn thân', nhập cuộc; dù rằng,

                  Con tim lưu vong con tim lầm lỡ
                  Quê hương xưa xa cách một đại dương buồn
                             thơ  M.H. HOÀI LINH PHƯƠNG

Một nửa đời 'dấn thân' vào văn chương, chữ nghĩa -- và, 15 năm lưu vong trên đất Mỹ mới chính là thời kỳ đơm hoa kết trái, [làm nên] tên tuổi M.H. Hoài Linh Phương. Cái giá thành công, làm nên tên tuổi thất quá đắt đối với tác giả -- nhưng 'cô bé trên 50 tuổi này'; lúc nào cũng vui, cười, vô tư nhập cuộc sống, dù đường đời chẳng mấy bằng phẳng.

 Giá trị đích thực cuộc sống là không từ nan một trả giá nào cả; miễn là sống cho ra con người; sống không lùi bước trước tội lỗi, sống thật đẹp, sống cho ra sống, không chỉ cho riêng cá nhân mà còn cho người khác. 

     (...)- tạm lược khoảng 5, 6 dòng.( Bt)

Trên 50 tuổi, M.H. Hoài Linh Phương mới lên xe hoa; M.,H. Hoài Linh Phương không hề than thở, không một lời oán trách cuộc đời; [vẫn] luôn vô tư, luôn 'dấn thân', luôn nhập cuộc -- và, không ngại phải trả giá; miễn sao được sống, được sáng tác. 

Và chỉ có thế thôi.

    HỒ NAM

     (...) - tạm lược  bài thơ' 40 NĂM' / Hồ Nam ghi tặng M.H. HLP. + 1 bài thơ 'TRÊN ĐỈNH HOÀNG LIÊN SƠN,
                  TA MANG MỐI THÙ TRUYỀN KIẾP/ Hoải Linh Phương. (Bt)


                                                      từ trái sang: 
                                                        thi sĩ Du Tử Lê [i.e. Lê cự Phách 1942-    ]
                                                             ( họa sĩ tài tử Phan Diên cung cấp ảnh)

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

một bài thơ 5 chữ rất ấn tượng vương tân [ hồ nam] : hiệp sĩ nguyễn bắc sơn [1944- 2015] ( blog gio-o.com)

thơ vương tân /  blog gio-o.com 


                      hip sĩ nguyn bc sơn
                                          thơ   vương tân




              Bi kịch của chúng ta 
              Là mơ làm hiệp sĩ
              Cứu khôn với phò nguy
              Tả xung rồi hữu đột
              Cứ tưởng mình ghê gớm
              Cuối cùng mệt phờ râu
              Lăn ra cười bò càng
              Mình làm hề bố láo
              Bi kịch của chúng ta
              Là thay trời hành đạo
              Và luôn luôn cao ngạo
              Với vai trò hiệp sĩ
              Đã vung gươm chém càn
              Lấy máu diệt yêu ma
              Yêu ma đâu chẳng thấy
              Bạo lực mãi tràn lan
              Bi kịch cứ liên hồi
              Cuộc đời buồn quá lắm
              Hãy cho nhà thơ sống
              Như một người bình thường

              Đã yêu vì được khóc
              Được uống rượu say khướt
              Và được được cười điên khùng
              Rồi nhún vai lắc đầu
              Đời đâu cần gì ta
              Ta sống chỉ chặt đất
              Nhưng ta cứ phải sống
              Để ngông nghênh với vợ
              Để khóc cười thoải mái
              Để rỡn chơi chửi thề
              Chửi thề ta ngu quá
              Sâu bọ đòi làm người.

                 VƯƠNG TÂN
                
                <http:// www.gio-o.com >

  lời dẫn:

 tác giả bài thơ 5 chữ, vốn là sở trường thơ chàng Vương Tân .(Hồ Nam- Lê nguyên Ngư [ 1930-    ] .  Truyện ngắn đầu tiên của chàng ta, một truyện ngắn phỏng dịch ' Sữa' đăng trên nhật báo Tia sáng, năm 1952 ( nhật báo lớn ở Hà nội, Ngô Vân chủ nhiệm).

ấy là, thời kỳ chàng đang học ở trường tư chuyên khoa Khai Thành, trên phố Hàng Bông thợ nhuộm --  sau đó, ghi danh học Năng lực Luật đại học Luật Hà nội. ( tiểu sử tự khai , cao học Luật / www.gio-o com)

rồi, viết cho nguyệt san Quê hương ( Bùi đức Thịnh chủ nhiệm, Hà bỉnh Trung chủ bút) -- bài viết đăng chung hồi ấy là Huy Sơn+Nam Tùng  -- Nhất Tuấn- Phạm Hậu [nay, Harry Pham, công dân Mỹ] -- Thế Phong -- Đức Thái -- Hoài Linh- Lê trọng Duật --  Duy  Năng  v.v... ( tiểu sử tự khai : chủ bút báo Quê hương Hà nội/ www.Gio-o.com)

tính tình  chàng Vương Tân, giống 'y chang' thi sĩ tiền chiến Nguyễn Vỹ  là thích 'phô trương quá lố,  'phịa' chuyện không có thực,  thực hơn cả sự thực, ấy là 'biết cả điều không biết'  ( chữ của TP lên án Hồ Nam trong một buổi họp mặt tại ' Đàm trường viễn kiến' của chủ soái Hàn Thuyên, nhà văn Nguyễn đức Quỳnh)  --  và; Nguyễn Vỹ; thì, đã bị Vũ ngọc Phan chê  'tài hèn chí mọn'. 

nhưng, chàng  Bạch nga Nguyễn Vỹ, rất nổi tiếng với câu thơ ' nhà văn An nam khổ như chó'-- rồi ,từng bị Lưu trọng Lư 'chôm chĩa thơ' .-- lấy thơ Nguyễn Vỹ (1936),  ký tên Lưu trọng Lư, trong bài Nắng mới.(1939.)

 trở lại chuyện thi sĩ Vương Tân,  chàng từng làm lính kiểng Phòng Báo chí bộ Quốc phòng VNCH
 ( trưởng phòng : đại tá Nguyễn đình Tuyến, nhà phê bình văn học thời ấy)-- thì khi ấy ' hiệp sĩ  Nguyễn bắc Sơn' , lính Địa phương quân đang đánh trận tại Sông Mao, ngất ngưởng say khướt, giải buồn -- chẳng khác gì  chàng Vương Tân  sinh đôi Hồ Nam  mượn 'hồn Trương Ba, da hàng thịt' đó thôi! 

chàng Vương Tân- Hồ Nam,  có biệt tài ' hư cấu hay hơn cả hư cấu' -- ấy là câu chuyện " ăn trưa  ở Hong Kong với tác giả Kim Dung, tổ sư viết kiếm hiệp ",  đọc rất hấp dẫn . ( sau, hỏi  nhà báo Thanh Thương Hoàng, trưởng phái đoàn; thì " phịa ", chứ đi với tao, gặp Kim Dung, thì tao đi cùng,  phải biết chứ!" )

hoặc, một hồi ký của Vương Tân ,  "Giáo sư Nguyễn thiệu Lâu, ông Ngô đình Nhu và luật sư Lê quang Luật "  ( đăng trên tuần báo Việt Chính (Trần hồng Nam, chủ nhiệm, nhà văn Thanh Hữu chủ bút), Vương Tân'phịa' chuyện Gs Lâu  đạp xe đạp đòn giông tới tòa soạn , rủ Vương Tân," Đi 'hạ cờ Tây'[ăn thịt cầy] ở đường rầy xe lửa với tớ nhé". ( Gs Lâu chỉ đi bộ, không đi xe đạp bao giờ- Bt)

 viết phê bình văn học, Hồ Nam viết rất bạo, đã thẳng thừng phanh phui : ' Phạm Duy Cẩn, tuy là con út nhà văn Phạm duy Tốn' nhưng có" giọt tinh khí lang chạ, của 'chính trị gia kiêm sử gia tài ba Trần trọng Kim' -- nhưng 'bốc thơm' " Lê nguyên Thủy: nhà thơ tứ tuyệt bất hủ";  thì chớ vội tin , cần xét lại. ( 100 khuôn mặt văn nghệ sĩ/ Hồ Nam + Vũ Uyên Giang ) --   Lê nguyên Thủy  cựu sĩ quan VNCH, hiện định cư ở Mỹ,  em ruột chàng Hồ Nam- Lê nguyên Ngư.)

và,  tôi vẫn là 'một trong những người yêu thơ 5 chữ chàng Vương Tân' -- chẳng hạn như bài  thơ 'Hiệp sĩ Nguyễn bắc Sơn'.  "

  THẰNG PHẢI GIÓ
  SAIGON, 26 , August 2015.

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

ý nhi / bài viết:như hiên- nguyễn ngọc hiền ... ( từ điển nhân danh & văn hóa Việt nam / saigon - việt nam, 2015)

ý nhi...
tự điển nhân danh..... saigon- việt nam 2015)


                                                    Ý NHI
                                               
                                 bài viết:  như hiên-nguyễn ngọc hiền + thanh vân

                                                  ý nhi   [i.e. hoàng thị ý nhi 1944-     ]
                                                         (ảnh: nguyễn quốc thái)

(1944 -     ) Tên thật của nhà thơ, nhà văn, nhà báo. Tên chính Hoàng thị Ý Nhi.  Sinh tại Hội an, quê làng Kim bảng, huyện Quế sơn, tỉnh Quảng nam.  Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống hoạt động văn học nghệ thuật.Thânphụ [giáo sư Hoàng châu Ký], là nhà nghiên cứu sân khấu, hát bội Việt nam.  Có chồng là giáo sư văn chương Nguyễn Lộc [1936-    .] Từ nhỏ đã rất thích văn nghệ, ca kịch, biết làm thơ. Học cấp 2 ở Hải phòng. Năm 1964, học khóa Ngữ văn tại trường Đại học tổng hợp Hà nội.  Sau khi tốt nghiệp đại học, được đề cử làm ở viện Văn học.  Tiếp đến, làm ổ nhà xuất bản hội Nhà văn [Việt nam]; giữ nhiệm vụ biên tập Bộ môn thơ.  Có chân trong hội Nhà văn Việt nam [ đã có đơn xin ra khỏi hội , từ 2002. ] Thời gian này, Ý Nhi vừa làm việc, vừa sáng tác; viết báo đăng báo cả 2 miền nam, bắc. [ kể từ sau 1975]

Thơ Ý Nhi thường tả tâm trạng chính mình; hoặc, những sự việc chung quanh; nên cảm xúc, ý tưởng rất thực tế -- khiến tác phẩm có nguồn sinh động, chân thực.  Văn phong không cầu kỳ, ý, lời mạnh mẽ, sắc bén, gần với triết lý.  Tựu trung, thơ Ý Nhi; từ tính chất, cũng như hình thức đều mang vẻ bột phát mới lạ.  Năm 1983, được giải thưởng thơ do hội Nhà văn VN trao tặng.

Tác phẩm tiêu biểu:  Đến với dòng sông (thơ, 1978) -- Lời ru của mẹ
 ( thơ,  1979/ in chung) -- Người đàn bà ngồi đan (thơ, 1985) -- Mưa tuyết (thơ, 1991) -- Gương mặt  (thơ, 1991)  ...


    NHƯ HIÊN- NGUYỄN NGỌC HIỀN + THANH VÂN
   ( tr. 319  TỪ ĐIỂN NHÂN DANH & VĂN HÓA VIỆT NAM  - 
   -                 bản thảo phổ biến hẹp/ Saigon- Việt nam 2015)

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

một bài thơ hay từ hoài tấn : tháng 7, mưa huế ( ar2all.net)

tháng 7 mưa huế
thơ từ hoài tấn


                    thán7mưa huế
                        thơ   từ hoài tấn


                             từ hoài tấn (bên trái)
                                                                            (ảnh : THT chụp tại Café 27 NTD/ Sài gòn)



       mùa hè sao không có những ngọn nắng thiêu đốt
       cơn gió  Lào từ phía tây
       ngày lâm râm mưa
       không lên nổi màu nắng
       như tháng Giêng xưa
       nhắc nhở lại một mùa Xuân thảm khốc

       ngày ấy còn hiện ra
       mối oán thù bất tuyệt
       nhắc lại để làm gì
       có được ghi lại như một trang sử
       hay nhạt nhòa lãng quên
       có phải như thế
       hay không phải như thế
       gọi là lịch sử
       hay có phải như thế là
       một cuộc bể dâu

       thôi bỏ đi
       hãy đón niềm vui chào Huế mới về
       nhiều năm bỏ xứ
       quãng quá khứ ngoài bờ bụi

       mưa nhỏ nhưng sẽ tan đi
       hãy phai tàn
       ngày tháng ấy

       tháng 7 mưa Huế như
       tháng Giêng mùa Xuân
       chút se lạnh sớm thu
       để lòng ai đau nhẹ
       một đoạn tình đầu

        con trai Huế nào ra đi không mang theo
        bóng hình một người con gái
        và không quên
        những mùa mưa Huế buồn tênh.

           TỪ HOÀI TẤN 
                           HUẾ 3O THÁNG 7, 2015



                                                                           nguồn: