Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

về nhà thơ nữ m.h. hoài linh phương / bài viết: hồ nam ( 100 khuôn mặt văn nghệ sĩ/ hồ nam + vũ uyên giang, đất việt xb 2006)

về nhà thơ nữ m.h. hoài linh phương
đất việt xuất bản, usa 2006


                                về nhà thơ n 
                m.h. hi linh phương
                                                     bài viết: hồ nam


                                             nhà thơ nữ m.h. hoài linh phương
                                                             (ảnh: Internet)


Năm 1963  thê kỷ XX, tôi phụ trách mục 'Thơ hôm nay' [trên] tờ báo 'Mới' -- thời kỳ này, tôi đã khám phá ra 2 thi sĩ, đó là Du Tử Lê và M.H. Hoài Linh Phương. 

 Từ 1963 tới 1975, M.H. Hoài Linh Phương vừa đi học, vừa làm thơ -- với giọng điệu 'Em gái hậu phương' gửi [lính ]tiền tuyến', như Lý Thụy Ý.  Lý Thụy Ý tuy có nhỉnh hơn một chút; nhưng cũng chưa có gì đáng kể cho lắm.

Sau 1975, người cha  M.H. Hoài Linh Phương là đại tá trong bộ Tổng tham mưu Quận lực VNCH bị đưa đi học tập cải tạo ở miền Bắc --  M.H. Hoài Linh Phương, con gái lớn lãnh nhiệm vụ 'thăm nuôi', thân gái dặm trường chịu muôn vàn cơ cực.  Người cha tuổi già, sức yếu; không chịu nổi sương lam chướng khí, đã chết trong trại cải tạo -- cô gái lớn lại cùng mẹ từ Saigon ra Bắc, đem nắm xương tàn người xấu số về miền Nam 

Nhờ cha chết trong trại cải tạo, nên M.H. Hoài Linh Phương;  mẹ, và lũ em được Hoa Kỳ chấp nhận cho qua Mỹ 'tạm dung'

 Trên đất Mỹ, M.H. Hoài Linh Phương cắp sách đi học trở lại, để có tấm bằng đại học Mỹ, làm 'cái cần câu cơm', sống tại bang Minnoseta giá lạnh của nước Mỹ. Chính tại đây, M.H. Hoài Linh Phương đã sáng tác ra những bài thơ bất hủ, tác phẩm văn chương để đời. (...) 

[ Nhà thơ nữ này] nổi lên như một hiện tượng văn chương mới; thơ của tác giả đã thay da, đổi thịt, không còn là 'thứ thơ...'

                 Mười ba tuổi làm thơ chó lính chiến
                 Mười ba tuổi vụng dại với thơ văn
                 Rất vô tư chân sáo khẽ gieo vần 
                         thơ  M.H. HOÀI LINH PHƯƠNG

M.H. Hoài Linh Phương 'dấn thân', nhập cuộc; dù rằng,

                  Con tim lưu vong con tim lầm lỡ
                  Quê hương xưa xa cách một đại dương buồn
                             thơ  M.H. HOÀI LINH PHƯƠNG

Một nửa đời 'dấn thân' vào văn chương, chữ nghĩa -- và, 15 năm lưu vong trên đất Mỹ mới chính là thời kỳ đơm hoa kết trái, [làm nên] tên tuổi M.H. Hoài Linh Phương. Cái giá thành công, làm nên tên tuổi thất quá đắt đối với tác giả -- nhưng 'cô bé trên 50 tuổi này'; lúc nào cũng vui, cười, vô tư nhập cuộc sống, dù đường đời chẳng mấy bằng phẳng.

 Giá trị đích thực cuộc sống là không từ nan một trả giá nào cả; miễn là sống cho ra con người; sống không lùi bước trước tội lỗi, sống thật đẹp, sống cho ra sống, không chỉ cho riêng cá nhân mà còn cho người khác. 

     (...)- tạm lược khoảng 5, 6 dòng.( Bt)

Trên 50 tuổi, M.H. Hoài Linh Phương mới lên xe hoa; M.,H. Hoài Linh Phương không hề than thở, không một lời oán trách cuộc đời; [vẫn] luôn vô tư, luôn 'dấn thân', luôn nhập cuộc -- và, không ngại phải trả giá; miễn sao được sống, được sáng tác. 

Và chỉ có thế thôi.

    HỒ NAM

     (...) - tạm lược  bài thơ' 40 NĂM' / Hồ Nam ghi tặng M.H. HLP. + 1 bài thơ 'TRÊN ĐỈNH HOÀNG LIÊN SƠN,
                  TA MANG MỐI THÙ TRUYỀN KIẾP/ Hoải Linh Phương. (Bt)


                                                      từ trái sang: 
                                                        thi sĩ Du Tử Lê [i.e. Lê cự Phách 1942-    ]
                                                             ( họa sĩ tài tử Phan Diên cung cấp ảnh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét