Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

võ phiến : cây đại thụ nền văn học tự do / bài viết: hồ nam (100 khuôn mặt văn nghệ sĩ/ hồ nam + vũ uyên giang )

võ phiến /  hô nam viết
100 khuôn mặt văn nghệ sĩ ...
đất sống xuất bản, usa 2996


                 võ phiến: 
        cây đi thụ nn văn hc t do
                                                              bài viết: hồ nam


                                                võ phiến [i.e. đoàn thế nhơn 1925 - california 2015)
                                                                                           (phác họa : vũ uyên giang)


    Vó Phiến, người cầm bút cùng thời với những Nguyễn văn Xuân, Võ Hồng --  có nghĩa [viết văn] từ thời tiền chiến ở miền Trung -- nhưng tầm vóc thì vạm vỡ, to lớn hơn Nguyễn văn Xuân, Võ Hồng --  nhiều, rất nhiều.

    Giữa thập niên 50; mỗi khi gặp tôi [Hồ Nam} nói chuyện văn chương ; Tạ chí Diệp (Nguyễn phan Châu) ( ... ) thường nói với tôi một 'bạn đồng chí' viết văn là Võ Phiến, tên khai sinh Đoàn thế Nhơn.  Theo Tạ chí Diệp; thì Võ Phiến ( bị CS tại Liên khu 5 bắt nhốt, kết án tù khổ sai chung thân) 'một thiên tài văn học, viết cái gì cũng hay, trừ làm thơ thì không hay lắm.'

    Năm 1957, tôi [Hồ Nam] tham gia nhóm sáng lập tờ Bách khoa; cùng với nhà thơ Nguyên Sa -- và gặp Võ Phiến tại đây -- lúc đó, Võ Phiến mới từ giã chức trưởng ty thông tin Bình định, vào Saigon, làm chuyên viên tại Văn hóa vụ / bộ Thông tin. 

    Con người ít nói này viết truyện ngắn, tùy bút; và hồi ức khá hay.  [Còn] văn thì [chịu] ảnh hưởng Nguyễn Tuân; nhưng chữ nghĩa không 'khụng khiệng' điệu đàng như Nguyễn Tuân. Cái hay của Võ Phiến là càng viết; nội lực càng thêm thâm hậu, chữ nghĩa càng thâm thúy, văn chương càng bay bổng.

    Cái hay của Võ Phiến là viết đều tay; văn chương có chủ đề chống Cộng rõ rệt, từ A tới Z.  Người đọc luôn bị Võ Phiến thu hút; đọc say mê, vì cái giọng văn có duyên ngầm của
[ tác giả]; nên bị dẫn dắt mà không hề biết

 .  Trước 30/4/ 1975, Võ Phiến đã là 1 trong những cây đại thụ của nền văn chương Việt Nam Cộng hòa.

    Sau 30/4/ 1975;  Võ Phiến nhớ làm đài 'Mẹ Việt nam', được Mỹ đua di tản qua Mỹ; và, thành một trong những nhà văn Việt nam di tản đầu tiên cầm bút tại Hoa Kỳ.

     Trên đất Mỹ; Võ Phiến tiếp tục cầm bút; đi tiếp con đường đã đi; không đổi mới, không hội nhập -- trở thành nhà văn 'lẩm cẩm' của quá khứ; lấy cái quá khứ 'tỉnh lẻ', dù tỉnh đó là Bình định, một thời là kinh đô Chiêm thành; thủ phủ Liên khu 5-- nhưng vẫn [bị] lác lõng. 

    Võ Phiến tuy viết văn hay, văn chương có duyên; pha tró vẫn gây [được] những trận cười nôn ruột; nhưng vẫn không giấu được cái cốt cách tỉnh lẻ, cái cốt cách cải lương, cái cốt cách của người lớn tuổi; nếu không muốn nói của một 'ông già'.

    Với một người cầm bút trên 80 tuổi mà cỏn viết được, còn hăng hái; cấm bút bởi sự nghiệp chống Cộng ... không mệt mỏi như Võ Phiến, thì du có 'lẩm cẩm', có 'tỉnh lẻ' một chút; chúng ta  cũng phải tuyên dương -- vì cây đại thụ nào mà không bị sâu, bị mọt đục rỗng ruột.

    Có người so sánh Võ Phiến với Doãn Quốc Sỹ [1923-  ] -- và hỏi tôi [Hồ Nam] ' 2 nhà văn này, ai 'lớn' hơn ai, ai có duyên hơn ai, ai chống Cộng giỏi hơn ai, ai tài hoa hơn ai?'

   Nói về văn tài; thì Võ Phiến nhỉnh hơn Doãn quốc Sỹ một chút-- nhưng nói về lịch duyệt; thì Doãn quốc Sỹ lại lịch duyệt, từng trải hơn; viết lách cuối đời Doãn quốc Sỹ ít 'lẩm cẩm' hơn Võ Phiến. 

    Cái hay, cái độc đáo văn chương của Võ Phiến là: viết tùy bút, truyện ngắn, truyện dài nào cũng viết theo thể tùy bút.  Có những truyện; nội dung gần như chẳng có gì để viết; thế mà Võ Phiến có thể viết 'dông dài' cả mấy trăm trang; mà, người đọc đọc vẫn không chán -- đủ thấy tài viết văn chương chữ nghĩa Võ Phiến duyên dáng, thu hút người đọc đến như thề nào.
  
    Võ Phiến là ngòi bút có duyên ngầm;  con người bề ngoài ít nói , trầm ngâm; nhưng bề trong như một ngọn núi lửa sắp phun trào, luôn luôn hừng hực lửa.

    Võ Phiến đã cống hiến cho văn học Việt nam : một mảng văn chương chống Cộng độc đáo có một không hai [ở] vị trí những tác phẩm văn chương Võ Phiến; trong lịch sử văn học Việt nam ( thế kỷ XX) -- một vị trí không lẫn với ai được, trước không ai so sánh bằng; sau cũng không có ai ngang tầm.

      (tr. 377- 378 100 KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ SI)

               hồ nam


hồ nam [i.e lê nguyên ngư 1930-    ]
  (ảnh: courtesy of/ gio-o)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét