Lời dẫn:
..đầu tiên đăng trên tạp chí " Pháp Luật Nguyệt san " ( số tháng 4 / 2006) phát hành tại tp HCM. - Nam Đồng, Tổng biên tập) . Nữ phóng viên Thanh Hải tới nhà vài lần phỏng vấn. Dạo ấy tôi bận sửa sách tái bản , đôi lần để vợ tiếp. Bà Nguyễn Thị Khê trả lời đúng buổi" chốt sau cùng", cô nhà báo dùng tư liệu chính để viết . Thông lệ, thường đưa cho người được phỏng vấn xem trước - tôi không nhớ " đã đọc" hay " chưa " ?
.... một vài chi tiết - vợ tôi trả lời - rất đúng chuyện tôi kể " hư cấu dối trá đôi chút ..." - bài báo đăng lại ở Mỹ - thì cô Nhật Nguyệt " bạn trẻ thân tình đàn chị" đấu hót sao đó, bèn viết bài xài xể Thằng Phải Gió " ba xạo quá đà ! " ! Chẳng sai, chỉ một điều nhỏ hơi lạ - trước khi đăng trên SAIGON NHỎ- HOUSTON - đề phòng khá cẩn thận , anh Quang Sinh đưa Cao Mỵ Nhân đọc trước - cô nàng ỡm ờ, biết phịa chuyện vượt biên , sao tắp lự " gật đầu ?!"
-... khi đọc lại bài Thanh Hải viết - anh Như Hoa- Lê Quang Sinh ( Chủ tịch Hội thơ tài tử Việtnam hải ngoại ( Hoa Kỳ) " mông- má lời dẫn , viết tiểu sử rất chính xác , đổi tựa :" Nhà văn - nhà thơ Thế Phong và mối tình " Nếu anh có em là vợ" - đăng trên tạp chí " The Little Saigon News Of HOUSTON, June 23-2006) . Từ đó, chuyện rùm beng ở hải ngoại , dư luận phiền lòng không ít về " Thằng Phải Gió" - đã có " người vợ tuyệt vời' - sao còn ham hố, ngả nghiêng ?!
" tình tang vu vơ " gây lắm chuyện ?!
..... có thể vấn đề nhạy cảm- ( báo PL. cũng viết tắt)- anh Quang Sinh phải " củng cố lập trường , tránh phản đồ xuyên tạc "- thêm bài thơ nho nhỏ cạnh bên : "Con chờ mẹ bên rào kẽm gai " chăng ? .
-.... bởi vậy - ở đây - tôi đăng trọn phần tiểu sử Thế Phong / Lê Quang Sinh viết " ... và lại đăng nguyên văn :
" NHÀ VĂN THẾ PHONG và MỐI TÌNH NẾU ANH CÓ EM LÀ VỢ của THANH HẢI - in trên báo nguyệt san Pháp luật ở tp. HCM.
Cô nhà báo trẻ Thanh Hải ( Vũ thị Hải) đôi ba lần báo tin : " bài viết về chú sẽ đăng nay mai trên báo T.T., chú chờ nhé! ". Ít lâu sau, điện thoại lại : "... cháu xin lỗi, lại trục trặc rồi! lần này sẽ đăng trên Pháp luật nguyệt san số tháng tư - anh Vũ Đức Sao Biển xác nhận vậy!"
...- chỉ ừ ào lấy lệ - phỏng vấn một cây viết trước 75, bài không dễ xuôi chèo mát mái đăng báo đâu ?!
...-.rồi ai đó loan tin , cô bé phóng viên sẽ giã từ báo chí Saigon - về Hà Nội - tiếp tục nghề , hay ba mẹ ở Tuyên Quang gọi về gả chồng? - nhà báo Lê Minh Quốc báo Phụ nữ tp. HCM đùa vui, ngậm ngùi tiếc rẻ cô nhà báo trẻ yêu nghề , sắc vóc dung nhan đạt chuẩn " chè Thái gái Tuyên " ! . (chè ngon gốc Thái Nguyên, Tuyên Quang cội nguồn gái đẹp ) .
-bây giờ không còn được đọc bài nào ký tên Thanh Hải trên báo Thủ đô nữa - nhớ - có lần tâm sự :" cô bé có họ xa với nữ thi sĩ giỏi nghề quản lý" bản quyền tác giả" kiêm bà đỡ "tác phẩm văn chương có vấn đề" Chuyện kể năm 2000 / Bùi Ngọc Tấn "?
- ...con chim sơn ca nhỏ chán thị thành bay về rừng Tân Trào , thật vậy sao !?
- tin sau cùng, anh Quang Sinh báo tin - có thể -sẽ về dự lễ Giáng sinh 2011 ở Sài Gòn, tiện thể thăm bạn bè Saigon họ hàng ở Nha Trang, Quảng Điền ( Quảng Trị). Tôi chờ được xiết tay lần đầu - chàng thi sĩ kiêm Chủ tịch Hội thơ tài từ Việtnam hải ngoại - đâu đó , đã in được trên 10 cuốn tuyển thơ dầy cộp , có tập gần 1000 trang - của tác giả trong, ngoài nước, ngoại quốc từng tham dự các seminary ở Paris, Sacto, vv... do Hội tổ chức . Vợ chồng tôi được mời tham dự một hội kỳ , nhưng chẳng may, bị Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại tp. HCM từ chối : "..để ông bà đi thì sẽ không trở về nữa !"
-... chúng tôi không tin như vậy. ( lời của Như Hoa- Lê Quang Sinh ).
Thếphong
Nhà văn- nhà thơ Thế Phong và mối tình Nếu Anh Có Em Là Vợ.
(chuyện bây giờ mới kể, với sự đồng ý của nhà thơ Cao Mỵ Nhân )
- người viết tiểu sử : NHƯ HOA-LÊ QUANG SINH .
" Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu cùng qúy độc giả bài viết về mối tình lãng mạn của nhà văn Thế Phong ( hiện đang sống tại Saigon) do phóng viên Thanh Hải ghi theo lời kể của nhà văn Thế Phong. Tài liệu này chúng tôi vừa nhận được từ Saigon gởi sang .( báo PL. tháng 4-2006).
Thế Phong sinh ngày 10-7-1932 tại Yên Bái. Ông viết văn, làm thơ từ hồi còn rất trẻ.
Năm 20 tuổi, ông viết truyện ngắn đầu tiên" Đời Học Sinh" , ký bút hiệu Tương Huyền , đăng trên nhật báo Tia Sáng ở Hà Nội ( 17-11-1952) . Truyện dài đầu tiên in ở Saigon năm 1954 : Tình Sơn Nữ. Tổng số có trên 50 tác phẩm đủ thể lọai: thơ, truyện, phê bình, khảo luận, và dịch thuật - đã có nhiều tác phẩm được chuyển dịch sang Anh và Pháp ngữ. Những sách ông viết vào thập niên 90 và gần đây nhất, gồm có" T.T.KH, Nàng Là Ai?". Nếu Anh Có Em Là Vợ "," Cuộc đời làm văn, viết báo Tam Lang - Tôi kéo Xe", " Chiêu Niệm Bốn Nhà Văn Saigon", "Hà Nội Bốn Mươi Năm Xa", " Hàn Mặc Tử, Nhà Thơ Siêu Thóat",. Ông chủ trương nhà xuất bản Đại Nam Văn Hiến ở Saigon từ năm 1959 đến năm 1975, đăng truyện ngắn" Les Immondices dans la banlieue" trên báo Le Monde Diplomatique ( Paris, tháng 12 năm 1970) , đăng thơ trên tạp chí TENGGARA* (* B .T.cho in chữ hoa) từ 1968 đến 1972. Năm 1971, thơ ông đã được in thành sách " Asian Morning, Western Music" , Đàm Xuân Cận chuyển dịch Anh ngữ, tựa G.s Lyold Fernando ( Dai Nam Van Hien Books, Saigon 1971 và tạp chí TENGGARA giữ bản quyền). Bút danh thường ký trên các tác phẩm : Tương Huyền, Đường Bá Bổn, Đinh Bạch Dân. Tên tuổi tác giả đã được đưa vào các sách
" Introduction à la littérature vietnamienne " của M.M. Durand và Nguyễn Trần Huân ( Col. UNESCO - NXB / G.P.M, La Rose, Paris 1969 và" WHO' S WHO IN VIETNAM?" ( VN. Press, Saigon 1974). Sau 1975, hai cuốn sách in ở Hoa Kỳ : " Hồi Ký Ngoài Văn Chương" ( NXB Văn Nghệ, Cali 1996) ," Thư viết ở Saigon" ( NXb Văn Uyển, San Jose, Cali 2000).
Chúng tôi được làm quen với ông Thế Phong từ năm 2000, qua sự giới thiệu của nhà văn, nhà báo Thanh Thương Hoàng ở San Jose. và từ đó, ông tham gia thi tập " Cụm Hoa Tình Yêu" do Hội Thơ Tài Tử Việtnam Hải Ngoại xuất bản hàng năm cho đến nay. Đáng lẽ ông đã đến Hoa Kỳ để tham dự Đại Hội Thơ Quốc Tế vào ngày 17 tháng 9 năm 2006, theo lời mờ của chúng tôi - nhưng Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Saigon đã từ chối cấp chiếu khán cho ông và phu nhân Nguyễn Thị Khê - với lý do rất đơn giản: có khả năng không trở lại Việtnam - hay nói cách khác là họ ngại vợ chồng ông sẽ tìm cách ở lại Mỹ luôn !
Chúng tôi không tin như vậy.
Thế Phong là một con người đặc biệt. Học giả Hoàng Xuân Việt, nhà văn Hoàng Lại Giang, nhà văn Tạ Tỵ đã nói nhiều về cá tính của ông. Ông có lối viết bộc trực giống như cách sống của ông. Tuy nhiên , dù thuộc thành phần ưa ông hay ghét ông, độc giả vẫn bị cuốn hút bởi những chuyện ông kể. Ông có lối sống" bạt mạng" như chính ông cũng tự nhận mình là " con ngựa bất kham" . Người ta nói," có tật, có tài" . Nhưng đối với ông Thế Phong, chúng tôi xin nói ngược lại, ông là người " có tài, có tật".
[]
NHƯ HOA - LÊ QUANG SINH.
( trích " The Little Saigon News Of HOUSTON, June 23-2006 - trang 32 -33 ).
Chuyện bây giờ mới kể
NHÀ VĂN THẾ PHONG
và MỐI TÌNH NẾU ANH CÓ EM LÀ VỢ.
. THANH HẢI ghi theo lời kể của nhà văn Thế Phong.
Mười ba tuổi khi đang học phổ thông, tôi đã cảm một cô bé học cùng lớp. Cô bé có đôi má ửng hồng, rất xinh. Tôi viết vào vở cô bé ấy một câu tiếng Pháp:" Je t'aime" ( Anh yêu em) . Cô bé đem quyển vở nộp cho cha tôi là hiệu trưởng của trường. Ông bắt tôi xin lỗi bạn rồi về nhà cho tôi một trận no đòn. Mười tám tuổi, tôi lại si một cô là vợ của một anh dân tộc Thái là thượng sĩ của Pháp. Anh ta tức tôi, báo với quan đồn Pháp tôi là Việt Minh. Mẹ tôi lo lắng, bắt tôi nghỉ học, đem sang gửi ở nhà ông giáo Bảo ( sau này là bố vợ tôi) , nhờ thầy lo giấy tờ về Hà Nội lánh nạn.
Mối tình dang dở *
Về Hà Nội học dưới sự quản lý khắt khe của bà cô nhưng tính tôi ngang tàng, ưa phong lưu nào chịu ngồi một chỗ. Bà cô mắng nhiều, vì tự ái tôi bỏ đi lang thang rồi bắt đầu viết báo.
Năm 1954, tôi vào Sài Gòn bắt đầu cuộc đời viết văn, làm báo và gặp Cao Mỵ Nhân, người phụ nữ để lại dấu ấn sâu sắc trong cuộc đời tôi. Từ chuyện làm thơ, viết báo, chúng tôi nhanh chóng sánh đôi ngay từ ngày mới quen - trái tim lãng đãng và nghệ sĩ trong tôi như đã tìm thấy " nửa kia" cho mình.
Mỵ là con trong một gia đình khá giả. Mấy chị em gái đều tên Nhân : Mỹ Nhân, Mỵ Nhân, Văn Nhân, Thi Nhân... Cô sống rất có tâm hồn. Khi tôi dự định xin hỏi cưới Mỵ, cha cô phản đối mối tình với anh chàng nhà văn nghèo, túi không tiền, không nhà cửa như tôi.
tiếp , một đoạn văn khác xen vào, nền màu,đóng khung :
" Năm 1994, nhà văn Thế Phong từng gây xôn xao
dư luận với cuốn TTKH - nàng là ai? giải đáp một
nghi án văn chương về mối tình thơ lãng mạn
chưa có lời giải qua hơn nửa thế kỷ. Sau khi
phát hành, sách đã bán hết ngay. Ông tên thật
Đỗ Mạnh Tường, sinh năm 1932 tại Yên Bái.
Nhiều truyện,thơ, bút ký, dịch truyện, khảo luận
của ông đã được xuất bản. Tuy đã ngoài 70 tuổi,
ông vẫn say sưa sáng tác như niềm vui lớn
cho cuộc đời mình."
Tôi vừa giận ông, vừa buồn cho mối tình éo le của mình.
Gặp lại cố nhân
Tháng 11-1965, tôi gặp Khê ở Đà Lạt. Tôi mê ngay vẻ đẹp dịu dàng của con gái Tây Bắc. Một tháng sau, tôi lên thăm nàng, rủ nàng ra đồi Cù chụp hình và chụp luôn bốn, năm cuộn phim được hơn 200 kiểu.
Về Sài Gòn, tôi gửi thư và thiệp cưới, có in hình tôi với Khê cho bố vợ tương lai ghi rõ: " Cháu đã gửi thiệp cho bạn bè rồi, chỉ chớ ý kiến bác và Khê". Cha Khê giật mình, định viết thư bảo tôi thư thả, nhưng cũng không thể khác được. Hôm sau, các báo đã đăng tin tôi sắp làm đám cưới với Khê. Bạn bè vẫn bảo tôi" bắt cóc" vợ là vì thế, từ khi gặp đến ngày cưới chỉ hơn hai tháng, vỏn vẹn hai lần gặp.
Mỵ lấy chồng trước tôi, đã có bốn con; nhưng không hạnh phúc. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn gặp nhau. Cô ấy vẫn làm thơ tặng tôi, vì thế mà chồng Mỵ buôn rồi tìm vui nơi" khung cửa" khác. Năm 1968, chúng tôi gặp lại nhau ở Đà Nẵng, Mỵ tặng tôi một cuốn thơ viết cho tôi. Tôi đã có bốn con, trai gái đủ cả; nhưng cũng nổi hứng làm thơ tặng lại nàng.
Sau chuyến công tác ấy, tôi lặng im không hề nửa lời với vợ về chuyện Mỵ, sợ nàng nổi nóng với chuyện tình cũ không rủ cũng tới của tôi. Còn Mỵ, sau mấy năm sống với chồng không hạnh phúc, họ chia tay. Có lẽ một phần tại tôi. Mỵ có chồng nhưng vẫn viết thơ tình cho tôi giống nàng T.T.KH.
Tôi ngạc nhiên khi thấy vợ chẳng giận hờn, ghen tức, còn đùa tôi: " Em sẽ tiếp sức cho anh đi". Lúc ấy tôi chưa hiểu ý vợ nên vẫn thường xuyên...
tiếp, một đoạn văn khác xen vào, nền màu,đóng khung:
" Đầu những năm 1960, Mỵ sang Mỹ sống.
Chúng tôi không còn nhiều dịp gặp như xưa
nhưng vẫn có thơ dành tặng nhau về mối tình
dang dở ấy.
Vợ tôi vẫn vui vẻ, làm như chẳng yêu chồng nên
không ghen ( thế mới chết!). Đ61n giờ, mối tình
với Mỵ vẫn luôn là kỷ niệm đẹp và đáng nhớ nhất
trong cuộc đời tôi. Mỵ không còn ở Việtnam
nhưng một vài năm, cô ấy vẫn về thăm chúng tôi như
môt người bạn hay một người yêu, tùy theo cô ấy."
...gặp Mỵ.Năm 1979, Mỵ bàn với tôi sang Mỹ sống cho mối tình đi đường vòng của hai đứa. Tôi mụ mị cả người, giữa một bên là cuộc sống khó khăn, vợ với 5 đứa con nhỏ, môt bên là " tình yêu" với nàng thơ, với" nửa tâm hồn". Tôi băn khoăn đâu sẽ là lẽ sống !
Ngươi vợ tuyệt vời
Một sáng tinh mơ , tôi thức dậy, lặng lẻ xếp đồ, đi theo tiếng gọi của trái tim. Vợ tôi tưởng chồng dậy đi làm, nhét vội vào ví tôi 500 đồng đổ xăng. Nhưng ông Trời công bằng thật, ít nhất là với vợ tôi. Cuộc ra đi không thành, tôi thất thểu như mất sổ gạo, trở về nhà lặng thinh.
Thấy chồng về muộn, vợ tôi sốt sắng : " Anh đi đâu mà chẳng nói, giờ mới về, em lo quá !" Tôi sinh ra cáu giận vợ vô cớ, còn" hạ cẳng tay" với nàng. Vợ tôi chắc cũng lờ mờ nhận ra nỗi lòng của chồng nhưng vẫn dịu dàng.
Một đêm cô ấy thủ thỉ: " Nếu anh không muốn ở với em thì cứ đi, để 5 đứa con cho em, em không trách anh đâu ?" Tự nhiên tôi mủi lòng, thấy mình không phải với nàng, thương vợ con quá. Sự nhẹ nhàng của người phụ nữ có sức mạnh ghê gớm thật ! Nó thức tỉnh con ngựa bất kham trong tôi. Tôi ôm lấy vợ và kể hết mọi chuyện về chuyến đi không thành cho cô ấy nghe như một đứa trẻ . Vợ tôi bảo: " Đưa em xem thơ cô ấy tặng anh có hay không ? ." Tôi ngoan ngoãn đưa, xem xong nàng vẫn dịu dàng, không ghen, không giận.
Sau này, tôi còn có vài kỷ niệm riêng khi vắng vợ, nhưng tôi không bao giờ giấu được vợ điều gì . Tôi viết cuốn " Hồi ký ngoài văn chương" để " Tặng riêng Khê, người vợ tuyệt với của tôi". Cô ấy bảo:
" Đối xử với vợ như vậy mà chỉ một câu người vợ tuyệt vời là xong đấy !".
Tóc tôi đã điểm bạc, cháu nội ngoại đều có cả, nghĩ lại cuộc đời mình có nhiều kỷ niệm để nhớ, trong đó có mồi tình Nếu anh có em là vợ dành cho Mỵ và có cả sự dịu dàng của người vợ luôn là sợi giây vô hình kéo tôi lại cuộc sống bình yên của gia đình**.
[]
----
* các tựa nhỏ của tòa soạn.
** kèm bài viết, có 2 tấm ảnh:
- lễ cưới của nhà văn Thế Phong ở Đà Lạt ngày 30.1.1966.
- nhà văn Thế Phong cùng vợ - năm 2005.
THANH HẢI.
( trích Nguyệt san Pháp Luật, số 109 / tháng 4.2006. Tổng biên tập: Nam Đồng. tr. 32-35 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét