Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

THẾ PHONG NHÀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIẾT KHÔNG CHÍNH XÁC / Hồ Nam & Vũ Uyên Giang viết .



              THẾ PHONG NHÀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIẾT KHÔNG CHÍNH XÁC
                                               bài : hồ nam & vũ uyên giang

                Giới thiệu sách  100 khuôn mặt văn nghệ sĩ  -  Hồ Công  Tâm .        
                79 Thế Phong,   nhà nghiên cứu văn học viết không chính xác.
              "... một kẻ vong bản như Tố Hữu khóc  Staline hơn khóc cha,  bị mọi người khác khinh thị,   nguyền rủa  mà xưng tụng là nhà thơ lớn của dân  tộc thi chỉ có một mình Thế Phong mới có can đảm ấy,  cái can đảm    nâng bi lại bợ đỡ không thua gì các  văn-thi-nô trong dòng văn chương tôi đòi hạ  đẳng của cộng sản ."   ( tr. 383 ) .
                           nguồn :     <   Google / search /  nhà văn nhật tiến   > .
                
                         Cầm bút  từ những năm đầu thập niên 50 của thế kỷ XX ở Hà Nội trong vùng chiêm đóng của người Pháp ;  ban đầu Thế Phong ký bút hiệu Tương Huyền,   vì tên khai sinh của Thế Phong là  Tường  [ Đỗ Mạnh Tường ] ,  làm phóng viên nhật báo  Thân Dân  của nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền ; chuyên lượm tin  hình sự mà thiên hạ hồi đó gọi là tin xe cán chó tại các đồn cảnh sát .   Sau quay qua viết truyện đường rừng,   vì có một thời tuổi trẻ Thế Phong sống tại vùng Tây Bắc,  nói đúng hơn là tại Nghĩa Lộ .   Trong thời gian sống tại Hà nội ,  Thế Phong chỉ là nhà báo loại làng nhàng,  nhà văn loại viết tiểu thuyết bình dân không có gì nổi lắm,  nên  trước khi  hiệp định Genève ra đời,   đất nước V.N chia đôi :   Thế Phong đã vào Saigon lập nghiệp.   Tới Saigon nhờ  quen với nhà  cách mạng Nguyễn Thế Truyền ,  Thế Phong được giới thiệu với Đức Hộ pháp đạo Cao Đài  Phạm Công Tắc  .   Khi Cao Đài  Tây Ninh được Thủ tướng Ngô Đình Diệm  mời tham gia chính phủ Liên Hiệp  và chia một số Bộ,  nhà báo Phạm Xuân Thái
 được cử giữ chức Bộ trưởng Thông Tin   , nên Thế Phong được nhà báo Phạm Xuân Thái  cử làm Ủy viên  Bộ Thông tin một thời gian ngắn .

               Khi nhà báo Phạm Xuân Thái nghỉ làm Bộ trưởng Thông tin,  Thế Phong trở lại nghề làm báo và viết báo Quốc Gia của nhà văn Nhị Lang,  rồi sau đó làm báo  Văn hóa Á châu của Nguyễn Đăng Thục Lê Xuân Khoa ,  với bút hiệu Đường Bá Bổn .     Lúc này  Thế Phong hung hăng con bọ xít,  viết sách nghi6n cứu văn học và sửa soạn cho ra đời nhà xuất bản Đại Nam Văn Hiến  chuyên in sách của Thế Phong  và các văn hữu của Thế Phong như Thế Nguyên, 
 Nguyễn Đức Sơn ...  bằng phương pháp in ấn thủ công  ronéo và không xin phép Bộ Thông tin,  nghĩa là không chịu kiểm duyệt gì cả .

                Sách nghiên cứu văn học của Thế Phong viết theo phương pháp cổ điền,  nhưng có ưu điểm là tham khảo nhiều loại tài liệu khác nhau;  kiểu nói có sách mách có chứng .   Cũng trong thời kỳ này  Thế Phong  cho in  cuốn tự sự tiểu  thuyết  Nửa Đơờng Đi Xuống đụng chạm khá nhiều bạn bè ;  nhưng tác phẩm văn chương chữ nghĩa kiểu  thọc mạch đời tư của Thế Phong gây nhiều   tai tiếng thị phi,   nhất lại là cuốn tiểu sử nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh  mà Thế Phong gọi là phù thủy văn  nghệ .

                 Ngày 30 tháng 4  năm 1975 xẩy ra,  Thế Phong chỉ là Thượng sĩ Không quân  tòng sự  tại Phòng  Chiến Tranh Chính Trị Bộ Tư Lệnh Không quân ,  nên chỉ bị cộng sản bắt
 cải tạo tại chỗ mấy ngày rồi được  tuyển làm công nhân xe buýt;  vì có đệ tử là Thế Nguyên  là lãnh tụ văn nghệ cộng sản nằm vùng từng ra Củ Chi học tập văn nô bảo lãnh .

                   Thế Phong là một trong những nhà văn  chế độ cũ Saigon cộng tác với văn nô ở ngoài Bắc   vô viết sách chung - và tác phẩm đầu tiên  Thế PhongTrần Nhật Thu viết chung là cuốn  sách viết về nhà thơ T.T.KH.  ( ký là Thế Nhật )  đầy tai tiếng ;  một tác phẩm mà ngay cả người trong cuộc là nhà  văn Thanh Châu cũng  phải lên tiếng là viết tầm bậy;   còn người được Thế Phong và Trần  Nhật Thu tôn vinh là T.T.KH,  bà quả phụ  Lê Ngọc Chấn ( Vân Nương )  đang định cư tại Pháp  cũng lên tiếng cải chính om xòm .   Kết quả là Thế  Phong cũng như Trần Nhật Thu đã ăn quả lừa của bà nhà thơ Thư Linh và bị mang tiếng .

                    Thế Phong  chán công tác  với đám văn nô ở Việt Nam,  đi viết báo chợ ở hải ngoại ;  Thế Phong viết những bài nhật ký văn nghệ,  sau đó những bài này được in thành sách ở quận Cam,  California .

                     Trong những bài nhật ký văn nghệ này ,  Thế Phong ca,  Thế Phong chửi,  Thế Phong phang lung tung mọi thứ cứ rối tinh  rối mù cả lên .

                       Viết báo hải ngoại khích bác anh em  đủ thứ,  Thế Phong in thơ ở trong nơớc,  in sách ở trong nước .  Thơ Thế Phong là thứ thơ chưa thoát được dòng Thơ Mới,  văn Thế Phong vẫn lình bình trong dòng văn tiền chiến,  do đó thơ văn Thế Phong in ra ở trong nơớc chìm nghỉm trong đống thơ văn tôi đòi của đám văn nô .    Giữa lúc  đó ở hải ngoại nổi lên dư luận  đồn thổi rùm beng trên mạng Internet rằng :  Thế Phong được  phép  của công an cộng sản viết báo chợ ở hải ngoại như Văn Quang, Nguyễn  Thụy Long .

                       Kết luận về  Thế Phong,  người cầm bút trên nửa Thế kỷ,  và còn thể còn cầm bút lâu hơn chúng ta ,  có thể tóm gọn trong một câu Thế Phong làm nghiên cứu văn học.  làm thơ văn,  viết báo,  lúc nào cũng vội,  cũng ẩu,  cũng đụng chạm gây tai tiếng;  dù tuổi trên 70 rồi cứ y chang hồi còn trẻ .

                       Chuyện  Thế Phong mang tiếng  nhất ở đời này  là viết bài ca ngợi nhà thơ Tố Hữu là nhà thơ dân tộc và là nhà thơ lớn của dân tộc Việt . 

                       Với 2 việc Thế Phong làm không được cẩn thận  :

                      -  Một là dựng đứng câu chuyện T.T.KH. - hai là khen Tố Hữu  là nhà thơ lớn của dân tộc,  khiến người đời đã cười chê và cho Thế Phong là nhà nghiên cứu viết không chính xác,  vì một kẻ vong bản như Tố Hữu khóc Staline hơn khóc cha,  bị mọi người khinh khi,  nguyền rủa -  mà xưng tụng là nhà thơ lớn của dân tộc,  thì chỉ có một mình Thế Phong có cái can đảm ấy -  cái can đảm nâng bi bợ đỡ không thua gì các văn- thi- nô trong dòng văn chương tôi đòi hạ đẳng của cộng sản .
      []
            HỒ NAM .

  ( trích 100 khuôn mặt văn nghệ sĩ / Hồ Nam & Vũ Uyên Giang  / Đất Sống xuất bản , Hoa Kỳ  2006  - tr.309- 311 )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét