trăm ngôi nhà nghệ sĩ Hà nội
tập tùy bút Băng Sơn
( 1932 - 2010- Hà nội )
H à nội : bia cốt cách *
tùy bút : Băng Sơn
".. ... còn chuyện nhỏ nhặt nhất, nhưng không thể quên là ai trả tiền những bữa bia ấy ? Tất cả và không ai cả . Cư lần lượt , nhiều ít bất kể, mỗi ông theo thứ tự .... :
nào Kim Lân, Vân Long, Lê Sơn, Lê Thấu, Lê Đình, Hoài Việt, Phan Tại, Nguyễn Hà, Ngô Quân Miện, Trần Lê Văn, Thanh Châu và T.T.KH. và Thế Phong và Trần Nhật Thu , Hữu Ngọc, Phan Kế An ...
Băng Sơn điểm danh gặp gỡ, nay ai mất, ai còn ?
H à Nội đang nhan nhản quán bia đủ các cỡ . Nhà tư, biệt thự sửa lại . Rạp hát phá đi cũng căng lều . Hành lang khuôn viên sắp xếp một khoang trống . Nhớ lại những năm 60, bia hơi bắt đầu có, con phải pha thêm si-rô ** ngọt không mất tiền vào cho khách quen dần mà uống. Nay, người Hà Nội như cái thung lũng, cái ao, mọi nguồn bia, suối bia, sông bia trong nước và ngoài nước tuồn tràn vào lênh láng . Rạp Kim Đồng, rạp Đại Nam, phố Hàng Bè, phố Đội Cấn , Phan Chu Trinh, Hàm Long, Cung văn hóa Việt Xô, nhà máy Trần Hưng Đạo, câu lạc bộ Lao động và hang cùng ngõ hẻm ... chỗ nào cũng có đủ loại bia cho đủ loại người lai rai, bù khú, nhậu nhẹt, nâng cốc, tán gẫu, làm ăn ... Người ta còn thuê một đội ngũ thanh thiếu niên các tỉnh về làm cọc tiêu, giơ tay, chặn xe, đón khách, chỉ lối, dắt xe cho khách vào quán, bất chấp cản trở giao thông lòng đường .
K hách uống là ai ? Đủ mọi thành phần .
Trong số đó có một nhóm bạn tâm giao cũng là khách thương xuyên của mấy quán bia được chọn lựa . Họ không phải dân nghiền, càng không ba hoa đỏ mặt tía` tai hay hàm hồ bình phẩm. Họ đã ngồi qua nhiều quán, nơi đông chỗ vắng, nơi bia ngon bia nhạt, chỗ xô bồ ấm ĩ, chỗ thanh tao dễ chịu ... từ gốc cây dâu da xoan phố Trấn Hưng Đạo đến cung văn hóa Việt- Xô, rạp Kim Đồng, phố Hàng Bạc ... Họ ngồi quanh vài cái bàn kê xích lại gần nhau, nói năng từ tốn, uống bia thong thả, nhấm nháp qua loa đĩa lạc luộc, món nem chua, đĩa nộm, hay khoai tây rán rẻ tiền ... khi tranh luận gay gắt nhất cũng không đến nỗi giật mình bàn bên cạnh, và lúc đứng lên ra về cũng không ai ngật ngưỡng la đà quá chén hay thô lỗ lỡ lời ...
Họ là ai vậy, trong cái tiễu xã hội đặc biệt ấy ? Đó là mấy ông già, người trẻ nhất cũng ngót nghét 30 , người cao tuổi nhất thì cũng sống trọn gần thế kỷ XX giông bão . Họ làm nhiều nghề khác nhau, nhưng có điểm chung là gần gũi với văn chương, bút mực, mặc dầu nhìn bề ngoài họ không com-lê, cà-vạt sang trọng , không cặp ngoại giao, không ô-tô bóng loáng. Bụng không to, cằm không xệ, chưa ai phải chống ba-toong mà hầu như đều xương xương, gầy gò, chỉ có những đôi mắt là tinh anh, lời lời dí dỏm ... có thể đó cũng là những gương mặt của Hà Nội vào những năm của thế kỷ này .
Nổi tiếng từ những năm 30 với truyện ngắn Hoa Ti Gôn là nhà văn Thanh Châu, trước cả Tự Lực Văn Đoàn, trước cả phong trào Thơ mới, có anh cảnh sát khu vực phải theo dõi để dè chừng; nhưng khi Tổng Bí thư ( lúc ấy) Đỗ Mười đến thăm ông thì anh mới ngã ngửa người ra; đây là một người đáng để khâm phục, chứ không phải người đáng coi chừng . Từ truyện ngắn của ông mà văn học mới có vụ án văn chương đến nay vẫn chưa ngã ngũ : Mấy bài thơ của T.T.Kh về hoa Ti- Gôn, người cho rằng đó là Thâm Tâm Khánh, người bảo Tuấn Trình Khánh ; vài năm gần đây Thế Phong và Trần Nhật Thu còn viết cả một cuốn sách sai lầm về T.T.Kh. Trong thơ của T.T.Kh. có vườn Thanh, có người cho rằng đó là Thanh Hóa, người khác ( trong đó Thanh Châu) bảo đó chỉ là phố Thanh Miện gần Văn Miếu bây giờ , và sắc hoa tím vỡ ấy đánh dấu một thời kỳ văn học lãng mạn, người đồng thời duy nhất còn sót lại là Thanh Châu chăng ?
N hà hoạt động văn hóa có tầm thế giới là Hữu Ngọc. Ông từng phụ trách báo Việt nam bằng tiếng Pháp Le Viêt Nam Courrier , và nhà xuất bản Thế Giới , hiện là chủ tịch Quỹ văn hóa` Việt Nam -Thụy Điển, đã đóng góp nhiều cho văn hóa Việtnam, như trùng tu đình Nhà thờ Lý Thường Kiệt ( Ngọc Thụy, Gia Lâm ), dựng tượng nhà thơ Quang Dũng ở Đan Phượng, va hàng loạt về tác phẩm văn hóa Việtnam và thế giới. Ông không rời cái mũ vải trên đầu, phải chăng để che bớt cái trán hói, vì thời gian và lao động hay là để che cái bớt trên đó ? Hữu Ngọc nói ít, nhưng những ai chưa hiểu một điều gì đó về Việtnam và thế giới, ông sẵn sàng trình bày luôn , có dẫn chứng đông tây kim cổ rạch ròi, như một cố vấn, như một cuốn từ điển mở ra đúng trang cần thiết .
P han kế An làm nghề im lặng ( ông bảo thế ) là hội họa mà bức tranh Chiều Tây Bắc của ông vẽ trong thời khang chiến chông Pháp còn gây xuc động cho nhiều thế hệ người xem . Lạ một điều, xuất thân tầng lớp trên, đầy tài năng; nhưng vẫn ở một căn phòng quá chật hẹp, nồi niêu soong chảo lẫn với tác phẩm và bút vẽ - đến già lại đốc chứng làm thơ tình , mà thơ khá hay , không lủng củng , không môi hôn, vẫn đầy chất men say đắm. Hơi móm, nhưng có duyên, lịch lãm; bao giờ cũng mang theo một vài thứ` rượu riêng bên mình ( điều này hơi giống Nguyễn Tuân mà khác Nguyên Hồng ) . Ông bảo quê
Mông Phụ-Sơn Tây của ông từng có nhiều người Chàm cư ngụ, nên có nơi âm sắc giọng nói rất đặc biệt là vậy .
Nhà thơ Trần Lê Văn lại khác . Chân hơi giao chỉ, nên không thể đi giầy, quần áo lúc nào cũng xuềnh xoàng, có lẽ ông quen từ thời lên Thuận Châu dạy học và lấy được cô gái Thái xinh đẹp Bạc Thị Nâu là bà Văn bây giờ . Có con là liệt sĩ chống Mỹ, Trần Lê Văn làm nhiều thơ về con, đọc lại mà thấy tấm lòng người cha thấy con đầy cà gian nhà , khiến ta không cầm được lệ ! Hàng chục tập thơ và văn đã in. Trần quân còn là diễn giả quen thuộc của nhiều diễn đàn Hà Nội. Trần quân nói nhiều về Thanh Châu và Hữu Ngọc, có lẽ ví óc ông lúc nào cũng ứ tràn, từ người đồng hương của ông Tú Xương đến những người đương đại .
Ngô Quân Miện , ban thân Trần Lê Văn và Quang Dũng , ngược lại ít nói, mắt kính lúc nào cũng nháy nháy; nhưng mỗi lời nói đều dí dỏm, không ai không hưởng ứng, bật cừơi. Khóc với bạn, Ngô quân bao giờ cũng chỉnh tề, có khi còn đội thêm cái mũ phớt, làm ông đã thấp còn lùn đi thêm một chút . Thơ ông hiền lành mà đằm thắm, từng được xem cụ Tản Đà tắm truồng trên sông Đà - khi Ngô quân còn bé tí ( vì đồng hương Khê Thượng ) . Từng làm tổng biên tập một tờ báo, nhưng bị đảo chính, ông
vẫn chẳng buồn mà vẫn chì là người thơ bất chấp sự đời ghen ghét !
Vân Long, người thơ, chàng trai sinh ra từ Hà Nội, từng chui cột đèn cạnh ngõ Tràng An, chơi trốn tìm với nhà văn Nguyễn Khải ấu thơ , 15 năm luân lạc ở Hải Phòng, Hà Tây ; luôn tự cách tân thơ mình, nên đôi khi cảm xúc bị dồn nén nhường chỗ cho ý tưởng . Từng chơi đàn vĩ cầm trong giàn giao hưởng Việtnam, nhưng thơ cuốn hút hơn, ngọn bút mạnh hơn cây vĩ cầm để hàng hục tập thơ ra đời - trong đó có câu thơ mà nhiều lớp thanh niên chép vào sổ tay, nói về 2 người yêu nhau, mưa mờ xóa mà ông bảo mưa ghen : " Tình yêu chớm nở sao mà đẹp / Một thoáng nhìn nhau , mưa cũng ghen !
Văn quân cũng thuộc loại người hiền lành , chân tình với bạn bè; nhưng khi nói thì cũng hăng ra phết ! Nghỉ hưu từ Nhà xuất bản Hội nhà văn , ông vẫn xông xáo trên văn đàn, thi đàn và báo chí, như không hề coi mình là bước qua ngưỡng cửa 60.
Hoài Việt tức Việt Hoài , cao lớn, đẹp trai nổi tiếng từ thời còn là thấy giáo dạy văn cách đây nửa thế kỷ. Nhìn ôgn, không ai nghĩ là ông đã quá tuổi cổ lai hy; có lẽ vì ông dẻo dai; dẻo dai trong đời và dẻo dai bút lực; đã có hàng loạt sách của ông : gồm kịch thơ và nói về các nhà thơ nhà văn đương thời như Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính mà ông từng quen thân trong mối duyên hàn mặc . Hoài quân không uống bia, nhưng ông có mặt thường xuyên là do chất men người trong nhau, niềm tri kỷ thấm đẫm trong người, khiến một cốc nước suối cũng có thể làm ngây ngất .
Lê Đình viết ít , nhưng có mặt nhiều. Ông đang làm tờ tạp chí Việtnam hương sắc , hẳn là lịch lãm về các thú chơi người Hà Nội từ cây đến cá, từ đá đến gỗ , ông thường thanh minh là tạp chí của ông nghèo, nhậun bút thấp, chỉ dá mgọi đó là thù lao, và mong nhận được bài của nhiều bạn bè . Tờ tạp chí đã sống được nhiều năm, hẳn nó đã có chỗ đứng trong lòng nhiều người . Lê quân uống bia nhỏ nhẹ, cứ như ngắm xem trong cái bọt bia kia có lá có hoa không, có tiếng chim hay không và có lỗi nào phảis sửa trước khi len khuôn không
.
Bên cạnh những gương mặt quen thuộc ấy, thường xuyên ấy, lãng đãng như ngọn gió, thỉnh thoảng mới lướt qua là lão nhà văn Kim Lân , với truyện ngắn Làng bất hủ - và rồi Kim quân còn hóa thân thành Lão Hạc của Nam Cao trong điện ảnh . Phan Tại , nhà đạo diễn sân khấu tài hoa nhưng long đong, bạn bè phong cho ông cái tên một Phan cái gì cũng biết - bởi lĩnh vực nào ông cũng có thể góp phần hiểu biết của mình . Nguyễn Hà sinh thời ( mới mất vào tháng 8 / 1999) cười hà hà , nên có bút danh Nguyễn Hà, gần 70 tuổi vẫn trẻ thơ, vẫn lãng du đông đoài Nam Bắc, ra đi vì bệnh tháo đường, còn dở dang nhiều tác phẩm và tiếc đời không vượt qua được thế kỷ XX.
Lê Thấu , nhà báo kỳ cựu , đương kim tổng biên tập báo Sức khỏe, cũng đương kim là chồng nhà thơ nữ Hương Nghiêm. Có lần họp cộng tác viên, ông bỏ qua mọi thủ tục, lấy quán bia dưới gốc cây dầu da xoan làm phòng họp- không diễn văn, không phi lộ, uống bia xong, thưởng cho cộng átc viên , những bạn bia một chuyến quan họ BắcNinh ,mặc cho trời mưa gió .
Lê Sơn , một dịch giả uy tín, người cao to, nói cũng oang oang như hai cái to ấy phải song hành mới thỏa , có khi còn vội quá mà nói lắp, từng viết về Lênin ăn gì, ướp xác Lênin bằng gì , và có lẽ Lê quân là một trong những người am tường nhất về văn học Nga và Đông Âu chăng ?
Xuân thu nhị kỳ, nghĩa là bất chợt mới có thêm một đôi người khác ghé vào cái câu lạc bộ lưu động này một bữa , rồi tan ra như mây gió, như bèo mặt ao; vì không hợp nhau chăng - vì quá ồn ào chăng, vì quá khích bia hơn nhau chăng, không ai kết luận mà cứ mặc nó xoay vần.
Có qui định đấy, là chiều thứ 3 và chiều thứ 6, hẹn nhau buổi trước để gặp nhau buổi sau nhớ thay đổi quán. Ồn ào quá, không chịu được, đông khách quá để có kẻ phá đám cũng không chịu được . Các ông bàn phiếm , nhưng hình như cả thế giới đều có mặt , từ một bài thơ cổ đến một cuốn sách mới nhất ở châu Mỹ la tinh, từ Đường thi, Kinh thi đến những dự báo của thế kỷ XXI sắp tới, từ tặng nhau cuốn sách mới còn thơm mùi mực, ký ngaycạnh vỏ lạc rang và cốc bia sủi bọt, hoặc người ta đọc trên đài truyền hình theo tiếng Anh hay Pháp, cũng như gôn ngữ Việtnam đang đà phát triển ra sao, thanh niên ngày nay thông minh hơn lớ`p trước thế nào ...
Lại một điều, hình như chưa bao giờ một nửa của các ông có mặt ở dây, mặc dù không ông nào để râu để ta biết có ông nào thuộc loại râu quặp không . Còn chuyện nhỏ nhặt nhất, nhưng không thể quên, là ai trà tiền những bữa bia ấy ? tất cả và không ai cả . Cứ lần lượt, nhiểu ít bất kể, mổi ông theo thứ tự A, B, C trả một lần: công bằng sòng phẳng .
Mỗi ngày có bao nhiêu triệu lượt người uông bia trong các quán mở ra như nấm mùa xuân. Trong đó có bao nhiêu chuyện xô bồ, bao nhiêu chuyện nghiêm chỉnh. Có cách nào để tổng kết ? Không thể . Chỉ riêng mấy ấm khách này cũng là một nét sinh hoạt của Hà Nội văn hiến và hào hoa, thanh cao mà bình dị, lẫn vào số đông nhưng vẫn cốt cách riêng mình.
[]
BĂNG SƠN
5-2000
- -----
* tựa chính của tác giả BIA CỐT CÁCH .
** Biên tập cho in chữ nghiêng.
( trích TRĂM NGÔI NHÀ HÀ NỘI / BĂNG SƠN -
Nxb Thanh niên Hà Nội 2008 - tr. 265 - 271 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét