Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

những khuôn mặt văn nghệ .... / tạ tỵ / kỳ 4


      
 
             những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời...
                                                   hồi ký  :  tạ tỵ

kỳ 4


-  bùi xuân phái,   huyền kiêu,   bí thư thành ủy  Khuất Duy Tiến bác sĩ Nguyễn Tuấn Phát,  
Đinh HùngThái Hằng,  Thái Thanh,   Ngọc Đĩnh kịch cọt  , Khôi họa sĩ , Thượng Sỹ,  
tướng Nguyễn Sơn khu 4  ...

-  tạ tỵ  viết truyện ngắn đầu tay, khi nào, đăng ở đâu ?   Cứu  Quốc  Thủ Đ....
Nguyễn  Tuấn Phát, người đầu tiên được  tặng Huy chương Hồ Chí Minh  thời kháng ...
          có  phải  y sĩ đại tá  Phát , bác  sĩ riêng ở  Phủ Tổng thống thời Ngô Đình Diệm ?
- tạ tỵ đa tài, ngoài vẽ, còn  viết truyện, phê bình văn học ... , kịch thơ ...  thơ  làm nhiều  để ...
- tạ tỵ vẽ  phác họa ngôi mộ  cho  vợ bí thư thành ủy Hà Nội , Khuất Duy T... -  giá 10.000 Vnđ ?  
 -  quán phở Thăng Long , thời kháng chiến, cô thu tiền   nhan sắc diễm kiều  Thái H..  si mê thực khách  ,  bộ   đội, văn  nghệ  sĩ nườm nượp  tới  ngắm   -  riêng Đinh H...    bứng  nguyên   cây si  tới trồng  ... 
 - Đinh Hùng  được cô   chủ quán cầm kéo cắt  xoẹt  mớ tóc huyền đen nhánh, trao dúm tóc   lằng bằng cớ  ..
  rồi  Thái Hằng  gặp Phạm Duy  ở Chợ  Đại,  cưới  nhau ở Khu 4 , tướng Nguyễn Sơn chủ ...
-  có câu '  mẹ Hằng bán phở Chợ Chu ( Đại) , nuôi Duy tứng từng đêm ngày ... 
- Thái Thanh  tóc kẹp ngang lưng, bưng phở cho khách ..  trở thành ca  sĩ bất ...




V ào khoảng cuối tháng chạp  ta, tôi lại được anh ban Tòa soạn giới thiệu đi tham quan chiến dịch Đông-Xuân bên kia đường số 6.   Ở nhà mãi cũng buồn, tôi muốn đi chi khuây khỏa.  Tôi lại sửa soạn chiếc ba-lô, một mình tới điểm hẹn tại một ngôi làng bên kia sông Đặng.   Khi đến nơi, tôi đã thấy đông người, trong đó tôi chỉ quen Bùi Xuân PháiHuyền Kiêu .   Cả hai đều mới từ Liên Khu I , tức Khu Việt Bắc,  xuống.   Phái đưa cho tôi xem một số tranh tốc họa  vẽ bằng bút chì.   Ngay buổi tối hôm đó, chúng tôi âm thầm đi theo liên lạc viên.   Mỗi người đều có một chiếc gậy tre để chống.   Đoàn người đi âm thầm như những bóng ma, không ai nói chuyện và tránh đi qua làng,  cứ men theo bờ ruộng.    Trời tuy không mưa nhưng lạnh.    Đi tới nửa đêm, chúng tôi được lệnh dừng lại chờ liên lạc viên, vì phải vượt qua đường số 6, gần sát đồn tây, nơi đây thường bị quân Pháp phục kích.   Chờ chừng 2 tiếng đồng hồ,  chúng tôi được lệnh phải băng qua đường số 6 càng nhanh càng tốt.   Mọi người  đều xốc lại ba-lô đi thật gấp, cắm cúi rảo bước.    Trong đêm tối, người đi sau chỉ nhìn người đi trước mà bước theo.   Khi tới con đường trải đá, mọi người cắm đầu chạy thục mạng.   Có người vấp , té văng cả ba-lô; nhưng không ai có thì giờ giúp đỡ nhau cả.   Sau khi cách xa đường  khoảng 100 thước, mọi người được lịnh đi từ từ, vì nguy hiểm đã qua, chúng tôi vào một bản Mường sát chân núi để nghỉ ngơi.   Tôi lạc mất Bùi Xuân Phái và Huyền Kiêu.   Mọi người đều ngủ vùi sau cuộc di hành quá vất vả.

K hi tôi thức giấc , mặt trời đã chiếu rạng rỡ phía bên kia dẫy núi.   Căn nhà rộng mênh mông, đầy người nằm la liệt.   Chỉ còn mấy ngày nữa là Tết, cái tết thứ hai  xa Hà Nội yêu dấu !   Mãi tới gần trưa, tôi mới gặp  Bùi Xuân Phái và Huyền Kiêu.   Anh trưởng đoàn, tôi không biết là ai,  nói sơ qua về tình hình địa điểm và cho biết, ai cần gì, anh sẽ cho người đi mua; vì đời sống kháng chiến không  mấy dễ dàng !   Một vài người cho ý kiến, riêng tôi  nói thực, không ăn được thịt bò, thịt trâu và cá; nên nhờ mua ít quả trứng hoặc thịt heo.   Anh biên tất cả vào tờ giấy nhỏ xong, trao cho  một anh bộ đội đứng gần đó.   Lát sau, tôi nhìn thấy đoàn người cưỡi ngựa men theo sườn núi đi ngược lên ngả Hòa Bình.   Đó là toán hậu cần .   Tôi và Phái ngồi tán láo,  còn Huyền Kiêu ôm chiếc điếu cày to tổ bố, rít klêu sòng sọc, rồi thở khói mù mịt, cặp mắt lim dim; như đắm chìm vào dòng mộng !   Tôi cũng ôm lấy chiêc điếu, nhồi thuốc, rít một hơi.   Vì chưa quen hút điếu cày lớn, nên tôi phải rít thật mạnh, nước trong ống mới kêu; sau đó, tôi ngã quay lơ trên sạp nứa, vì quá say.   Phái mở ba-lô lấy giấy, bút chì ra vẽ.   Tôi  làm theo, còn Huyền Kiêu làm thơ.   Đến trưa, mọi người được mời vào một khu rừng thưa ăn cơm.   Bàn ghế được  làm bằng những thân cây rừng ghép lại, còn đôi đũa tre; khi ăn,  một đầu để gắp đồ ăn, đầu kia và cơm.   Còn chén, ai có nấy dùng.   nếu không có, dùng ca  uống nước thay thế.   Xung quanh toàn màu xanh trấn thủ, đông lắm, có lẽ cả tiểu đoàn.   Ăn xong, ra suối rửa.   Có một toán bộ đội  đi thu dọn rác rên đem chôn vào chiếc hố lớn.

T ôi và Phái  dẫn nhau đi tìm cảnh đẹp để vẽ, cũng như sinh hoạt của bộ đội.   Gần sẩm tối, đoàn ngựa trở về. trên lưng thồ rất nhiều bao tải căng phồng.   Bữa cơm  chiều cũng y hệt bữa sáng.   Buổi tối, anh trưởng đoàn  cho biết, tất cả những yêu cầu đều được thỏa mãn, ngoài ra, anh còn mua cả kẹo lạc và trà để anh em dùng cho vui.   Tiêng vỗ tay đôm đốp.   bếp lửa được nhóm lên pha trà.   Buổi tối đó, mọi người đều thức khuya uống nước, ăn kẹo lạc, hút thuốc.

H ôm sau, tôi cùng Bùi Xuân Phái,  Huyền Kiêu được một liên lạc viên đưa đi thăm Quân y xá, cách  xa chừng 4 cây số.   Quân y sĩ trưởng, anh Nguyễn Tuấn Phát, tuy là con trai duy nhất  của một ông tuần phủ; nhưng tính tình anh rất dễ thương và bình dân.   Anh tốt nghiệp y khoa  tại Pháp.  Anh làm việc rất tận tâm, nên thường được các thương bệnh binh yêu mến.   Anh hành nghề y sĩ kiêm  nhà văn.   Anh viết về cảm nghĩ của anh trong vấn đề chuyên môn và những trường hợp anh đã trải qua.   Văn cũng bình dị như con người anh vậy.   Gặp chúng tôi, anh mừng quá.   Tuiy rất bận, nhưng anh cũng để raq ít phút để nói chuyện văn nghệ.    Anh hỏi Huyền Kiêu về bài thơ trường ca, ca tụng cuộc đời và sự nghiệp Hồ chủ tịch đã in chưa ?   Còn tôi và  Bùi Xuân Phái   đã vẽ được nhiều chưa ?   Sau cùng, anh nói nhỏ cho tôi biết, Tiểu đoàn X... mà chúng tôi đang tham quan , nhưng phải bem ( bí mật)  đấy, chớ  tiết lộ mà bỏ mạng !    Thấy anh quá bận,  chúng tôi cáo từ.   Anh cho mỗi người một gói quinine  cũng đỡ lắm.   Vì Nguyễn Tuấn Phát  làm việc tích cựa, nên ít lâu sau; anh được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, thứ huân chương vcao nhất thời đó.

C hừng  2 ngày sau, chúng tôi được anh  trưởng đoàn  cho biết, tối nay, chúng tôi theo đơn vị hành quân nhổ đồn Pháp.    Anh cho biết,  mọi người phải tuyệt đối phục tùng lệnh của Ban chỉ huy và trấn an chúng tôi; những người không phải là bộ đội, thì đừng hoang mang sợ sệt gì hết !   Ban chỉ huy đã lo chu đáo sự an toàn cho mỗi người, hố cá nhân  được đào sẵn, và các anh ở xa trận địa khoảng 1 cây số.   Khi tiếng súng bắt đầu khai hỏa, từ đó đến lúc hết tiếng súng, các anh không được rời hố cá nhân, trừ khi có lệnh.   Ai có thắc mắc gì, cứ nêu lên để cùng giải quyết ?   Không ai có ý kiến  gì.

B ữa cơm chiều  ăn sớm hơn mọi khi.   Tôi nhận thấy tất cả  bộ đội đều vũ trang.   Đội cảm tử có nhiệm vụ phá hàng rào kẽm gai, mang những ống bộc phá nội hóa dài, những chiếc thang tre và khu cắt dây kẽm gai.    Những khẩu Bazooka nạp đạn sẵn  dựng đầy quanh gốc cây, vài khẩu đại liên, với những hòm đạn cũ kỹ.   Các loại súng nhẹ được máng lên cành cây, hoặc chụm lại thành giá súng.    Sau khi cơm nước, mọi người đều đến một căn nhà khá rộng, ở giữa đặt một sa bàn y hệt chiếc đồn Pháp.   Một vị, chắc tiểu đoàn trưởng, nhắc lại nhiệm vụ của từng đơn vị trên sa bàn.   Đồn có bao nhiêu lính Pháp, bao nhiêu lính partisan, ai chỉ huy ; bao nhiêu súng nặng nhẹ, bao nhiêu xe, tinh thần địch ra sao ?    Tất cả các chi tiết này đều do nội tuyến cung cấp rất chính xác.   Không khí thật trang nghiêm.   Tôi nhìn nét mặt mọi người đều  rắn chắc, đanh thép, như đúc bằng thép.   Trời vừa xẩm tối, mọi người được lệnh lên đường.   Tất cả thành phần tham quan do một tiểu đội trưởng hướng dẫn.    Đi quanh co chừng 3  giờ, chúng tôi được lệnh dừng lại.   Lúc này, tôi không còn nhìn thấy người bộ đội nào, trừ anh hướng dẫn.    Bùi Xuân Phái và Huyền Kiêu ở cách xa tôi chừng 10 thước.   Tuyệt đối không được nói chuyện, do vậy, dù có gần nhau cũng chẳng ích gì !    Tôi ngồi lên ba-lô , ngửa mặt nhìn trời, chỉ thấy toàn sương mù.    Anh bộ đội hướng dẫn, chỉ cho tôi chiếc hố cá nhân và cho biết, khi nghe tiếng súng, bắt buộc tôi phải nhảy xuống, vì anh ta chịu trách nhiệm với Trên về tính mạng của tôi.   Trời càng về khuya, sương mù càng nhiều, nhất là vùng núi.

T iếng súng  đại bác của quân Pháp, từ đồn bắn đi , âm vang cả núi rừng.    Đây chỉ là tiếng súng phòng ngự thường lệ.     Mệt quá, tôi thiếp đi một lát, bỗng giật mình thức giấc, vì tiếng súng lớn nổ liên hồi.    Những trái hỏa châu sáng rực một goc trời.   Tôi vội nhảy xuống hố cá nhân.   Với tầm vọng của súng và ánh sáng hỏa châu, tôi ước đoán, mặt trận cách xa tôi khoảng 2 cây số.    Tôi nhin chiếc đồng hồ tay có dạ quang, đúng  1 giờ sáng.    Tiếng súng nổ dồn dập trong vòng 2 tiếng đồng hồ, rồi im.    Tôi biết mọi sư đã xong.    Anh bộ đội hướng dẫn, không biết từ ngả nào đến, ra lệnh cho chúng tôi đi theo.   Chúng tôi cứ đi trong đêm tối với sương mù, tới sáng mới  đến chân núi.   Tôi hỏi anh bộ đội, tại sao không trở về chỗ cũ; anh cho biết, ta đã nhổ xong đồn, thế nào sáng nay; máy bay Pháp cũng đến oanh tạc vùng chúng nghi ngờ.   Tôi thấy nhiều chiếc cáng tre khiêng thương binh, cũng có nhiều chiếc khác khiêng súng đạn, thuốc lá Bastos, quần áo  , thuốc men;  đó là chiến lợi phẩm nhổ đồn.   Chúng tôi  được lệnh di chuyển vào sâu trong triền núi, có một tàng cây lớn, với vài căn  nhà sàn lẩn khuất đó đây.   Số bộ đội theo chúng tôi còn lại rất ít, chắc họ di chuyển tới một nơi nào đó; vì lý do bí mật quân sự, chúng tôi không được quyền biết.    Chúng tôi ở lại đấy qua Tết để sinh hoạt, thu thập các dữ kiện dùng làm tài liệu sáng tác sau này.   Theo bản thông cáo viết tay, chiếc đồn bị san phẳng, kẻ chết thì thôi; còn tất cả đều bị bắt làm tù binh.   Sẽ có cuộc triển lãm trưng bầy chiến lợi phẩm cho dân chúng địa phương xem.   Huyền Kiêu làm thơ ca tụng chiến công.   rất nhiều anh em khác cũng hí hoáy viết, có lẽ họ là những phóng viên, hoặc các nhà văn mới vào nghề sau kháng chiến.   Ngay buổi chiều hôm đó ,trinh sát cho biết, sau khi mất đồn, quân Pháp cho máy bay đánh phá những khu rừng kế cận, và hàng đoàn chiếc GMC chở quân Sénégalais đến,  mang theo gạch ngói, kẽm gai để dựng lại đồn.   Mọi người đều phấn khởi, hy vọng nhiều vào kháng chiến.

V ì tôi còn công tác ở báo Cứu Quốc  Thủ Đô, nên không thể nán lại để xem  Triển lãm  Huyền Kiêu  và  chỉ Bùi Xuân Phái ở lại.     Còn tôi, một mình đeo ba-lô men theo lối mòn rừng đi ra.   Trên đường ít khi gặp bóng người, vì chiến tranh đã đẩy lui họ về vùng nào có an ninh.    Tôi biết mình sẽ lại phải vượt qua đường số 6 lần nữa, nhưng trước khi đi, tôi đã được một anh bộ đội cho biết, muốn qua đường số 6 an toàn, nên vượt vào lúc chạng vạng; vì lúc ấy, giờ cơm của tụi linh, chúng chưa đi kích .

ừng cây thưa   dần, dẫy núi phía sau tôi đã lùi xa.   Tôi dự đoán đã gần đường số 6.   Tôi đi chậm lại, vì trời chưa tối.   Mở gói cơm nắm ra ăn,  uống nước xong xuôi, tôi gối đầu lên ba-lô nằm chờ.   Khi trời vừa xâm xẩm, tôi đi nhanh ra khỏi rừng cây thưa và thấp.   Tôi hãy còn nhìn rõ đường, nên bước khá nhanh, chừng nửa giờ sau, tôi nhìn ra phía trước; thấy một khoảng rộng không cây cối.    Tôi biết sắp phải chạy qua cái khoảng trống đó.   nếu thoát, tôi chỉ cần đi sâu thêm 2 cây số, lại gặp rừng cây thấp; lúc đó mới an toàn.    Tôi xốc lại chiếc ba-lô, dùng dây buộc chặt ngang người, để khi chạy cho dễ.   Tôi sửa soạn, đảo mắt dò xét, rồi phóng mình băng ngang qua khoảng rộng.   Mặt đường số 6 không to lắm, khoảng 6 thước, lổn nhổn đá.   Tôi phóng qua, mải miết chạy, tuy trời rét mà mồ hôi vã như tắm.   Lúc đi, có liên lạc viên và đông người, nên bớt sợ, lúc về, chỉ có một mình, không có vũ khí phòng thân, ngoài chiếc gậy trúc; nên trong lòng cảm thấy rờn rợn, nhưng ý chí sinh tồn làm tôi coi thường tất cả.    Sau khi đã vượt qua đoạn đường nguy hiểm, tôi đã từ từ lấy lại sức.   Đêm mỗi phút mỗi dầy đặc, sương mù lại bủa vây làm vướng mắc,  nếu không có chiếc gậy, chắc tôi bị té nhiều lần.   Cứ đi như thế đến gần sáng, mới nhìn lờ mờ  làng xóm; nhưng tôi không muốn rẽ vào, cứ đi thẳng ra mé sông Đáy.   Nếu đến bờ sông, tôi sẽ tìm bến qua đò, từ đó, về quê tôi, đi bộ mất khoảng 2 tiếng đồng hồ.    Mọi dự tính của tôi đều đúng.   Tuy đi cả đêm, tôi không thấy mệt bao nhiêu, có lẽ nhờ còn trẻ.    Ra tới bến đò  còn sớm.   Tôi phải chờ lúc lâu mới có người đi chợ.    Tôi đáp chuyến đò thứ  nhất trong ngày qua sông.   Leo qua con đê, găp một quán nước, tôi  xà vào, bỏ chiếc ba-lô cho nhẹ vai, ăn chiếc bánh lá nóng hổi, uống bát chè tươi.    Tôi thấy trong người tỉnh hẳn, hình như khỏe ra.

V ề đến nhà  vào khoảng 10 giờ sáng, chị dâu tôi đã ra đồng cào cỏ ruộng.   Tôi đun nước tắm rửa, thay quần áo xong, nằm lăn ra ngủ!

 K hi tỉnh dậy, trời đã xế chiều.    Chị dâu tôi bảo xuống bếp ăn cơm với thịt kho, vì bữa qua phiên chợ, chị mua được miếng thịt.

T ôi nghỉ ngơi vài bữa, rồi lên tòa soạn báo Cứu Quốc Thủ Đô, nói chuyện với anh em  về chuyến tham quan vừa qua.   Người bảo viết ra, người nói, nên vẽ thành tác phẩm.   Tôi chỉ ừ ào, hứa sẽ làm, nhưng phải chờ một thời gian để sự việc lắng xuống, lúc ấy mới có thể sáng tác.    Tôi lại vẽ tranh hí hoạ chửi Pháp và viết mộtt ruyện ngắn.   Đây là truyện ngắn đầu tay của tôi đ8ang trên tờ Cứu Quốc Thủ Đô.     Chắc hôm nay, nếu được đọc lại, tôi sẽ xấu hổ  đến chết , vì sự non yếu của bút pháp, cũng như sở hở kỹ thuật viết văn.   Còn thơ, tôi làm nhiều; nhưng không gửi đâu đăng cả.   Tôi còn viết cả kịch thơ njữa.   mấy năm sau, khi dinh tê vào thành,  tôi đưa cho anh Thượng Sỹ đọc, anh cho đăng vào tờ tuần báo do anh phụ trách.

M ột hôm, anh bí thư  của Khuất Duy Tiến lại đến tìm.   Tôi cứ đinh ninh thế nào anh cũng báo cho biết đề tài vẽ tranh đặt .   Nhưng không,  sau khi uống ly trà, anh cho hay, chị Khuất Duy Tiến đã mất, anh Tiến đến  nhờ tôi vẽ hộ kiểu ngôi mộ, sẽ xây cất cho chị.    Cái mẫu ngôi mộ này được coi như tấm tranh mà anh Tiến định nhờ tôi vẽ.   Tôi bàng hoàng xúc động.   Sau khi hỏi anh bí thư về ý định anh Tiến vẽ thế nào, to hay nhỏ, cầu kỳ hay giản dị ;  anh bí thư cho biết, anh Tiến muốn xây cất mộ giản dị thôi.    Tôi hứa một tuần sau sẽ đưa mẫu.   Sự thực, kiến trúc không phải nghề của tôi; nhưng để khỏi phụ lòng tốt của anh Tiến, nên tôi có vẽ, tuy không đẹp; nhưng cũng chẳng đến nỗi nào .   Cũng kể từ đó,  tôi mất liên lạc với anh Khuất Duy Tiến.  Thời gian sau, vì tình hình chiến trận, tòa soạn báo Cứu Quốc Thủ Đô cũng di chuyển đến địa điểm khác, tôi cũng không hay.   Từ đó, tôi lại sống những ngày vô định, không có tiền hàng tháng để chi dùng.   Khi nào hết tiền, mang đồ đi chợ Đại bán.  Mỗi lần đi chợ Đại, tôi thường đến thăm Ngọc Đĩnh  và Khôi, họa sĩ.   Ngọc Đĩnh rất mê kịch và tuy sống  đời tản cư, vẫn ung dung vì mang theo được nhiều vàng, còn Khôi chuyên  vẽ Litho.  Khôi tuy  không theo học Mỹ thuật ngày nào, nhưng có hoa tay, vẽ cũng khéo lắm , chuyên trình bày những mẫu quảng cáo và thiệp cưới.   Hai bên đê con sông chơ Đại ngày càng đông hàng quán, nhất lá quán phở Thăng Long rất đông khách .    Quán đông, chưa chắc phở đã ngon, nhưng các cán bộ, bộ đội, văn nghệ sĩ   đều lui tới  ăn phở , vì  có Thái Hằng, người đẹp ngồi thâu tiền.   Có thể nói lúc ấy, rất nhiều người mê Thái  Hằng , ngay cả Đinh Hùng nghiện hút, nghèo xác nghèo xơ, chỉ có tâm hồn là giàu , cũng trồng cây si  Thái Hằng !  Một hôm,  Đinh Hùng năm nỉ xin Thái Hằng lọn tóc để làm kỷ niệm, không  hiểu sao, Thái Hằng cầm kéo cắt ngay một dúm tặng Đinh Hùng .   Hùng quí lắm, cho dúm tóc đen nhánh vào chiếc bao thư , bỏ dưới đáy ba-lô, lúc rảnh  rỗi, lấy ra đưa lên mũi ngửi !   Trong lúc  Thái Hằng đẹp, cái đẹp của người con gái đang xuân,  Thái  Thanh  hãy còn bé tí teo, tóc còn kẹp ngang lưng; chuyên bưng phở  cho khách.   Quả thực, lúc ấy không ai ngờ, Thái Hằng trong ít năm sau là vợ Phạm Duy ;  còn  Thái Thanh  về sau trở thành nữ ca sĩ bất tử  .   Gia đình Thái Hằng, một gia đình gồm toàn nghệ  sĩ trứ danh.   Tuy Phạm Duy và Thái Hằng gặp nhau ở Chợ Đại, quán  phở Thăng Long; nhưng họ cưới nhau ở Thanh Hóa, thuộc  Khu 4, do tướng  Nguyễn Sơn gây dựng .

( Còn tiếp )

TẠ TỴ 

 nguồn :  NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ SĨ ĐI QUA ĐỚI TÔI  /   TẠ TỴ  - 
                 Thằng Mõ xuất bản , CALI /   USA 1990  -   tr. 64  - 79   )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét