t.t.kh., nàng là ai? / thế phong ( thế nhật)-
nxb văn hóa-tt , hànội tái bản 2001 .
thế phong trả lời 9 điểm : vân nương -trần thị vân chung
tôi không phải t.t.kh.,
bài viết : thế phong
lý văn sâm: ... mỗi người ... chất trữ tình T.T.KH. ... ngọc tỉnh ( mai quốc liên ) : -việc làm ... một nghĩa cử... nòi tình... thương người ... ( báo Sài Gon giải phóng)- thúy nga : nghi án văn học đã quá lâu, nay lỡ... không thể không công ... ( báo tuổi trẻ tp. hcm) - trần phá nhạc : không tán thành... thanh châu ... dựng việc giây máu ăn ... ( báo thanh niên , tp. hcm. ) - phan đức : thế là ngày xưa, vân chung đã ... bây giờ phản ứng gay ... ( báo t.n, tp. hcm) -- vân chung : không dám thố lộ với các con... đành lấy cái chết để chứng tỏ ...
( báo ngườiviệt /cali / usa) - tôn nữ hỷ khương : em có thể làm... bênh vực và bảo toàn danh dự cho anh Ch ...( báo người việt / cali / usa) - lâm quốc trung : ... có thể xem... mới mẻ, so với.. thì NSVH đã không mất .. theo dõi đến... (nguyệt san văn hóa / bộ văn hóa-thông tin / phát hành tại tp .hcm ) - tổng biên tạp báo thanh niên: - ... phải cho ... nói về t.t.kh. chứ, cả nước ăn theo t.t.kh ... dã lan - nguyễn đức dụ :- cảm ơn bà Thư ... đã cưu mang vợ chồng cựu y sĩ đại úy Nhảy dù X... vượt ... định cư ... trần nhật thu : - không chị Thư Linh hẳn là không có tác phẩm T.T.KH. .. -.trần thị vân chung :- nếu Vân Nương được vào văn học sử, chắc chắn thư linh cũng được ... hoàng như mai: nên tọa đàm về cuốn này t.t.kh. nàng là ai? mà tại sao anh thanh châu rất thân với tôi , lại chưa ...
lâm hà :... khi mà cuốn sách t.t.kh. nàng là ai? đang gây .. ý kiến phê bình... tranh cãi, thì ...
Kể từ ngày 2 tháng 10 năm 1994, T.T.KH., NÀNG LÀ AI? phát hành; đến nay, có khoảng 70 bài nói về ,: tán đồng có, phản bác có- nhiều nhất là phản bác - thực ra mà nói, chưa có một cuốn sách nào ở trong nước và ngoài nước lại được nhắc tới nhiều như vậy !
nhà văn Lý Văn Sâm bầy tỏ :
" ... Mỗi người Việtnam, trong tim đều có chất trữ tình T.T.KH., nên khi chích đúng vào, một sự bùng nổ nổ tung .."
tới bài viết của Ngọc Tỉnh trên báo Sài Gòn giải phóng * ( bút danh khác giáo sư Mai Quốc Liên ) cho rằng:
"... sáng tỏ một nghí án văn chương hơn nửa thế kỷ ( 1937-1994), một sự im lặng caotr hượng; cuối cùng bí mật đã được phát giác - các tác giả đã giải trình đủ tư liệu hơn nửa thế kỷ qua, đưa ra những chứng cớ mới tìm thấy, để trả tác quyền cho bà Trần Thị Vân Chung, việc lam trân trọng đó, có thể xem là một nghĩa cử của những người cùng làng văn , những người ' ta cùng nòi tình thương người đồng điệu ' . Nhà văn Thế Phong và nhà thơ Trần Nhật Thu ( dưới cái tên chung Thế Nhật) . Tôi được biết rằng có một vài chi tiết rất nhỏ, cần phải đính chính, cũng như còn một số chi tiết người đọc muốn biết thêm cho vững da. Nhưng đầy là một cuốn sách có ích, và đáng yêu ..."
và mẩu tin dưới đây của một tờ báo chợ xuất bản trong nước, hệt báo chợ ở Mỹ ( báo nhiều quảng cáo, phát không ) có tên Thị trường, chua thêm dòng chữ Market Sunday Issue ** bàn về T.T.KH., Nàng là Ai ?:
"..là một cuốn sách bán chạy trên thị trường chữ nghĩa, nhưng nó làm buồn lòng văn giới ..."
C uốn sách được tung ra, như nàng dâu chung thiên hạ, ai cũng được quyền phê phán, bình phẩm. Nên ở Sài Gòn, vào thời kỳ phát hành T.T.KH. Nàng là Ai ? - ( phát theo lối bán ngay trên các sạp báo,m và hiệu sách - nên đây là những điều mà tôi biết được) :
- trong các quán cà phê , bữa nhậu đơn lẻ, tập thể; người ta chia ra hai phe: tán đồng và phản bác, tranh luận về nàng T.T.KH. Lấy một thí dụ sống, tôi có cậu em vợ, tên Nguyễn Quốc Dương, kinh doanh bán cua ở quận 4- cậu này chưa bao giờ lưu tâm tới văn chương, chữ nghĩa. Nhưng, có một buổi tới chơi, cậu xin 1 cuốn : " để em về nghiên cứu tranh cãi với bọn chúng ! " . ( bàn nhậu).
- tuần báo Tuổi trẻ *** cuối năm, các phóng viên văn hóa, nghệ thuật, ngồi với nhau, nhìn lại sự kiện đáng nhớ, thì, T.T.KH., Nàng là Ai? đứng vào hàng thứ 6 '. báo này, theo tôi biết, có tới 5 bài, bài đầu do T.N. ( cô Thúy Nga ), với tựa đề : xác minh lý lịch T.T.KH .
"... T.T.KH., tập sách mới của nhà xuất bản văn hóa- thông tin, vừa đưa ra một câu trả lời với những chứng cớ khá cụ thể, chi tiết. Không được mạch lạc và khoa học lắm khi trình bày, cả dẫn giải; nhưng tập sách mới mẻ ở khía cạnh thông tin đưa ra tên tuổi thật của tác giả T.T.KH., với đầy đủ cuộc đời, nguồn gốc, công việc, băn khoăn, đủ cũng hiểu được tâm trạng của tác giả tập sách : một nghi án văn học đã quá lâu, nay lỡ biết rồi, thì không thể không công bố ... mà quả thực đã kết thúc một nghi án văn học ?
----------------
* nhật báo Sài Gòn giải phóng, trang chủ nhật: 9 - 10-1994.
** số chủ nhật: báo của Bộ Thương mại / Trung tâm thông tin Thương mại, báo đề 21 -05- 1995 Ất Hợi, phát
hành tại tp. Hồ Chí Minh ..
*** Tuổi trẻ Chủ nhật số 39-54 ( 570) ra ngày 2 - 10 - 1995 phát hành tại tp. HCM.
----------------
tuần báo Thanh Niên có 6 bài , bài đầu tiên : T.T.KH. và người ấy là ai ?, tác giả Saigon Nay ( bút danh khác Trần Phá Nhạc ) :
"... Có thể đọc rõ hơn những điều trên qua cuốn T.T.KH., Nàng là Ai ? / Thế Nhật . nếu cái nghi án văn học kia được kết thúc ở đây, vẫn còn một điều cần bàn với tác giả ..."
đó là, ông Saigòn Nay không tán thành việc Thanh Châu cho Nguyễn Bính, Thâm Tâm, hoặc ai đó nữa , dựng đứng việc T.T.KH. là người yêu của mình, là giây máu ăn phần , như chữ Thế Nhật nhắc đến và ông kết luận :
"... huống hồ, tên tuổi và tài hoa của các nhà thơ như Nguyễn Bính, chẳng còn dám ước ươc mơ một điều gì hơn , có chăng yêu chỉ để mà yêu ..."
Sau bài này, một bài khác, ký tên Phan Đức tóm tắt ý kiến của dộc giả, mượn một từ ngữ ngộ nhận * , rồi kết luận:
"... Thế là ngày xưa, bà Vân Chung đã không nhận mình là T.T.KH., còn bây giờ bà đang phản ứng gay gắt. ta hãy chờ xem. nếu bà Thư Linh kể đúng sự thật, thì hà cớ gì bà Vân Chung lại phản ứng gay gắt, nhất là đồi với bà Thư Linh, một người quen biết lâu đời ?..."
Cũng trong bài báo này , ký giả Phan Đức còn trưng dẫn một cô con gái ông bà Phạm Xuân Ninh ** - tự giới thiệu là giáo viên ( về hưu ) dạy tiếng pháp , cô ta lên án T.T.KH. Nàng là Ai? viết sai lạc, thiếu đứng đắn, sai quá nhiều ! Bác trai cô ta ( Lê Ngọc Chấn) - TP ghi ) không mê cô thư ký , khi ông bác mở văn phòng luật sư , bác bỏ chuyện gặp gỡ giữa Thanh Châu và Vân Nương là sai sự thật. Đọc tới chi tiết này, chợt nghĩ tới cô khẳng định bác trai cô không mê cô thư ký ( lại không đưa ra bằng chứng bắt bẻ) lý luận thật giản đơn ; hệt kiểu lập luận của bà Vân Nương trong nhóm Quỳnh Dao , sao lại không kể cho Mộng Tuyết, Tôn Nữ `Hỷ Khương, Việt Nữ .. mà lại kể cho người mới quen là Thư Linh ? Cô giáo viên vẫn chỉ là cô bé , sinh năm 1954, làm sao biết được chuyện người lớn không mê gái vào thời kỳ 1954 ? Việc mê gái hay không mê gái của bác trai , tôi xác định không phải Thư Linh kể - mà chính luật sư Trần Thanh Hiệp , khi ấy tập sự tại văn phòng luật sư Lê Ngọc Chấn kể lại - ông này từng là tác giả bài thơ, có những câu : Cửa sổ / cửa sổ / cửa sổ , ( dịch thơ Aragon : persienne, persienne, persienne ) đăng trên tạp chí Sáng tạo hồi nào , và là lý thuyết gia của nhóm tranh luận về văn thơ tiền chiến cần phải được phủ nhận . Còn tại sao chuyện bà Vân Nương không kể chuyện T. T.KH. cho nhóm Quỳnh Dao nghe, mà lại kể với ai khác, nó mơ hồ tựa chuyện ' bác trai không mê cô thư ký đâu' , bởi chưa phải là bằng chứng chắc chắn , cô giáo viên ơi !
Đàn ông năm bẩy lá gan
Lá ở cùng vợ, lá gan cùng người ...
cô giáo viên dạy tiếng pháp thử dịch ngược tiếng tây , chắc sẽ hiểu thôi . Chuyện tôi dẫn chứng kia là điều bình thường của phái nam , chẳng có gì gọi là bôi lọ cả ? Còn, tại sao lại dùng từ ngộ nhận , chưa rõ xuất xứ , hẳn đọc giả không hiểu được ? Đó là Tôn Nữ Hỷ Khương đã hơn 1 lần, gọi điện thoại cho Thư Linh: ".. chị chỉ cần trả lời báo là do ngộ nhận, hẳn sẽ êm xuôi tất cả thôi ". Từ ẩn dụ ấy hàm ý , Tôn Nữ Hỷ Khương muốn Thư Linh phải dối mình, đổ tội tày đình này đổ hết lên đầu 2 chàng tác thiệt kia mà không là tác giả ?
------------------------
* tuần báo Thanh Niên số 138 ( 579) ra ngày 24 - 11 - 1994, phát hành tại tp. HCM.
---------------------------------
Bàn về TT Hỷ Khương, lại nhớ ngay đến bài báo nhỏ , có một vị, ký tên Nguyễn Cường ( ẩn danh Nguyễn Đăng Khương ) trả lời như phát ngôn viên chính thức TNH Khương :
" Cách đây mấy tháng, một buổi sáng. nhà văn Thế Phong, một người quen biết chị em tôi từ thập niên 60 lại thăm tôi ... " *
thực ra, tôi chỉ mới biết mà chưa quen , nhất là đối với TNHKhương nhiều hơn là Vân Nương ( chưa gặp mặt bao giờ) . Cho tới lần đầu gặp mặt TNHKhương, buổi tổ chức kỷ niệm Ưng Bình-Thúc Giạ Thị ( thân sinh ra TNHKhương), có mặt tôi tham dự, do giấy mời từ Thư Linh chuyển. Lúc này, tôi mới thực sự biết và quen TNH Khương- tuy nhiên, thâm tâm thầm cảm ơn TNHKhương đã cho tôi mượn tấm ảnh chụp chung với Vân Nương . Có thể, bây giờ TNHKhương đã quên , tôi nói đại ý , dự tính viết về T.T.KH. mà nhân vật chính là Vân Nương. thì TNHKhương trả lời ngay, không do dự :
"..Anh nói ai trong nhóm Quỳnh Dao là T.T.KH., thì em không tin ; nhưng với chị Vân Nương, thì em tin ..".
thật tiếc, không phải là phóng viên chuyên nghiệp, tôi không đem máy thâu âm - ai cũng biết lời nói bay đi, chữ viêt còn lại. Cũng như Thư Linh không làm điều này đối với Vân Nương, ấy là, lần đầu, Vân Nương tới nhà Thư Linh - từ gợi ý nơi Trần thị Anh Minh : ( vợ HàThượng Nhân )"... muốn đi thăm chồng học tập cải tạo mà thiếu phương tiện - hoặc muốn cho con cháu vượt trùng dương , mà lại chẳng có vàng dẫn lối. ." **
Trở lại câu nói của TNHKhương được nhắc lại ở đây, thực sự không quan trọng- nhưng theo thiển ý, TNHKhương đã làm được một việc mà dầu xây chín đợt phù đồ chưa hẳn bằng cứu được một người ! ( Vân Nương suýt tự tử - như lá thư bà viết cho 1 bạn thân ở Nỹ- đề ngày 10-10- 1994, do báo Người Việt trích lại, qua lời tòa soạn báo NV - đăng lá thư của Thư Linh gửi Vân Nương) ** *.
Cùng đọc một đoạn :
".. chị bây giờ ruột rối như canh hẹ ! Khi chị ( nhận) được 2 cuốn thơ và thư của người đàn bà xấu ấy ( bà Thư Linh - LTS ), chị đã định hủy mình , vì quá uất hận ! Quá chán ngán cõi đời ô trọc ! Quá ghê sợ những con rắn độc đội lốt người mà chị thì đơn độc ngồi ở mơi này ! Không dám thổ lộ với các con, đành chỉ lấy cái chết , để chứng tỏ cho chúng biết, chị đã vị vu khống về những chuyện nhơ nhớp kia- nếu chị không kịp thời nhận được thư tốc hành của Hỷ Khương nhắc nhở chị phải làm những gì, nếu chị không phải là T.T.KH., , ( chị ) sẽ gửi về , em sẽ vì chị mà làm tất cả chuyện gì em thấy có thể làm được, để bênh vực và bảo toàn danh dự cho anh Chấn. Chắc Hỷ Khương đâu có ngờ đã cứu mạng chi lúc đó .."
Cho nên, 3 tấm ảnh TNHKhương đã cho mượn, nay muốn đòi lại ngay, thì cũng là việc rất đáng làm vào thời điểm ấy , sau khi nhận được thư hỏa tốc Vân Nương. Trong số 3 tấm ảnh kia, 1 đã chuyển cho nhà văn Thanh Thương Hoàng, anh ta đã lỡ cho in trên tập san chuyện đề Nghệ thuật thứ 7 - báo phát hành như một tiếng nổ lớn trong giới làm văn chương, báo chí . ( chú thích ảnh in sai: HK trao trái cam cho VN. ) . Công lao trời bể của TNHKhương đã làm được việc -tránh nghiệp nặng thân, khấu ý, lời Phật dạy -mà có lần Vân Nương đã trích dẫn. TNHKhương cũng không thể ngờ tới , tôi, chịu ơn nữ sĩ thật nhiều- bởi đã tránh được ân hận lớn lao, dài lâu về việc xảy ra , đối với , sự giã từ đời một lần sớm hơn dự định của bà Vân Nương - Trần Thị Vân Chung ! .
Cuốn sách chẳng ra gì kia đã ngầm rước một tai họa tầy đình đổ lên đầu nữ sĩ đến vậy sao ?
Nay, trên tuần báo Thanh Niên có đăng thư ngỏ Vân Nương- Trần Thị Vân Chung :
tôi không phải t. t. kh.,
báođăng trích đoạn thư của Vân Nương- Trần Thị Vân Chung, gửi:
- nxb văn hóa - thông tin
- nhà văn thế nhật
9 điểm , người gửi yêu cầu, phải trả lời từng điểm một khúc triết, rõ ràng.
Tôi, Thế Phong ( không còn là Thế Nhật = THẾ phong + Trần NHẬT Thu nữa ) trả lời ,có thể không vừa lòng bà - riêng tôi, trả lời thành thật, đúng suy nghĩ và lập luận .
------
* nguyệt san VĂN HÓA ( cơ quan của Bộ Thông tin- văn hóa ) nhưng do Lâm quốc Trung làm thư ký tòa soạn, bài vở do thư ký tòa soạn chịu trách nhiệm. Đây là lần đầu tiên, mở đầu ' vỏ nhà nước, ruột tư nhân' - tư nhân liên kết trách nhiệm bài vở, phát hành, trị sự, trả quản- lý- phí -báo theo hợp đồng thỏa thuận . Bài của Nguyễn Cường đăng trong Văn Hóa số 10, phát hành tại tp. HCM .
Nên nói phớt qua , T.T.KH., NÀNG LÀ AI? trước ngày phát hành, đã được Trần Nhật Thu đưa đăng trích đoạn ( nhiều kỳ) trên báo này, lại thêm một tiếng nổ vang dội trong giới văn chương, báo chí ( chỉ sau tập san chuyên đề Nghệ thuật thứ 7- nhà văn Thanh Thương Hoàng mua giấy phép Nxb Văn nghệ tp. HCM . , đăng trích đoạn T.T.KH. đã gây 1 dư luận nổ bùng thứ 1 ) .
** Sau 30 /4 / 75, ở Saigon, kinh tế khó khăn, gia đình phải mua tem phiếu lương thực, trộn cao lương ( bo bo), khẩu phần thịt cá , đường, sữa .. ít ỏi . Khi làm công nhân tại Công ty xe khách thành ( tp. HCM) , có lần , tôi ' được' bắt thăm mua mùng , quần lót đàn ông ( 4 thăm,3 thăm mang số 0, chỉ 1 thăm được mua hàng). Thì trong số ít gia đình giàu có , của chìm, của nổi như Thư Linh rất hiếm hoi, bà lại giàu lòng thương xót bạn bè , thường chia xẻ, giúp đỡ. Một lần, bà tổ chức vượt biên , đâu đó vào khoảng 80, đã cưu mang vợ chồng cựu y sĩ đại úy Nhảy dù X..., con trai thứ nhà gia phả học Dã- Lan-Nguyễn- Đức -Dụ vượt biên , định cư ở Mỹ. (đi trước,sau sẽ tính tiến bạc ) Vợ anh ta là họa sĩ P. ... trình bày bìa vở kịch thơ Nữ tướng Bùi Thị Xuân / Thư Linh ( NxbVăn nghệ tp HCM 1997) . Từ đó, tiếng tăm Thư Linh đồn đại trong giới văn nghệ cũ Saigon , có nhiều vị xin đượclàm quen, ban đầu nói chuyện văn, thơ ; sau lân la vay mượn, giúp đỡ tài chính v.v... Ông bà Nghiêm Phái- Thư Linh có nhiều con ở ngọai quốc, Mỹ, Thụy Sĩ đã đành , lại còn một cô , là dâu con một vị tướng CS ở tp. HCM.
Khoảng cuối năm 1988, tôi dự sinh nhật bạn vong niên Giang Kim-Nguyễn Thế Bình ( 1915-2003), gặp bà Thư Linh lần đầu tiên, sau quen thân hơn, tôi giới thiệu các bạn văn nghệ đến gặp nữ sĩ , trong đó có Trần Nhật Thu, Từ đó , Trần Nhật Thu lo giấy phép ấn hành 4, 5 tác phẩm tồn đọng của Thư Linh, và từ đó cũng là bước khởi đầu T.T.KH. Nàng là Ai? được chuẩn bị ra mắt vào cuối năm 1994 : ' anh viết đi, tôi in chỉ 1 tuần là xong, giấy phép khống có sẵn, tôi chỉ điền tên tác phẩm, tác giả, người biên tập , đưa nhà in quen, là xong , quả là :
' không chị Thư Linh, hẳn là không có tác phẩm T.T.KH. '
- TNThu nói vậy. )
*** nhật báo người việt ( california / usa / saturday, december 24th, 1994)
( TP chú thích )
điểm một
Vân Chung : ... đám cưới vào 1934 là sai, 1939 mới đúng...
Thế Phong - ...theo bà, chẳng lẽ lấy chồng ở tuổi 15 ? Bà là nhân vật chính ; nói sai đi nữa, chẳng ai dám cãi, đằng này nói đúng , nên phải thừa nhậ ngay là tôi sai rồi . Nhưng, không hiểu, bà có nhớ câu ngạn ngữ, có thể sao phỏng của Tàu ' nữ thập tam nam thập lục' - giả thiết , nếu lập gia đình vào tuổi 15, thì đã trội hơn thơ Nguyễn Bính : Em là con gái Trời cho đẹp / Tưổi mới 13 ngực đã bồng ! Quả đúng ! như bà trách :' ... sao vụng tính toán hay muốn cho thời gian ăn khớp bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi '.
điểm hai
Vân Chung : Chúng tôi hơn nhau 3 tuổi . Nhà tôi tuổi Bính Thìn ( 1916), tôi Kỷ Mùi ( 1919) , sao lại viết hơn nhau 9 tuổi?
Thế Phong - Tôi lại nhận là sai , sách này chia làm nhiều chương của 2 tác giả - tôi viết 2 chương chính : III và IV .
điểm ba
Vân Chung : - nói về gia dình tôi cũng không đúng ! Bố tôi không làm quan ( cũng như khi làm đám cưới, nhà tôi chưa làm quan huyện ) . Chúng tôi có 8 anh em ... chứ không phải 5 người. Tôi là thứ 3, không phải trưởng nữ , thế nên tôi có bút hiệuTam Nương ...'.
Thế Phong - Điểm này tôi lại sai nữa, vô tình bớt đi, chẳng hiểu có phải trong óc tôi lúc nào cũng như người tuyên truyền cho chương trình kế hoạch hóa gia đình , không muốn gia đình đông cái, lắm con ...
điểm bốn
Vân Chung : tôi khôngviết bút ký hay có thơ đăng báo Ngôn Luận trước 1975, cũng như bút hiệu Lê Phương Đông, chứ không phải Lê Đông Phương ?
Thế Phong - không nhận viết báo Ngôn Luận trước 1975, chủ nhiệm Hồ Anh, và bút hiệu Lê Phương Đông, chứ không Lê Đông Phương. Tôi lại phải xin lỗi bà, cho dù bút hiệu sai, do cô thợ vi tình đánh nhầm, tôi, người sửa bài, phải chịu trách nhiệm bỏ sót lỗi .
điểm 5
Vân Chung : Nhà tôi bị chính phủ Ngô Đình Diệm bắt giam tại khám Chí Hòa 3 năm ( 1960- 1963) chứ không phải bị đày Côn Đảo .
Thế Phong - thay vì ông Lê Ngọc Chấn đi Côn Đảo, mà chỉ bị giam ở Chí Hòa. Ở tù nới đâu vẫn là tên tù , khác , tù chính trị, hay tù hành chính ? Tôi nhận sai cả 5 điểm, phu quân tù nhân của bà ờ Khách sạn Bát giác, tôi nhầm ông là tù nhân đang đập đá ở ,Côn Sơn ? Tuy vậy, trong 10 bài thơ Sầu Thu, bà viêt nhân dịp đón chồng từ Côn Đảo về. hóa ra phu quân khi ấy đi kính lý. Tôi lại phải xin lỗi bà thêm lần nữa , vì bà cho biết, phu quân bị chế độ Ngô ,Đình Diệm cầm tù mà không bị lưu đày ? Bị cầm tù và lưu đày ,khác nhau, nhưng tựu trung thân phận tù nhân cam chịu hai từ này , chẳng có gì trái nghĩ với nội dung đâu nhỉ ?
điểm 6
Vân Chung : năm 1976, tôi vẫn ở Cư xá Nông Tín , đường Trương Minh Ký ( cũ ) , từ 1972 tới 1982. Mãi tới 1980, nhà tôi đi cải tạo về, chúng tôi có giấy xuất cảnh mới bán nhà bày, về ở nhờ nhà chị Mộng Tuyết, đường Nguyễn Minh Chiếu ( cũ) vào năm 1982.
Thế Phong- Bà cho biết năm 76, bà vẫn ở cư xá Nông Tín cuộc, nơi ở này từ 1972, tới năm 1980, ông nhà đi cải tạo về mới bán nhà ấy, dọn về ở chung với bà Mộng Tuyết ở 328 Nguyễn Trọng Tuyển , quận Tân Bình . Như vậy, tôi lại sai lầm tới điểm thứ 6 , cũng khiến một thi nhân , tác giả Thơ mùa chính chiến ( Saigon, 1956) , nay ẩn danh H. V. * , ( cũng ở điểm 6, theo thứ tự của ông ta ) thắc mắc :
"...Theo tác giả Thế Nhật , thì T.T.KH. đã ở nhờ nhà nữ sĩ Mộng Tuyết lại không biết người ở chung nhà là một nhà thơ tên tuổi, là T. T.KH ? Sao tác giả không liên hệ với bà M.T. để hỏi rõ vấn đề này, trước khi cho in sách ? ( trong sách không thấy câu nói nào của bà M.T. cả ) ... nhắc lại ở điểm 5 của ông H.V. ( Hữu Vi) - vì ông không tin ông bà Lê Ngọc Chấn lại không có nhà ở : - ông Lê Ngọc Chấn - là một quan chức cao cấp thời Pháp thuộc và dưới chế độ cũ , thế mà không mua nổi một căn nhà - dù là nhỏ - để cho vợ con ở hay sao, đến nỗi nàng T.T.KH. phải đi ở đậu tại nhà nữ sĩ M.T. ?..." * - đúng thế đấy, ông H.V. ạ, có điều không biết mà tưởng mình biết, là hại thế đó !
và thưa bà Vân Nương, chúng tôi biết ông bà lo bán nhà để xuất cảnh; nhưng điều luật 2 /4: sĩ quan cấp tá trở lên ( chế độ cũ) xuất cảnh , phải giao nhà lại cho nhà nước quản lý - khi ông bà đã lên sân bay , rồi lại từ sân bay trở về, vì chưa chứng minh được căn nhà ở Nông Tín Cuộc đã giao cho nhà nước hay chưa ? Chính vì thế, mà ông nhà quá lo buồn, sau cùng, thì vĩnh viễn nằm lại ở quê hương.
Một vài dòng thêm , để thưa với bà Mộng Tuyết , tác giả Náng Ái cơ trong chậu úp ( trong 1 bài khác ' Lại nói về cuốn sách T.T.KH. Nàng là Ai ?' , phóng viên Phạm Chu Sa ( ản danh Tần Vương) ghi lại như sau : ' Chúng tôi có đến thăm bà Mộng Tuyết, trrước kia là chủ soái nhóm thơ Quỳnh Dao. Bà M.T. nădm nay đã ngoài 80, nhưng còn khỏe mạnh và rất minh mẫn. Bà cho biết, sau khi cuốn T.T.KH - Nàng là ai ? ra đời, có một người quen đến đọc cho bà nghe một số đoạn ( vì mắt bà yếu ) do cuốn sách đề cập đến ( sic) ** bà Vân Chung . Bà M.T. khẳng định baà Vân Nương không phải là T.T.KH. Không những thế, bà Vân Chung chắc chưa bao giờ nhận mình là T.T.KH. cả . Bà nói : ' Tôi đã lớn tuổi , ít quan tâm tới những chuyện thị phi trong văn giới. Nhưng sao lại có người cầm bút viết một cuốn sách thiếu trách nhiệm về đời tư người khác như vậy ? ' Bà M.T. có vẻ khó chịu về chuyện này, nhất là trong sách có dùng những chữ' ăn bám' , ' giây máu ăn phần' - lại có liên quan tới cố thi sĩ Nguyễn Bính, một nhà thơ tài ba - ( người em kết nghĩa của nữ sĩ M.T. đã 50 năm ) . Vậy, thì ai là người' ăn bám, giây máu ăn phần' ... Mộng Tuyết nay đã trở thành lão bướm bà trong thơ chậu úp ; tuy không để trong tai tiếng thị phi văn chương, nhưng vẫn tỏ vẻ khó chịu , đối với tác giả T.T.KH. Nàng là ai ? là thiếu trách nhiệm ? Chắc lão bướm bà có trách nhiệm với hàng chữ: lên gác không được vịn tay vào cầu thang, khi bà muốn duổi khéo vợ chồng Vũ Hoàng Chương sau 1975 ? ( lúc đầu tự ý bà mời tới ở). Bây giờ thơi kỳ sau 1975, , bà muốn đuổi họ đi, nên có dòng chữ đuổi nhà - lên cầu thang không được vịan ty vào cầu thang) - khiến ợ chồng này dự định uống thuốc chuột kết liểu đời mình? Bởi lẽ, bà ( đang o bế ) một số quan- chức-thơ, từ miền bắc vào ăn uống, bà không muốn họ trông thấy ' bản mặt đáng ghét củha nà thơ ( Ngụy) Vũ Hoàng Chương đang được cho ở nhờ tại đây ?' - Trở lại với ông em kết nghĩa, nhà thơ tài ba Nguyễn Bính , một lần khổ lòng phải cất bước ra đi - vì người chị ( M.T.) có nghĩa mà không kết, đuổi nhà thơ đi , có lẽ , đồng tiền được bà coi lớn hơn Trung hoa lục địa chăng ? ( có kẻ cho bà vì yêu đan tư cậu em thơ hay, mặt đẹp trai , tướng bảnh chọe kia đã có tình ý với đứa cháu gái bà mà không phải ... là ... ?)
Hãy giở lại chồng báo cũ , đẻ xem tình nghĩa đôi lần bạc trắng hơn vôi ấy , Với thi sĩ Đông Hồ, tôi có quen biết, và đã viết về ông vài ba dòng , trong một cuốn sách *** , còn bà thì chưa ? kể cà một lần ' một số bạn văn cùng đi chơi Hà Tiên - mọi người gồm : TrầnThiện Hiệp ( và vợ Lệ Hiền ) , Phổ Đức (và vợ Sơn Hồng Hoa ) , Nguyễn Thanh Nhã, Lữ Quốc Văn, Mai Anh ( Vũ Khắc ) , Bùi Đức Dung và Hoàng Vũ Đông Sơn đều vào thăm bà Mộng Tuyết - chỉ riêng tôi từ chối , xin tự đứng ngoài chờ..
( năm 2000 / TP chú thích sau) .
Nhớ lại , có 1 lần nữa , Lữ Quốc Văn hỏi tôi, có biết địa chỉ bà ,M.T. - trả lời có - và dẫn Văn tới nhà bà để chụp ảnh - LQVăn sưu tập tư liệu ảnh văn nghệ sĩ tiền chiến . Văn vào nhà bà chụp ảnh xong ( tại 328 Nguyễn Trọng Tuyển quận Tân Bình) ra ngoài, vẫn thấy tôi đứng nép bên lề thềm hiệu tạp hóa , tránh nắng ban trưa. Thêm 1 lần nữa, bà M.T được cô cháu gái dẫn đến nhà LQVăn ở phường 14, quận Bình Thạnh - nhân dịp nhà viết thư pháp Hà Nội, Lê Xuân Hòa vào tp. HCM triển lãm thư pháp ( khoảng tháng 4 / 1993) . Bà M.T được một số ăn nghệ sĩ bu quanh xin chụp ảnh chung, lăng xăng xí xái, nhí nhố, to mồm nhất vẫn là nữ sĩ Hoàng Hương Trang , chụp chung ảnh với bà M.T. xong, đi lại phía tôi kéo tới chụp chung pô nữa, kẻ cả LQVăn, người chụp ảnh cũng thêm lời mời mọc. Tôi lắc đầu khước từ chụp ảnh chung với nhà thơ nữ tiền chiến, từng chiếm giải thơ khuyến khích của Tự Lực văn đoàn ?!
Các báo có bài phản bác, không dễ bỏ qua những chi tiết như vậy, khai thác, bán báo chạy hơn- như chính một tổng biên tập bao Thanh Niên , đã đăng nhiều bài về T.T.KH, rủ rỉ cùng Trần Nhật Thu:
" ... mày phải cho tao nói về T.T.KH. chứ, cả nước ăn theo T.T.KH., thời điểm này, nếu không tẫn dụng khai thác, báo ế .."
Ngay như nguyệt san Văn hóa , khi trích đoạn đăng loạt bài T.T.KH. này, theo sự tiết lộ của thư ký tòa soạn Lâm Quốc Trung , báo từ 10 ngàn số tăng ngay gấp rưỡi. Chẳng thế mà trong LTS ( Lời tòa soạn ) viết thế này :
"... nếu như cuốn sách không đưa ra những phát hiện có thể xem là mới mẻ, so với những lần ồn ào trước đây, thì NSVH ( nguyệt san Văn hóa- TP ghi) đã không để bạn đọc mất thì giờ theo dõi đến 3 kỳ báo ..."
Tất nhiên có một số cây bút, được gọi là viết tranh luận văn chương, như ThanhViệt Thanh , 1 mình viết luôn 2 bài báo về T.T.KH. ****( 1 bài, đổi tựa, đăng trên 2 báo cùa 2 tỉnh ) - giá trị trước mắt là nắm được một số tiền tươi nhuận bút không phải là nhỏ, bởi các báo dễ chấp nhận đăng ngay.
điểm 7
Vân Nương : Câu chuyện ( chị Thư Linh và tác giả Thế Nhật ) tạo dựng vào năm 1976. Ông Thanh Châu gặp tôi ở nhà em Minh ( vợ nhà thơ Hà Thượng Nhân ) cũng hoàn toàn thêu dệt, vu khống. Sự sỗ sàng của người đàn bà có` chồng rồi mà còn có cử chỉ vô luân tồi bại như đã tả trong cuốn sách T.T.KH. Nàng là Ai ? ( từ trang 54- 65) , nếu chúng tôi có mặt tại quê nhà đã đưa chị ra tòa về tội ạm lỵ và vu khống ! .
Thế Phong : -Bà phủ nhận việc gặp gỡ giữa Thanh Châu và Vân Nương ở nhà vợ Hà Thượng Nhân là thêu dệt, vu không, sỗ sàng, vô luận, tồi bại, và bà đòi kiện ra tòa. Trong khi đó, ở Sài Gòn , cặp vợ chồng Như Hiên- Thanh Vân ( Nguyễn Duy Nhường) thì ông Thanh Vân trong một cuộc điện đàm , cho biết gia đình bà Vân Nương, nhờ ông thay mặt để kiện chúng tôi . Nhưng ông Thanh Vân tự khai trong điện thoại :' tôi khước từ làm chuyện này'. Bởi một lẽ giàn dị, ông là bạn tôi và Trần Nhật Thu. Tôi trả lời ông ;
- thứ nhất : - cảm tạ tấm lòng được là có.
- thứ 2 : - về pháp lý, không ai khác hơn, kể cả chồng con đương sự; mà chính đương sự phải nhờ một luật sư nộp đơn khiếu kiện. Bà hiện ở Pháp, có thể luật sư sẽ từ Pháp qua đây để cãi ở tòa. Nếu bên nguyên đơn thắng kiện, bên bị chúng tôi phải chịu bồi hoàn án phí, bồi thường 1 đồng bạc danh dự; nhưng trước hết, phải sẵn hiện kim để làm việc này. Và tôi xin cảm ơn trước, nhân danh nhà xuất bản, cuốn sách sớm tái bản hơn bao giờ !
Giả thiết nếu bà Vân Nương kiện , bà phải kiện người viết, chứ không phải kiện Thư Linh- Đặng Thị Lạc. Thêm một điều thật vô lý rất đáng yêu của bà Vân Nương - khi viết thư đăng báo gửi Thư Linh trên tờ Người Việt ( Cali / USA ) , bà ấy chỉ chĩa mũi dùi vào Thư Linh; kể cả việc lên án bà này bôi nhọ, vu khống, bịa đặt, vi phạm tội mạ lỵ cá nhân . Nhưng qua thư , bà nêu đich danh truyền thồng gia đình bà :' chỉ là đại lý bán diêm ( quẹt) , rượu phông-ten' nên mới có :"... nhà chúng tôi là con nhà có giáo dục, cổ truyền ...' , như nói xéo , moi móc gia đình Thư Linh không có giáo dục, ( mà có thì cũng là tân tòng, chứ không phải cổ truyền ). Vậy thực ra truyền thống gia đinh Nghiêm Phái- Thư Linh ra sao ? cùng xem trích lược một số chi tiết bài điếu văn của Dã Lan- Nguyễn Đức Dụ đọc trước phút hạ huyệt ông Nghiêm Phái ( chồng bà Thư Linh- Đặng thị Lạc ) , qua đời vào tháng 9 - 1994 :
".... Gia dình Nghiêm Phái có 17 quận công, gia đình họ Đặng ( Thư Linh) 9 quận công .."
Chẳng phải gia đình có giáo dục cổ truyền nhiều đời làm quận công, thì con cái đềutốt, hay cả ; hoặc gia đình cổ truyền của đại lý bán rượu phông-ten, diêm quẹt thì không thể có hậu duệ thánh nhân ?
Điều quan trọng ở đây là gì ? là bà Vân Nương vạch đời tư để lăng mạ một người - mà người đó không phải Thư Linh - mà chính để tự sỉ vả Vân Chung . Cái quái gở là đây , chứ không phải cuốn sách quái gở, như bà Vân Nương từng nói xéo, móc moi tới cả Thanh Châu :
"... xét cho cùng , xin chị ( ám chỉ Thư Linh- TP ghi ) hãy đọc những dòng sau đây của nhân vật Thanh Châu trong cuốn sách quái gở đó ' hoặc " .. sự sỗ sàng của một người đàn bà có chồng rồi mà còn có cử chỉ vô luân tồi bại như đã tả trong cuốn sách T.T.KH., Nàng là Ai ? ( từ trang 54- 65- ấn bản in 1994 -TP ghi chú) ; nếu chúng tôi có mặt tại quê nhà sẽ đưa chị ra tòa, kiện về tôi mạ lỵ, vu khống ! ". ( in trên báo Thanh Niên - TP ghi chú) .
Tiếp , bà trách khéo Thanh Châu, bởi, nhà văn này đã thừa nhận có gặp bà vào năm 1976 ở Sài Gòn , nhận có đi xe buýt nhiều lần trong ngày, trong tháng để kiếm bà và ông này cũng lịch sự, gửi lời chia buồn , khi ông Lê Ngọc Chấn mất, trước khi bà Vân Nương sang Pháp với các con. Lỗi lầm nếu có, bà phải kiện chúng tôi, và trách, sỉ vả chúng tôi; chứ không thể :
"... Chợt nhớ câu chị ( Thư Linh) dỗ dành : ' Vân Nương sẽ có tên trong văn học sử', tôi mới hiểu thâm ý chị là người háo danh, vụ lợi, lại sẵn đầu óc thông minh, nên đã khéo léo tính toán , tạo dựng ra câu chuyện giả tưởng để co cuồn T.T.KH. Nàng là Ai ? , đồng thời in luôn cuốn Những dòng thơ hoa, để ai đọc cuốn này cũng phải tìm mua cuốn kia ! Sách sẽ bán chạy như tôm tươi, tha hồ thu tiền về ! Và nếu Vân Nương được vào văn học sử, chắc chắn Thư Linh cũng được vào theo, vì lý do nhân chứng ! ... "
điểm 8
Vân Nương : - Vì sự thật năm 1976, ông Thanh Châu vào Nam có nhờ cô em họ tôi dẫn tới thăm, gặp tôi tại nhà cư xá Nông Tín , đường Trương Minh Ký cũ ... Cuộc thăm gặp này chỉ hoàn toàn có tính cách như 2 người bạn cũ gặp lại, với sự hiện diện của cô em họ, rất đàng hoàng đứng đắn. Vì trải qua 40 năm, cả 2 bên đều đã an phận từ lâu, cả 2 bên đều có bổn phận với gia đình mình. Hơn nữa, ông cũng là bạn thân của ông anh ruột tôi từ hồi còn ở Thanh Hóa . tôi còn gặp ông một lần nữa tại nhà anh chị tôi , khi ông đến chào để về Bắc. Như vậy, tôi nghĩ đâu có gì đáng nói, khi đã coi nhau như bạn ? .
Thế Phong : Bà đành thú nhận một sự thật, ông Thanh Châu có váo Nam, và nhờ cô em họ đưa tới thăm, gặp bà, tại cư xá Nông Tín, bà ghi lại :
"...Cuộc thăm này có tính cách như 2 người bạn cũ gặp lại , với sự hiện diện của cô em họ (...) Như vậy có gì đáng nói, khi đã coi nhau như bạn .."
Xin lỗi bà, không hiểu sao, tôi nhớ lại cảnh hai anh chị rủ nhau đi xi- nê chẳng hạn, nhưng vẩn có đứa em nhỏ đi theo , để chứng minh sự không thể xảy ra điều có gì đáng nói - nhưng chàng kia mưu mô hơn, mua cho em bé ly nước ( bẻ 1/4 viên thuốc ngủ cho vào ly ) , vậy là ' sự hiện diện của đứa em nhỏ kia, cũng rất đàng hoàng, đứng đắn'. Ấy là tôi loại bỏ câu tục ngữ' bạn cũ không rủ cũng tới' , nó sai lạc, phản tác dụng, như đôi với trường hợp của bà, tự nhận thuộc gia đình cổ truyền, có giáo dục hơn ( so với bà Thư Linh) , tôi thấy nó không công bình làm sao ?!
điểm 9
Vân Nương: - Bôi nhọ nhà tôi, đúng là người chết rồi cũng không được buông tha : " Bà cũng nhớ đến ngày phu quân mê một nữ thư ký ở văn ohòng luật sư, nơ8i ông làm việc ..." ( T.T.KH. tr. 60-61) .
Tôi xin thưa : Trước sau văn phòng luật sư của nhà tôi chỉ có 2 cô nữ thư ký : một cô là phật tử, trong gia đình phật tử chùa Quán Sứ , Hà Nội. Khi vào Nam, cô là huynh trưởng của 4 đứa con chúng tôi, trong gia đình phật tử chùa Phước Hòa ( Sài Gòn) vào thời gian đó. Vài năm sau, cô đi lấy chồng, nên đã thay thế con gái 1 người bạn chúng tôi và cũng là bạn chơi phong lan của nhà văn Nhất Linh- Nguyễn Tường Tam , một gia đình nho phong ngoài Bắc vào Nam năm 1954 ... và tuy làm thư ký văn phòng, chúng tôi vẫn coi 2 cô như con cháu trong nhà .
Thế Phong : - Bà thật tình lên án ai đó đã kể không đúng về phu quân bà lăng nhăng, như trong sách viết về 2 cô thư ký ; một người là phật tử; người kia là con gái một bạn cùng chơi phoa phong lan với Nhất Linh -Nguyễn Tường Tam - như để bảo đảm cho sự trinh bạch là có thật . Với nhà văn Nhất Linh , một lão tướng trong ngành cải biên tiểu thuyết mới Việtnam, công ấy thật lớn ; nhưng con người làm chính trị của Nguyễn Tường Tam - tôi không dám đem so sánh với tổng thống Mitterand đương kim của nước Pháp; nhưng người sau này cũng bị báo Paris Match phát giác, tổng thồng co con riêng ngạoi tình, hiện ngoài 20 tuổi. Báo đăng tin này ab1n chạy như tôm tươi, có tờ báo khác tới phỏng vấn tiếp, tại sao tổng thống không dùng quyền mà hiến pháp cho phép, như tịch thu báo và buộc ra tòa ( không thể nói đến đời tư người đang nắm quyền hành rất cao, như tổng thống chẳng hạn). Ông Mitterand trả lời rất chân tình, đại để, báo viết đúng sự thật, với ông, ông không thể dùng quyền ưu tiên mà hiến pháp dành cho ông. Bà hiện ở Pháp , chắc bà theo dõi vụ này kỹ hơn chúng tôi, chỉ đôi khi mới được đọc báo tây hoặc nghe ai kể lại, hoặc được thuật lại qua vô tuyến truyền hình ?
Tôi không hề cố ý biện bạch những điều tôi sai như bà đã nêu lên rất chân tình . Nhưng thưa bà, ấy là chỉ với bà thôi , một người không vụ lợi, nói ra điếu bất bình, sai sự thật mà không có ẩn ý gì. Còn chuyện báo chí, văn chương bây giờ phức tạp lắm, mà tôi lại không dễ chấp nhận những bài gọi là tranh luận văn chương, lại có tiềm ần mùi tanh tưởi đồng bạc ! Đành kết luận hầu hết những bài báo đó , ngoài cớ kiếm bạc ra, không có mục đich gì khác! Bây giờ ở Sài Gòn này, viết báo kiếm bạc không dễ, viết được báo đăng, phài là bài có chủ đề ăn khách , chặng hạn chuyện nàng T.T.KH. chẳng hạn. Lại phải có bé cánh, phe phái, nếu không, bài có hay mấy, cũng vất vào sọt rách mà thôi. Có tờ báo chẳng dính líu gì đến văn chương, khi thấy T.T.KH. Nàng là Ai ? xuất bản bán chạy là ăn theo, trước khi phát hành báo, quảng cáo trên ti-vi, như một đề mục câu khách độc giả. Tôi muốn đề cập báo Người Tiêu Dùng ***** có bài nói về T.T.KH quảng cáo trên vô tuyến truyền hình , tôi không biết là có thâu lợi nhiều hơn số tiền bỏ ra quảng cáo ?
...lại tới một ông chủ nhiêm Câu lạc bộ văn hóa ở Vũng Tàu, gửi bài tới báo văn nghệ tp. HCM , yêu cầu dòi xem giấy phép xuất bản T.T.KH. Nàng là Ai ? thật hay giả ? Và đòi Bộ Văn hóa -thông tin phải ra một lựật, loại bỏ cách giải nghĩa trong sách T.T.KH.
T. 1 là TRẤN
T2 là THANH
T3 là KHÓC .
giải nghĩa như vậy sẽ làm cho lớp mai hậu hiểu sai ?
Điều này lại khác hẳn ý kiến nhà văn Nguyễn Đình Thi- nói với Trần Nhật Thu - về 3 chữ ấy. Theo ông thi, phải là người trong cuộc, mới nghĩ ra như vậy được. và chính ông chuyển gium 30 cuốn T.T.KH. Nàng là Ai ? / Thế Nhật ra Hà Nội nộp bản cho Nxb Văn hóa -tt , nhân lần ông đi phó hội vào ngày 21- 9- 1994.
Như vây, hẳn câu trả lời kia cho ông chủ nhiệm Câu lạc bộ Hoa Sen nào đó ở Vũng Tàu :
' sách có giấy phép đàng hoàng, nộp bản hăn hoi.
Gia đình ông Nguyền Đình Thi là những người đọc sách T.T.KH. Nàng là Ai ? trước khi phát hành. Chị Tuệ Minh cũng như cô con gái là đọc giả đ8ạc biệt - ngoài ra đọc giả đ8ạc biệt, diễn viên Tuệ Minh, khách hàng đầu tiên đặt mua 05 cuốn , thì phải ? Nói như vậy, không có nghĩa là gia đình nhà văn hàng đầu Nguyễn Đình Thi đọc sách, hẳn sách có giá trị sẵn ? Sở dĩ, chuyện được nhắc lại ở đây, chỉ vỉ có bài cậy đ8ang ciuả Chủ nhiệm Câu lạc bộ văn thơ hoa Sen gửi tới báo Văn nghệ tp HCM ( gổm 6 bài. ). Nhưng nếu coi là giá trị thì chỉ có ít câu , trong bài viết Lâm Hà :
Thơ T.T.KH., Chuyện tình buồn , Hai sắc Hoa Ti- gôn
có đoạn:
"... Và chương trình đọc truyện ngâm thơ đơn lẻ T.T.KH. - Chuyện tình buồn- Hai sắc hoa Ti-gôn' , vẫn chỉ dò dẫm trong giai đoạn thể nghiệm về hướng đáp ứng đối vơi nhu cầu kể trên. Khi mà cuốn sách T.T.KH. Nàng là Ai ? đang gây những ý kiến phê bình, tranh luận kịch liệt; thì sự ra lò của chương trình này đầu tiên gây ra một sự chú ý : Có phải là một giả thuyết nữa để' đổ dầu vào lửa dư luận "...
Nghe nói cuốn băng này bán rất chạy, nếu đúng như vậy, hẳn ý kiên của nhà văn Lý Văn Sâm nói trên kia có lý quá đi chứ ' mỗi người việtnam trong tim đều có chất trữ tình T.T.KH. , nên khi chích đúng vào, một sự nổ bùng nổ tung .."
Trên dưới 70 bài báo nóivề cuốn sách này ( có 1 chương trình trên Đài phát thanh tp HCM giới thiệu ) , còn những bài báo ở hải ngoại, mà tôi biết được, trừ báo Người Việt có tuần báo Mai ( ngày 16-12- 1994) ( cố chủ biên : Hoài Điệp Tử) có bài:
T.T.KH. - Nàng là Ai? làm nổ tung dư luận
trong và ngoài nước
do một phóng viên nào đó viết qua loa, chỉ có mục đích vào đề, tiếp theo đăng trọn nhiều kỳ cuốn T.T.KH. Nàng là Ai? . Nôi dung bài viết, có thể coi như một số rất nhiều bài của phóng viên Sài Gòn viết về T.T.KH.. , tranh luận văn chương mà chả có gì văn chương; nhưng chính bài viết được đĂng ngay, nhạn tiền tươi nhuận bút sộp. Nhà ngâm thơ chuyên nghiệp Đoàn Yên Linh kể lại :
'.. Nhờ sách các anh mà chúng tôi có việc làm, băng tơ T.T.KH. Nàng là Ai ? bán rất chạy ! "
Như vậy coi là kết quả cơm áo gạo tiền trông thấy tận mắt.
Một ý kiến khác, theo thiển ý, hơi ngây thơ , nhưng là ngây thơ lãng mạn đáng yêu:
" ... tại sao chuyện nàng T.T.KH lãng mạn thế kia lại không được kể lại cho chị em trong nhóm Quỳnh Dao, mà chị Vân Nương tới thăm Thư Linh lần đầu, thì được nghe kể lại ..?
Bà Vân Nương- Trần Thị Vân Chung đã cực lực cải chính, bác bỏ, thề nguyền ai lại vậy, làm sao quên người bạn cũ lâu năm , bén duyên bạn mới toanh ?!
Một lần khác, rất tình cờ , tôi uống cà phê ở quán cóc bên đường Pasteur ( đối diện một trường học ) , gặp giáo sư Hoàng Như Mai và PGS Nguyễn Lộc ( phu quân nữ thi sĩ Ý Nhi) . Niềm nở xiết tay, đây lần đầu tiên tôi gặp kịch tác gia Hoàng Như Mai - qua lời giới thiệu anh Lộc. Giáo sư Hoàng Như Mai nói oang oang :
- Tôi có đọc T.T.KH. Nàng là Ai? , và nói đùa với anh em, chắc phải tổ chức tọa đàm thội. Anh Thanh Châu rất thân với tôi, mà kìa, chưa thấy anh kể chuyện này ?
Tôi đáp :
- Có chuyện không thể kể cho vợ con mình, những người kề cận thật gần; nhưng lại có thể kể cho một người bạn xa mà lại gần tâm sự về một vấn đê nào đó. Có người bạn, ta chỉ có thể kể cho họ nghe về thú uống trà, cà phê ; có người chi có thể kể cho nghe về thú cờ bạc; có người về chuyện sách vở ; có người về chuyện con gái và hơi hướm đàn bà , và sau cùng , có người về chuyện thời sự , chính trị ...v.v. và v. v ... []
Sài Gòn , 20- 3 - 1995
THẾPHONG .
( đã đọc lại bài này,
24- 7-2012 ) .
----------------
* tuần báo Văn nghệ tp. HCM số 169, ra ngày thứ 5- từ 14 đến 20 -11- 1994.
** sau đề cập không cần chữ đến nữa .
*** Nhà văn , tác phẩm cuộc đời / Thế Phong / nxb Đại Ngã tái bản , Saigon 1970 .
**** Thanh Việt Thanh: ' T.T.KH, Nàng là Ai ? Cuốn sách làm người đọc thất vọng '
( báo Long An cuối tuần , số 40-94 ( 443) ra ngày 22- 10-1994. Bài này được báo Người Việt ( California)
đăng lại.
Một bài báo khác cũng do Thanh Việt Thanh viết, đăng trên báo Tây Ninh, số 4, ra ngày 26 -10- 1994,
' T.T.KH. nàng là ai? Cuốn sách thiếu cơ sở thuyết phục ' - báo này phát hành tại tp HCM.
***** báo Người Tiêu Dùng, chua tiếng anh The Consummer, số 29-1994, phát hành tại tp HCM.
( TP chú thích )
nguồn : T.T.KH. NÀNG LÀ AI / THẾ PHONG ( THẾ NHÂT -
nxb Văn hóa - thông tin , Hà Nội tái bản 2001. - tr: 124- 138 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét