Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012
những khuôn mặt văn nghệ đi qua đời tôi / tạ tỵ
NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ ĐÃ ĐI QUA ĐỜI TÔI
hồi ký văn học : tạ tỵ
kỳ 8.
chương BA
những khuôn mặt văn nghệ trong hànội tạm chiếm
- họa sĩ hoàng lập ngôn, bùi xuân phái, nguyễn sáng, kịch sĩ khánh hợi + sỹ tiến, sỹ khánh, nhạc sĩ phạm duy, đỗ thế phiệt, nghiêm phú phi , phạm đình chương, nguyễn văn giệp,đỗ thế phiệt,
, ca sĩ Thái Hằng, Hoài Bắc, Thái Thanh, Hoài Trung, Tâm Vấn, Duy Quang, Duy Trác, Kim Tiêu, Mai Khanh, học giả nguyễn văn vĩnh, phạm quỳnh, nhà văn phạm duy tốn, nguyễn minh lang, thanh nam, thi sĩ nguyễn nhược pháp v. v. ...
Trong những ngày đầu sống tại Hànội, tuy vui với gia đình, nhưng trong lòng tôi nặng chĩu u buồn ! Sau gần 5 năm xa cách , tôi gặp lại Hànội, một Hànội điêu tàn với những căn nhà đổ nát, gạch ngói ngổn ngang. Nhiều căn nhà còn nguyên vẹn, nhưng chủ nhân chưa có mặt, loạn thổ phỉ đã tháo gỡ hết và mang đi tất cả mọi thứ, chỉ còn xác nhà im lìm , cô quạnh. Mắt tôi lại phải nhìn thấy lính Pháp, tụi lính nhẩy dù, đi nghênh ngang, coi người dân hồi cư không còn chút giá trị nào. Có điều may mắn, thời gian tôi trở lại Hà Nội vào tháng 6 - 1950, một phần quyền hành nội trị đã được Pháp giao cho cơ quan Việtnam điều hành, do thủ hiến Nguyễn Hữu Trí cầm đầu. Ngay tình mà nói, dù cho chính phủ Kháng chiến có gọi họ là Việt gian đi nữa, nhưng đó chỉ là sự đối nghịch chính trị; chứ tực tế, ngừoi hồi cư từ 1950 trở đi, được dễ chịu phần nào về thủ tục hành chánh, nhất là vấn đề điều tra lý lịch, cũng nhờ vào sự tích cực đấu tranh của những người thuộc các đảng phái Quốc gia, như đảng Đại Việt dám đứng ra nhận lãnh trách nhiệm để đương đầu với Cộng sản, tức chính phủ Kháng chiến. Nếu không có họ, chắc chắn người hồi cư, dù thực, dù giả, cũng gặp khó khăn, đối với Pháp và các người làm thông dịch viên tha hồ làm mưa làm gió, đối với ai không nói được tiếng Pháp và lại bị nghi ngờ về lý lịch! Công hay tội của đảng Đại Việt tùy theo ý thức chính trị mỗi phe nhóm, theo tôi, thì sự có mặt của họ trong thời điểm này vẫn lợi ích cho Quốc gia nhiều hơn là hại !.
Lúc đó, tôi ch8ảng đi đâu, vì không muốn nhìn thấy sự sinh hoạt của thành phố Hànội khác hẳn cung ách sinh hoạt vùng kháng chiến. Tôi ghet sự trưng diện quá lố của một số thanh niên, thiếu nữ nhởn nhơ vui chơi giữa Hànội điêu tàn; hình như họ quên mất cuộc chiến đang tiếp tục tiếp diễn, không cách họ bao xa- đêm đêm, tiếng đại bác vẫn cầm canh không dứt. Tôi nhìn họ, như nhìn con thú sống trong lồng, tuy no đủ về thân xác; nhưng chỉ quẩn quanh trong một chuvi giới hạn, chứ không rộng rãi, thênh thang như trong vùng kháng chiến ! Nói cho đúng, đây chẳng phải tâm trạng riêng tôi, hầu như, nó là bi phẫn chung của tuổi trẻ. Sống trong vùng kháng chiến, thì không thể chịu được gian khổ lâu dài, hơn nữa, nếu không ở trong tổ chức khó mà sống nổi, vì mỗi sự cai trị của nhà nước Kháng chiến càng để lộ rõ chân tương Cộng
sản; nhưng nó kiêu hãnh được làm người dân tự do, độc lập! Còn về thành, an thân thật đấy, nhưng kiếp cá chậu, chim lồng chỉ quẩn quanh ngần ấy thứ và nhiều cảnh chướng tai, gai mắt xảy ra hàng ngày khiến tâm trí mệt mỏi, chán chường ! Cũng chính vì lý do đơn giản này, có một số trí thức, tuy không ở trong đảng phái nào cũng trùm chăn giấu mặt.
Nhưng thời gian làm con người quen dầnvới hoàn cảnh. Chả lẽ, ngày àno cũng ru rú ngồi nhà, nhìn bốn bưc tường quen thuộc, chẳng khác gì ngồi tù diện bích. Mẹ tôi mua cho chiếc xe đạp Peugeot mới tinh. Anh em, mỗi người một thứ, có mục đích để tôi làm quen với nếp sống Hànội. Đã có xe đạp, thỉnh thoảng tôi đạp đi chơi đây đó. Cái chợ hoa ở đầu hồ Gươm không còn nữa, quang cảnh trông không khác xưa là bao. rặng liễu vẫn phơi tóc vàng xuống mặt hồ xanh biếc, Tháp Rùa mốc thếch vẫn đứng cho vơ trên bãi đất giữa hồ và cây cầu Thê Húc vẫn màu sơn đỏ, tuy nay hơi lợt lạt. Những chuyến xe điện cũ kỹ vẫn chạy lên chạy xướng, đi đi về về, chất đầy kh1ch. Khách quan mà nói, trừ nơi nào có giao tranh đổ nát ra, Hànội vẫn vậy, lại có phần sầm uất hơn trước trhời chiến tranh - sự sầm uất này một phần do những người từ nơi khác đổ về tìm nơi an ninh sinh sống. Mỗi khi tan sở, phố phường chật ních xe đạp, còn xe hơi chẳng có mấy cái. Trong nhiều buổi chiều rảnh rỗi, tôi thường đạp xe ra bờ sông Hồng, nhìn dòng nước chảy lừ đừ dọc theo bờ đê. Nhiều cơn mưa đã đổ từ cao nguyên xuống, dòng sông cứ rộng dần, xóa những bãi cát phơi suốt cả 2 mùa đông, xuân. Cầu Long Biên vẫn cũ kỹ, nặng nề, bắc qua sông Hồng, như không cần biết tới biến chuyển lịch sử. Chính trên bãi sông này đã diễn ra cảnh bắn giết vô cùng hãi hùng giữa Trung đoàn Thủ đô và quân Dù của Pháp. Họ giành chiếm từng thước đất và quân Pháp đã chịu tổn thất nặng nề để đẩy lui lực lượng kháng chiến bảo vệ thủ đô, ở bên kia bờ sông Hồng.
Hôm nay , tôi có mặt trên con đê này, mà có cảm giácx gì đâu, ngoài sự nuối tiếc vẩn vơ khôngcội rễ. Với chiếc xe đạp, có thể đi thăm lại tất cả nơi nào muốn, nhưng dù đi đâu, đến đâu; tôi chỉ thấy chán chường, mệt mỏi ! Bạn bè thân thiết còn ở ngoài Khu hết, tôi sống với nhiều tư tưởng u tối, như kẻ đi
trong đường hầm không ánh sáng. Có một buổi chiếu, tôi đang đạp xe trên đường Gia Long, bỗng có ai đó gọi tên. Quay đầu lại, tưởng ai, té ra Đỗ Thế Phiệt. gặp mừng quá, 2 đứa dựng xe bên đường, trò chuyện rôm rả. Phiệt cho biết, cả gia đình đã dinh tê vào Thành từ năm ngoái , và mai đây, Phiệt sẽ vào Sài Gòn, đi tàu thủy qua Paris học nhạc. Giấy tờ đã lo xong hết rồi. Nghe vậy, tôi mời Phiệt lên mạn Hồ Tây ăn bánh tôm, cà Hànội không đâu có bánh tôm ngon bằng những chiếc gánh bán bên lề đường Cổ Ngư. Nơi đây khi trước, tôi thường lên bơi ờ hồ tắm Nghi Tàm, thể nào cũng phải ghé ăn bánh tôm.
Trong khi đạp xe lên Hồ Tây, Đỗ Thế Phiệt cho biết, qua Paris, sẽ theo học thêm kỹ thuật vĩ cầm và nghề đào tạo nhạc trưởng. Đỗ Thế Phiệt chơi vĩ cầm hay lắm, có thua chỉ thua Nguyễn Văn Giệp thôi. Hai đứa đạp xe tới Cổ Ngư, trời vừa xế bóng. Mùi thơm bánh tôm theo gió đưa tới, khiến chúng tôi thèm rỏ rãi. Không cần suy tính, chọn lựa; chúng tôi vây quanh gánh hàng đầu tiên, ngồi xuống ghế đầu, quay mặt ra phái mặt hồ, ánh mặt trời phàn chiếu trên mặt nước như dát bạc. Bữa đó, tôi mời Phiệt ăn bánh tôm no bụng, coi bữa ăn kỷ niệm, biết đến bao giờ mới gặp lại nhau ?!
Đúng vậy, trên 10 năm sau, tôi mới gặp lại Đỗ Thế Phiệt tại Sài Gòn, khji anh làm giám đốc Trường Quốc gia âm nhạc . Phiệt đã lập gia đình, một nữ nhạc công dương cầm, em ruột nữ xa sĩ Minh Trang ( vợ 2 nhạc sĩ Dương Thiệu Tước ) . Nhưng con đường công danh Phiệt chưa hưởng được bao lâu đã tan, đã mất vì bệnh tim , khi đang lái xe ô tô về nhà .
Một buổi tới, thả bộ lòng vòng từ nhà lên thăm ông bà nhạc, bỗng nghe tiếng dương cầm từ trong căn nhà khá đẹp, khang trang, rèm cửa che bằng ren trắng. Tôi ghé mắt nhìn lên tấm màn, một thanh niên trẻ, thân hình nhỏ thó đang dạo đàn. Thấy hay, tôi đứng nghe. Chắc có sự linh ứng nào đo, tiêng đàn bỗng ngưng, và anh thanh niên kia đứng lên, nhìn ra cửa. Thấy có người ở ngoài, anh đi ra. Nhìn thấy chân anh bước không đều, bởi anh có tật ở chân. Anh đưa tay vén rèm cửa, gặp tôi, anh gật đầu chào, rồi lại quay vào, ngồi lại vào dương cầm dạo tiếp. Sau, một bạn tôi cho biết, đó là Nghiêm Phú Phi, tuiy thích tiếng đàn, nhưng chưa có dịp làm quen. Chúng tôi chỉ trở thành bạn, khi chúng tôi cùng sống ở miền Nam, gặp lại anh trên Đài phát thanh Sài Gòn. Nghiêm Phú Phi, dáng người nhỏ nhắn, trắng trẻo, ăn nói từ tốn, dịu dàng, rất dễ thương. Anh cũng yêu hội họa, có mua bức TRIO, tranh sơn dầu tôi mới vẽ xong. Tôi biết anh có mở một lớp dạy dương cầm tại nhà, rất đông học trò.
Sau khi Đỗ Thế Phiệt qua đời, Nghiêm Phú Phi thay Phiệt làm giám đốc Trường Quốc gia âm nhạc.
Bây giờ Hànội đã vào thu, lá rụng ngập đường phố, lá bay xào xạc, khi tôi đạp xe qua những con phố có nhiều cây to. Mùa thu, mùa thu Cách mạng thành công cách đây 6 năm, nhưng mùa thu hôm nay, cái khí thê năm xưa không còn nữa ! Mọi người như quên hẳn 19- 8- 1945, trừ cơ quan nhà nước, sợ Việt Cộng phá rối trật tự, các biện pháp phòng ngừa thi hành gắt gao, triệt để- xét giấy tờ ở dọc đường, hoặc bắt bớ nơi này, nơi kia khi thấy tình nghi. Sự thực, chẳng có gì xảy ra cả, Hànội vẫn vững như bàn thạch. Đã mấy tháng trôi qua, tôi hàon toàn sống nhờ đại gia đình, không vẽ vời, cũng chẳng làm viêc gì, cứ để mặc thời gian đưa đẩy.
Một hôm, Nguyễn Văn Giệp từ Hải Phòng lên tìm tôi, nhờ vẽ 2 mẫu tranh dùng để đắp bas-relief trang trí cho 1 rạp chiếu bóng ngoài trời, do vợ chồng anh làm chủ. Giệp vẫn vậy, trông bệ vệ, phương phi, béo tốt. Gặp tôi, Giệp nói có ý lên thăm ngay , từ khi mới nghe tin tôi dinh tê; nhưng công việc làm ăn đa đoan quá, nay mới có dịp lên Hànội- nhân tiện nhờ vẽ 2 mẫu tranh trang trí. tôi muốn lấy bao nhiêu cũng được. Đây, cơ sở làm ăn và cũng là rạp chiếu bóng ngoài trời đầu tiên được xây cất ở Hải Phòng . Ở Việtnam chưa thấy rạp chiếu bóng ngoài trời, chứ ngoại quốc có từ lâu rồi, vừa xem xi-nê, vừa ăn, thật tiện ! Sau hơn 1 tiếng trò chuyện, Nguyễn Văn Giệp cáo từ, hỏi tôi, chừng nào xong mẫu vẽ. Trả lời: 1 tháng, Giệp đồng ý, rồi cho biết, khi nào lên lấy mẫu sẽ trả tiền. Đây là công việc đầu tiên kiếm ra tiền bằng nghệ thuật của tôi, và quả Nguyễn văn Giệp hiểu giá trị nghệ thuật, sòng phẳng tiển bạc.
Đúng hẹn, anh mang tiến đến, lấy mẫu đem về Hải Phóng thực hiện. Nhưng có lẽ, cái số vợ chồng Giệp làm ăn chưa gặp vận, rạp chiếu bóng ngoài trời thất bại nặng nề - từ đó, cuộc đời anh chị cứ lận đận mãi ! Tôi không hiểu sao, chứ, nếu anh cứ đi đánh đàn cho các tiệm rượu của Pháp cũng dư dả sống. Sau khi đất nước chia đôi, gia đình anh chị di cư vào Nam; tôi chỉ gặp anh vài lần tại Đài phát thanh, rồi sau đó, bẵng một thời gian - mỗt buổi tới, một bạn quen cho biết : Nguyễn Văn Giệp đã mất trong hoàn cảnh túng thiếu, nợ nần chồng chất ! Định mệnh thật khắt khe !
Với số tiền Nguyễn Văn Giệp trả, tôi đi mua sơn, vải, để vẽ lai - phần nào tâm sự nguôi ngoai, chả lẽ cứ kéo dài buồn nản này tới vô tận ? Mùa đông đã về, với cơn gió bấc đầu mùa. Các cô gái Hànội đã choàng thêm chiếc áo len làm dáng. Nhưng lúc này, tôi đã chán hết, không còn mơ ước gì; kể cả thú vui mà ngày trước ít nhiều gì, tôi rất đam mê !
Ngày nào, tôi cũng ngồi trươc gíá vẽ, làm việc từ sáng tới tối, vẽ hoàn toàn tự do. Kỹ thuật, đi sâu vào họa phái lập thể; nhưng tôi chịu ảnh hưởng của ai hết, dù là Picasso hay Braque . Tôi vẽ theo lối nhìn riêng biệt, có vậy, mới chứng tỏ được nét đặc thù nghệ thuật. Tôi quan niệm, làm theo người, hẳn không bao giờ bằng người, lại còn bị mang tiếng nữa ! Do vậy, tác phẩm của tôi lúc ấy, tuy còn vụng dại thật đấy; nó vẫn là của tôi, chính tôi sáng tạo. Trong khi đang say mê với màu sắc, bỗng nghe tin ca sĩ Kim Tiêu đã bị bắt, giam tai Hỏa Lò từ mấy tháng nay. Kim Tiêu và Mai Khanh , hai ca sĩ rất nổi tiếng của Hànội từ tời tiến-kháng-chiến. Trong đời ca hát Phạm Duy, tay này chỉ nể 2 ca sĩ này. Kim Tiêu về Thành trước tôi nhiều tháng. Sau thời gian sống giữa lòng Hànội, có lẽ, hàng ngày phải đối mặt với kẻ thù; hơn nữa, cái mảnh trời Kháng chiến cao rộng, hào quang quá, nên làm tâm trạng Kim Tiêu bứt rứt. Từ bứt rứt đi đến căm hờn, rồi chống đối, do dó anh bị Pháp bắt, buộc tội Việt Minh. Đã ở trong tù, Kim Tiêu vẫn không sợ, dù bị đánh đập, tra khảo, anh vẫn coi thường. Pháp nhốt anh vào xà-lim (cellule ) , anh vẫn hát, hát bài ca Việt Minh. sáng nào anh cũng nắm chặt tay vào song sắt, hát bài Tiến quân ca để đánh thức tù nhân khác dậy. Từ ngoài Khu, Văn Cao được tin này, cảm động lắm, làm một bài thơ, rồi bí mật cho đem vào Hànội, nhờ tình báo nội thành chuyển tận tay Kim Tiêu đang nằm trong tù Hỏa Lò. Tôi đã đọc toàn bài thơ, lâu ngày, nay chỉ còn nhớ ít câu :
... Người danh ca ấy nằm trong ngục
Hànội nhớ tôi, hát bài ca cũ
Tiếng ca như buổi sớm trong
Tiếng ca vang vang phá phách
Xà lim nổ tung ra
Cả Hỏa Lò vỡ toang thành khối nhạc ... !
Câu chuyện về ca sĩ Kim Tiêu, tôi chỉ biết tới đây; còn sau này Kim Tiêu sống hay chết , hoặc ra sao, tôi không hay. Kim Tiêu có giọng hát tốt, hơi dài, ấm, lại truyền cảm... Ở Hànội, giọng nam, tôi chỉ yêu tiếng hát Kim Tiêu, Mai Khanh và Bùi Công Kỷ. Sau này ở miền Nam, tôi yêu tiếng hát
Duy Trác. Duy Trác cũng khí phách, không kém gì Kim Tiêu; nhưng đó là câu chuyện sau ngày 30 - 4- 1975 .
Vào khoảng gần cưới 1950, có một buổi, họa sĩ Hoàng Lập Ngôn đến thăm tôi. Anh họa sĩ này nổi tiếng , nhờ chiếc XE LĂN MÊ LY nhiều hơn là tài năng. Dáng người thon nhỏ, khuôn mặt xương xương, đeo kính cận, ra trường trước tôi vài năm. Anh có vợ, một cô Tàu lai, có 1 cô con gái, tên HOÀNG MÊ LY. Hoàng Lập Ngôn tính tình phóng khoáng , thích làm cái gì khác người. Sau khi ra trrường, thay vì kiếm 1 chỗ làm, anh lại cho đóng 1 chiếc xe ngựa, có mục đích chở cả gia đình * đi dọc theo con đường xuyên việt, kiếm sống bằng cách vẽ chân dung các ông bà nhà quê, mỗi khi đi qua làng mạc nào. Anh dùng tên con gái đặt tên cho CHIẾC XE NGỰA MÊ LY . Sau khi chiếc xe ngựa hoàn thành , sắp sửa lên đường, chụp ảnh đăng báo rùm beng, với mục đích quảng cáo. Thời kỳ 1940- 1941, ai cũng cho là kỳ quái, riêng Hoàng Lập Ngôn rất thích thú, vì mộng ước đã thành hiện thực. Chiếc
XE LĂN MÊ LY ra đi thật, nhưng chỉ lăn đến Thanh Hóa thì ngưng, phải trở về, vì con đau, vợ ốm, còn con ngựa mỗi ngày gầy ruộc đi, mất sức. Tiền công vẽ chân dung không đủ nuôi sống người và ngựa. Chiêc xe lăn khi ra đi hùng khí bao nhiêu, lúc trổ về tiu ngỉu như mèo bị cắt tai; im hơi lặng tiếng, không một tiếng vang- trư 1 số bạn bè quen biết. Khi cuộc Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, gia đình anh không tản cư, vì người mẹ vợ Tàu lai, nên 2 vợ chồng cùng con gái về nhà ngoại tá túc. Ngoài cửa nhà bên ngoại, treo cờ Tàu to tổ bố, quân Pháp không đụng đến. Trong thời gian ở lại Hànội, vợ anh buôn bán, có tiền, anh dùng 1 phần số tiền của vợ sang Pháp, không phải để học vẽ, mà chỉ đi thăm các Bảo tàng Mỹ thuật và du hí ít lâu.
------
* theo Tạ Tỵ, thì CHIẾC XE LĂN MÊ LY có mục đích chở cả gia đình - nhưng theo Nguyễn Anh Thi , thì:
"... Một con ngựa kéo. một cỗ xe đóng 2 tầng, trên chép đầy thơ và chữ ký lưu niệm của các thi sĩ bè bạn. Xe khởi hành từ bờ hồ Hoàn kiếm với 5 người : họa sĩ Hoàng Lập Ngôn, Song Văn, DƯƠNG BÍCH LIÊN bà vợ của ông Ngôn, và cô con gái, tên Mê Ly. Họ quyết định làm một cuộc phiêu du vào tận Sài Gòn . Hết tiền thì diễn kịch dọc đường, Dương Bích Liên rất ít nói, trầm tính, đã đi theo cái nhà lăn có 1 không 2 ấy, rồi đột ngột từ giã để về theo học Trường Beaux Arts ( Cao đẳng Mỹ thuật ).... "
( Dương Bích Liên như tôi biết" / Nguyễn Anh Thi / nguyệt san Văn hóa, số 1 / tháng 1 / 1994 phát hành tại Hà nội - trang 53 ) (TP chú thích )
------------------
Nhưng dần dần, người hồi cư nhiều, sự làm ăn buôn bán bị chia xẻ; hơn nữa, theo lời anh tâm sự, nhờ vả bên ngoại gặp nhiều phiền toái, anh nộp đơn xin vào làm công chức Nha Thông tin Bắc Việt, do
Nguyễn Trọng Trạc làm giám đốc, cơ sở đặt ngay ạti phủ Thủ hiến. Tay Trạc trước kia có viết báo lăng nhăng, nay trrong đảng Đại Việt được đề bạt lam giám đốc, phần nữa nhờ ăn nói hoạt bát, có tinh thần tích cực chống Việt Minh, và i có tinh thần biết quý trọng hiền tài . Hoàng Lập Ngôn đề cao cách đối xử của giám đốc Trạc, rồi ngỏ ý mời tôi vào làm công chức Nha Thông tin Bắc Việt, vì nơi đây đang cần họa sĩ vẽ tranh tuyên truyền chống Việt Minh - Ngôn cũng mời họa sĩ Nguyễn Tiến Chung, anh này chỉ làm 1 thời gian ngắn xin nghỉ, có lẽ vẽ tranh tuyên truyền không phải sở trường, hoặc lý do nào khác thì tôi không biết. Vẽ tranh tuyên truyền, cổ động, đòi hỏi có kỹ thuật riêng, không phải ai là họa sĩ cũng vẽ được tranh tuyên trruyền. Trong giai đoạn đầu, khi Việt Minh cướp chính quyền xong, tôi có vẽ tranh tuyên truyền, ban đầu gặp khó khăn, rồi vẽ nhiều thành quen, nghề dạy nghề ! Hoàng Lập Ngôn biết rõ điều đó, nên anh mời tôi là vậy. Tôi được mời, nhưng phân vân, tâm trạng vẫn còn in đậm dấu vết hào hùng kháng chiến, nhưng thực tế, chả lẽ cứ sống bám vào đại gia đình ? Trả lời Hoàng Lập Ngôn, hãy thư thư cho mấy bữa nữa để suy nghĩ cái đã. Ngôn đồng ý, sau đó, xin được xem những tác phẩm mới của tôi. gật gù tấm tắc khen, tranh tôi đẹp và lạ. Nhân tiện, cho tôi biết, hiện anh đang nghiên cứu lối vẽ Tướng Tinh Họa . Anh giải thích, Tướng Tinh Họa là một hinh thức vẽ chân dung, không chỉ nhằm vẽ giống, mà còn lột tả được tinh, tướng mỗi người in dấu trên nét mặt. Sự thực, lối này chỉ là vẽ hoạt họa, theo cách nhìn riêng của Hoàng Lập Ngôn - tuy nhiên cũng có cái hay riêng. Hoàng Lập Ngôn vẽ tranh nghệ thuật rất tầm thường , không có gì đặc biệt, đại loại chỉ có khuôn mặt đàn bà, nằm, hoặc ngồi bên lọ hoa, bên vách tường; nghĩa là không cò gì là sáng tạo. Tranh là người, nếu đúng vậy, quả tính tình anh cũng hiền hòa, dễ thương, nói năng khóng ác ý; nhưng tình cảm lại bê bối, gặp ai mê nấy, hay là cái nòi nghệ sĩ ắt vậy chăng ?
Chuyện về Hoàng Lập Ngôn mời tôi làm công chức tại Nha Thông tin, tôi có nói cho gia đình nghe. Cả nhà khuyên tôi nên nhận lời, nhất là mẹ và vợ tôi, vì dù muốn, dù không, mình có mặt ở Hànội, tức là đã chông lại Kháng chiến, thời thế đổi thay , sẽ không được tha đâu ! Suy ngẫm ra, có lý, khi Hoàng Lập Ngôn tới thăm lần 2, tôi nhận lời. Hôm sau, Ngôn đưa tôi gặp Nguyễn Trọng Trạc, Giám đốc Trạc lịch sự lắm, tiếp tôi như tiếp bạn thân quen từ lâu. Anh nói, nếu được tôi hợp tác, là sự hãnh diện chẳng riêng anh mà cho những người Quốc gia nữa. Thế là cuộc đới, sớm vác ô đi, tới vác về của tôi bắt đầu từ đấy. Tôi làm việc theo khế ước, 3000 Vn đồng / tháng. Làm được vài tháng, tôi đã có 1 số tiền, mẹ tôi
bàn :
- Nhà mình chật chội quá , không có chỗ nào cho con về nghỉ ngơi thong thả, vậy con nên thuê 1 căn phòng nào gần chỗ làm nghỉ ngơi , cơm nước đã có mẹ lo .
Vơ tôi cũng đồng ý vậy, nhân dịp có người anh em cột chèo dư 1 phòng dưới nhà, tôi bèn thuê lại, ở phố Laveran, sát cạnh nhà nữ ca sĩ Tâm Vấn . Khi tôi đến ở, thì ca sĩ tâm vấn chưa là ca sĩ thực thụ, hãy còn đi học, nhưng tâm vấn mê hát từ nhỏ, do đó, từ bên àny, tiêng hát Tâm Vấn cứ vọng sang, khiến đôi lúc trôi phải ngưng viết để lắng nghe. Thuở con gái, Tâm Vấn xinh lắm, cả cô em cũng vậy, nên chiều chiều, cácchàng trai đạp xe lượn lờ, huýt gió cua gái, lám ồn ào, gây khó chịu không ít ! Chỉ 1 nhà văn Nguyễn Minh Lang có may mắn làm người tình đầu tiên Tâm Vấn. Nguyễn Minh Lang người nhỏ nhắn, thời gian yêu Tâm Vấn, anh còn là học sinh, cũng viết lách được đôi ba cuốn tiểu thuyết, tài năng chưa tới mức, chưa mấy nổi tiếng- ngoài số bạn bè thân thiết, trong đó có Thanh Nam. Lúc này, tôi chưa quen cả hai bạn, dù có nghe nói đến tên một đôi lần.
Làm ở Nha thông tin được ít tháng , tôi đuộc tin Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương dinh tê, rồi
Bùi Xuân Phái, Sao Mai, , Hoàng Công Khanh và Thượng Sỹ. Tôi đến thăm từng người , Đinh Hùng không còn độc thân, có thêm cô vợ trẻ, người nhỏ thó đã mang bầu. Vào Thành, đời sống Đinh Hùng chưa khá hơn xưa, vẫn phải nhờ vả lòng tốt các Mạnh Thường Quân, kể cả Vũ Hoàng Chương cũng vậy. Bấy giờ, các xóm ca nhi không còn hoạt động, nếu còn, chắc cũng mất đi nhiều không khí xưa, vì đời sống kinh tế, chính trị đã đổi khác. Chẳng cứ gì Đinh Hùng đã có vợ mà Bùi Xuân Phái, Sao Mai cũng vậy. Riêng Thượng Sỹ gặp lại người tình cũ ở Hànội, tuy nàng đã cò chồng, con; nhưng vì lý do nào đó đã bỏ nhau- nên Thượng Sỹ bèn đem về làm của riêng, vì anh ta còn mê mệt nàng. Hoàng Công Khanh còn độc thân. Từ đó, tôi lại có bạn bè trò chuyện cho khuây khỏa, mỗi khi có thời giờ rảnh rang. Chúng tôi thường nhắc lại kỷ niệm thời kháng chiến, có người nói, họ dinh tê một phần vì gia đình, - có bạn còn cho tôi được Kháng chiến cưng chiều, sao bỏ về, thì lý do nào khiến họ phải ở lại kia chứ ?! Chắc họ nghĩ, tôi được anh Khuất Duy Tiến cho tiền, được báo CỨU QUỐC THỦ ĐÔ mướn làm việc, , đượ cử đi tham quan mặt trận Đông Xuân, được lãnh tiền đi kiếm tư liệu, được ăn uống ở cơ quan Bình dân học vụ khỏi trả tiền, được cấp Chứng minh thư, đến đâu Ủy ban hành kháng địa phương lo nơi ăn, chốn ở v. v. ... lại được các em bé địa phương gọi là chú; thế mà con dinh tê, vì làm văn nghệ trong kháng chiến không nuôi nổi vợ con- hơn nữa, gặp vài bất mãn trrong cách đối xử, nên chán, bỏ về thành, như trường hợp tôi vậy. Còn Bùi Xuân Phái nói với tôi, sống một mình buồn quá, lấy vợ, ai ngờ lấy vợ xong xuôi thì vỡ lẽ mình phải có trách nhiệm với người đàn bà mình yêu. Đời sống mỗi ngày một khó khăn, mặt trận cứ lan rộng dần, cơ quan rút đi hết, theo họ đi không nổi, chỉ còn một cách dinh tê thôi, đằng nào cũng một lần cho xong ! Bùi Xuân Phái trông vẫn vậy, dù không cạo râu, anh có bộ râu mọc lởm chởm đầy khuôn mặt, cặp mắt thì vẫn sáng long lanh chất chứa thông minh và bàn tay thanh thoát mỗi khi cầm cọ vẽ vời.
Dự ước của tôi đã thành sự thực,tôi đã vẽ được khoảng 50 tác phẩm. Vào khoảng cuối 1951, tôi làm triển lãm tại ngay trụ sở Nha thông tin Bắc Việt, nơi vẫn dùng để triển lãm tranh tuyên truyền , có khi cũng trưng bầy ảnh mỹ thuật của nhiếp ảnh gia tiếng tămnhư Lê Đình Chữ chẳng hạn. Nha thông tin Bắc Việt giúp đỡ tôi, bằng cách in catologue các tranh trưng bầy , cung cấp vải, sơn vẽ biểu ngữ, cùng cổ động trên báo chí về Triển lãm Tranh Ta Tỵ trưng bầy trong vòng 2 tuần lễ. Hia tuấn ấy, tôi vừa làm việc, vừa trông coi triển lãm cá nhân, ngườyi êu mỹ thuật, người xem hiếu kỳ xem đông nghẹt - vì đây là lần đầu tiên triển lãm tranh thuộc trường họa lập thể . Không bao giờ tôi có thể ngờ được, có nhiều người đến xem tranh đến vậy ! Gầu như ngày nào cũng có một số đông đảo người đứng chờ ở ngoài , trước giờ mở cửa. Tỷ lệ người biết thưởng thức tranh chẳng bao nhiêu, phần đông tò mò, muốn nhìn những bức tranh mà chưa bao giờ được thấy. Phòng triển lãm được mang tên TIỀN TIẾN ( Avant- Garde) . Số tranh bán được tới 90 %, sự thực thỉ chưa có phòng triển lãm nào thâu đạt kết quả khả quan như vậy. Các cây bút phê bình mỹ thuật viết nhiều kỳ liên tiếp bàn về phòng tranh, trong đó có bài Nguyễn Giang,. tay viết báo này là thứ nam của nhà báo kỳ cựu nổi danh Nguyễn Văn Vĩnh .
Ở Hànội xưa tuy nhiều gia đình có thế lực, chỉ vài gia đình nổi tiếng về văn học, như gia đình Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phạm Duy Tốn, và gia đình họ Dương .
Nguyễn Giang hoc ở Paris, đẫu Cử nhân văn chương Pháp, anh biết vẽ đôi chút, lại cả làm thơ. Tập thơ TRỜI XANH THẲM làm từ hồi học ở Paris, in ra không bán, chỉ tặng bạn bè đọc chơi. Nói cho đúng, thơ anh sao bằng được thơ cậu em ruột Nguyễn Nhược Pháp , và các thi nhân chuyên nghiệp đương thời. Nguyễn Giang người cao lớn, vạm vỡ, dáng dấp rất trí thức. Vầng trán rông, cao, khuôn mặt phương phi, trang nghiêm, tưởng như chẳng bao giờ biết nói đùa. Nhưng không, sau 1 thời gian quen biết, mới thấy con người anh rất hồn nhiên, cới mở. Nói đuà dí dỏm nữa. Anh mời tôi lại nhà ở phố Bovet ( nay Yết Kiêu) để xem tranh anh vẽ. Tranh anh vẽ, theo ý riêng tôi, thì chẳng khác gì thơ,' xêm xêm' như nhau, vậy là cả hai môn đều không có khả năng. Chắc tự biết, nên làm thơ chỉ để tặng và vẽ tranh để chơi thôi. Thơ và tranh đều được vẽ, viết ngay rừ thời anh học ở Paris. Tuy vẽ chẳng giá trị, thơ chẳng hay, lại am hiểu niêm luật thơ, cách cấu tạo tác phẩm các trường họa tây phương khá rành rẽ. Điều này minh chứng, khi anh vừa xem tranh vừa học từ sách vở mà có. Nguyễn Giang rất tham vọng chính trị, mặt này tuy không đạt được kết quả mong muốn. Đường lối chinh trị đi ngược lại đường lối văn hoá người cha, học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Thân phụ anh dịch sách pháp ra tiếng việt, còn Nguyễn Giang chuyển dịch việt ngữ sang pháp văn, trong đó có cả Truyện Kiều. Nhờ mở phòng triển lãm tranh, tôi quen thêm nhiều bạn văn nghệ, qua những câu chuyện về nghệ thuật. Trong khi tôi gặt hái thành quả như vậy, thì Phạm Duy, Văn Cao, Nguyễn Sáng không có mặt chung vui với tôi, ngoài Hoàng Lập Ngôn, Bùi Xuân Phái, Phạm Khanh, tay họa sĩ này rất kiêu ngạo, chỉ tin vào sự hiểu biết của mình thông qua sách vở.
Phạm Duy dinh tê sau tôi đúng 1 năm. Tôi hồi cư tháng 6 - 1950, Phạm Duy và Thái Hằng và cả gia đình bên vợ hồi cư tháng 6 - 1951. Phạm Duy có con trai đầu lòng ( sau này là ca sĩ Duy Quang) , quả thực, tôi không ngờ Duy có thể dinh tê. Trong kháng chiến, Phạm Duy đi đến đâu cũng được tiếp đón ân cần, được trao tặng Huân chương Kháng Chiến, và đã được đảng lao Động vuốt ve, được tướng Nguyễn Sơn, tư lệnh Khu 4 đứng al2m chủ hôn; thê mà Duy vẫn dinh tê; chắc phải có lý do sâu sắc lắm ! Chúng trôi gặp nhau vài lần, Phạm Duy cho biết sắp vào Saigon sống, ở đây khôeng tện, và Duy đang tổ chức một ban hợp ca lấy tên THĂNG LONG, để nhớ lại cái quán phở ở chợ Đại, nơi Duy và Thái Hằng gặp, yêu nhau, sau kết nghĩa vợ chồng. Tôi hỏi, ban hợp ca gồm những ai ? Duy đáp, toàn anh chị em trong gia đình cả: Thái Hằng, Hoài Trung ( Phạm Đình Viêm) , Hoài Bắc ( Phạm Đình Chương) và Thái Thanh. Nghe đến tên Thái Thanh, tôi chợt hồi tưởng tới cô bé kẹp tóc buổi nào từng bưng phở cho khách ở chợ Đại. Tôi nhìn Phạm Duy, tỏ ý nghi ngờ, Duy hiểu ý, đáp ngay:
- Cậu đừng có nghĩ Thái Thanh là cô bé nữa nhé! Nàng đã lớn lắm rồi, có giọng ca tuyệt vời ! cậu đã được nghe Thái Thanh hát, chắc mê luôn ! Tôi đang chuẩn bị ráo riết , tập hát bè, đồng thời lo làm thủ tục vô Nam. Cái số tôi phải sống ở miền Nam, cậu ạ, Vô trong đó sẽ tránh được nhiều thứ lắm, nào là tránh được phiền hà về chính trrị, về đới sống v. v. ... Dù sao, trong Nam, họ cởi mở hơn, nhất là họ yêu ca nhạc lắm. Chắc chắn gia đình tôi sẽ sống phong lưu, chứ ở lại Hànội là bà Cả Đọi ngay !
Cái phong cách nói chuyện của Duy như vây, Duy sáng tác lại là con người khác. Về đời sống, lại là một con người khác nữa ! Tôi mới vợ chồng Duy ăn một bữa cơm Tàu, ở trên gác một nhà hàng trông thẳng ra Hồ Gươm. Chúng tôi vừa ăn, vừa nhắc tới kỷ niệm kháng chiến. Phạm Duy như tôi, đều cho rằng đi kháng chiến là tự nguyện, là yêu nước, muốn thấy quốc gia được hoàn toàn độc lập, ngửng đầu nhìn thẳng vào mặt trrời, chứ không muốn cúi đầu làm kiếp nô lệ mãi mãi. Nhưng, chính cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc đã bị ...lợi dụng, dùng dân việt như một phương tiện để củng cố xây dựng ý thức hệ cộng sản sau àny. Chúng tôi, người nhật cảm, thấy ngay sự việc, nên nhất đinh chia tay. Tuy buồn đấy, còn hơn đến lúc hối không kịp ! Từ sau bữa cơm đó, tôi và Phạm Duy không gặp lại, cho tới khi chúng tôi cùng ở miền Nam sau này.
Hànội tuy là thủ đô miền bắc, thành phố ấy nhỏ, đường phố chật chội, quanh quẩn chỉ vài nơi quen thuộc, qua lại mãi cũng chán. Một buổi, Sỹ Tiến bất ngờ lại thăm. Tôi vừa ngạc nhiên vừa vui mừng gặp lại nhau. Bây giờ Sỹ Tiên gầy, đen nhẹm. Nói chuyện với anh, tôi vẫn phải nói to hơn thường lệ. Anh cho biết, mới dinh tê được trên 1 tháng, giấy tờ chưa xong, chả dám đi đâu. Gánh hát của anh ở chợ Đại đã tan rã từ lâu, vì tình hình quân sự; gia đình anh đã liên lạc nhiều nơi, nhưng không nơi nào dung thân được, đành dinh tê vậy.
Đời sống gặp đầy gian nan , trở ngại. Anh suýt bị chết mấy lần, vì máy bay oanh tạc, trời còn thương nên thoát nạn. Tôi kéo Sỹ Tiến ra quán ngồi nói chuyện, Sỹ Tiến có vẻ bi quan- nhưng anh nói, sẽ cố gắng dựng lại ban hát - mỗt phần để kiếm sống, một phần cho quên đi ngày, tháng buồn tẻ. Trong khi chưa lập được gánh hát, anh soạn tuồng bán để sống đã. Tôi hỏi Khanh Hợi, và hết sức ca tụng nữ nghệ sĩ trong vai Lã Bố mà tôi đã được xem ở chợ Đại, Sỹ Tiến còn cho biết, có người em trai, tên
Sỹ Khánh , đóng tuồng cũng hya lắm! Từ đó, thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau. dần dà, Sỹ Tiến lấy lại phong độ, không còn mấy bi quan nữa, vì ánh đèn sân khấu hằng đêm đã phục hồi tinh thần anh, qua vai tuồng tích mà anh đóng, cộng những vở tuồng mà anh soạn . []
TẠ TỴ
( CÒN TIẾP )
nguồn : NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ ĐÃ ĐI QUA ĐỜI TÔI / TẠ TỴ -
( Nxb Thằng Mõ, San Jose, USA 1990 - tr. 109 - 122 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét