Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012
nhà văn minh hương : hồ dzếnh / bài : hoàng tấn
nhà văn minh hương : hồ dzếnh
hồi ký văn học : hoàng tấn
- trái tim tôi dành cho trung hoa 4 phần, còn 6 phần dành cho việt ...
-vợ hồ dzếnh, nguyễn thị hiền bị bạo bệnh... để lại ... hồ chính ... -...mình ở lại em đi ... chuyện hiểu lầm ... mong tha ... cố nuôi con... đừng để nó kh...
-... hỡi việtnam! tôi nghiêng xuống lòng người... trên luống.. hương thơm ...
-... trên chuyến đi saigon-hànội, gặp hồng nhật, vợ góa trần trung... rổ rá cạp lại... lại bền vững ...
Hồ Dzếnh bước vào làng văn từ 1937, anh không tham gia vào nhóm Tiểu thuyết thứ Bảy, không Tự lực văn đoàn, cũng không có chân trong nhóm Hàn Thuyên, Tiểu thuyếtthứ Năm.. mặc dù trong Tiểu thuyết thứ Bảy, Tiểu thuyết thứ Năm, Mùa gặt mới đều đăng thơ của anh. Những bàit hơ đăng báo àny như một khúc dạo đàu vào văn chương Việtnam. Phải chờ đến những năm đầu thập kỷ 40, khi tập truyện ngắn CHÂN TRỜI CŨ xuất hiện, đông đảo độc giả mới biết và mở rộng vòng tay đón nhà văn Minh hương * có bút pháp độc đáo này . Sau đó, một loạt thơ văn tiếp tục trình làng, Hồ Dzếnh được định hình từ đấy.
----------------------
* Minh hương: Tàu lai, có bố hoặc mẹ là người Trung hoa hoặc Việtnam ( TP )
----------------------
Sau khi nhật đảo chính Pháp ít lâu , Hồ Dzếnh từ Hànội vào Saigon, anh đến thăm tôi tại tòa soạn báo Thanh niên mới tại số 38 J.C. Bosc ( nay Vũ Tùng) bên Gia Định. Tôi quen anh biết anh từ đấy, anh bảo:
" ... trái tim tôi dành cho Trung hoa 4 phần còn 6 phần trao cho Việtnam , đất nước nuôi dưỡng tôi trưởng thành ".
Những bài viết của anh trong thời điểm này rất quan trọng, được đăng trên báo Ngày mai, Điện tín, sài Gòn, Thanh niên mới .. . Chúng tôi mau chóng trở thành tri âm, tri kỷ. Hồ Dzếnh tá túc ngay tại tòa soạn Thanh niên mới, anh ít nói, có phần dè dặt, đôi khi chỉ ngồi im lắng nghe cuộc tranh luận về thời cuộc giữa Lê Tràng Kiều, Thiếu Sơn, Hoàng Phố, Vũ Tùng và Nguyễn Tử Anh ...
Khi Pháp bày ra cuộc thương thuyết 10 ngày với Ủy ban hành chính lâm thời, thì những thức giả đều thừa biết, đó là âm mưu Pháp cáo già, tìm kế hoãn binh, để chờ viện binh. Theo chỉ đạo của Nguyễn Oanh, lúc này là Xứ ủy Nam Kỳ phụ trách tuyên giáo, chúng tôi chuẩn bị rời tòa soạn vào chiến khu ; thì cũng là lúc Hồ Dzếnh chia tay để trở về Hànội. . Anh nói:
" Mình phải rút trước khi chiến cuộc xảy ra ở Saigon"
Chúng tôi mỡ bữa tiệc nhỏ liên hoan, tôi ra lệnh cho thủ quỹ xuất qũy 2000 đồng, gọi là trả nhuận bút cho Hồ Dzếnh; nhưng thật ra là muốn giúp anh thêm lộ phí trở ra Hànội. Từ ấy, chúng tôi xa nhau.
Sau hiệp định Genève, từ bến Chắc Băng trong rừng U Minh , chúng tôi xuống tàu tập kết ra bắc. Tại Hànội, tôi gặp lại Hồ Dzếnh, sau 9 năm xa cách, biết mấy vui mừng ! Tại đại hội thành lập Hội nhà văn Việtnam( 1957) , trong số phiếu bầu Hồ Dzếnh vào ban chấp hành, có lá phiếu của tôi. Chúng tôi trhường gặp nhau luôn, trao đồi về văn chương, học thuật, lúc này Hồ Dzếnh điềm tĩnh hơn và có ý định gác bút. Anh kể lại, sau ngày từ giã Saigon trước ngày 23 mùa thu năm ấy, Hồ Dzếnh gặp nhiều gian nan vất vả, thay đổi hàng chục lượt phương tiện, lúc đi nhờ xe bò, lúc cuốc bộ hàng chục cây số, suýt nữa gặp nguy ở Quảng Ngãi, cuối cùng thoát nạn cũng về tới Hànội.
Sau ngày Toàn quốc Kháng chiến, anh vào Liên Khu 4, ở đây gặp thiếu tướng Nguyễn Sơn, họa Trần Mộng, nhà thơ Quang Dũng. Nhớ lại, đã từng cùng tôi trên gác ở Hànội năm ấy, anh tâm sự thật cởi mở. Anh cho biết, tứ 1948, ờ Liên Khu 4, anh quen biết một nữ cán bộ công tác ờ Ban Tuyên truyền. Tình yêu nẩy nở, sau tiến tới hôn nhân . Ngày tháng hạnh phúc mau chóng trôi qua, cuộc sống gian khổ trong kháng chiến thiếu thốn đủ bề, không khỏi có lúc, vợ chồng nghệ sĩ này gây buồn phiền cho nhau . Như hòn đá ném xuống ao, tạo nên vòng tròn, tan biến mua chóng, rồi dằn vặt đời thường lại nhen lên làm vẩn tới hạnh phúc lứa đôi. Người vợ của Hồ Dzếnh có tên Nguyễn Thị Huyền , năm 1950 bị bạo bệnh qua đời, để lại một bé trai 4, 5 tuổi, đặt tên Hồ Chính. Trước khi qua đời, vợ anh chỉ kịp viết cho chồng vài hàng chữ nguệch ngoạc, Hồ Dzếnh đọc lại cho tôi nghe :
" Mình ở lại, em đi đây. Mọi chuyện hiểu lầm, em xin lỗi và mong được tha thứ ! Cố gắng nuôi con đừng để con phài khổ .. ."
Mắt đăm đăm nhìn lên trần nhà, như nhìn vào một quá khứ xa xăm, rưng rưng nước mắt, Hồ Dzếnh đọc cho nghe bài thơ. Bài thơ huyết lệ mà anh đọc trước bàn thờ vợ, trong tang lễ :
Tặng em vì biết em yêu
Em còn tin tưởng ít nhiều ở anh
Mùa đời rụng cả lá xanh
Nỗi đau thương cũ nay thành máu thơ
Em ơi, giữa tiệc sông hồ
Hiện lên sống lại mấy giờ bên nhau
Mất còn có nghĩa gì đâu
Trong vui cao cả, trong sầu mênh mông .
Năm 1953, cháu Hồ Chính lên 4, không may, vì quá suy dinh dưỡng, cháu lâm bệnh. Lúc này hồ Dzếnh suy sụp tinh thần , nên tổ chức cho phép anh về Hànội để chữa bệnh cho con trai và an dưỡng.
Trên đường về thành, Hồ Dzếnh tự cho mình là hàng thần lơ láo, và nhớ bạn đời, nên anh ngâm nga lại bài thơ :
Lệ nến đêm qua ứa mấy dòng
Chín hồi chuông nguyện khóc trên không
Nàng đi, im lặng như nàng sống
Tóc vẫn thơm nguyên, má vẫn hồng .
Thủ đô Hànội, từng đoàn xe quân sự chạy khắp phố phường. Có một số văn thám vừa dọa dẫm, vừa mua chuộc, hòng kéo anh về cộng tác . Nhưng anh khôn khéo, khước từ. Gà trống nuôi con , bơ vơ giữa kinh thành tráng lệ, anh sống sao đây, và làm sao để sống ? Anh quyết định vào Saigon tìm n ông anhr uột. Nhưng Saigon còn hỗn loạn hơn Hànội gấp bội! Anh lại quyết định trở ra Hànội.
Chính chuyến đi này , anh đã gặp chị Hồng Nhật, vợ góa một nhà thơ nổi tiếng một thời * . Hai người cùng cảnh ngộ, rổ rá cạp lại thành vợ chồng.
----------------
* thi sĩ Trần Trung Phương, nhà thơ chuyên viết thơ thiếu nhi. Xem thêm trong NHÀ VĂN TIỀN CHIẾN 1930- 1945 / THẾ PHONG ( Nxb Vàng son, Saigon 1974) (TP).
-------- -----
Có người bạn ra câu đối:
Vợ goá nhà thơ lấy nhà thơ goá vợ.
một vị đối lại:
Con nuôi nước Việt, nhờ nước Việt nuôi
Hồ Dzếnh, đọc theo tiếng Quảng Đông Hồ Dzính , nên có bạn đã đùa : " ...này anh Hồ Dzính, dính hồ, và hồ có khi không dính".
Cũng tại trên gác nhỏ trên phố Julien Blanc ( Phủ Doãn sau này ) hôm ấy, Hồ Dzếnh sáng tác được đôi bài . Tôi bèn đưa cuốn sổ, đề nghị chép lại, anh đáp:
" ... quả thực, lúc này mình có phần dao động trước gió bụi kinh thành, tư duy có phần không trong sáng mấy, chẳng muốn làm gì, kể cà chép thơ đã sáng tác."
Nói vậy, sau , anh vẫn chép cho tôi:
THUỞ NÀO XA ?
Có những đêm ngổn ngang tình kháng chiến
Lạc về một thuở hoa hương
Không dưng sực tỉnh thiên đường
Kẻ du khách nằm mơ đời Lưu Nguyễn
Chính mộng đẹp đã làm ta xao xuyến
Bướm phiền hoa ngùi xém dưới lề đường
Gối nghiêng nức nở đêm trường
Tâm sự cuối năm biết mà khó dập
Tro kỷ niệm thời gian chưa kịp lấp
Còn nồng cay hương vị thuở nào xa ?
HỒ DZẾNH
Anh tiếp lời:
" Cuối năm 1953, đầu 54, có người ở chiến khu ra, tôi đã thức trắng đêm để làm thơ - Bài thơ cuối mùa - bài duy nhất nói lên tâm tư của tôi sống trong lòng Hànội tạm chiếm, để gửi tặng 2 bạn là Trần Mộng và Quang Dũng ."
Năm tháng trôi đi, Hồ Dzếnh không viết nữa, anh gác bút thật sự.
Hồ Dzếnh vào làm ở Nhà máy xe lửa Gia Lâm, anh được bổ sung vào xưởng cơ khí, anh làm thợ cơ khí đúc thép. Đâu đó hơn 10 năm làm công nhân, Hồ Dzếnh là 1 công nhân thực thụ. Lần gặp tôi, anh nói toàn về máy móc, quên hẳn chuyện văn chương. Khi mối quan hệ Việt Trung không tốt đẹp ,( 1979) Trung quốc lùa quân lấn Ải Nam Quan , vào sâu mấy tỉnh phía bắc, thế là nạn Hoa Kiều trở thánh vấn đề. Một số cán bộ lãnh đạo thiển cận soi mói, khiến anh đau lòng, anh trở thành đứa con ngỗ nghịch trước mắt soi mói của cha mẹ. Vợ anh, chị Hồng Nhật không còn làm chủ hiệu sách Bình Minh ở góc phố Trần Quốc Toản + phố Huế nữa, phải lui về Hòa Mã, trrước cửa số nhà 88 mở quầy bán sách báo lẻ, sống lấy lất qua ngày. Đôi khi độc giả bắt gặp một trung niên mặt buồn so , bán hàng thay vợ, hụ hợ qua ngày đoạn tháng.
Khi tôi vào Saigon, nghỉ hưu , tôi và anh Hồ Dzếnh vẫn liên lạc với nhau , qua thư từ. Tâm sự thổ lộ trên thư, anh như chim báo bão, tiên đoán trước sau gì sóng gió Việt + Trung sẽ ngưng thổi, hẳn nạn Hoa Kiều sẽ dễ thở hơn. Hồ Dzếnh bộc lộ:
" .. Hỡi nước Việtnam! Tôi nghiêng lòng xuống người, trên luống cày mà hương thơm còn phảng phất , vì tôi đã từng uống nước, nói tiếng của Người, vì tôi thề, yêu người trên bậc tuyệt vời của tôn giáo. Trên dải đất súc tích những tinh hoa của văn chương, những công trạng lịch sử, tôi còn ghi cả những bóng dáng người xưa mà tôi thương yêu ..."
Hồ Dzếnh yêu thương đất việt, nơi anh được sinh ra. Tình cảm sâu lắng từ thuở ấu thơ, chính là tình cảm hệt tình mẹ và con vậy. Anh đã lớn lên trong lòng mẹ, người mẹ Việtnam cần cù, lam lũ, chất phác, thủy chung. Anh cũng yêu tha thiết Trung Hoa, quê nội. Nào mảnh đất Chiết Giang, Thiểm Tây, Tô Châu, Hoàng Hà .. tuy chứa lần đặt chân tới, nhưng đã làm tâm hồn ANH giàu tình cảm sôi động:
Tô Châu lới lớp phù kiều
Trăng đêm Dương Tử, mây chiều Giang Nam ...
... Trên giường bệnh, Hồ Dzếnh viết gửi tới tôi lá thư đề cập mối quan hệ Việt+ Trung được giao hảo trở al5i, vì anh yêu 2 quê nội, ngoại tha thiết !
Hồ Dzếnh ra đi, lặng lẽ, êm đềm, để lạii thương tiếc cho gia đình, bạn bè quen biết, độc giả mến mộ văn chương anh. (....)
Tôi chép thêm một bài thơ khác , Hồ Dzếnh tặng họa sĩ Trần Mộng và Quang Dũng, tác giả tập thơ TÂY TIẾN .
BÀI THƠ CUỐI MÙA
riêng tặng Trần Mộng & Quang Dũng.
Các bạn ơi !
Hànội phù hoa
Hànội điêu tàn trụy lạc
Hànội đau thương tan tác
Nhưng lòng ta Hànội vẫn chưa nguôi
Mưa đêm sâu dìu đặt nét xa khơi
Ngày sáng chói sẽ điêu tàn ước niệm
Ta viết trang Thơ này
Viết mà giấu kín
Mà xé đi những thương tích phong lưu
Vấn vương ta khi đất nước oán cừu
Có những đứa con nằm gai nếm mật
Áo nâu vải tượng trưng hình của đất
Luống cày hoa vun vút lối Ngày Mai
Chỉ còn ta thắp nến vọng đêm dài
Chỉ còn ta nằm mơ tình đã cũ
Xác chưa buông linh hồn còn ủ
Men càng say càng đượm ý thê lương
Kỷ nguyên mai nữa xe buồn
Lòng mơ phía đó, lòng vương nơi này .
Hànội cuối đông 1953, sáng xuân 1954
thơ QUANG DŨNG
[]
HOÀNG TẤN
-----
nguồn : NGƯỜI XƯA MÌNH NHỚ / HOÀNG TẤN
Nxb Đồng Nai 2001, tr. 117 - 129.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét