Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012
những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi - tạ tỵ
NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ ĐÃ ĐI QUA ĐỜI TÔI 16
hồi ký văn học : tạ tỵ
Tôi không nhớ rõ lắm trong trường hợp nào, tôi quen học giả Lê Văn Siêu- hình như qua Hoàng Trọng Miên thì phải . Nhòm HÀN THUYÊN quả thực không có bao nhiêu, chỉ vài mống, mà nay đã vô Nam : Nguyễn Đưc Quỳnh, Lê Văn Siêu. Còn Trương Tửu và người anh vợ chủ nhà xuất bản Hàn Thuyên đều đã đầu hàng CS. Tôi biết tiếng và cảm phục Lê văn Siêu, từ lúc chưa quen anh, qua mấy cuốn sách dịch. Lê Văn Siêu khi trẻ cũng học trường Bách nghệ , trước Phạm Duy nhiều năm. Phạm Duy bỏ ngang vì quá lười, hơn nữa, cái nghề Nguội và Rèn không quyến rũ để Duy đeo đuổi, còn Lê văn Siêu học tới tốt nghiệp nghề Mộc. Sau khi tốt nghiệp, Lê văn Siêu không làm cái nghề đã học, lại quay sang theo đuổi chính trị, rồi viết sách. Lê văn Siêu dáng người cao lớn, khuôn mặt lưỡi cày, vầng trán cao và hình như lúc nào nụ cười cũng nở trên môi. Anh có lối nói chuyện hồn nhiên, mỗi lời nói như được cân nhắc , chứ khơng nói bừa bãi. Tuy mới quen, nhưng Lê Văn Siêu đối với tôi như chỗ thân tình . Anh mời tôi đến nhà ở đường Võ Tánh * cũng gần chỗ tôi làm việc. Một căn nhà gỗ, có cầu thang bên ngoài , đưa thẳng lên lầu, nơi anh làm việc. Anh nói với tôi, đây là căn nhà DÂN QUYỀN. Thấy tôi không hiểu tại sao lại gọi nhà DÂN QUYỀN , anh giải thích:
" chữ DÂN QUYỀN ở đây không phải là quyền của dân chúng mà chỉ là cách nói lái : QUYÊN DẦN ! "
... chỉ vì nghèo ,không có tiền mua vật liệu làm nhà trong 1 lúc, nên 1 phần tự thực hiện, 1 phần nhờ anh em giúp đỡ vật liệu. Căn nhà gỗ của Lê Văn Siêu nằm sâu trong ngõ, bên ngoài là những căn nhà bán ống cống, gạch ngói , mộ bia làm bằng xi măng .* Trong nhà trống trơn, ngoài bộ bàn ghế tiếp khách
---------------------------
* tác giả tưởng đường Võ Tánh ( Saigon 1 ) kéo dài tới đường Nguyễn Trãi ( khu vực Saigon 5) . Đúng ra, căn nhà gổ tuềnh toàng của Lê văn Siêu nằm trên đường Nguyễn Trãi ( qua ngã tư Trần Bình Trọng + Nguyễn Trãi), đi từ phía Saigon xuống, nhà LVS nằm bên tay phải, trong ngõ - đúng như Tạ Tỵ tả lại - bên ngoài bán vật liẹu xây dựng. Một điều nữa là Phòng 5 Bộ Tổng tham mưu nằm trên đường Trần Hưng Đạo , gần nơi Tạ Tỵ làm việc .( "...cũng gần chỗ tôi ( Tạ Tỵ ) làm việc ... " ).
Lê văn Siêu dính líu tới một vụ đạo văn, Phổ Đức viết : "... Bấy giờ văn nghệ miền Nam rất sợ Thế Phong, vì anh viết tất cả sự thật các văn nghệ sĩ bê bối, nhu Lê văn Siêu đạo văn người khác... " / ' NHÀ VĂN THẾPHONG, CON NGỰA BẤT KHAM ... / PHỔ ĐỨC <tanmanvanchuongthephong.blogspot.com> (TP).
--------------------------
đã cũ , và chiếc bàn viết, trừ chiếc kệ khá lớn. Khi tôi quen anh, anh đang hợp tác với nhà xuất bản Phạm Văn Tươi, chuyên dịch loại sách nói vê danh nhân thế giới ... để làm gương cho thanh niên việt, như nhà văn học Nguyễn Hiến Lê dích loại sách Học làm người vậy. Tôi thích tính tình Lê Văn Siêu, anh luôn tỏ ra hào nhã, vui với cái nghèo, chưa bao giờ nghe anh ta thán về sô phận, hoặc, ganh ghét ai.
Một buổi nhàn rỗi, tôi bỏ sở tới thăm anh, vì có lòng nhớ. Nhìn thấy tôi đến, chi Siêu ngước mắt lên lầu, nói:
" Anh ơi! có khách !"
Tôi nghe tiếng dép khua trên sàn gỗ. Lê văn Siêu đứng ở cấu thang, ngó xuống, cười khà khà :
-... may quá, ông đến chơi, có cả anh Nguyễn Thiệu Lâu ở đây nữa.
Quả thực, tôi không quen Nguyễn Thiệu Lâu , dù lúc trẻ, học khá giỏi, nhà nghèo, lại muốn theo học ở Pháp, thì cần phải có tiền, nên gia đònh đã chọn một người vợ cho ông là con nhà giầu. Do đó, ông có tiền đi Pháp học. Đỗ bằng Cử nhân Sử tại Pháp, trở về Việtnam, ông dạy tại Lycée ( Albert Sarraut ?). Nhưng từ ngày có danh phận, ông tỏ thái độ khinh bỉ vợ, người đã nuôi ông ăn học thành tài. Mỗi lần uống rượu say, ông chửi vợ , đanh con; đến nỗi vợ con phải chạy trốn sang nhà hàng xóm để tránh những trận đòn.
Sau 20- 7- 1954, gia đình ông vô Nam, ông tiếp tục đi dạy, dạy ở nhiều trường, trong đó có nữ trung học. Nguyễn Thiệu Lâu tuy có học, nhưng nhân cách, đạo đức rất kém. Trong giờ giải lao, ông dám vạch quần đái vào gốc cây giữa sân trường, trước mặt các nữ sinh, coi như không có ai. Do vậy, tôi không mấy thích ông ta, nay, bỗng nhiên gặp tại nhà Lê Văn Siêu , nên tôi không vui, nhưng chả lẽ lại quay về, sợ Lê văn Siêu hiểu lầm. Tôi bước từng bậc thang một cách mệt mỏi. Lên hết bực thang, tôi nhìn vào trong nhà, thấy 1 người đứng tuổi, mặt đỏ gay, hướng nhìn về phía tôi. Sau lời giới thiệu chủ nhà, chúng tôi bắt tay nhau. Không thích, tôi vẫn giữ nét mặt thản nhiên, coi như không biết chút gì về đời tư Nguyễn Thiệu Lậu.
Để bắt trớn câu chuyện, Lê Văn Siêu nói Nguyễn Thiệu Lâu đang nghiên cứu về nhà Tây Sơn và dấu tich ngôi mộ Nguyễn Huệ. Qua câu chuyện sử học, tôi nhận thấy, quả Nguyễn Thiệu Lâu có 1 sự hiểu biết khá sâu rộng về địa hạt chuyên môn, Khi học ở Pháp, ông ta chỉ học về sử Pháp, nhưng nhờ trí thông minh, Nguyễn Thiệu Lâu trước chuyển biến lịch sử, cũng tự mình biết xoay chiều, quay sang nghiên cứu về sử Việtnam, ngõ hầu còn dùng nó để mưu sinh. Lê Văn Siêu lấy ly rót rượu đế mời tôi uống. Tôi từ chối, lấy cớ phải quay về sở làm việc, nên không thể uống rượu. Còn Nguyễn Thiệu Lâu nốc chừng hai tớp, đã cạn 1 ly. Tôi thấy sự gặp gỡ này không mấy hứng thú, nên xin phép phải về sở. Lê Văn Siêu không giữ, đua tôi ra đến tận đầu cầu thang, tôi nghe từ trong nhà nói vọng ra :
" Lạ nhỉ, lính tráng mà không biết uống rượu !"
Tôi không thích nghe câu này. Lần gặp sau, có phàn nàn với Lê văn Siêu, thì anh cho biết, bản chất Nguyễn Thiệu Lâu là vậy.
".... Khi men rượu đã ngấm vào máu, thì chẳng coi trời vào đâu, bạ gì nói đấy, cậu để ý làm chi. Thực ta tôi có chơi với hắn đâu, tự đến làm quen, thế mà lúc say, hắn nói bậy cả với tôi . Thôi bỏ qua !?"
Vi quen Lê văn Siêu, nên tôi biết Phạm Văn Tươi, một người có tâm huyết với văn hóa. Phạm Văn Tươi, người miền Nam, vóc người tầm thước, ăn nói chừ ngmực, rất khôn khéo, chứ không bộp chộp như phần đông người Nam. Có lẽ do nghề nghiệp đã buộc anh phải cư xử như vậy. Phạm Văn Tươi nhờ tôi trình bày vài mẫu bìa cho những cuốn sách sắp xuất bản. Vấn đề tiền nong, Phạm văn Tươi cư xử rất tế nhị, sòng phẳng. Sự hợp tác giữa Lê văn Siêu và Phạm Văn Tươi cũng không được lâu, có thể vì cái số anh Siêu hơi lận đận ! Sau Lê văn Siêu, Phạm văn Tươi có Nguyễn Hiến Lê.
Nói đúng, Lê Văn Siêu hoàn toàn sống nhờ vào ngòi bút, do vậy, nếu chẳng chỗ này, anh phải tìm chỗ khác ngay; chứ không, làm sao nuôi nổi vợ và 1 đàn con lốc nhốc. Rời nhà xuất bản Phạm Văn Tươi, Lê Văn Siêu cộng tác với nhà văn hóa Hồ Hữu Tường, khi ấy HHTường đang chủ trương báo ĐÔNG PHƯƠNG, với thuyết trung-lập-chế. Tòa soạn báo đặt ở đường Thủ khoa Huân , phía gần cổng sau Dinh Độc Lập.
Một buổi, Lê Văn Siêu đưa tôi đến tòa soạn chơi, để gặp Hồ Hữu Tường. Tôi biết tiếng, chưa có dịp làm quen, kể từ ngày Đại hội văn hóa , do VM tổ chức ở Hànội 1946. Trong tủ sách của tôi có cuốn TƯƠNG LAI VĂN HOÁ VIỆTNAM do Hồ Hữu Tường biên soạn. Tư tưởng HHTường được thể hiện trong cuốn sách mỏng đó, không phải hoàn toàn vô ích, hoặc là không tưởng ! Sở dĩ nó không được VM hoan nghênh, vì lập trường chính trị ( đệ tứ - TP ) của tác giả. Hơn nữa ... cái gì của họ làm ra, cái đó mới là khuôn vàng, thước ngọc, bắt mọi người phục tùng.
Hồ Hữu Tường, khuôn mặt lớn của nền văn hóa miền Nam, tác phẩm giả tưởng PHI LẠC SANG TÀU , với nhân vật Thằng Mõ làng Cổ Nhuế, làng chuyên hót phân người , trở thánh chính trị gia, nhà thuyết khách như Trương Nghi, Tô Tần thời Chiến quốc, làm say mê người đọc. Ngoài tác phẩm trên, tác giả còn viết nhiều bài đăng trên nhiều báo, đường lối chủ trương chính trị đệ tứ quốc tế - TP) . Sau đó, tác giả cho ra mắt PHI LẠC NÁO HOA KỲ , cuốn này ít được hoan nghênh hơn. Sự nghiệp cách mạng HHTường không giống sự nghiệp chính trị hiển hách Tạ Thu Thâu , hoạt động chống Pháp ngay đưới mũi Pháp, vào tù, ra khám nhiều lần. HHTường chi dùng văn hóa làm cách mạng, hoặc nói cách khác ; làm cách mạng qua văn hóa - bởi vậy- HHTường ra báo, viết sách không đi ra ngoài ước vọng đó.
Hồ Hữu Tường, người to mập, chắc nịch, hơi thiếu chiều cao. tác giả cười với hai hàm răng vàng chóe, và hình như lúc nào, người ta cũng thấy ông cười - vì lý do - hai môi tác giả luôn luôn hé mở, không khép kín lại được.
Hồ Hữu Tường nắm chặt tay tôi, mời vô phòng khách của tòa soạn. Sự thực, phòng khách chỉ có 1 chiếc bàn nhỏ, vài chiếc ghế tiếp bằng hữu. Hồ Hữu Tường ăn nói bộc trực, tác phong người miền Nam. sau vài câu xã giao, tác giả nói với tôi về tình hình chính trị thế giới và Việtnam, chế độ phong kiến, thực dân v. v... Sự thật, tôi không mấy thích nghe chuyện chính trị ( đến nay vẫn vậy) , chỉ nghe, thỉnh thoảng hỏi vài ba điều, chứng tỏ có nghe câu chuyện đang hướng dẫn. Tôi chẳng biết thuyết trung- lập- chế của HHTường có hợp với Lê văn Siêu không/ - tôi không biết - chỉ thấy anh uống nuớc trà, cười khà klhà, họa hoằn góp ý vài câu.
Tình hình chính trị miền Nam biến chuyển mạnh cả về mặt quân sự. Chính quyền Ngô Đình Diệm sau khi truất phế Bảo Đại, củng cố địa vị, diệt các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên - chỉ trừ tướng Trịnh Minh Thế - theo ông Diệm ngay từ đầu, với lực lượng quân sự sẵn có trong tay. Còn các lực lượng võ trang của tướng Năm Lửa, Ba Cụt, Bẩy Viễn đều bị dẹp tan.
Vì có dính dáng đến Bẩy Viễn, nên Trần Văn Ân , chủ nhiệm ĐỜI MỚI và Hồ Hữu Tường cùng nhiều người khác, bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giữ, đày ra Côn Đảo. Kể từ ngày đó, báo ĐỜI MỚI , báo ĐÔNG PHƯƠNG bị đóng cửa.
Thời gian vẫn lạnh lùng trôi đi đưới sự cai trị cúa chính thể càng ngày càng được người Mỹ ủng hộ. Miền Nam tương đối ít bị xáo trộn về chính trị, quân sự- trừ sự đương đầu vời CS - vì các cán bộ nằm vùng CS hoạt động trở lại cả về chính trị, quân sự- sau 2 năm ký kết mà không có hiệp thương giữa 2 miền Nam, Bắc. Chính quyền Ngô Đình Diệm , chính quyền cương quyết chống Cộng, cũng như chống tệ đoan xã hội. nếu cứ cái đà này mà tiến, miền Nam sẽ lớm mạnh, có thể đứng vững; dầu không có chi viện từ bên ngoài. Nhưng uổng thay, một phần vì con người, một phần mệnh nước nổi trôi, càng về sau miền Nam càng bị lún sâu vào thành kiến, đố kỵ, chia rẽ làm cho tan rã 1 cách đáng tiếc !
Một buổi chiều, tôi vừa đi làm về, chưa kịp thay quần áo - bạn Văn Thanh đưa anh Võ Đức Diên đến thăm. Tôi biết tiếng anh Võ Đức Diên , từ ngày anh làm giáo sư dạy ở Trung học THĂNG LONG. Anh là 1 trong vài kiến trúc sư đã cộng tác với nhóm TỰ LỰC VĂN ĐOÀN , đẻ ra phong trào ÁNH SÁNG , tức là làm cách mạng về nơi ăn chôn ở của dân lao động. Nhóm TỰ LỰC VĂN ĐOÀN muốn biến những căn nhà tối tăm, u ám, thành những căn nhà khang trang, sáng sủa, có đủ không khí, cho người dân lam lũ, ngày đi làm cực nhọc, tồi về lại phải chui rúc vào nhà hang chuột.
Những căn nhà mẫu do anh Võ Đức Diên vẽ, trông rất giản dị, sang sủa, lại ít tốn kém. Một khu nhà kiểu mẫu được cất tại bãi Phúc Xá, ngay bờ sông Hồng Hà - tuy làm bằng tre nứa , mái lợp lá, trông thật ngăn nắp vệ sinh. Cuộc cách mạng này không thành, vì thực dân Pháp tìm mọi cách ngăn trở. Hơn nữa, không có quỹ để thực hiện. Người dân lao động sống ở ven đô Hànội vẫn phải chui ra, chui vào
trong những ổ chuột, chả biết đến ngày nào mới thoát !
Võ Đức Diên , thân xác cồng kềnh, vầng tán rộng, tóc thưa. Anh có đôi mắt voi, tuy nhỏ, lại vô cùng linh hoạt mỗi khi nhìn ngó vật gì. Tuy mới gặp lần đầu, qua Văn Thanh, một thuộc cấp của anh ở Nha Kiến Thiết, nhưng anh nói chuyện một cách thân tình, dí dỏm. Còn Văn Thanh luôn nhắc kỷ niệm thời kháng chiến, với Ban kịch Bình dân học vụ. Vợ chồng Văn Thanh cũng dinh tê sau tôi chừng trên 1 năm... Văn Thanh vô Nam theo phong trào di cư, và có kiến thức chuyên môn kiến trúc, anh xin vào làm việc tại Nha Kiến Thiết, trong khi Võ Đức Diên làm phó giám đốc. Anh Võ Đức Diên tuy lớn hơn chúng tôi nhiều tuổi- nhưng không bao giờ - trong câu chuyện, anh để tuổi tác làm cho xa cách. Võ Đức Diên rất tin vào tướng số- theo lời Văn Thanh nói với tôi - trước khi làm 1 công việc gì, anh đều phải hỏi ý kiến thầy Diễn , nhà tử vi nổi tiếng, và Dương Thái Ban, thầy địa lý. Lúc nào Võ Đức Diên cũng mặc sơ mi đen, vì tin vào lời thầy bói Diễn, chỉ trừ khi nào bắt buộc, do lễ nghi, anh mới mặc sơ mi trắng.
Võ Đức Diên tìm tôi , vì anh đang làm báo XÂY DỰNG, tờ báo có tính cách chuyên môn. Anh nhờ tôi vẽ bìa, minh họa làm cho tờ báo khởi sắc, chứ không, nó khô khan quá, không ai đọc, trừ các chuyên viên. Tôi vui vẻ nhận lời giúp. Từ đó , mỗi tháng, tôi lại thêm 1 khoản tiền để chi dụng. Võ Đức Diên cũng thích chính trị lắm, nhưng khôn ngoan, vì anh biết rằng dù làm chính trị trong giai đoạn này, cũng chỉ như mua dây buộc vào người- nên anh làm văn hóa - với mục đích cải thiện đời sống được phần nào hay phần đó. Anh rất mê hội họa, văn chương , âm nhạc. Anh có lòng kính hiền, trọng sĩ. Dó đó, khi nào có cơ hội giúp anh em được, anh giúp ngay. Tình nghĩa giữa tôi và anh Võ Đức Diên cứ dài dài và theo
thời gian, làm cho chúng tôi càng ngày càng gắn bó. Thỉnh thoảng, anh nhờ tôi vẽ một cái gì đó cho nha Kiến Thiết, thế là anh lại đứa khoản tiền lớn hơn tôi dự tính. Anh thường gọi Văn Thanh, Phạm Duy và tôi là các cậu- cái chữ các cậu anh dùng có vẻ thân mật, chứ không mang ý nghĩa cách biệt về tôn ti, trật tự, do địa vị, tuổi tác tạo ra.
Dưới chế độ Ngô Đình Diệm, anh ( Võ Đức Diên *) được trọng dụng, chẳng phải do anh nịnh bợ , hoặc phe nhóm nào ủng hộ - mà do chính tư cách đã tạo cho anh một địa vị được mọi người kính nể- kể cả ông bà Ngô Đình Nhu. Sự thực, lúc đó, chúng tôi chẳng hiểu làm sao àm anh thuyết phục được ông Ngô Đình Nhu , bác sĩ Trần Kim Tuyến bằng lòng cho tiền để ấn hành báo SÁNG DỘI MIỀN NAM . Tờ báo này in tại nhà in KIM LAI , nên rất đẹp. Võ Đức Diên mời Lê Văn Siêu làm thư ký tòa soạn , trong khi ấy anh Siêu đang làm cho báo CÁCH MẠNG QUỐC GIA . Văn Thanh được biệt phái sang tờ báo để trông nom ấn loát; còn tôi, giữ phần minh họa. Tờ báo in offset, phần bài vở nặng phần giới thiệu sự trù phú, phát triển ở miền Nam . Ngoài Lê văn Siêu, còn có nhiều nhà văn, nhà thơ khác tiếp tay- như Đinh Hùng, Vũ Bằng, Lê Văn Trương v. v. ...
------------------
* Năm 1955, , chế độ Ngô Đình Diệm truất phế bảo Đạo, làm Tổng thống , dẹp loạn Cao Đài ( tướng Nguyễn thành Phương), Hòa Hảo ( tướng Năm Lửa, Ba Cụt ) , Bình Xuyên ( tướng Bẩy Viễn) - lo củng cố nội bộ, dùng báo chí ca tụng Ngô triều. Chẳng hạn, ông Trần Chánh Thành vừa là bộ trưởng Thông tin, còn là chủ tịch PHONG TRÀO CÔNG CHỨC CÁCH MẠNG QUỐC GIA , dùng một số nhà văn, nhà báo có tiếng làm công tác văn công, như Lê văn Siêu làm chủ bút nhật báo CÁCH MẠNG QUỐC GIA, kiến trúc sư Võ Đức Diên làm chủ nhiệm SÁNG DỘI MIỀN NAM. Ông Võ Đức Diên dùng nhạc sĩ Phạm Duy làm" cò mồi", tổ chức quán cà phê NẮNG MỚI , 47 Bùi Viện ( Saigon 1) , bán cơm trưa giá rẻ cho sinh viên, buổi tối tổ chức ca nhạc, P.D. cho lắp hệ thống âm thanh nghe lén . Sau vụ đảo chánh Ngô Triều 1960 thất bại, kiến trúc sư Diên vẽ đường hầm bí mật, ngõ thoát từ Dinh Gia Long ( Dinh Độc Lập bị bom) ra Chợ lớn. Có một dư luận đáng tin cậy đồn đoán, kiến trúc sư Diên hoàn tất sứ mạng , được cố vấn chính trị Tổng thống Diệm, ông Ngô Đình Nhu mời uống' ly cà phê cuối cùng' giã biệt cuộc đời , cùng một số công nhân tham dự làm đường hầm đào thoát cũng bị mất tích từ đấy . (TP)
------------------------------
Võ Đức Diên vừa là giám đốc Nha Kiến Thiết, vừa là chủ nhiệm báo SÁNG DỘI MIỀN NAM , tòa soạn đặt tại Cư xá Phú Nhuận- nguyên là cư xá sang, đẹp bán cho công chức cao cấp *- chữ TP) do Nha Kiến Thiết thực hiện. Khi vừa xây cất xong, anh Võ Đức Diên xin bộ trưởng phủ Tổng thống Nguyễn Đình Thuần được phép sử dụng 2 căn liền nhau làm tòa soạn báo. Vì khi ấy, quyền hành phân phối nhà, do ông Nguyễn Đình Thuần phụ trách - nói đúng ra - do Đoàn Thêm, công chức cao cấp, tay này có Cử nhân Luật ( thời Tây - TP), Đoàn Thêm chọn ngành hành chính. Đoàn Thêm học rộng, yêu thơ; ngoài ra còn đọc sách tìm hiểu về hội họa tây phương ( có xuất bản 1 sách Tìm hiểu về hội họa - TP ) . Đoàn Thêm rất mê thơ Đinh Hùng, cuốn thơ ĐƯỜNG VÀO TÌNH SỬ ra đời được, cũng nhờ sự giúp đỡ tích cực của Đoàn Thêm. Vì có học lại có địa vị cao, nên Đoàn Thêm được nhiều người kính nể.
Khi tôi hợp tác với Võ Đức Diên , ngay từ số đầu SÁNG DỘI MIỀN NAM , tôi chưa quen Đoàn Thêm, chỉ được biêt qua người khác. Nhưng vì SÁNG DỘI MIỀN NAM in ở Kim Lai ấn quán - đôi khi tôi phải qua nhà in, cùng Văn Thanh ,để xem phần kỹ thuật, trước khi cho máy chạy- tôi mới có dịp gặp Đoàn Thêm, Lãng Nhân-Phùng Tất Đắc , Phạm Trọng Nhân, cùng nhiều anh em khác thường lui tới nơi đây, để chuyện phiếm cho vui. []
tạ tỵ
( còn tiếp phần 17)
( Nxb Thằng Mõ, Jan Jose / USA 1990 - tr. 200- 208)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét