Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012
những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi - tạ tỵ 18
NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ ĐÃ ĐI QUA ĐỜI TÔI 18
hồi ký văn học : tạ tỵ
- ca sĩ tâm vấn gật đầu làm bà thanh nghi , vì tình, hay vì ...
- tam ích treo cổ tự tử , quá túng thiếu, vợ con đối với anh chẳng ra gi...
- ban thăng long tan rã, vì phạm duy " ăn chè khánh hội" với vợ của em vợ ...
- trong tất cả ca sĩ việtnam, chỉ 1 mình thái thanh biết hát thôi...
-thếphong, con người rất đam mê văn học, lại cả đàn bà ...
nhà văn nghệ cách mạng muốn lành mạnh hóa văn nghệ ... lại không biết mua gương tự soi bản mặt mình ...
- tôi không biết tại sao con bé xưa huế này làm thơ lại hay thế !..., nguyên sa nói về cô bé làm thơ nào, lần đầu tiên đăng trên báo hiện đại ?
Bài thơ dài, tôi chỉ chép lại phân nửa , còn nửa dưới, Nguyên Sa chỉ dùng thơ để chửi đổng cuộc đời và coi cuộc đời là chốn mua bán ô trọc, cần ném tất cả xuống biển sâu. Nguyên Sa thay vì khóc, đã reo mừng [ thay] cho người chết, thoát được kiếp làm người ! Nguyên Sa làm báo cũng tài tử lắm, ít khi anh tới tòa soạn, mọi công việc đều giao cho Thanh Nam và Thái Thủy. Tuy chịu trách nhiệm về đường lối, cũng như sự sống chết của tờ báo mà Nguyên Sa cũng chỉ đóng góp và viết bài như các nhà văn, nhà thơ cộng tác thôi. Sự thu chi , lời lỗ ra sao; chỉ có Thái Thủy biết và nói lại vói Nguyên Sa. Vấn đề làm báo , với Nguyên Sa , hình như chỉ là cái cớ, để có dịp gặp anh em; chứ Nguyên Sa không cần tiền, vì cái cơ sở tư thục do Nguyên Sa làm hiệu trưởng đã cung cấp cho Nguyên Sa quá dư dật về đời sống vật chất.
Một chiều, tôi và Nguyên Sa ngồi uống nước ở quán CÁI CHÙA , trong tay Nguyên Sa cầm tờ HIỆN ĐẠI mới phát hành. Sau khi chuyện vãn vài câu, bỗng, Nguyên Sa nhìn tôi, hỏi:
- Ông dã đọc thơ của Nhã Ca đăng trong số này chưa ?
Tôi trả lời, chưa nhận được báo. Nguyên Sa lật trang báo, đọc cho tôi nghe bài thơ của Nhã Ca. Đọc xong, Nguyên Sa nói:
- Tôi không biết con bé xứ Huế này là ai, sao nó làm thơ hay thế ?
Từ đó, hầu như số báo Hiện đại nào cũng có đăng thơ Nhã Ca. Có lẽ tạp chí Hiện đại đã mở đường cho Nhã Ca bước vào khung trời văn học từ dạo ấy, và mấy năm sau, Nhã Ca trở thành một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Thị Hoàng, Túy Hồng và Nguyễn Thị Thụy Vũ. Nhưng mỗi nhà văn nữ đều có môi trường trưởng thành khác nhau, tuy sinh cùng thời và khởi sắc cùng không gian cũng như thời gian.
Từ ngày sống ở miền Nam, tuiy giao du nhiều; nhưng không có thời giờ để gặp gỡ. Tôi quá bận trong công việc nhà binh, lại làm việc riêng, không viết thì vẽ, không viết, vẽ, thì lại làm thơ - do vậy, hiếm có thời giờ nghỉ ngơi thoải mái. Lắm lúc nghĩ lại, thấy câu nói của anh Nguyễn Đức Quỳnh là đúng :
" .. ôm rơm chỉ nặng bụng..." - nhưng đã là cái nghiệp, bỏ cũng chẳng xong !
Tôi và Phạm Duy cùng sống ở Sài Gòn , nhưng ít khi gặp nhau. Ban nhạc THĂNG LONG mỗi ngày một thăng hoa, lại có thêm một giọng hát nữa là Khánh Ngọc. Sự gặp gỡ tuy là ít, nhưng không phải vì thế; mối giao hảo giữa tôi và Phạm Duy phai lạt. Tôi mừng cho Duy, cũng như ban Thăng Long gặt hái nhiều thành công qua các Đại nhạc hội được dân chúng yêu mến, đều qua tiếng hát Thái Thanh . Trời đã ban phát cho Thái Thanh có một làn hơi phong phú , mỗi lần tiếng hát thoát ra, như cả 1 rừng chim véo von hòa nhịp. Tiếng hát vừa cao, vừa trầm ấm thiết tha, nửa như ru, nửa như niu kéo người nghe đi vào dòng huyễn mộng ! Tiếng hát nghe có lúc như ngất đi, như chết lịm giữa một vùng âm thanh bao la, bát ngát- có lúc nó dạt dào như cơn sóng thủy triều vỗ vào chân đá, có lúc nó hồn nhiên, thanh thoát như mây trời phiêu lãng , bềnh bồng ! Ôi! tiếng hát sao mà [ kỳ diệu] đến vậy !
Ban hợp ca Thăng Long , ngoài Phạm Duy - linh hồn của nhóm - còn có Thái Hằng, Thái Thanh, Khánh Ngọc, Hoài Trung và Hoài Bắc. Tuy chơi thân với Phạm Duy, nhưng tôi yêu Hoài Bắc nhất. Hoài Bắc tính tình đôn hậu, ăn nói nhẹ nhàng, chơi với bè bạn rất lịch sự, phong nhã. Ngoài tài hát, Hoài Bắc ( Phạm Đình Chương) còn sáng tác cá khúc rất nổi tiếng như MƯA SÀI GÒN, MƯA HÀNỘI phổ thơ Hoàng Anh Tuấn; NỬA HỒN THƯƠNG ĐAU phổ thơ Thanh Tâm Tuyền trong phim CHÂN TRỜI TÍM, TIẾNG DÂN CHÀI và bản trường ca HỘI TRÙNG DƯƠNG . Thái Thanh
trong thời gian đó đã trở thành1 thiếu nữ, chứ không còn là cô bé kẹp tóc bưng phở cho khách ở Chợ Đại năm xưa. Rồi do duyên số, Khánh Ngọc kết bạn trăm năm với Hoài Bắc và sau nhiều năm tháng theo đuổi, bám víu, Thái Thanh cũng ngã vào đôi tay của Lê Quỳnh ... - khi cuộc tình giữa Hoài Bắc và Khánh Ngọc đã tan vỡ do bàn tay của Định mệnh .*
-----
* Tạ Tỵ đổ lỗi cho định mệnh an bài- chỉ là một lối nói , để bênh vực Phạm Duy - chính Phạm Duy đã tằng tịu " đi ăn chè Khánh Hội" với vợ của em vợ , hậu quả đầu tiên làm tan nát 1 gia đình, sau ,tới ban Thăng Long . Nhờ sự độ lượng, khoan dung, chiu đựng tuyệt vời hiếm có 1 người vợ đối với chồng, Thái Hằng đã khuyên can em vợ ( Phạm Đình Chương ) tha thứ anh rể, không đưa ra tòa . Rồi Khánh Ngọc đi du học ở Hoa kỳ, gặp người chồng tốt sau này , hiện nay sống hạnh phúc ở Mỹ . Sau 1975, khi Phạm Duy viết Hồi ký ( in tại Hoa Kỳ) cũng phải tự thú nhận tội lỗi , nhưng ' tội lỗi thú nhận trước bình minh' , chỉ đâu đó không quá ít dòng chữ . (TP).
-------
Từ ngày Khánh Ngọc dứt áo ra đi khỏi ban Thăng Long, để lại 1 khoảng trống không bao bít nổi ! Cũng kể từ ngày đó, Hoài Bắc mang tâm sự u hoài, đi tìm lãng quên trong men rượu; nhưng men rượu cũng không đủ sức làm Hoài Bắc nguôi ngoai phiền muộn, một thứ phiền muộn ray rứt mỗi đêm không ngủ, một mình một bóng với nhớ thương chen lấn hờn giận, như độc tố ngấm dần vào cơ thể làm chết lần mòn nguồn sống . Chỉ còn 1 cách , dìm mình vào hương khói quê nâu, may ra mới thoát ! Phù Dung tiên nữ có đôi tay mầu nhiệm , đã ru biết bao nhiêu tâm sự chán chường, bước vào vùng trời quên lãng !
Sau khi cuộc tình tan vỡ, Hoài Bắc không sống cô đơn lâu dài, có nhiều vóc dáng đàn bà đã đi qua cuộc đời đau khổ ấy.
Riêng Hoài Trung ( Phạm Đình Viêm) ít bị xáo trộn, về vấn đề tình cảm. Bên cạnh ban Thăng Long, còn có gia đình Phạm Đình Sỹ với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh . Phạm Đình Sỹ là anh ruột của Hoài Trung, Hoài Trung là anh cùng cha khác mẹ với Hoài Bắc, Kiều Hạnh là chị dâu. cái gia đình này có đời sống riêng biệt, nên hình như, không dính líu gì về chuyện riêng tư của ban Thăng Long. Kiều Hạnh, một nữ kịch sĩ có tài, đóng được rất nhiều vai [ diễn]. Tính tình hiền hậu, nét đẹp thùy mị, vẻ đoan trang cúa ngươi đàn bà đông phương. Nhưng hôm nay, Kiều Hạnh không còn nữa, đã vĩnh viễn đi vào cõi hư vô, sau nhiều năm sống dưới chế độ... CS tại miền Nam.
Vì câu chuyện Phạm Duy + Khánh Ngọc- 1 thời gian sau - ban hợp ca Thăng Long không còn ở chung tại tòa biệt thự ở đường bà huyện Thanh Quan nữa; mà phân tán thành các đơn vị nhỏ. Hoài Bắc sống chung với đứa con trai, vẫn đi hát cho đài phát thanh và các phòng trà mỗi tối. Ban Thăng Long mất dần uy thế.
Khi trước, nhờ có Phạm Duy lèo lái, ban Thăng Long đã có nhiều dịp xuất ngoại. Đi đâu, đến đâu , đều được tiếp đón nồng hậu. Tróng 1 chuyến viễn du trình diễn tại Philippimes do Quân đội [ làm trưởng đoàn ] hướng dẫn * , ban Thăng Long chỉ đi cò người: Phạm Duy và Thái Thanh. Còn Lê Quỳnh có mặt trong ban vũ của Hoàng Thư. Ngoài ra, còn có nhiều nghệ sĩ thuộc các bộ môn dân ca, có cả
Hồ Điệp ngâm thơ. Sau buổi trình diễn tại sân khấu 1 đại học, các chuyên viên về âm nhạc Philippines, họ nói với nhau :
" Trong tất cả các ca sĩ Việtnam, chỉ có 1 mình Thái Thanh biết hát thôi !".
------
* nếu tôi không nhầm, chính trung tá Tạ Tỵ, Biệt đoàn trường văn nghệ thủ đô , hướng dẫn phái đoàn qua Manila trình diễn, sau đó còn sang Tokyo ( Nhật bản) nữa, thì phải ? (TP) .
------
Ai cũng biết Phi luật tân ( Philippimes) là xứ của âm nhạc. Cây đàn Hoki-Lili là 1 nhạc khí thông dụng cho cả trẻ con, lẫn người lớn tại xứ này. Cũng may câu nói đó, rất ít người được nghe, do vậy, không khí của Đoàn văn nghệ [ VN] xuất ngoại vẫn vui vẻ. Ngay cả Thái Thanh cũng không biết về lời phát biểu này; nhưng tôi tin, sẽ có người nói lại. Đài Vô tuyến truyền hình Phi luật tân có mời Đoàn chơi một show, cho toàn nước Phi, được biết tài năng, đặc tính nền văn nghệ Việt Nam, xuyên qua các bài hát, câu thơm điệu múa.
***
Từ ngày thôi làm báo ĐỜI MỚI, rồi NGUỒN SỐNG MỚI , tôi và Hoàng Trọng Miên ít gặp nhau. Một buổi tối, có lòng nhớ, tôi đến thăm Hoàng Trọng Miên . Khi đến, tôi gặp 1 người có 1 dáng điệu tráng kiện, trắng trẻo, bận đồ soọc trắng , trông có vẻ trí thức- đang ngồi nói chuyện với HTMiên ở phòng khách. Thấy tôi đến, HTMiên đứng dậy, giới thiệu:
- Đây, Thanh Nghị, anh ruột tôi.
Tôi nhìn Thanh Nghị bằng con mắt ngạc nhiên, vì trông trẻ hơn HTMiên nhiều. Đã có lần HTMiên cho tôi biết, có người anh đang soạn bộ tự điển, đồng thời ông ta chưa có vợ, và đang mê nữ ca sĩ
Tâm Vấn . HTMiên vừa nói vừa cười , có vẻ như chê tư cách người anh. Riêng tôi, không có ý kiến, tuy tôi đã được nghe nhiều người nói về sự phục vụ của nhà trí thức Thanh Nghị đối với ca sĩ Tâm Vấn. Mỗi lần Tâm Vấn đến Đài phát thanh hát, Thanh Nghị dùng xe đưa đón đi, về và chầu chực, nhiều khi, cả nửa ngày ở ngoài xe, mà không hề than van! Ít lâu sau, Tâm Vấn trở thành bà Thanh Nghị , mưa dầm lâu cũng lụt, là vậy !
Sau vài câu chuyện vãn , Thanh Nghị ra về; còn tôi và HTMiên [ thì sau đó] Miên rủ tôi lại thăm Tam Ích. Tôi biết tiếng Tam Ích lâu rồi, anh học rộng,chịu đọc sách, tinh thần khuynh tả. Anh thường viết bài nhận định về văn học, hay trích dẫn văn danh nhân, để chứng tỏ tài học của mình. Tam Ích sống bằng nghề dạy học. Trước khi gặp Tam Ích, HTMiên nói sơ qua cho tôi biết về gia cảnh, tính nết ra sao ? Tam Ích có người vợ Tàu lai, anh lại là đệ tử nàng Tiên nâu, [ thế mà] tính tình vẫn rất kiêu bạc, không thích ai là không tiếp, dù cho anh có ở nhà đi nữa.
Nhà của Tam Ích lúc ấy ở con hẻm giữa Võ Tánh và Phạm Ngũ Lão* . Đến nới, nhìn vào, tôi thấy 1 tủ sách, tòan những cuốn sách đóng bìa da, chữ mạ vàng. Như vậy, Tam Ích là người đọc và quý sách. Khi được thông báo, Tam Ích từ trong nhà đi ra, anh mặc bộ bà ba trắng, dáng người mập mạp, nước da xỉn xỉn, khuôn mặt hơi thô với đôi lưỡng quyền cao và chiếc miệng khá rộng.
------
* Nhà của Tam Ích, khi ấy, ở trong hẻm Lê văn Duyệt ( nay Cách mạng Tháng 8 , khúc ngã 3 Nguyễn Du ) thông qua Võ Tánh. (TP) .
---------
Sau lời giới thiệu nồng nhiệt của HTMiên , Tam Ích tiếp tôi như 1 người bạn quen từ lâu. Anh nói đến các trào lưu văn học tây phương và đợt sóng mới, lại đề cập cả triết học. Anh nói thao thao bất tuyệt như giảng bài. Tôi và HTMiên chỉ ngồi nghe,. có lẽ biết mình đi quá đà, anh ngưng lại, hỏi tôi [ về ] hội họa và các trường phái. Qua câu chuyện hội họa, tôi biết Tam Ích không mấy để ý đến ngành này, chỉ chuyên chú vào văn học, triết học. Tôi liếc mắt nhìn vào tủ sách, thấy cuốn LE CAPITALISME dày cộm, đặt bên cạnh các cuốn của Marx, Engels! Tôi biết anh đã đọc và nghiên cứu về Đệ Tam chủ nghĩa . Anh đã chịu ảnh hưởng và bị chi phối. Do vậy, các bài anh viết đều có khuynh hướng thiên tả, tuy không quá lộ liễu. Dù muốn, dù không, sau nhiều lần giao tiếp với anh và trở nên thân thuộc, tôi phải thừa nhận Tam Ích, con người có tài, đọc nhiều, hiểu rộng; nhưng oan trái thay, chỉ vài năm sau, anh dọn nhà đi nơi khác- ít khi tôi và Tam Ích có cơ hội gặp nhau. Bỗng 1 buổi nghe tin Tam Ích đã treo cổ tự tử, bằng cách [ đứng lên trên] chồng sách quí ở dưới chân, [ đạp ra] cho thân xác treo lơ lửng trên chiếc đà ngang, đến chết !
Đám tang Tam Ích, tôi có đưa tiễn tại Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Tôi được Hoàng Trọng Miên cho biết, vì quá túng thiếu - hơn nữa vợ con đối với Tam Ích chẳng ra gì - nên Tam Ích mượn sợi dây oan nghiệt đễ giã biệt cuộc đời !. Sau khi ném 1 bông hoa và cục đất xuống huyệt, để chào vĩnh biệt Tam Ích; tôi ra về với Lê Ngộ Châu , lúc đó đang làm chủ nhiệm tờ BÁCH KHOA. Châu bảo tôi:
-... cậu phải làm 1 bài thơ khóc Tam Ích, vì lúc sống, Tam Ích quí cậu lắm !
Tôi nghe lời , làm bài thơ đăng vào số Bách Khoa mới nhất. Bài thơ không dài lắm; nhưng lâu ngày, tôi quên nhiều đoạn, chỉ nhớ vài câu :
Tam Ích , Tam Ích hồn đi đâu ?
Nếu trở lại mai sau
Xin đừng về chốn cũ
Lưới nhện dã giăng sầu ...!
Nói cho đúng, sự nghiệp văn học của Tam Ích không để lại cho cuộc đời được bao nhiêu; nhưng ai biết anh, đều cảm phục thái độ sống và cái học, cái đọc của anh qua sách vở ...
***
Tôi vẫn vẽ tranh để chuẩn bị cho cuộc Triển lãm lần thứ 2 tại Sài Gòn, được dự định vào 1961- nghĩa là theo chu kỳ - cứ 5 năm 1 lần. Phương pháp vẽ của tôi bắt đầu thay đổi. Tôi cảm thấy trường họa lập thể đã già rồi và cái chiều hướng thứ tư ( 4 ème dimension) không còn mấy quyến rũ - hơn nữa, cái trường họa này vẫn phải tựa vào con người, cũng như sự vật- mới có tác phẩm- trong khi đó, một trường hợp mới ra đời sau Đệ 2 thế chiến đang phát triển mạnh- đó là trường trừu tượng ( abstraire. )
Trường họa này có điểm đặc biệt là không tựa vào cái gì để có, để tạo nên tác phẩm. Nó hoàn toàn tự do, nhưng cũng vô vàn khó khăn - khi muốn có 1 tác phẩm đẹp. Nó là sáng tạo. Nó là sự thanh thoát mở đường cho mỗi cá nhân họa sĩ, tùy theo bản ngã, tài năng riêng biệt, để tạo [ra] một thế giới riêng , thật riêng biệt- ngay cả người tạo ra nó cũng biến thành người thưởng ngoạn đầu tiên của công trình khám phá do chính mình xây dựng. Còn đứng về phía người xem tranh, yêu hội họa; nó giải phóng tầm nhìn, nó không bắt người yêu tranh phải lệ thuộc vào hoạ sĩ - mà người yêu tranh cũng là kẻ sáng tạo, khi đứng trước bức tranh, để tỉm hiểu, mình đã nghĩ gì về nó, nó đã gợi cho mình những ấn tượng nào khả dĩ chấp nhận được ?
Theo ý riêng, tranh trừu tượng là chiều sâu thăm thẳm của suy tư, muốn nắm được nó, họa sĩ phải có tài năng vững về chuyên môn; họa may, mới có thể tung hoành nét bút, nét dao trên mặt vải. Những hình thể và màu sắc chứa đựng trong họa phẩm, không thể thiếu, cũng không thể thừa. Tất cả đều phải gắn bó với nhau, như 1 tòa kiến trúc, không thể tháo gỡ được. Có nhiều người hiểu lầm, tranh trừu tượng muốn vẽ sao cũng xong, miễn khuôn vải được che kín bởi hình thế và màu sắc. Nghĩ vậy không đúng ! Những gì có trong 1 họa phẩm trừu tượng, người ta không thể làm hơn và kém đi - nếu không - tấm tranh chỉ còn cách đem vứt bỏ. Quả thực mấy chục năm cầm bút vẽ trong tay, tôi chưa thấy lối vẽ nào khó hơn vẽ tranh trừu tượng. Nhưng dù khó đến đâu, đứng trước trào lưu tiến hóa , tôi vẫn cứ phải lao vào, như con thiêu thân ném mình vào lửa ! Cũng may nhờ 1 phần vào tuổi còn trẻ, một phần, mỗi tháng có 1 số lương nhất định để nuôi sống gia đình - do vậy - tôi yên tâm sáng tạo, nếu có thất bại ! Nhưng sự làm việc về hội họa của tôi cũng không thường xuyên, khi nào có hứng thì vẽ, bằng không, để thì giờ làm chuyện khác.
***
Có những buổi sáng chủ nhật, tôi thường la cà tại phố Lê Lợi, đôi khi ngồi quán KIM SƠN uống cà phê, tán dóc với vài ba người bạn. Chính tại nơi này, tôi đã gặp Thế Phong. Khi đó, anh đang chủ
trương nhà xuất bản ĐẠI NAM VĂN HIẾN . Sách của nhà xuất bản này đặc biệt in bằng máy rô-nê-ô ( ronéo) , và do Thế Phong vừa biên soạn, vừa đánh máy. Sau khi in ra, chính tay anh mang đi phát hành. Tất cả những gì do nhà ĐẠI NAM VĂN HIẾN xuất bản đều không mang số kiểm duyệt, tức in lậu. Thế Phong thường được các nhà văn trẻ gọi đùa là : nhà văn nghệ cao bồi - vì anh có cái tướng trông ngang tàng, bất cần ai và sẵn sàng đánh lộn, nếu cần. Thế Phong hớt tóc ngắn, lởm chởm, vì sợi tóc khô, cứng. Khuôn mặt trông khắc khổ, cặp mắt sắc sảo, với chiếc cằm nhọn. Đặc biệt anh có bàn tay 6 ngón. Thân hình tuy không to lớn, nhưng gân guốc, khỏe mạnh. Thế Phong viết phê binh rất độc. Anh không sợ sự oán giận của người bị anh phê bình, do đó anh viết cả 1 cuốn sách để nói về cuộc đời của Nguyễn Đức Quỳnh , để mạt sát người đã dìu dắt và nâng đỡ anh trong bước đầu vào khung trời văn học. Nhưng không phải Thế Phong chỉ nói và chửi người khác đâu, anh dám nói cả những thói hư, tật xấu của riêng anh nữa.
Cho đến hôm nay , tôi cũng không hiểu vì lý do nào, Thế Phong lại mến phục tôi, vì lúc nào gặp, hoặc nói về tôi, anh đều dè dặt, có vẻ giữ lời, chứ không buông thả, chửi bới tùm lum như đối với những người khác.
Thế Phong , con người rất đam mê , không những văn học mà còn đàn bà. Những người được anh mê, chắc cũng khổ tâm lắm- như Cao Mỵ Nhân và nữ sĩ Linh Bảo. Thế Phong cứ viết đại ra , không biết viết như vậy, làm hại danh dự của người khác; nhất là giới phụ nữ, nhưng hình như, anh không cần 2 chữ danh dự- anh viết, chỉ nhằm mục đích được nói hết những gi mình nghĩ.
Thế Phong còn ký dưới bút hiệu khác như: Đinh Bạch Dân, Đường Bá Bổn v. v. ...
Tên thật Thế Phong là Đỗ Mạnh Tường.
Tôi cũng không hiểu sao ,Thế Phong lại có tiền để làm công việc, mà tôi tin rất ít kết quả.
Sách in ronéo lem nhem, , chĩ còn chữ mất, lại in lậu, nên phải bàn giấu giếm, chứ không công khai như các loại sách có kiểm duyệt.
Thế Phong, nhà văn nghệ cách mạng muốn lành mạnh hóa nếp sống tinh thần qua phương tiện văn chương; nhưng có điều Thế Phong quên, trước khi muốn sửa người, hãy tự sửa mình- nghĩa là phải soi gương trước khi nhìn người khác. Tôi tin rằng, Thế Phong nay đã gần 60 tuổi trời, khi quay lại nhìn lại những hình ảnh cũ, thế nào cũng nhận ra một số lỗi lầm và ân hận !
( còn tiếp theo , kỳ 19 )
tạ tỵ
( Nxb Thằng Mõ, San José / USA - tr. 219 - 226 )
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét