Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi - tạ tỵ



          NHỮNG KHUÔN  MẶT VĂN NGHỆ ĐÃ ĐI QUA ĐỜI TÔI 14                                                     hồi ký văn học : tạ tỵ

        Sau vài tháng  ở nhờ nhà anh Nguyễn Doãn Chí, đến đầu năm 1954, tôi bắt buộc  phải  mua căn nhà ở gần nhà anh Chí, vì vợ con tôi sắp theo vào, chỉ còn chờ chuyến bay.   Ở đó đi làm gần, có thể đi bộ được.   Phương tiện di chuyển lúc ấy, mấy sĩ quan đi chung 1  xe Jeep, hơn nữa sự chờ đợi mất rất nhiều thì giờ, lại mất tự do nữa.   Từ nơi tôi ở đến sở chừng 10 phút, chỉ có trời mưa trời nắng, hơi mệt 1 chút.   Anh Đàm Quang Thiện và anh TCHYA đi chung 1 xe,  nhưng vì 2 anh ít  đến sở, nên xe Jeep dành cho cho anh Lê Đình Thạch, với 2 sĩ quan khác.

         Khi nào 2 anh muốn đi làm, sẽ điện thoại trước, lúc ấy có xe đến đón, như vậy cũng tiện.   Anh Đàm Quang Thiện có 3 con: 1 gái, 2 trai; còn anh  TCHYA  không có con.   Thỉnh thoảng tôi ghé thăm 2 anh tại nhà, chị Thiện đẹp, hiền hậu, nhưng nét mặt buồn.   Chị vẫn nói cười đấy, nhưng tôi nhận thấy, sự nói cười ấy ẩn giấu sự gượng ép nào đó.   Tôi biết vậy, không dám nói ra, còn chị TCHYA đẹp, phải nói rất đẹp, nói cười thoải mái, khiến tôi bớt được sự mặc cảm.  Một buổi, tôi đem chuyện này tâm sự với anh TCHYA, anh cho biết:
          - Chú đừng hiểu lầm chị Thiện, tội nghiệp !  Chị ấy có nỗi buồn riêng, nên kính trọng, chú chỉ nên biết thế mà thôi.   Chả cứ chú đâu, ai đến chơi với anh Thiện, khi gặp chị ấy, cũng biết thế thôi.   Đó là chuyện riêng trong mỗi gia đình mà.  Thôi, ta sang câu lạc bộ uống rượu với anh !

           Công việc Phòng 5 đang điều hòa, bỗng nổi lên sóng gió !   Ấy là, kể từ ngày ông Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng, thì tướng Nguyễn Văn Hinh  chống ông Diệm là lẽ đương nhiên - còn  Phạm Xuân Giai phải theo tướng Tổng tham mưu trưởng, dùng đài phát thanh quân đội, do trung úy Minh phụ trách, đả kích thủ tướng Diệm. 
         Tôi, lúc ấy,  là trưởng ban Hội họa, có 5 nhân viên dưới quyền, trong số đó có 2 thượng sĩ Duy LiêmThái Văn Ngôn, cùng 3 cô  nữ trợ tá, tốt nghiệp Trường Mỹ nghệ Gia Định.
 
           Duy Liêm, một họa sĩ rất khéo tay, có tài; nhưng" ba gai"  vô cùng, iý khi có mặt tại  ở sở- còn Thái Văn Ngôn chuyên vẽ, tay này  chuyên viết bằng  tay trái.   Thái  Văn Ngôn kẽ chữ tất đẹp, tính tình đôn hậu, hoà nhã, đi làm rất đúng giờ, do vậy tôi rất mến Ngôn - ngay cả trong lúc này- hình ảnh, tư cách Ngôn vẫn in đậm trong tâm hồn tôi.   Tuy là trưởng ban Hội họa, nhưng đôi khi, tôi cũng viết bài đăng  báo CHIẾN SĨ - hơn nữa - tôi luôn luôn giữ đúng kỷ luật giờ giấc công tác.  Đại úy Phạm Xuân Giai rất quí tôi, sau 18 tháng ra khỏi quân trường, tôi mang cấp bậc trung úy.   Đây không phải đặc ân, mà do luật  định.  Chẳng biết đại úy Giai nghĩ gì về tôi - ông đưa tôi lên trình diện, giới thiệu tôi với tướng Hinh-  lại đề cao tài năng, nên tướng Hinh cùng phu nhân ( bà vợ đầm)  ưu ái tôi, dù cấp bậc tôi rất nhỏ.  Cũng vì thế,  khi có sự tranh chấp quyền hành giữa tướng Hinh và thủ tướng Diệm, và khi ấy,  tôi được đề bạt làm trưởng ban Bình luận  Đài tiếng nói quân đội.  Thú thực, tôi chẳng thù oán gì với ông Diệm, hơn nữa, tôi chỉ là một sĩ quan cấp nhỏ, được đại úy Giai đưa đẩy tôi vào một công tác  rất khó xử , nói thật  lòng, tôi không mấy ưng ý.   Biết vậy, nhưng luật là  luật. không thể tránh né,  buộc phải thi hành.

            Nơi làm việc Ban biên tập đặc biệt đóng đô tại tòa báo THẦN CHUNG, chủ bút là  ông NAM ĐÌNH. Ông có 1 cô con gái là  ký già, rất " chịu chơi" , lại quên biết rộng, cả giới quân sữ lẫn chính trị, dân sự; nhất là thường đi khiêu vũ với tướng Hinh.   Có nhiều người viết bài đả kích ông Diệm, và  tôi chịu trách nhiệm, cho sửa , cho đọc, trước khi trao lại Ban điều hành phát thanhTuy được cấp riêng một Jeep, mang cấp đại úy giả định ( mang lon nhưng không ăn lương) , lòng tôi không được yên ổn - bản chất không ham danh vọng, chi yêu nghệ thuât- nay bỗng nhiên bị đẩy vào đấu trường bất đắc dĩ - phải  bêu  xấu một cá nhân, một gia tộc  không thù ghét, hoặc có ân oán giang hồ- quả thực, đã làm tôi khó xử trong 1 thời gian, có thể nói là bi đát nữa.
  
            Cũng may,  ông Ngô Đình Diệm được Mỹ nâng đỡ, buộc tướng Nguyễn văn Hinh ( của Pháp)  phải ra đi , tiếp theo  dẹp toàn bộ đảng , giáo phái ( Cao Đài, Bình Xuyên, Hòa Hảo v. v.. ) , thu về một mối, xây dựng một chính phủ  duy nhất.
            Tôi và các anh em  cũ trở về cơ sở làm việc,  đại úy Giai mới được tướng Hinh cho thăng chức thiếu tá, sau khi tướng Hinh qua Pháp, ô Giai cùng vợ con chạy qua Lào.   Tân trưởng Phòng 5  mới được Bộ Quốc phòng bổ nhiệm là thiếu tá Nguyễn Phước Đàng.

             Tân trưởng phòng lên thay, thì chỉ 1 thời gian ngắn, 2 anh Đàm Quang Thiện và TCHYA xin giải ngũ, sau này anh Thiện sang làm cố vấn cho tướng Nguyễn Ngọc Lễ ở Tổng nha cảnh sát + công an, để có lương , ăn , và tiền mua thuốc phiện  hút.
              Anh TCHYA sang bên Hội Cựu chiến sĩ, vì không còn ở trong quân đội, nên nhà ở hẻm Võ Tánh  phải trả lại.   (...)

             Trước khi    anh TCHYA giải ngũ, tôi mời anh qua Câu lạc bộ uống rượu,  anh tặng tôi tập thơ ĐẦY VƠI  * ( khoảng 300 bài  sáng  tác hằng mấy chục năm, có cả thơ dịch của  Thôi Hiệu, Lý Bạch, Trương Kế, Tô Đông Pha ,  và 1 bài thơ  Les pas của Paul Valéty).   Anh nói với tôi,   cố gắng giữ giùm tác phẩm này, vì anh chỉ còn 1  bản duy nhất .   Trong khi vừa uống, vừa tâm sự  , có lần đi làm cách mạng, đã từng cai thuốc phiện đươ85c1 thời gian.  Nhưng từ thất bại này, qua thất bại kia, làm anh buồn phiền nhiều;  lại phải mượn nàng Phù Dung Tiên Nữ an ủi cho khuây khỏa :

                                              ... Ví không  đủ sức thành công nghiệp
                                                  Thì phá cho tan chí vẫy vùng
                                                  Mượn thú văn chương khuây thế lụy
                                                  Lấy tài nghiên bút đo đao cung ...
                                                                TCHYA / ĐẦY VƠI
---------------
* chỉ là 1 b3n thảo, gồm thơ đã đăng, hoặc chưa đăng báo (TP)
-------------- 

            Nay cả 2 anh   Đàm Quang Thiện và TCHYA đã đi vào cõi hư vô!
             Anh Đàm Quang Thiện để lại cho đời 1 tác phẩm  Ý NHIỆM BẠC MỆNH TRONG ĐOAN TRƯỜNG TÂN THANH, nói về thân phận nàng Kiều, phân tích theo lối phân tâm học.   Còn TCHYA , ngoài vài cuốn truyện thần ký  quái đản, bản thảo chưa in ĐẦY VƠI  gửi tôi giữ, có lẽ chẳng bao giờ được in ấn.   Sau 30 tháng 4 năm 1975, tập ĐẦY VƠI  đã bị tịch thu trong vụ đánh văn hóa đồi trụy  được phát động vào cuối 1976.   Nhưng hình ảnh 2 anh  đươc sống mãi trong tôi, với lòng kính trọng vô vàn !

         Một buổi, có 1 người mặc dân sự vào Phòng 5 thăm phòng, anh Lê Đình Thạch cho tôi biết, đó là  Hoàng Trọng Miên, hiện là thư ký  tòa soạn  * tạp chí tuần báo ĐỜI MỚI, Trần Văn Ân chủ nhiệm.  Tòa báo nằm phía bên kia đường Trần Hưng Đạo ( Saigon 5) , Hoàng Trọng Miên có nét mặt xương xương, vầng trán cao, mặt hơi gẫy, dong dỏng cao, trông có  dáng trí thức.   Chưa quen, đã được nghe anh em nói tới Hoàng Trọng Miên, anh là bạn Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Bích Khê v. v. .. cùng gốc miền trung, quen Phạm Xuân  Giai, nói chuyện xong, Miên  quay sang  nói chuyện với Thạch.   Chỗ tôi ngồi làm việc gần đó, Lê Đình Thạch giới thiệu tôi với Hoàng Trọng Miên. Qua vài câu thăm hỏi xã giao, không để lại trong tôi ấn tượng nào, có thể báo trước sau này tôi và Hoàng Trọng Miên có sự liên hệ dài lâu được ! Còn chủ nhiệm Trần văn Ân, tôi chưa hề 1 quen biết !
-----
đúng ra lúc đó là chủ bút
-------- 
             Tôi chưa 1 lần bước chân vào tuần báo, tạp chí  Đời Mới, tuy hàng ngày, nhìn sang bên kia đường vẫn thấy.    Đó là 1 căn nhà trệt, trông bề ngoài nhỏ bé, nằm kế bên tòa biệt thữ rộng lớn, cơ sở Phật giáo Hòa   Hảo.
      
             Vào 1 buổi sáng, tôi nhận được điện thoại của Hoàng Trọng Miên mời qua tòa soạn chơi. Tôi nhận lời, từ nơi làm việc, trèo qua khung cửa sổ, theo lối đi cửa sau, chỉ khoảng 10 bước chân ra đến lộ, bắng qua đường là tới tòa soạn tạp chí Đời Mới.   Tôi tuy ở miền Nam chưa bao lâu, nhưng được nghe nhiều người bàn tán, tạp chí Đời Mới có 1 uy thế, tầm cỡ, có ảnh hưởng rất sâu rộng trong quẩn chúng miền Nam- cũng như tờ báo NGÀY NAY  của Nhất Linh ở ngoài bắc xưa .  Tôi cũng đã đọc vài, ba số báo Đời Mới, có nhận xét này, nội dung báo thiên về chính trị nhiều hơn văn học.   Nói chung, bài vở đứng đắn, vấn đề đặt ra nghiêm túc, chứ không như những bài viết nhằm mục đích thương mại, hoặc  gây ủy mị độc giả.   Nói cho đúng,  từ ngày về Sài Gòn làm việc, tôi chưa có ý viết văn trở lại, một phần vì gia cảnh chưa ổn định- tuy chúng tôi đã mua được 1 căn nhà trệt, giá khoảng mấy chục ngàn đồng,  tiền dành dụm vợ con, và đại gia đình cho thêm chút ít - một phần nữa, vì chưa giao du nhiều, chưa đánh giá được trình đô thưởng ngoạn nghệ thuật dân chúng miền Nam đích xác.    Và lối  viết ở miền bắc, với những danh từ quen thuộc, không biết độc giả miền Nam có tiếp thụ được không ?   Vì 2 lý do chính trên, mặc dù trong đầu tôi có nhiều ý tưởng để viết,  mà cứ lần chần hoài, không để 1 dòng mực nào chảy xuống mặt  giấy !
             Khi còn đứng ở   lề  đường bên này, chờ  cho dòng xe bớt đi, mới dễ bắng qua đường an toàn - tôi đã nhìn thấy Hoàng Trọng Miên  đứng chờ tôi ở trước cửa tòa báo.   Sang tới nơi, Miên ôm chặt tôi, tỏ .lòng quí mến, mời tôi và tòa soạn.

              Tôi   vô cùng ngạc nhiên,  không ngờ tòa soạn tờ báo lớn như Đời Mới, mà chỉ có chiếc bàn dài đã cũ , cùng dăm bẩy chiếc ghế đẩu.   Xung quanh tường là những kệ đặt những chồng báo cũ, phấn lớn báo tây.   Hoàng Trọng Miên mời tôi ngồi vào 1 trong những chiếc ghế,  rồi anh qua quán gần  đấy mua 2 chai la-la-de. Bọt bia la-de  sùi trắng qua miệng   ly, chảy xuống mặt bàn.   Miên lấy  mảnh báo cũ chùi cho khô.   Vừa uống la-de vừa trò chuyện, Hoàng Trọng Miên cho biết, có đọc nhiều bài của tôi trong tạp chí
THẾ KỶ  ở Hànội và anh cũng đã đọc những bài phê bình về hội họa khi tôi triển lãm ở Phòng Triển Lãm TIỀN TIẾN   của tôi nữa.   Nhưng, theo ý của Miên, bài phê binh của Nguyễn Giang là đứng đắn, sâu sắc nhất - sau đó mới tới bài của họa  sĩ Phạm Khanh.

              Câu chuyện loanh quanh tới đó,  bống  từ trong nhà đi ra, 1 người  lớn tuổi khoảng  trên, dưới 50- dáng người trung bình, thiếu chiều cao một chút.  Nhìn người, tôi đoán  là  TrầnVăn Ân; nhưng tôi cứ coi như là không quen biết.   Hoàng Trọng Miên đứng lên, giới thiệu, tôi đành đứng lên theo:
             - Xin giới thiệu, anh Trần Văn Ân, chủ nhiệm; còn đây, anh Tạ Tỵ, người mà tôi thường nói chuyện với anh.
               Sau khi giới thiệu, chưa kịp nói gì thêm; Trần Văn Ân nở nụ cười khoan nhã, mời tôi ngồi lại chỗ cũ, xong, anh ngồi vào chiếc ghế bên cạnh bắt đầu trò chuyện.
                Trần văn Ân, người Nam , giọng nói chân thật,   không màu mè, duyên dáng.   Hỏi thăm về gia cảnh, chỗ làm, việc vẽ và viết ra sao - nhưng tuyệt nhiên không đề cập chuyện mời viết cho Đời Mới.  Không phải  vì thế,   tôi chê trách anh Ân, nếu ở cương vị tôi, tôi cũng xử sự như vậy; vì giữa tôi và anh, cũng như tôi với anh Hoàng Trọng Miên mới quen sơ giao mà thôi.   Trần văn Ân chỉ ngồi nán khoảng  5 phút, xong xin lỗi, bắt tay thật chặt,  trở vào phòng  làm việc.

               Tôi và Miên lại tiếp tục uống la-de, cạn 2 chai, thì Miên ngỏ lời mời tôi viết cho Đời Mới.  Và  nói thêm, anh Trần Văn Ân rất quí mến tài năng tôi, nên có nhờ anh, nhân danh thư ký tòa soạn mời cộng tác.   Đứng trước cảm tình nồng hậu ấy, làm sao tôi từ chối?   Nhận lời, không định ngày, giờ nào phải giao bài.
               Ngay tối hôm đó,  cơm nước xong, tôi ngồi vào bàn viết.   Căn nhà tôi quay mặt phía hướng tây, buổi chiều nóng vô cùng, dù chiếc quạt sau lưng vẫn chạy vù vù.   Chứng 1 tuần lễ sau, tôi đưa Hoàng Trọng Miên 1 truyện ngắn đầu tiên, viết tại miền Nam- đó là truyện ngắn CẨM NHUNG . Nội dung truyện đơn giản, , tôi viêt về khoảng đời chiến đấu ngắn ngủi ở Phụng Hiệp.  Một đứa bé mồ côi sống với ông ngoại ở miệt ruộng, tróng trận giao tranh,  đứa be chết vì ảmnh đại bác.  Còn lại, ông già sống đơn độc, với chiếc cần vó, bên bờ kinh.   Câu chuyện có phần thực, có phần hư cấu.   Chị Thụy An-Hoàng Dân đọc truyện này khen hết mình, như tôi đã có viết ờ CHƯƠNG BA trên.  Từ đó,  thỉnh thoảng lúc nào hứng, tôi lại viết cho Đời Mới, thình thoảng ghé qua tòa soạn , tán dóc cho vui.   Tiền nhuận bút thực sự chẳng bao nhiêu; nhưng nhờ viết cho Đời Mới, tên tuổi tôi bắt đầu được độc giả miền Nam chú ý .  Ngày tháng cứ trôi đều đầu.
            Sau ngày Việt Minh và Pháp  ký Hiệp định chia cắt đất nước ( 20-7-1954) , người dân miền bắc có 300 ngày  để chọn lựa Tự Do, hoặc ở lại sống với CS.  Có nhiều người ở miền Nam làm đơn xin ra bắc, vì ngghĩ rằng chế độ Việt Minh là chế độ có tự do, thản, hoặc tin VM có chính nghĩa, đã anh dũng thắng quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ- nay lại giành độc lập, dù là  người xin ra Bắc, tuy không nhiều,thuộc giai cấp thấp, nhưng chứng tỏ, họ bị CS tuyên truyền, lôi kéo, để bỏ công ăn, việc làm, nhà cửa để ra Bắc. (...)

            Chính trong thời gian đó, bà mẹ vợ tôi, cũng viết thư, bảo vợ chồng tôi,. nên ra Hànội sống với đại gia đình, như ngày trước- nhưng vợ chồng tôi cương quyết từ chối (...)  và cũng viết thư khẩn khoản mời  cà gia đình  vô Nam.   Tất cả gia đình bên tôi không có y kiến gì về lời mời của vợ chồng tôi - riêng nhạc mẫu tôi có vẻ không  hài lòng về chuyện vợ chồng tôi không chịu ra Hànội, khi 1/2 nước đã được độc lập.   Nhưng nhạc mẫu tôi đâu có biết,  lý do sâu sa nào làm tôi đã rời bỏ kháng chiến để dinh tê về Hànội?  (...).

             Cũng rất may, vợ  tôi là  người hiểu biết, nên không có chuyện gì đáng tiếc xảy ra.   Vợ chồng chuang tôi nhất định không trở ra Hàbnội, chỉ năn nỉ cha mẹ vợ vào Sài Gòn sống chung với các con, và cháu.   Nhạc phụ tôi muốn vô Nam sống cùng gia đình chúng tôi; nhưng bà cụ không chịu, nên cụ ông đành ở lại, nhưng cũng cố gắng vào thăm con cái 1 lần chót - ở chừng đâu  một tháng, xong lại trở ra Hànội.   Lúc ấy, nhạc phụ tôi đã về hưu, nếu vô sống ở miền Nam, hiển nhiên vẫn được tiếp tục lãnh hưu bổng, còn ở lại, coi như mất hết !

            300 ngày trôi nhanh  như gió thổi, mây bay !   Các địa điểm tập kết đã hoàn tất,  cán binh cuối cùng đã lện tàu thủy của Ba Lan hoặc Liên Xô ra ngoài bắc; trừ 1 số nằm vùng ở lại, cùng các vũ khí chôn giấu đó đây khắp miền Nam.   Những người dân và quân đội Quốc Gia ở miền Bắc cũng đã lên tàu Mỹ, hoặc đi phi cơ vào Nam.  Kể từ đó, mọi sinh hoạt miền Nam bắt đấu có xáo trộn về ngôn ngữ và tập quán.   Trong số 1 triệu di cư từ miền Bắc vào, đa số giáo dân Thiên chúa giáo, một phần quân nhân, công chức, và chỉ có 1 số nhỏ  thuộc thành phần văn nghệ sĩ.

              Các nhà văn, nhà  tHơ vào miền Nam  có : Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Nguyễn Hoạt, Mặc Thu, Bùi Xuân Uyên, Triều Đẩu, Viên Phong, nữ sĩ Tương Phố,  Tam Lang, Toan Ánh, Vũ Bằng, Thượng Sỹ, Bàng Bá Lân, Đỗ Tốn, Thanh Nam v. v. ...

               Qua danh sách trên,  nhóm THẾ KỶ , coi như vô Nam gần hết, chỉ thiếu có  Trúc Sĩ .  Còn họa sĩ không co ai.  Về kịch có Vi Huyền Đắc, TiỀn Phong, Thiếu Lang ... Riêng trường hợp Trúc Sĩ, ở lại với CS vài năm , thấy không sống nổi ( ...)  nên vượt  biên qua lối đi Lào, mấy tháng lội trong rừng, sau vào tới miền Nam.   Trúc Sĩ có viết 1 hồi ký về chuyến vượt biên, sau đăng tải trên nhật báo CÁCH MẠNG QUỐC GIA  do Đỗ La Lam làm  chủ nhiệm.

                Trúc Sĩ chuyên viết truyện ngắn quái đản ,  khi viết hồi ký vượt biên rất ly kỳ, hấp dẫn; đến nỗi người đọc tưởng như đọc tiểu thuyết.   Báo CÁCH MẠNG QUỐC GIA ,  là phổ biến học thuyết nhân vị  do ông Ngô Đình Nhu khởi xướng.   Tờ báo này rất ít độc giả, sống được, nhờ vào quỹ mật của  Sở Nghiên cứu Chính trị - các cơ quan phải mua ủng hộ, phát không cho công chức.   Tờ nhật báo  NGƯỜI VIỆT TỰ  DO  ra đời, cũng nhờ vào sự trợ giúp từ qũy mật chính quyền, nhưng sau lớn mạnh dần, nhờ vào nhiều cây bút giá trị hợp tác.  Về sau, tự túc tài chính, với số vốn khá lớn,  chứ không lẹt đẹt nhu tờ Cách mạng quốc gia .

              Trường hợp nhà văn Trúc Sĩ vượt biên không phải là trường hợp duy nhất, còn có nhiều người  không vượt biên mà  vượt tuyến , tức là vượt qua sông Bến Hải dể vô Nam.   Cuộc vượt tuyến tuy không gian truân và kéo dài nhiều ngày như vượt biên,  nhưng vô cùng nguy hiểm, dễ bị bắt.   Tôi biết được đã có 2 người thoát, đó là  nhà văn Điền Tuấn, người thường viết phiếm luận trên tờ nhật báo CHÍNH LUẬN và anh Nguyễn Thanh *  , sinh viên Đại học tổng hợp Hànội.    Anh Nguyễn Thanh bị nhà  cầm quyền miền Nam
----------
từng làm ở dằi phát thanh Hànội, ngâm thơ rất hay,   có 1 tghời gian cùng với nhạc sĩ Phạm Duy công tác tại Trung tâm Xây Dựng Nông thôn tại Vũng Tàu. ( 1965- 1966).   Hiện nay ở Hoa kỳ   (TP) .
----------

giữ lại  thẩm vấn 1 thời gian  ngắn, sau được trả tự do.   Anh có giọng ngâm thơ rất truyền cảm.  Tôi hỏi ở Hànội, anh học ngâm thơ với ai, ở đâu ?  Anh cho biết là  học trò của Văn Phú, nghe nhắc tên Văn Phú;  tôi nổi bùng lến nỗi nhớ. Bài thơ Tụng kinh Kha trong vở klích TÂM SỰ KẺ SANG TẦN  của Vũ Hoàng Chương lại âm vang trong tiềm thức, qua giọng ngâm, thơ sang sảng của Văn Phú.   Ở trại cải tạo ra , vào 1981,  có nhiều anh em ở Hànội vào thăm tôi,  tôi không thấy còn ai nhắc tới tên Văn Phú, Mai Luân ..?!
Tôi không có nhiều thời gian và cơ hội tìm hiểu thêm lý do về họ ?

          Từ ngày vô miền Nam, đời sống của Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương vẫn vất vả  trong những tháng đầu.   Đinh Hùng mang theo được dăm chục cuốn thơ MÊ HỒN CA  để làm vốn.  Tác phẩm này do nhà xuất bản TIẾNG PHƯƠNG ĐÔNG  ấn hành.   Cơ sở xuất bản này, do thi sĩ Hồ Dzếnh chủ trương.    nhà thơ Hồ Dzếnh, tôi có gặp  1 lần,  tại nhà kịch sĩ Hoàng Năm vào 1954.   Hồ Dzếnh, nhà văn Minh hương giống như nhà văn Sao Mai vậy.   Sau khi Nhật Bản đầu hàng Mỹ, vì 2 trái bom nguyên tử, quân đội Lư Hán  từ miền nam Trung hoa kéo qua Việtnam, tước khí giới quân Nhật.

              Hồ Dzếnh có cho ra đời tập thơ  QUÊ NGOẠI ,  thơ anh nhẹ nhàng, dễ thương như chính con người anh vậy.   Tuy chỉ gặp nhau có 1 lần , trò chuyện không lâu, nhưng Hồ Dzếnh đã để lại trong tôi niềm ưu ái đặc biệt.   Trông bề ngoài, nhà thơ có dáng dấp ngu ngơ, ăn nói từ tốn,  một con người bình
thường như mọi người, nhưng đôi mắt nhà thơ  như chứa chấp cả 1 rừng thương, nỗi nhớ; đôi mắt toát ra sự thông minh, nhưng không lộ liễu, làm khuôn mặt nhà thơ có chút gì duyên dáng dễ gây cảm tình với người đốin thoại.
             Nói chung, tập thơ  QUÊ NGOẠI  có nhiều bài , không vay mượn, chịu ảnh hưởng của bất cứ ai cả.   Hồ Dzếnh tự tạo cho mình 1 chỗ ngồi xứng đáng trong nền văn học Việtnam
.
             Bài  thơ MÀU CÂY TRONG KHÓI được nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ thơ (  ca khúc  CHIỀU  )  thường thường được hát trên đài phát thanh ở  miền Nam.  Một bài nữa cũng được nhiều người ngưỡng mộ, đó là bài NGẬP NGỪNG- nhất  là ai ở lứa tuổi đôi mươi, vừa bước chân vào ảmnh trời tình ái, với nhớ nhung chờ đợi :

                                 Em  cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
                                 Để lòng buồn, tôi dạo khắp trong sân
                                Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần
                                Tôi nói khẽ: Gớm làm sao mà nhớ thế ?

                                Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
                                Em tôi ơi, tình nghĩa có gì đâu
                                Nếu  là không lưu luyến buổi sơ đầu
                                Thuở ân ái mong manh như nắng lụa

                                  Hoa bướm ngập ngừng cỏ cây lần lữa
                                  ẹn ngày mai, mùa đên sẽ vui tươi
                                  Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi
                                  Em cứ hẹn, nhưng em đừng đến nhé
                                  Tôi sẽ trách, cố nhiên, nhưng rất nhẹ

                                  Nu trót đi, em hãy gắng quay về
                                  Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
                                  Đời chỉ đẹp, những khi còn dang dở
                                  Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
                                  Cho nghìn sau ... lơ lửng ... với nghìn xưa ! ...

         Cái hơi thơ    của Hồ Dzếnh cách biệt hẳn với hơi thơ của các thi nhân cùng thời.  Tuy là  Tàu lai, nhưng Hồ Dzếnh rất yêu quê mẹ, vì lẽ  dễ hiểu, Hồ Dzếnh  lớn lên trong lòng mẹ Việtnam, với những lời ru bên nôi rất em ái, nhẹ nhàng !

          Sau lần gặp gỡ đó, Hồ Dzếnh trở ra Hànội và không hiểu duyên cớ gì, Hồ Dzếnh làm bạn với người  đàn bà, chủ tiệm sách và tạp háo BÌNH MINH ở phố Huế * , gần khu tôi ở . Vì làm chồng  bà chủ tiệm
---------
*   chính xác phải là ngã tư Route  de Huế + Rue Reinach ( sau  , Trấn Quốc Toản).   Chủ nhà sách BÌNH MINH , bà NHẬT,  vợ góa nhà thơ thiếu nhi TRẦN TRUNG PHƯƠNG. Có thể xem thêm NHÀ VĂN TIỀN CHIẾN 1930- 1945 , tập 1,  trong bộ LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆTNAM /  THẾ PHONG-  Nhà xb Vàng Son, Sài Gòn 1974).  (TP)
----------  
sách  có tiền, nên Hồ Dzếnh mới thực hiện xuất bản MÊ HỒN CA của Đinh Hùng .  Nếu không có Hồ Dzếnh thực hiện , chắc chắn bản thào còn nằm trong đáy rương nhiều năm tháng nữa. Hồ Dzếnh không di cư vào Nam, chắc vợ chồng tiếc nuối sản nghiệp quá lớn.   Đã lâu lắm, tôi không còn nghe ai nhắc tới Hồ Dzếnh trong giới làm văn học ở miền bắc . []

  tạ tỵ                                                        ( còn tiếp kỳ 15 )                    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét