Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013
môt mình một ngựa - nguyên sa - 10
một mình một ngựa : lịch sử văn chương 10
nguyên sa
Thân gởi ...,
Một phần có liên hệ với toàn thể. Mối tương quan này là chân lý cũ kỹ, có từ lâu rồi, nhiều người biết và chẳng có ai phủ nhận. Bởi vì một sự có liên hệ với toàn thể, cho nên tìm hiểu nó là phải tìm hiểu " thằng kia ". Nhìn ngắm nó là phải nhìn ngắm " thằng kia ". Dù nó to đến đâu. Dù nó trắng, nó đen, nó yếu, nó khoẻ đến đâu. Nhất định cuộc đời là phải như thế rồi. Có " thằng bé " có toàn những " thằng bé " , thì anh mới to. Có những" thằng to" thì anh mới "bé". Cuộc đời nó đen hết cả, thì cái màu ngà ngà vàng của anh trong trắng rõ rệt. Mai này " thằng be bé" nó háo thành " khổng lồ" , thì anh chỉ có một " vóc dáng nhỏ nhoi ". Một ngày đẹp trời, những cái" yếu" bỗng có một sức khỏe " bạt sơn cử đỉnh" ; thì cái sức khỏe đánh ruồi, đánh muỗi của anh trông khôi hài lắm. Nhìn ngắm là phải biết nhìn ngắm như thế. Phải biết đặt một phần vào trong một toàn thể mà nhìn. Hái một bông hoa, đặt nó riêng ra một chỗ để say sưa [ thì ] nhầm to. Là lạc vào thế giới ảo tưởng, thế giới trừu tượng, nhân tạo.
Phai để nó đưng ở đó. Trong vườn hoa bát ngát trong khu rừng vô tận đó. Mới thấy nó nổi bật trên cái nền gọi là cỏ. Mới thấy có nhiều đàn bà đẹp, nhưng nhìn mãi, chỉ tháy có nó mới là nhan sắc. Hay mới thấy rằng nó cũng thường, cũng xoàng. Vẻ đẹp như thế có nhiều quá. Đó là cái loại nhan sắc sản xuất dây chuyền . Đứng một mình nó làm ta ngây ngất. Nhưng đặt vào khu vườn lớn của nhan sắc đó, nó là sư thô kệch, vụng về. Nó sẽ, mượn một hình ảnh của La Rochefoucauld đã dùng: ".. chì như những con sông trong biển cả ".
Các nhà phê bình tham bác nói văn chương cũng thế. Cũng có sự liên hệ giữa một phần và toàn thể. Không được tách rời một tác phẩm ra khỏi toàn bộ tác phẩm của tác giả. Không dược tách rời một tác giả ra khỏi vòng lớn [ có tên ] là lịch sử văn chương. Phải nhìn ngắm nó giữa cái trôi chảy của thời gian, phải nhìn nó đổi thay cùng với cái dòng luân lưu bất tận đó. Đặt trong khuôn khổ lớn của lịch sử, một tác phẩm, một tác giả, bỗng nhiên có một cuộc đời kỳ lạ lắm; bỗng nhiên lạc vào một cuộc phiêu lưu không tiên liệu được. Có thành phố tráng lệ bỗng đổi đời, chìm xuống tận cùng của biển. Có hòn đảo, một sáng
đẹp , bỗng mọc lên giữa bốn bề sóng vỗ. Vấn đề nó như thế này.
Phê bình văn học , như ta đã biết, vốn chỉ là nhìn ngắm một tác phẩm để thẩm định giá trị của nó. Nó đẹp hay xấu ? Đẹp bao nhiêu, xấu bao nhiêu ? Có thể thôi, noi đi ! Các nhà phê bình thuộc cái môn phái gọi là phê bình văn học tham bác, nói rằng ; " như thế chưa được ". Còn nhiều việc khác. Một cuốn sách không phải cái cây, lá cỏ, sống mấy ngày rồi chết là hết. Một tác giả không phải chỉ có một cuộc đời mà có nhiều cuộc đời. Trong lịch sử văn chương, cũng như khi còn ăn, ngủ, thở; một tác giả có lúc lên, lúc xuống. Những rực rỡ, những thành công, những vinh quang và những [ khúc đời ] đen tối , những thất bại, những tủi nhục [ thì ] trong văn chương không phải chỉ lệ thuộc vào tình cờ. Cơn mưa chợt đến có thể làm thành những tan vỡ không nguôi. Có những tình cờ như thế trong lịch sử. Lịch sử văn chương cũng như lịch sử, nói chung. Những rực rỡ của tác phẩm trong ấn bản lần thứ nhứt, và sau những năm tháng về sau, những thế kỷ cách biệt, nhưng không bao giờ cũng mang một hào quang. Có những ánh sáng trước kia không thấy, bây giờ [ lại thấy ]. Có những màu sắc,t rước kia nhìn rõ, bây giờ không còn. Không phải chỉ vì bản sắc của tác phẩm. Vì nhiều thứ khác. Trường hợp Nhất Linh, Khái Hưng với những nhà văn khác của Tự lực văn đoàn chẳng hạn. Trường hợp Tự lực văn đoàn và những người không đứng
trong trường phái đó chẳng hạn. Vinh quang của " Đoan tuyệt " trong những ngày tháng hiện tại cũng hơi xa ngày , tháng, tác phẩm ra đời, lớn hơn vinh quang của những tá phẩm khác của Nhất Linh , như " Bướm trắng". Vinh quang của " Nửa chừng xuân" [ Khái Hưng ] sáng rõ hơn vinh quang của những" Trống Mái ", những" Tiêu sơn tráng sĩ " - Khái Hưng và Nhất Linh - rực rỡ hơn những nhà văn khác trong Tự lục văn đoàn. Như Thạch Lam. Những nhà văn trong Tự lực văn đoàn , bây giờ có một chỗ đứng quan trọng hơn, có một tầm ảnh
hưởng lớn lao hơn một Vũ Trọng Phụng, một Nguyễn Tuân hay một Nguyễn Công Hoan, một Tô Hoài. Người thưởng ngoạn này nói : " tôi khoái Bướm trắng hơn " Đoạn tuyệt " [ chẳng hạn ]. Người yêu mến nghệ thuật kia cho rằng giá trị của những " Số đỏ", " vang bóng một thời " , " Bước đường cùng " không thể đặt ở phía sau môt" Đoạn tuyệt" hay một " Nửa chừng xuân" . Ai muốn nói thế nào cũng được, tùy ý. Nhưng đấy, cái sự kiện hiện đang tồn tại nó như thế đấy. Bởi vì nhiều lý do lắm. Lý do khỏe hơn cả là cái chương trình giáo dục. Chương trình cho phép đề cập tác giả này, bỏ quên tác giả khác. Chương trình giới hạn với tác phẩm này và đặt sang một bên tác phẩm khác của cùng một tác giả. Cho nên, " Nửa chừng xuân" và" Đoạn tuyệt " có mặt sáng rõ hơn những tác phẩm khác của Khái Hưng và Nhất Linh. Chương trình ghi Khái Hưng và Nhất Linh và bỏ quân tác giả
" Sợi tóc " [ Thạch Lam ]. Chương trình chiếu ngọn đèn hoa vào Tự lực văn đoàn và để nằm im trong vùng bóng tối những tác phẩm khác của thời tiền chiến. Cho nên, bây giờ, hỏi bất cứ người học trò trung học nào cũng biết Khái Hưng và Nhất Linh, [ thì ] cũng biết Tự lực văn đoàn. Còn " Vang bóng một thời" [ Nguyễn Tuân ] với đa số là cái tên [ tác phẩm ] xa lạ. Bùi Hiển, Trần Tiêu, Nguyên Hồng, Trương Tửu và nhiều người khác chưa nghe nói tới .
Tầm ảnh hưởng của tác phẩm cũng như những tác giả không thuộc nhóm Tự lực văn đoàn và những tác giả khác thuộc nhóm đó - nhất là Khái Hưng và Nhất Linh trong thời tiền chiến đó - có thể khác nhau. Nhóm Tự lực có thể, lúc đó, đã gây nhiều sự chú ý hơn, nhiều ảnh hưởng hơn, vì cái sức khỏe đến từ sự hợp quần. Nhưng bây giờ, khoảng cách của tầm ảnh hưởng đó thật lớn lắm !
Và lịch sử không đứng lại ở đó. Một ngày đẹp trời nào đó trong tương lai, vì lý do này hay lý do khác, sự có mặt của tác giả " Đoạn tuyệt" , " Nửa chừng xuân " có thể bị giảm bớt. Những người khác sẽ được nói tới nhiều hơn. tầm ảnh hưởng của các tác giả và tác phẩm đổi thay. Có thể lắm. Tôi không ao ước điều này. Tôi không thích thú điều kia. Tôi chỉ nói rằng, đấy, nhà phê bình văn học, dưới mắt phải tham bác là con người vất vả lắm. Nó phải thường trực bắt kịp cói dòng lớn của sự đổi thay liên tục, gọi là lịch sử văn chương. Nó phải xác định liên tục tầm ảnh hưởng của tác phẩm và tác tác phẩm trong lịch sử văn chương không ngừng chuyển biến, cũng giống như số phận của tình ái. Có lúc sôi động, có lúc trầm lặng. Có ngày tháng của lửa bốc hừng hực và có ngày tháng bình dị của lãng quên. Phải ghi nhận tất cả những cái đó . Những bộ mặt khác nhau của tác phẩm trong thời gian. Những chỗ đứng khác nhau của tác giả trong thời gian. Trong lịch sử , [ trong ] văn chương. Và [ cả ] không văn chương.
Nói` về những biến đổi ảnh hưởng của một tác giả có nhiều khía cạnh lắm. Nói mãi không hết. Không phải chỉ có cái chương trình giao dục. Còn sự có mặt kế tiếp liên tục của những người làm băn học nghệ thuật. Một chế độ chân lý đến cùng tồn tại liên tục mấy trăm năm có thể làm cho" Gia huấn ca " được nói nhiều hơn " Đoạn trường tân thanh " trong khoảng thời gian đó. Một nhà thơ bị vật ngã, nhận chìm, sẽ sáng chói hơn nhiều trong những thời gian sau đó. Nhà văn, thơ được anh em yêu đưa lên mây xanh chẳng bay bổng được mãi. Thời gian, các anh còn lạ gì, là con nước lớn, mà sự yêu mến và lòng ghen ghét là những cành khô cùng chung một số phận. Không có sự lừa bịp nào, chính trị cũng như văn nghệ, có thể tồn tại vĩnh viễn với chiếc mặt nạ chân lý.
Những người làm văn học nghệ thuật đến sau cùng có thể làm đổi thay tầm quan trọng của những người đến trước. Nếu trong những thế kỷ đến sau, chúng ta chứng kiến sự xuất hiện của hàng chục tác phẩm có kích thước và giá trị lớn hơn" Truyện Kiều " thì vóc dáng Nguyễn Du sẽ còn y hay [ bị ] giảm bớt ? Trái lại, trong những ngày tháng tương lai, chúng ta chỉ có những nền văn nghệ gọi là " văn nghệ theo đuôi " - thì những nhỏ nhoi là chúng ta càng làm nổi bật thân thể khổng lồ của họ Nguyễn ?
Phải nhìn ngắm một phần trong toàn thể như thế. Trong cai toàn thể liên tục đổi thay. Trong lịch sử tư tưởng. Trong lịch sử nghệ thuật. Trong lịch sử văn chương. và trong [ cả ] lịch sử chính thống [ nữa ] !
-----
* [...] chữ của Biên tập.
Thân ái,
nguyên sa
( 1932- 1998)
( còn tiếp )
( Một mình một ngựa / Nguyên Sa / Nhân văn xuất bản, Saigon 1970 - tr. 54 -59 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét