Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

nhà văn hậu chiến 1950 - 1956 / thếphong - 15



                                nhà văn hậu chiến 1950 - 1956     15
                                              thếphong

                                             Chương 6 
                                          BỘ MÔN KỊCH

                                          HOÀNG NHƯ MAI 

     Tiểu sử.-

      Sinh năm 1918 * trong một gia đình quan  lại.  Theo học Trường Luật Hànội.  Bắt đầu văn nghiệp, ông bị ma lực thi ca kịch nghệ hấp dẫn.  Thời gian 1941- 45, cộng tác với nhóm Hàn Thuyên, bút danh Như Mai. Từ 1945, kháng chiến bùng nổ, tham gia ban kịch ku6u động nhà nghề Sỹ Tiến, trinh diễn vở kịch  đầy tính yêu nước, và cô nữ diễn viên tài sắc tuyệt với cùng lưu diễn suốt từ Trung ra Bắc  .  Hiện nay ông sống ờ miền Bắc 
( Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ) , Hoàng Như Mai được  yêu chuộng, đó  là vở kịch lấy bối cảnh 1789, khi  quân Mãn Thanh kéo quân sang xâm lăng Việtnam.  Vở kịch  được kết thúc bằng hồi trống thắng địch vang dậy từ Hà Hồi ( Tiếng trống Hà Hồi ) .

       Vở kịch này được công diễn tại Hànội   vào ngày 31 tháng 12 năm 1950 vá tháng 1 năm 1951, do Vũ Khắc Khoan dàn dựng.   Năm 1951, nhà xuất bản Vĩnh Thịnh in thành sách, Nguyễn  Tường Phượng viết tựa -   vào đề của  Vũ Khắc Khoan và  bài phê bình của Thượng Sỹ.
------
* tiểu sử Hoàng Như Mai  được viết theo tài liệu M.M. Durand  và Nguyễn -Trần Huân trong  Introduction à la littérature  vietnamienne ( Phụ lục ).  Nxb G.P Maisonneuve et Larose, xuất bản ở Paris 1969.
 ( Collection  UNESCO). 

     Phân tích.-

    Năm 1789  ( Kỷ sửu ) , năm mở màn cho tinh thần anh dũng quân  Việt chống xâm lăng, qua tài điều khiển thao lược của vua  Quang Trung - Nguyễn Huệ .  Quân dân Việtnam đánh tan   20 vạn quân Thanh ở Đống Đa ( Thái Hà Ấp ).  Nguyễn Huệ  kéo quân qua Tam Điệp tiến về Hà Hồi, tràn vào Thăng Long thành, Tôn Sĩ Nghị   bỏ chạy, bạt vía.   

     Một khóa sinh mưu đồ cứu nước, Đồ Trần  rủ Khóa Vũ , mời các  vị khoa bảng, như
  Bảng, quan giáo Thụ, vong thần nhà Lê  tán trợ.   Trong số đó ,  cụ Tú cương quyết lại không dám hành động, cụ Bảng đồ nho chịu nhục nhã không dám hành động, chỉ khua mội, múa mép xằng, còn quan giáo  Thụ nhát như cáy. Riềng thầy đồ Nghệ nhất định không lui đi.  Khóa Vũ báo tin Nguyễn Huệ đang tụ tập binh mã ở vùng Nghệ An để tiến ra Bắc đánh quân Thanh.   Khóa Vũ rủ anh đồ Nghệ xuôi Nghệ An thăm dò.  Khóa Vũ bèn thu xếp chuyện nhà cửa xong xuôi, còn thầy đồ Nghệ vướng mắc thê nhi, sau cũng quyết tâm như Yên Ly thời Chiến quốc  giết vợ con để lên đường gia nhập đại nghĩa.   Vừa khi đó, vua Quang Trung ào ào đem quân  hướng về Thăng Long thành.   Tiếng trống thúc quân nổ ròn rã,    thầy đồ Nghệ, Khóa Vũ  nhập đoàn quân cùng tàn sát quân xâm lăng  Mãn Thanh .

     Vở kịch gồm 3 màn.  Nhân vật  trong Tiếng trống Hà Hồi  gồm: thầy Đồ, Khóa Vũ, hai khoá sinh yêu nước, tim gan sôi sục tim gan nhìn thấy quân xâm lược Mãn Thanh giày xéo quê hương , nên, có ý định tham gia đoàn quân cứu nước.   Vợ Đồ Trần, người đàn bà hiền thục chỉ biết thờ chồng, nuôi con. Bà Hai, người hàng xóm cùng chí hướng với thầy Đồ chán ghét bọn xâm lăng Mãn Thanh.  Ông Bát, chú ruột thầy Đồ là tên phản quốc, tay sai của bọn Mãn Thanh.  Cụ Tú, cụ Bảng mang danh  vong thần nhà Lê, song cúi đầu chịu nhục nhã với nho phong hơn là phải dấn thân hành đông.  Quan giáo Thụ mang danh dạy học trò đạo lý, gia phong, tinh thần yêu nước; nhưng hèn nhát không dám bộc bạch lòng yêu nước của chính mình  sang hành động.  Lính  Mãn Thanh, bọn côn đồ tay sai Tôn Sĩ Nghị  ra tay cướp của,  giết người, hãm hiếp, giết oan lương dân.  

      Bấy nhiêu nhân vật  đại diện cho vở kịch 3 màn rất sinh động, kích thích lòng yêu nước của kịch -tác- gia Hoàng Như Mai .

     Vở kịch có nhiều tác động kịch ngay từ 2 màn đầu,  không nhiều  động tác kịch biến ( coup de théâtre). Màn chót, Đồ Trần cầm gươm hạ thủ vợ con để nhẹ gánh gia đình  , trước khi gia nhập đoàn quân - thì động tác kịch biến bỗng nổi bật , tạo sự  hồi hộp cao độ cho khán giả.   Tác động kịch phụ khác như tiếng thúc quân ấm ầm vang thành, như làm tan núi lở sông của  binh mã  Quang Trung tiến vào Thăng Long thành, tạo được sự nôn nao, háo hức của khán giả  và không cần  dàn quân, bố trận  khó thực hiện trên sân khấu.   Dùng biểu tượng xây dựng cho mỗi nhân vật có 1 cá tính riêng- điển hình  hèn nhát là cụ Tú, cụ Bảng, quan giáo Thụ .. rõ ra vai hèn nhát -   hoặc  lưu manh, bất cố vô liêm sỉ làm tay sai cho giặc  chi vì tiền, như Bát :

      "... Ông  Bát : - Ừ phải , thề bao nhiêu tiền đây ( sờ túi, chặc ) ...  để rồi tiện luc nào bảo trẻ nó cầm sang trả.   Ai lại thế, chị cũng còn phải bỏ vốn ra chứ ?  Chứ làm thế thì còn ra thế nào nữa ? "

      Bản tính đàn bà ít muốn gây gổ, nép mình một bề, mỗi khi phải nghe bàn tới đại cuộc.  Qua vài nét điển hình đã hình dung được  mẫu người phụ nữ ở thế kỷ trước :

      "... Mợ Đồ :- Nhưng mà thôi, người ta làm gi thì làm, việc mình mình làm, quý hồ  cứ biết làm ăn lương thiện là hơn ..."

    Thái đô cương quyết đạp đổ bất công, không an phận của thầy Đồ, Hoàng Như Mai tả lại  :

    "... Đồ Trần: - Đã chắc làm ăn lương thiện mà chúng nó để yên à ?   Đấy, hàng ngày xảy ra bao nhiêu việc, thanh thiên bạch nhật mà dám đột nhập vào nhà lương dân cướp của giết người.   U nó không trông thấy  hay sao ?   Đấy, hôm qua  phường Đồng Xuân lại vừa xảy ra vụ sát phu hiếp phụ do lũ chó đói gây ra ..." 

     Biến động kịch tính trong vở kịch, đoạn hay nhất trong Tiếng trống Hà Hồi :

    "... Vợ: ( hỏi [ vọng *  ]  ra ) - Thầy nó chưa đi ngủ à ?
          Trần : -  Hai u con cứ đi ngủ đi.
          ( xa xa có tiếng đại bác nổ ).
          Vợ :- Quái nhỉ  ! Sao nhà nào đốt pháo cối ấy nhỉ?  Mồng ba rồi còn pháo .  ( Tiếng đứa trẻ khóc, mợ Đồ [ đi ] ra ) . Tiếng rú  rời rạc nhỏ dần, hai mẹ con cùng ngủ. 
        Trong khi ấy  Đồ Trần ngồi yên lặng nhìn trừng trừng, trong [ lòng ] ám ảnh một định kiến .  Bên ngoài tiếng cú, tiếng chó gióng một .  Trống canh điểm sang ba .  Trần giật mình chồm dậy cả quyết bước về phía thanh kiếm, cầm lên ngần ngại một lát, rồi quả quyết tuốt  kiếm , bước vội về phía cửa phòng, vừa tới cửa , mợ Đồ giật mình trong giấc ngủ ú ới nói mê, rồi tiếng guốc lẹp kẹp.   Mợ Đồ cầm chiếc đèn con từ trong nhà thấy chồng đi ra ngạc nhiên .

     Mợ Đồ: ( hỏi ) - Thầy nó đêm khuya rồi mà chưa đi nghỉ à ?  làm gì mà câm gươm trần thế, nhà có trộm à ?
     Trần:  ( giọng bàng hoàng ) - Canh năm tôi xuôi Nghệ An .
    Mợ Đồ:- Cả nhà  có mình thầy nó là đàn ông.  Thầy nó đi rồi, mẹ con tôi biết nương tựa vào ai ?  Thầy nó có nghĩ đến mẹ con tôi  một chút . ( khóc )
     Trần: ( giọng ghê rợn ) - Có, tôi  đã nghĩ đến u con nó rồi.   Tôi đã có cách ( vừa lúc ấy có tiếng đạp cổng và tiếng gọi ) .
      - Bác ơi .
     Trần : Hoảng hốt đứng dậy.
     Mợ Đồ: - Tiếng ai như tiếng bác Khóa Vũ, đêm khuya rồi còn đến có việc gì ?
     tiếng Vũ : - Bác Đồ ơi, bác Đồ ơi ! ...
    Trần: - Bác Khóa đến , việc lớn không thể bõ lỡ được, tôi đã nhất quyết rồi
 ( cầm gươm sầm sầm chạy vào ).
     Mợ Đồ : ( nắm lại )- Thầy nó làm gì thế ? tôi sợ  quá !
    ( Tiếng Vũ  gọi gấp bên ngoài như quát : " Bác Đồ ơi  , mau lên, mau lê !  " ( đẩy cử vào , bên ngoài  có tiếng súng reo, tiếng chó [ sủa ]... Mợ Đồ  hoảng hốt chạy ra cổng, vừa lúc ấy có tiếng đổ sầm.  Khóa Vũ chạy vội vào, tay cầm bó đuốc sáng rực ).
     Vũ : - Bác Đồ ơi, bác Đồ... Quân Tây Sơn đã ra Bắc phá vỡ  Kinh Kỳ rồi.  Dân chúng nổi lên giết giặc.  Ta đi mau lên bắt cho kỳ được Tôn Sĩ Nghị ( hai người chạy vụt ra ngoài, tiếng người hò reo.  Tiếng súng ầm ầm.  Tiếng quát inh ỏi.  Bắt lấy lũ giặc, bắt lấy chúng nó ... ". 

     MÀN HẠ 

     Kết luận.-

     Kịch Tiếng trống Hà Hồi /Hoàng Như Mai  bố cục chặt chẽ, kịch đầy kịch tính,  lòng quả cảm yêu nước, tạo sức mạnh trong lòng khán giả.  Vở kịch nằm trong ẩn dụ, lên án đoàn quân viễn chinh Pháp tái  xâm lăng  , như Tôn Sĩ Nghị đem quân xâm lăng Việtnam vào thế kỷ trước.  Không cần đưa kết luận bằng công thức, tả hành động diễn tiến trong kịch, người xem, người đọc kịch Hoàng Như Mai biết được ý tác giả muốn gửi gấm điều gì, kích thích lòng yêu nước , khi đất nước bi xâm lăng .
-----
* [ ...]  chữ của Biên tập. 

                          
                                            Chương bẩy

           TỔNG LUẬN VỀ BÌNH DIỆN VĂN NGHỆ MIỀN BẮC  ( QUỐC GIA VIỆTNAM ) : 1950- 1954


      Từ 1946 đến 1956, bình diện văn nghệ kháng chiến, văn nghệ Quốc gia phát triển 2 hướng ngược chiều  nhau- cùng có tác phẩm ghi lại hình tượng mới củ thời chiến.   Sự hiện diện bộ máy quân sự quân đội viễn chinh Pháp không mấy khắt khe đối với văn chương , họ chỉ lo mặt quân sự là hàng đầu .  Chính phủ Quốc gia là  một chính phủ độc lập , nhưng ở trong lồng son Liên hiệp Pháp.  Mỗi miền tạo được một số tác phẩm có bản sắc riêng biệt độc đáo.

    về văn :  Nguyễn Minh Lang, Hoàng Công Khanh, Thanh Hữu, Triều Đẩu, Văn An, Huy Sơn,  Nguyễn Thiệu Giang , Hiệp Nhân v. v....

    về thơ: Nguyễn Quốc  Trinh, Song Nhất Nữ, Nguyễn Hoàng Quân, Trần Nhân Cư, Huyền Giang, Băng Sơn, Vân Long, Song Hồ, Hoàng Phụng Tỵ,   v.v...

    Về các nhà thơ tiền-kháng- chiến  như Hoàng Công Khanh, Huyền Quang, Hoài Việt  , Nguyễn Tố  v.v...

     về bộ môn kịch : Tiếng trống Hà Hồi,  tác phẩm nổi trội điển hình  cho bộ môn kịch đã được công diễn vào cuối 1950 đến 1951.  Khán giả Hànội đón nhận nồng nhiệt đối với vở kịch kích động  lòng yêu nước, được kịch-tác-gia Vũ Khắc Khoan dàn đựng rất thành công.

    về biên khảo, dịch thuật, sử học : Mặc Đỗ, Lê Đình Chân, Lê Văn Hòe, Phạm Việt tuyền Phạm văn Sơn, Giản Chi ...

     về phóng sự châm biến hoạt kê  : Triều Đẩu, Đoàn Thu, Hiền Nhân, Hoàng Lan ( Nguyễn Xuân Huy ) v.v ...  

     Phần sau, chúng tôi bàn đến các nhà thơ miền Trung ( Quốc gia Việtnam) , điển hình : Huyền  Chi ( nữ ), Hồ Đình Phương, Hoài Minh, Thanh Thuyền, Tạ Ký, Xuân  Huyền , Thanh Thanh v. v...

                                                     ( còn tiếp )

       thế phong  
   
     




    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét