Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

một mình một ngựa / khi con thú hốt hoảng / nguyên sa - 17


           một mình một ngựa /  khi con thú hốt hoảng   17
                                                              nguyên sa


-    trần bích lan bị gọi đi quân trường thủ đức,  bị ' điên ' rồi 
-   to gan thật, Nhà Thơ đời nào quen biết với nó ...
-   sa-đích trần phong giao ,  tác giả' nửa đêm thức giấc' ra' ngồi  lại bên cầu '  ,  đọc sao không thấy sướng ... ?! 
-  kẻ săn chó sói là ai?  ai   ' con  chó sói bị săn' ???
-   văn ' noble' thi người ' nốp', văn ' cu li ' thì người  cũng ...
-   gọi ông Nhà Thơ bằng 2 chữ hoa,   có phải  là tác giả ' chưa gặp em anh đã nghĩ rằng ...'



     Thân gửi ... , 

    Loạt bài này càng ngày càng ngày những chấn động khoái trá trong văn giới.  Anh em nói rằng  đó là những cai tát nẩy lửa vào bọn sa-đích văn nghệ.   Anh em bảo rằng đừng nản chí, phải tiếp tục làm cho bọn sa- đích hèn hạ , bọn ' nhô' con mà lại làm ra cái điều nghênh ngang, nay đánh người này, mai chửi sỏ người khác , [ nay  mới ] nhìn thấy khuôn mặt dơ bẩn của chúng.   Anh em bảo tôi rằng phải có một thằng' dám' một mình một ngựa'  đi vào giữa ổ rắn rết như thế, để cho các người viết trẻ về sau yên bình mà viết.

     Và anh em đây, không phải những danh từ ngụy trang lờ mờ.  Đó là Nguyễn văn Trung, Trần dạ Từ, chứ không phải những thư độc giả giả mạo.   Nguyễn văn Trung bảo tôi rằng, sao anh lại ' bay bướm' sơm thế.  Anh phải tiếp tục.   Anh có thể viết và nói rằng, theo lời yêu cầu của Nguyễn văn Trung.   Nếu không viết , để ' Bông hồng' đó cho tôi.  Xê ra cho tôi làm văn nghệ cho mà coi.   Trần dạ Từ bảo: ' Phải để cho cái bọn'  đánh được người thì mặt đỏ như vang / khi người đánh lại thì mặt vàng như nghệ ',  từ nay chừa cái thói hỗn láo.   Chủ nhiệm tạp chí nọ viết thư cho tôi, nói là muốn đăng lại các bài ' bông hồng'  *.
-------
*  Nxb Trình bày / Thế Nguyên  đã  ấn hành ' Một bông hồng cho văn nghệ'  / Nguyên Sa.

    Trong khi anh em văn nghệ, người  nào cũng cười cười khoái trá, bọn sa-đích hoảng hốt đến cùng độ.  Một sa-đích hoảng hốt nhẩy  xổ ra, kêu thất thanh :' Sao cứ gọi tôi sa-đích hoài thế ? ' Đó là Trần phong Giao , tổng thư ký một tờ báo nọ.  Trần phong Giao viết 1 bài , chửi bới rầm rĩ, đọc xong , tôi khoái quá.   Đành ' trấn an '   ông này.  Cái ông này tài thật, lần nào ông ấy hốt hoảng cất tiếng cũng làm mình được 1 bữa cười no, lần nào cũng làm cho khoái chí tử.  ' Kỳ thấy mồ !'.

     Để độc giả có thể hiểu được cái phản ứng của ông tổng thư ký có báo trong tay, oai ghê lắm này, tôi xin phép kể lể   về cái kỹ thuật ' săn chó sói'..  Trong những bài nói về các mánh lới bẩn thỉu của bọn sa- đích văn nghệ, tôi chỉ nói chung,  nói tổng quát thôi.   Giống như người đi săn chó sói, chưa biết đích xác con chó sói  trốn  nơi mô, bèn áo dụng chiến thuật thổi tù- và inh ỏi, cho săn sục sạo khắp nơi , cho ngựa chạy  dầm dập.   Người săn thú thiện nghệ biết rằng làm như thế, chẳng sớm thì muộn, chó sói cũng hốt hoảng đâm đầu ra và thế là có thể nhìn thấy cái lưỡi đầy máu, hàm răng độc ác, cái mõm bẩn thỉu của nó.   Thật  ra tôi cũng chưa đi săn chó sói bao giờ, nhưng, ấy là thuở nhỏ, đọc bài' ' La mort d'un loup' của Alfred de  Vigny, biết đại khái như thế.   Nhưng có điều cần  nói ngay  , con chó sói của nhà thơ Pháp im lặng, khắc kỷ, khi bị vây hãm.   Còn ở đây,  là tiếng kêu hốt hoảng , thảm thiết, tiếng chửi rủa loạn xạ.

     Ông Trần phong Giao tự nhiên ông ấy nhảy xổ ra, ông ấy bảo, những bài nói về sa-đích văn nghệ là nhằm vào ông ấy.   ' Ô hay! ' thế có kỳ không ?' Nhưng ông ấy nhận, không lẽ, mình lại chối từ.   Tôi chỉ muốn nói về cái hiện tượng văn nghệ  văn nghệ tổng quát đang phung phá nền văn nghệ ta từ mấy năm nay.   Nói về những tư cách và kiến thức cho phê bình văn nghệ.   nay có 1 ông xưng tên, họ; nhận luôn [ là ông ta ]  - âu cũng là cái số nó như thế.   Và như thế càng tốt, vì sau này, các nhà làm văn học sử có thể tìm thấy 1 dẫn chứng cụ thể về cái hiện tượng sa-đích văn nghệ.   Thật là điều an ủi lớn lao cho ta.

     Tuy nhiên, từ nay đến cuối thư, tôi vẫn  dùng danh từ chung là sa-đích văn nghệ, mà ít nhắc đến Trần phong Giao.   Tôi chỉ thỏa mãn ông này vài lần được thôi.   Phải dùng danh từ chung, vì, còn nhiều sa-đích khác, cứ nói 1 mình ông này, các sa-đích khác sẽ không bằng lòng, sẽ kiện cáo lôi thôi lắm.   Bài văn,  hay cái gọi là bài văn sa đích văn nghệ có 1 cái tựa là' bông hồng hay bông cứt lợn' .  Nghe ghê thấy mồ !  Không bay bướm.  Không văn nghệ.  Đi thi thế  là ' zéro sur vingt'.  Văn   mà' nốp' thì người' nốp'.  Văn cu-li thì người cu-li. Văn ma-cà- bông thì người ma-cà-bông.  Đó là cái câu văn ' le style c'est l' homme'  của một tác giả phương tây, tôi xin phép diễn tả 1 cách  ' đơn giản ' như thế. 

     Đấy, các anh văn nghệ trẻ, sẽ va chạm với lũ sa-đích tương lai - các anh em nhớ lấy điều này.   Lúc nào cũng phải bay bướm.  Văn nghệ là phải bay bướm.  Không bay bướm không thành văn nghệ.   Viết cái gì cũng phải cho đẹp.    Cái chất văn nghệ là làm gì cũng lấy đẹp làm phương châm.  .. Đặt ' tít' một bài văn là phải đặt cho bay bướm, cho đẹp.   Như' Một mình một ngựa' .  Nghe có cái đẹp kiếm hiệp, hơi cải lương, hơi' Tam quốc chí'.  Hay' Khi con thú hoảng hốt' nghe có vẻ tình cảm.  Đó là những cái ' tít ' tồi nhất cũng đã có tý bay bướm. Tuyệt đối không nói đến chữ bẩn như' cứt, đái'.   Nghe ghê thấy mồ !  Nó lộ ra cái tư cách không thơm.   Tuy nhiên, với sa-đích văn nghệ chọn cái' tít ' đó, tôi xin các bạn đừng trách, đứng khinh,  mà nên thương hại.   Bởi vì nó đã hoảng hốt đến cùng cực.  Sa-đích chuyên môn chê thiên hạ, nay bị chạm nọc, sẽ tức hộc máu.    Nhưng nó sẽ nén giận, để
 ' ra cái điều' văn nghệ'.   Quả nhiên sa-đích trả lời :' Được một người có uy tín như anh  nhắc đến tác phẩm và tác giả là một vinh dự lớn lao '.   Sau đó, tôi viết ở đây  vài lời để đẩy cái sự uất ức của sa-đích đi xa hơn.   Quả nhiên nó phát khùng.  Nó nói : ' Thật không vinh dự gì, khi được 1 người như ông gọi đến tên mình '.  'Ơ hay !   cái anh này buồn cười nhỉ ? Em nói cái gì thì em nói 1 thứ thôi  chứ.  Tại sao đầu tháng thì kêu là nói đến tên là1 vinh  dự.  Cuối tháng, lại kêu nói đến tên thì không vinh dự gì ?  Chơi cái trò' cơ hội chủ nghĩa'  à ?  nay nói thế này, mai nói thế khác à.  Tôi không thích chơi cái trò giở mặt đó đâu, nghe không ?' Nay em đưa' qua' lên mây, nói rằng' qua' làm vinh dự cho em' .  Mai em lại' hổng  chịu'.  Cứ làm như ' cục cưng nhõng nhẽo' không bằng !  Thật là thê thảm !  Hoảng hốt, hoảng hốt, bao nhiêu tội ác do mày gây ra.   Mày làm tan cửa nát một đời văn. Mày làm tê liệt trí nhớ.   Mày làm những bình rượu quí gởi từ bên trời tây về trở thành cay đắng '.

     Nhưng thôi, các bạn ạ, ta hãy để sa-đích ngồi đó với những cay đắng của nó.  ta hãy bước sang điểm khác.

     Sa-đích thấy đàn em chửi thuê đánh mướn của mình bị ' kê' một quả cứng họng, bị đặt 1  ' lô' câu hỏi không trả lới được.   Tôi không nhắc lại cái sự bế tắc đớn đau này, vì văn nghệ là tiến tới, là tiếp tục sáng tạo, chứ không nhắc lại.   Chỉ từ sự kiện cũ đó,  để mở ra 1 sự kiện mới,  thấy đàn em đau khổ quá, khóc lóc kêu than, sợ đàn em bỏ nghề chửi thuê, đánh mướn, sa-đích bèn bênh . 

     Thoạt đầu sa-đích nhận lỗi, vì tức giận cùng cực mới viết bậy, viết bạ, quên cả ' ham đọc, hiếu học và ưa suy nghĩ '  [ Ôi ! cái khẩu hiệu sao nghe mà khoái ! ] .  Đó là thảm cảnh cúa con chó sói bị bao vây, nhảy xổ ra, cất lên những tiếng kêu thương bi thiết.   Tôi xin anh em nhỏ lòng thương xót ! 

     Đó là cái hoảng hốt thứ nhất.

    Sự hoảng hốt làm tê liệt khả năng sử dụng ngôn ngữ, làm phát ra những âm thanh thấp kém, biểu lộ sự thèm khát gia truyền.   Sách tâm lý học nào cũng nói thế.

     Cái hoảng hốt thứ hai của sa-đích còn dễ sợ hơn .  Anh em hãy nhìn cho rõ hàm răng nanh nhọn hoắt đầy máu này.   Đó là cái sự hoảng hốt làm tê liệt trí nhớ.   Descartes nói đúng ' trí nhớ con người giới hạn'.  Do đó, nó là nguồn gốc củ những nhầm lẫn.   Nhưng khi sự hoảng hốt chen vào, làm trí nhớ bị tê liệt, thì sự nhầm lẫn, than ôi, thê thảm lắm !

     Đây là câu chuyện nó như thế này.

     Thấy sa-đích chuyên môn chê người này, chửi người khác, chuyên môn  xỏ xiên cay độc để trả thù những người làm công việc sáng tạo , mà nó chẳng thể bằng , cho thỏa tính cuồng dâm.  Một buổi đẹp trời, tôi bỏ nhỏ một câu đại ý như sau : ' Náy sa-đích , làm sao cái cuốn
 ' Ngồi lại bên cầu ' *  và' Nửa đêm thức giấc ', tôi đọc không thấy sướng.   Các cuốn sách này tồi quá.  [ hay viết ra để tô điểm cho cuộc đời dịch văn buôn tẻ ' ]. Khi bị hỏi về những sai lầm của sa- đích Ng. quốc Trụ   sai lầm không thể cãi được, sa-đích-chúa bèn nói vớ vẩn:
 ' ... đọc lại  bài cua Nguyễn quốc Trụ  tôi không thể nhận đó là một bài hời hợt ..'.
------
*  tác phẩm tiểu thuyết của Trần phong Giao   ( Trần Tĩnh: 1932- 2005 ?) 

     [ Thôi, tôi xin em . Không có ' bông hồng' đến tết em mới nhận ] .  Sau khi Trần quân nhận lỗi khéo cho Nguyễn quân xong, bèn đi 1 đường bênh khéo :'  bạn tôi đã viết trong 1 thời gian kỷ lục, trong 1 đêm trực tại sở làm, gò bó trong một số trang hạn hẹp'.

     ' Khỉ. Thế mà cũng' mần' phê bình văn nghệ.'  Lý luận của sa-đích nó ngây thơ như thế`  đấy !  Hay đúng hơn, sự hoảng hốt làm cho khả năng suy luận trở thành khôi hài đến chỗ lố bịch.  Từ nay trở đi, có viết lách ai,  để cho đừng ai hỏi han tới, dù nói bậy bạ, nói hỗn láo , chứ !   bởi huyên thuyên, nên làm giùm bạn ta một cái' chapeau':' Bài này bạn tôi viết trong 1 thời gian kỷ lục, trong 1 buổi trực, nó có quyền nói láo'.  Thế có phải đẹp bao nhiêu không.  Còn cái việc buổi trực, xin phép nhắn cho ' bạn tôi '  biết ở đất nước này, bây giờ có nhiều người biết thế nào  là ' trự'c' lắm.  Đừng có đem cái công việc cao đẹp dành cho đất nước ra làm bình phong để che đậy lỗi lầm.   Đừng có khoe ' chuế' lắm !  Tôi ở cái vị trí đổ mồ hôi đủ để nói cho bạn tôi điều đó .   Đấy, các em làm văn nghệ trẻ, các anh  em nhìn sơ sơ những tan nát nhục nhã, do sự hoảng hốt gây ra.   Các anh em cứ vững tâm mà sáng tạo.   Nhất quyết không cam tâm làm sa-đích,. không làm cái nghề hèn hạ: ' chửi thuê, đánh mướn'.   Cái nghề đó không thể bền.   Sớm muộn, tiếng  ' tù- và' thần thánh sẽ cất lên.   Tội lỗi ở đầy mặt sẽ làm nao núng, làm hoảng hốt .   Vùng chạy ra, con thú sẽ lộ diện.   Sa-đích càng hoảng hốt, ta càng buồn cười.  Anh em đồng ý không ?

     Sa-đích văn nghệ, sau khi buôn bán người chết ,  lại còn tệ hại hơn nữa - lơi dụng tên tuổi người chết để đề cao uy tín cá nhân -  rồi quái gở hơn nữa ,cãi cọ trên thân xác người quá cố để tranh công.   Trước hết, hãy nói về cái vụ cãi cọ, tranh công trên xác người chết.

     Trong những gia đình suy đồi, mạt vận của xã hội ta, thường xảy ra cảnh thảm thương này.   Người chết nằm xuống, ngay khi cử hành tang lễ và những ngày tháng kế tiếp, là bất hiếu, bất mục, lên tiếng kể lể bằng những lời thô bỉ - đại khái như tôi mới là kẻ biết thương xót người quá cố.  Còn những tên kia, trong ho ngoài làng không thương xót  người quá cố, vì chúng không biết khóc, không biết gào thét, kể lể, không biết tạo ra những bộ điệu bi thảm.

     Người quá cố đây là Nhà Thơ , đứa biểu diễn sự khóc   to đó được dịp khoe khoang, là ta biết thương, biết mến, là sa- đích văn nghệ Trần phong Giao.   Tôi xin phép không  nói đến tên nhà thơ, vì 2 lý do.   Trước hết, nhà thơ không có nhiều.  Lâu lắm mới có một người sống, lâu lâu mới có một người chết.   Không có sự tôn kính nào đối với một thi sĩ hơn là, gọi ông Nhà Thơ bằng 2 chữ viết hoa  mà mọi người đều biết là ai *  Sau nữa, tên  tồi bại đã  mang người chết ra kể lể tranh công, mà nay, tôi còn nhắc lại, sợ rằng nhắc đến tên 
Nhà Thơ sẽ là một điều bất kính không thể tha thứ được !   Thận trọng  như thế này, tôi thấy vẫn còn chưa đủ.   Tôi, ngồi bàn viết này, vẫn còn nghe thấy tiếng nói trách móc của anh em, những người đọc bài này.   Anh em có thể bảo rằng cả anh nữa, anh đã biết nhắc nhở đến người chết, để tranh công như thằng sa-đích đã làm, thì anh bỏ qua đi cho rồi, anh còn nhắc đến việc làm ghê tởm của nó để làm chi.   Tôi xin cúi đầu nhận lỗi.   Bốn mươi tuổi gần đủ  mang trên vai , tôi vẫn chưa dẹp được những đam mê lửa cháy, tôi vẫn chưa bỏ cái tính giang hồ lừng lững tiến đến phía rắn rết để đánh xuống đầu chúng nó những giáng ngàn ký.    Cái ung nhọt, xin phép anh em rộng lượng cho tôi cắt bỏ 1 lần.   Và tôi cũng xin nhận lỗi.   Khi 1 người, con người, nói chung, người cầm bút, nói riêng; khỏi đi vào cái cuộc hành trình lớn, căn phần của con người, sự xúc động nơi những con người còn lại được biểu  lộ bằng nhiều cách khác nhau.   Nói những người viết văn, sự biểu lộ đó lại có nhiều hình thái không thông thường và không ai, chưa bao giờ, trừ tên đốn mạt mới đây, là tên sa-đích đó, nẩy ra cái ý nghĩ đánh giá hơn, kém.
---- 
*  Đinh Hùng : 1920 - 1967

     Có người viết này đốt lên 1 điếu thuốc lá đau xót, người khác kêu lên những tiếng uất nghẹn trong 1 đêm say chẳng muốn tỉnh lại.   Người thứ 3 lặng lẽ đi 1 mình trong phố vắng.   Nhà văn thường không khoái sự thương nhớ nặng phần trình diễn như để khoe khoang lòng
thương nhớ, vì đó là những người thường trực sống trong tình trạng ý thức dằn vặt, cho nên, quá chán ghét những biểu lộ giả tạo.

     Khi Nhà Thơ từ trần, tôi đang ở nơi, tạm gọi là nơi cua những tháng mồ hôi quân trường Thủ Đức .  Tôi vào đo`1 tháng 12- 1966.  Tôi xin lỗi phải nói chuyện đó.  Bởi lẽ, không có gì thấp kém hơn là  sự biểu diễn khổ hạnh.  Kẻ sống trong 1 cảnh khổ biểu diễn, khoe khoang sự khổ đó luôn luôn là kẻ đáng ghét, vì nó đã tìm thấy khoái lạc trong sự trưng trổ sự khổ sở kia.   Cho nên , trong những ngày khổ sở nhất, gặp ai hỏi ' xong chưa' , tôi đều cười cười nói
 ' rồi '.   Sau ngày 3 tháng 9, tôi mới thật sự rời bỏ những nơi đó.   Chiều thứ bảy: 26 tháng 8, được nghỉ, vê đế nhà, tôi được biết Nhà Thơ đã ra đi.  Lên tòa báo ' Sống', Chu Tử đã nhờ các anh  Nguyễn  thụy Long, Cao đắc Tín, Vũ đạo Dzoanh *  và tôi, với tư cách cá nhân, cũng như với tư cách đại diện cho các anh em trong nhóm' Sống' đến Bệnh viện Bình Dân , làm những lễ nghi cần thiết.   Sáng chủ nhật kế tiếp , cũng tôi, đi đoạn đường chẳng thể quên được, từ Bệnh viện Bình Dân tới Nghĩa trang  Mạc đĩnh Chi.
-----
*  Vũ đạo Dzoanh, quản lý báo' Sống '. 

     Ở đó,  tôi đứng 1 mình 1 góc, chẳng nói năng gì [ với ] ai , chẳng chào hỏi ai, vì tôi đến đó chỉ để chào hỏi 1 người, với những lời bất lực.   Tôi cũng không nhìn xem đám tang có mặt những người cầm bút nào và  những ai vắng mặt.   Bởi vì, tôi nghĩ rằng, chỉ có những tên đốn mạt loại sa-đích văn nghệ mới đi đưa đám, chỉ vì 1 mục đích soi mói, xem ai đi, ai không; đê sau  này viết lên báo khoe khoang lòng thương nhớ to lớn của mình.   Tôi nghĩ  rằng, có thể lắm, có những người viết văn ở ngay Saigon này không có 1 đám tang đó.   Có thể, họ chỉ âm thầm đứng ở 1 góc phố, nhìn bánh xe tang đi qua.   Có thể, họ đợi những người đưa đám về hết rồi, lặng lẽ đến đó 1 mình.   Trong mọi trường hợp, tôi đều không có quyền hạch hỏi họ, tôi không có quyền phán đoán hành vi đạo đức của đồng loại, nói chung, của nhà văn, nói riêng  - vì, luôn luôn ý thức rằng, chỉ có những tên tự mãn khốn kiếp  mới dám cất tiếng hạch hỏi kẻ khác.  Sa-đích Trần phong Giao ở trong số cá nhân buồn thảm đó.

     Đứng ở nghĩa trang , tôi được sa-đích tiến lại gần và nói về một ' collecte' . [ tiếng tây của nó dùng ]  . Tôi nghiêm khắc trả lời'  tôi đã làm với anh em [ báo ] ' Sống' .  Nó bỏ đi, khuôn mặt giận dữ.   Tôi hiểu là tự ái của nó không được thỏa mãn.  Nhưng không ngờ sự bực bội đó  của  sa-đích đó phối hợp với sự hoảng hốt, vì loạt bài giáo dục, bọn sa-đích làm cho nó điên cuồng đến độ quên cả lễ giáo mà cất tiếng cãi cọ  về công trạng đối với người quá cố , hạch hỏi người khác một cách láo khoét, nhằm mục đích  tự đề cao công trạng tiền bạc của nó và của tờ báo quái gở của nó *  đối với Nhà Thơ.   Mọi sự  trợ giúp nói lên chẳng còn là sự trợ giúp, mà chỉ còn mua danh, bán tước trên sự đau khổ của tha nhân.
-----
*  bán nguyệt san' Văn' do Trần phong Giao làm thư ký tòa soạn, Nguyễn đình Vượng chủ nhiệm. 

     Nó khoe  rằng : báo nó  bỏ thêm tiền + với nhuận bút để gửi đến gia đình Nhà Thơ.   Đứng nói thế.  Hãy để cho những người viết về 1 người bạn  được danh dự trợ giúp thân nhân người bạn trong  im lặng .  Sự nói lớn  làm hỏng hết, làm sai lệch hết những tình cảm không có giá nào định nổi.

     Còn cái sự thêm vào của cái gọi là ' ty trị sự'  thì phải xác định cho rõ.   Đó không phải là sự  góp thêm vào.  Đó là cái sự đầu tư buôn bán.  Đó là cái sự đưa 1 lấy lại 10.

     Sự thể nó như thế này.   Các nhà văn bạn thiết của Nhà Thơ  đã làm đúng trong việc viết 1 bài văn để ghi lại cơn xúc động trong sáng, như người gởi 1 cành hoa lên nấm mộ.

    Nhưng cần phân biệt người đặt hoa thương xót lên mộ đau và tên chuyên nghiệp bán hoa tang.

    Tên sa- đích là tên bán hoa tang, là cửa tiệm.  Những con số nói lên rõ ràng lắm.  Làm 1 số báo đặc biệt, tờ báo thêm uy tín, uy tín góp vào bởi tên Người Viết quá cố và những bạn lớn của người được thương tiếc.  Nhờ đó những số báo sau càng ngày càng bán được nhiều. Điều đó, người ta gọi là sự đầu tư, gọi là tiền lời dài hạn.  Đó là cái lý do không thể chối cãi được, chứng minh cái tư cách buôn bán xác chết của sa-đích văn nghệ.   Và phàm những phường bất nhân, bạc ác, lại thường hay lớn tiếng kể lể, lớn tiếng hạch hỏi kẻ khác.   Nó hỏi thì tôi nói rõ.   Xin anh em tha thứ cho tôi về những sự thật đau đớn cắt gan, cắt ruột mà phải nói ra đó.

     Đó là tôi chưa kể đến những tay em sa-đích lợi dung số tưởng niệm để đứng vào đó cạnh những bạn lớn của Nhà Thơ.   Một sự  đứng ké.   Một sự đánh bóng mạ kền cho đàn em.  Để cho đàn em Đặng Tiến , một sa-đích rong bọn được dịp, thay vì tưởng niệm   Nhà Thơ, ai mượn chiêu bài tưởng  niệm viết lên  những lời ca tụng đàn anh sa-đích.

     Nó viết : ' ... tôi không dám nghĩ là minh có lỗi với người đã khuất, vì tôi chưa được quen biết với Đinh Hùng và nghĩ như thế  là  lối tự mãn mà tôi tự xét không xứng đáng; nhưng ít nhất, tôi cũng có lỗi với anh em, nhất là anh Trần   [ Trần phong Giao ] , là người đã nhắc nhở tôi không phải 1 lần, mà nhiều lần ...'.

     To gan thật , Nhà Thơ đới nào quen biết  với hạng nó [ Đặng Tiến ].  Thế mà nó dám gọi xách mé. Còn đàn anh sa-đích của no khúm núm một điều ' Anh Trần ' .  Nó cũng biết  thế là láo, thế là ' tự mãn'.   Biết thế, sao còn làm ? Ấy  là đẻ ra cái  điều lương tri trí thức kịch cỡm quen thuộc của bọn chúng.

     Đấy, văn viết còn rành rành ra đấy , kẻo lại kêu oan.   Anh em sa-đích mượn tên của người chết  và bạn của người để công kênh nhau trên thân xác  người chết , rõ ràng quá, còn cãi vào đâu.   Lời vật chất, lời tinh thần, không buôn bán, còn là cái gì đó.

    Còn những chuyện lặt vặt khác, như tin đồn này, tin đồn nọ, tương quan giữa người viết và chủ báo, thì khỏi nói dài dòng.   Một lá thư trích đăng dưới đây, đủ nói lên tất cả. ' Nó  đăng báo là tôi bị điên,   rồi viết thư khéo léo, như sau :

   16- 04- 1967 ,
    Thân gửi anh. Nhận được thư anh  tôi rất mừng.   Mừng vì anh em họ đã đồn đại láo lếu về anh.   Xuống thăm anh mà lại không gặp nên gửi lại ít hàng này mong anh có sáng tác nào mới thì gửi cho' Văn '.   Chúng tôi lúc nào rất vui được đón  nhận tác phẩm của anh.   Nếu cần dặn thêm điều chi, xin anh cứ biên thư.   Tôi sẽ ráng chiều theo ý anh.   Nóng lòng mong tin anh.  
  TRẦN PHONG GIAO
                                                                   ( còn tiếp )

    hư trúc *

( Một mình một ngựa / Nguyên Sa - Nhân văn xuất bản, Saigon 1970 - tr.  96- 108 ) 
                                                             

-------
*        Hư Trúc bút danh khác của Nguyên Sa. 
* *     [  ..... ] chữ đứng trong ngoặc + chú thích  của BT.


       

     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét