Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013
một tiểu sử đoàn phú tứ hoàn chỉnh ( 1910- 1989 ) - bài: văn tâm
một tiểu sử đoàn phú tứ hoàn chỉnh
bài viết : văn tâm
tiểu sử trích ngang .- VĂN TÂM , nhà lý luận, phê bình.
( bút danh khác : TẦM DƯƠNG )
* tên khai sinh: Nguyễn văn Tâm, sinh 5- 9- 1933. Quê : thành phố
Thanh Hóa. Hiện nghỉ hưu và viết ở Hànội. Hội viên hội Nhà văn
Việtnam.
* công tác, chức vụ kinh qua :
-1956- 1957 : trợ lý ( tổ Ngữ văn ) Trường Đại học sư phạm Hànội.
-1962 : chỉ đạo dạy môn văn( Phòng phổ thông / Sở Giáo dục HN).
1962- 1992 : dạy văn ở một số Trường phổ thông trung học ở HN.
* tác phẩm : Ánh sáng hay bóng tồi ( kịch ngắn, 1952 ) ,
Giải tán ( kịch ngắn, 1953 ), Vũ trọng Phụng, nhà văn hiện thực
( nghiên cứu, 1957 ), Tản Đà : khối mâu thuẫn lớn ( nghiện cứu,
1991) , Góp lời' thiên cổ sự '( phê bình văn học, 1995 ) ...
* được Giải thưởng Hội nhà văn 1992 qua tác phẩm' Góp lời' thiên
cổ sự '.
( ' Nhà văn Việtnam hiện đại ' / Nxb Hội nhà văn,1997 - tr. 598 )
- một tiểu sử Đoàn Phú Tứ hoàn chỉnh do một tay viết tiểu sử
tác giả ( biography) tài hoa hiếm thấy !
ĐƯỜNG BÁ BỔN
Saigon May, 2013.
ĐÃ MANG LẤY NGHIỆP VÀO THÂN ...
(...) Rồi Đoàn Phú Tứ lập gia đình - nột chuyện lạ lùng đối với nhiều người . Vợ ông là Nguyễn thị Khiêm, cô nữ sinh trung học nhỏ nhắn , kém ông [ Đoàn phú Tứ] đến 21 tuổi - người rất say mê văn chương truyền khẩu của ông, nhất là khi nghe giảng về
Đoan trường tân thanh , học trò của ông kể lại rằng : chỉ một chữ ' ai ' trong '' Truyện Kiều ' , thầy Tứ có thể giảng liền 2 buổi; về chuyện trái ớt gia vị, có thể thao thao bất
tuyệt hằng tiếng đồng hồ... thầy Tứ thông minh ( giỏi cả toán ) vừa tài hoa, vừa uyên bác'; vốn được trời phú cho năng lực ' lợi khẩu' ' . Sau này bạn bè ông vẫn nói :' Chiếu rượu mà thiếu Đoàn phú Tứ thì kém vui !' .
Nguyễn thị Kiêm, ( sinh năm 1921 ) cô nữ sinh Hànội nhan sắc . là con thứ 6 trong 1 gia đình có 12 chị em, ở phố Lãn Ông - một gia đình cũng Hànôi gốc. Thời gian Cách mạng tháng 8 vừa thành công, cô Khiêm mới 14, 15 tuổi, đã say sưa sinh hoạt trong tổ chức Thiếu nữ tiền phong . Ngay đêm Toàn quốc kháng chiến ( 19-12- 1946) , cô chính thức nhận nhiệm vụ làm liên lạc Liên khu 1 ( Trung đoàn Thủ đô * ) ; tiếp nhận công tác giao liên và tuyên truyền xung phong cho Ủy ban kháng chiến Khu XI. Thế là cô nữ sinh Hànội này
------
* Trung đoàn Liên khu 1 thành lập ngày 8-1-1947 đến 12-1-1947, được Hội nghị quân sự toán quốc lần thư 1 họp ở Hà Đông tặng danh hiệu Trung đoàn thủ đô. ( chú thích :Văn Tâm )
là cô nữ sinh Hànội này mặc dầu chưa được gia đình chấp thuận , đã thoát ly công tác từ tuổi trăng tròn. Sau gần 2 tháng tham gia chiến đấu giữa Hànội khoi lửa, cô theo nẻo đường bí mật ven đê ngược lên Nghi Tàm, vượt sông Hồng sang điạ phận tỉnh Phúc
Yên ..., dấn bước trên các nẻo đường kháng chiến phai bạc áo hào hoa ... gần 3 năm công tác văn thư tại Ban dân vận thuộc bộ Tổng tư lệnh ở vùng Tự do; năm 1950, cô Khiêm quay vào Hànội, với nhiệm vụ liên lạc viên nội thành; nhưng lộ hình tích, cô bị bắt giam ở Nhà Tiền. Gia đình tình cờ biết được chuyện không may, đã nỗ lực vận động, nên cô được trả lại tự do - rồi, tiếp nối quãng đường nữ sinh trung học dở dang 4 năm về trước. Do thành tích đóng góp cho Kháng chiến chống Pháp; sau khi Hànội được giải phóng. ' Quân nhân Nguyễn thị Khiêm- đơn vị Ban văn thư Đ.V. 19 ' được bộ Quốc phòng tặng thưởng Huy chương Chiến thắng hạng 1'.( ký ngày 3-3-1958)
Cô Khiêm xuất thân trong gia đình nguồn gốc Nho học, gia giáo nghiêm khắc *,
[ lúc đầu ] do bố mẹ không tán thành cuộc hôn nhân mà vợ chồng tuổi tác quá chênh lệch ( tuổi Đoàn phú Tứ suýt soát gấp 2 vợ ) . Nhưng với cá tính mạnh mẽ, cô Khiêm tuyên
bố : ' Không cho cưới sẽ tự sát '. Từng biết tính nết người con gái ương ngạnh này :
nói là làm - gia đình sợ hãi [ nên ] đành chấp nhận hôn lễ. Thiếp báo hỷ bay tới họ hàng, thân bằng cố hữu :
' Chúng tôi xin trân trọng báo tin mừng, ngày 26 - 6 - năm Nhâm Thìn (tức là ngày 16- 8 năm 1952 ) , chúng tôi làm lễ vu quy cho thứ nữ chúng tôi là Nguyễn thị Khiêm đẹp duyên cùng ông Đoàn phú Tứ , giáo sư trường Đại học văn khoa Việtnam * , bào đệ ông bà Đoàn phú Quán , tham chánh văn phòng tòa Thị chính Hànội '.
-----
* theo tôi được biết, thời gian 1952 - 54, ông Đoàn phú Tứ chỉ dạy việt văn ở các trường trung học chuyên khoa tư thục, như Trường chuyên khoa Tư thục Hàn Thuyên ( trên đường Hai bà Trưng ). Thời gian này tôi là học sinh đệ 2 C Hàn Thuyên . môn việt văn do giáo sư Đoàn phú Tứ phụ trách , và môn sử là giáo sư Nguyễn thiệu Lâu '.
( Đ.B.B chú thích ).
Cặp uyên ương tài sắc chung sống với nhau rất hạnh phúc được hơn 1 năm. Rồi chuyện cơm áo không đùa ... ló dạng; và hiện ra ngày càng gay gắt từ khi bà Khiêm ở cữ cặp con trai song sinh [ vào] cuối 1953 : Đoàn phú Tấn ( hiện công tác [ trong] ngành Giáo dục Hànội ) và Đoàn phú Việt ( chuyên môn về cơ khí) . năm sau,. 1954, gia đình thêm 1 cháu gái ( Doàn như Ý ) , hiện đang công tác trong ngành Giáo dục Hànội .
Sau giải phóng thủ đô; từ 1956, Đoàn phú Tứ dạy văn ở trường Albert Sarraut được mấy năm nữa ; và có tham dự Đại hội nhà văn lần thứ 1 tổ chức tại Hànội. ( 1-4, tháng 4- 1957) .
Với những hoạt động văn nghệ, văn hóa ... rộng rãi từ trước 1945 đến thời ký kháng chiến chống Pháp ở Thanh Hóa, Thái Nguyên- Đoàn phú Tứ quảng giao có nhiều văn hữu, bạn bè quen biết; nhưng đến đận này, ông được giúp đỡ không bao nhiêu - phần vì tâm lý phú quí dịch giao của thế nhân, phần vì không khí văn nghệ một thời, và phần nữa kah1 quan trọng; sống giữa những ngày tháng cơ chế kinh tế bao cấp duy ý chí vây
quanh ..., biết bao văn nghệ sĩ quân tử cũng đang phải mướt mồ hôi trong cảnh
đời ' ngày 3 bữa vỗ bụng rau bình bịch '.
Trợ giúp được ít nhiều về tinh thần cho Đoàn phú Tứ có Nguyễn xuân Sanh ( tác giả ' Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà / ' bài ' Buồn xưa' ) đến thăm bạn cũ nhiều lần. Về những món vặt, có Thế Lữ ( đạo diễn vở Ghen ), Vũ đình Hòe ( vai Linh trong vở Ghen / kịch Đoàn phú Tứ ) .
Giúp đỡ Đoàn phú Tứ được nhiều và toàn diện hơn cả là một nhân vật nữa trong nhóm Xuân thu [ nhã tập] , giáo sư Nguyễn lương Ngoc ( ở nhà số 37 , Đoàn phú Tứ sớ 12, cùng phố Châu Long ) ; và nhất là nhóm nhà nhiếp ảnh Trần văn Lưu , nhà số 11 hàng Bông - địa chỉ mà tác giả bài Ông Đồ muốn thiết lập một ngôi đền kiểu Panthéon để hương khó Nguyễn Du, Baudelaire ...
Trần văn Lưu tiếp xúc với Đoàn phú Tứ từ 1942 , lúc ông quy tụ một số nhà nhiếp ảnh trong cơ sở Photo Atelier tại đường Puiginier ( phố Điện biên Phủ ngày nay ) . Hai người có mối quan hệ chặt chẽ hơn khi cùng hoạt động văn nghệ thời kháng chiến chống Pháp ở Đại Từ. Gặp nhau thường xuyên tại địa chỉ văn hóa 11 hàng Bông, có nhiều văn nghệ sĩ các ngành nghệ thuật khác nhau: kịch tác gia Đoàn phú Tứ, nhạc sĩ Tử Phác, họa sĩ Bùi xuân Phái, nhà thơ Vũ đình Liên, nhà thơ Trần lê Văn, kiến trúc sư Nguyễn ngọc Ngoạn ...
Năm 1980, đôi bạn già Đoàn phú Tứ , Trần văn Lưu đã viết chung 1 bài tiếng Pháp, tham gia cuộc thi Gặp gỡ sách Ba Lan ( Rencontre avec le livre polonais ) do báo Nước Ba Lan ( La Pologne) tổ chức - 2 ông phát biểu về cuốn Nhà hát Ba Lan đương đại
( Le Théâtre polonais contemporain) của Edward Csato, và được ban giám khảo trao tặng Giải xuất sắc ( Prix distingué) với tặng phẩm : mỗi người một cuốn Lịch sử Ba Lan ( Histoire de la Pologne ) ... Tác giả thường xuyên đến nhà Trần văn Lưu, không chỉ để gặp gỡ bạn bè, đàm đạo mọi sự trên đời, và đủ cầm, thi, tửu, họa . ( Bùi xuân Phái vẽ rất nhiều tranh chân dung Trần văn Lưu tại ngôi nhà này )... - mà trong 1 cuốn lịch bỏ túi nhỏ xíu
( năm 1983) của Đoàn phú Tứ chẳng hạn, tôi còn nhìn thấy liên tục các món vặt được
ghi :' TVL: 10 đ' ( ngày 3 tháng 4 ), TVL : 20 đ ( ngày 28 tháng 5 ,' TVL: 10 đ ( ngày 8 tháng 6 )'... Nhân dịp bạn khánh thánh tân gia ( cơi thêm 1 tầng gác nhỏ ) : ngày 4, tháng 2- năm 1983, Đoàn phú Tứ đã tặng Trần văn Lưu một bức hoành, một bức trướng, và 1 câu đối tự tay ông thảo bằng chữ Hán - tất nhiên đều trên giấy cỡ nhỏ và mỏng mảnh. Bức hoành viết 4 chữ : Dục cùng thiên lý, và bức trướng 4 chữ : Cánh thướng nhất tằng - đều lấy ở bài Đăng Quán tước lâu của Vương chí Hoan đời Đường : Dục cùng thiên lý mục - Cánh
thướng nhất tằng lâu ( Muốn tầm mắt nhìn thấu ngàn dặm - Hãy lên cao thăm một tầng lầu ) . Nghe giọng văn chương sao mà triết lý thâm hậu và phú quý giàu cao sang; bởi vì quý khách dẫu cánh thướng đến nhi tam tằng lâu ở địa điểm nhà ông Trần văn Lưu thì cũng nhìn thấy toàn những mảng tường long lở rêu xanh mốc thếch án ngữ trước mặt. Tám chữ hoành và trướng tặng bạn như vậy , cho ta thấy ít nhiều nét hóm hỉnh trong tính cách tác giả kịch bản Ngã ba . Quả là trong đời thường, Đoàn phú Tứ xót xa mà không ủ rũ, cay đắng mà vẫn đùa vui. ' Nói cười hơn hở như được của - Mà ' bót-tờ-phơi '
( porte-feuille- nôm na là ' bóp '( hoặc ' bốp',' ví') đưng giấy tờ - BT ) vẫn rỗng không ', cái nết ấy của thi sĩ tửu đồ Tản Đà, người luôn ao ước cái đức anh nhi ( trẻ thơ ) cũng là cái nết của Đoàn phú Tứ, con người thường xuyên dùng gạch trí khôn, chơi lộng ngữ. Nhiều người còn nhớ vế đối dí dỏm, Đoàn phú Tứ giễu tác giả cuốn Thanh lịch :' Thanh lịch Vân Đài thanh lịch kịch ' * ... Nghiện thuốc lá thời bao cấp , ông thường phát biểu ngược đời : ' thuốc 'Trường sơn ' nhẹ hơn thuốc 'Tam Đảo' - ông đã dùng chữ nhẹ với ý nghĩa nhẹ tiền. Trong 1 bức thư gửi cho tôi ( tháng 6- 1993) , họa sĩ lão thành Hoàng lập Ngôn kể rằng : nghĩ về hoàn cảnh gieo neo của mình , có lần Đoàn phú Tứ đã chơi chữ với người bạn họa sĩ vui tính đồng tuế ( tuổi Tuất ) : ' Râu của tớ hệt râu Richelieu, nhưng tớ là Pauvrelieu' ** - Nếu đôi mắt là cửa sổ linh hồn thì tôi đã thấy trên khuôn mặt thanh nhã của Đoàn phú Tứ, đôi mắt trong trẻo thật giống' trẻ thơ' ( và tôi cũng chỉ nhận thấy một nghệ sĩ nữa có đôi mắt ' anh nhi' tương tự: họa sĩ Bùi xuân Phái ' ).
----
* Năm 1942, Vân Đài in 'Thanh lịch' , cuốn xã giao cho phụ nữ ( Nxb Nguyễn Du) - Trước vế ra của
Đoàn phú Tứ, nữ sĩ Vân Đài kể ra cũng ' Vỏ quýt dày có móng tay nhọn' khi đối lại được rằng :' Ngã ba phú Tứ ngã ba hoa '.
** riche: giàu; pauvre: nghèo; lieu: nơi - Richelieu ( 1585- 1642), Hồng y giáo chủ người Pháp, nhà hoạt động tôn giáo, chính trị lừng danh . ( 2 chú thích của Văn Tâm ).
Sau khi sinh hạ thêm 2 con, 1956 : Đoàn như Anh ( hiện sống tại Nga) , 1958 : Đoàn phú Thăng ( diễn viên Nhà hát kịch Hànội ), gia kế càng thêm nan giải. Không khó khăn sao được : gia đình đã 7 miệng ăn, mà từ 1962 ( không còn dạy học ở trường Albert Sarraut) đến 1964 , Đoàn phú Tứ hầu như không còn thu nhập; bà Khiêm từ 1960 làm việc cơ quan nhà nước thời kinh tế bao cấp, chỉ có thể nhận được đồng lương khủng khiếp, như mọi cán bộ công nhân viên khác ( 1960- 1976) dạy trường cấp 1 Nguyễn công Trứ ; rồi làm kế toán ở cửa hàng rượu bia hàng Đào, kế toán Công ty Nông lâm sản. Ba mươi năm vật giá leo thang dưới đất, trong đó có 10 năm đồng thời bom đạn Không lực Hoa Kỳ leo thang trên trời; chẳng rõ nhờ phép lạ nào mà cái hộ 7 nhân khẩu này có thể vượt qua được mọi nỗi gian nan - nếu có phép lạ - hẳn phần quan trọng là từ đôi bàn tay tần tảo tuyệt vời và nghị lực phi thường của cô thiếu nữ quân nhân Trung đoàn Thủ đô xưa - Bà đã quần quật với đủ mọi nghề phụ ( hay chính ?) : chăn nuôi lợn gà, may thuê, đan dệt len, bán gạo lẻ ở chợ, làm bánh rán ...
Phát biểu với bạn bè và các con, Đoàn phú Tứ lúc nào cũng tỏ lòng biết ơn người vợ kỵ tuổi ( ông tuổi Tuất, bà tuổi Mùi ) có một vài quan điểm bất đồng, khiến không khí gia đình đôi lúc nặng nề; nhưng ít than thở, biết chấp nhận nhau - và đúng là cái gốc cửa nhà.
Thực ra, khoảng năm 1964 đã xảy ra 1 chuyện ảnh hưởng khá quan trọng đối với đời sống vật chất và tinh thần của Đoàn Phú Tứ. Chuyện được nhà thơ Nguyễn bùi Vợi kể lại như sau :
' Hànội lên đèn . Xe thủ tướng Phạm văn Đồng đi qua chợ hàng Da , thấy 1 người lom khom nhặt gì ở chợ. Thủ tướng hỏi thư ký :
" Ai trông giống anh Đoàn phú Tứ thế ?'
Thư ký của thủ tướng xuống xe, chạy lại, thì đúng là Đoàn phú Tứ. Ông nóin thản nhiên :
' Các cháu có nuôi một con lợn. Rau đắt quá , chiều chiều tôi ra đây nhặt ít vỏ chuối thêm vào rau cho chúng.'
Nghe thư ký thưa lại , thủ tướng xuống xe đến tận nơi , mời Đoàn phú Tứ chiều mai đến nhà riêng ăn cơm.
Sau bữa cơm , thủ tướng bảo:
" Tôi biết anh rất giỏi tiếng Pháp. Tôi có đọc một số tiểu thuyết cổ điển Pháp dịch ra tiếng việt. Người dịch chỉ dịch được ý mà không giữ được văn, sao anh không dịch cho các nhà xuất bản.
' Hoàn cảnh riêng của tôi, dịch thì ai in ?'
' Tôi sẽ đảm bào cho anh chuyện đó.'
Sau đó, thủ tướng trực tiếp trao đổi ý hiến với giám đốc nhà xuất bản Văn hóa. Ít lâu sau, bạn đọc được đọc tiểu thuyết Đỏ và đen / Stendhal do Đoàn phú Tứ dịch .(...)
Năm 1989 tang tóc đã đến. Bà Nguyễn thị Khiêm sau mấy tháng lâm bệnh nan y phải giải phẫu; đến ngày 4 tháng 7 năm 1989, ngươi đàn bà đảm đang lặng lẽ vĩnh biệt bể khổ không một lời trăng trối. Sau khi vợ mất, Đoàn phú Tứ càng âm thầm ít nói, không mấy khi bước chân ra khỏi nhà.
(....)
Sau khi người bạn đời mất chưa được 100 ngày; khoảng 11 giờ trưa một ngày đầu trung tuần tháng 9 / 1989, đang bảo ban cháu nội học hành - Đoàn phú Tứ rất quý các cháu, bỗng ông ngã ngửa người ra bất tỉnh, do bệnh huyết áp cao. Đến 4 giờ chiều, các con đưa ông vào bệnh viện Saint Paul ; trưa hôm sau chuyển sang bệnh viện Hữu nghị Việt Đức . Một tuần lễ sau điều trị ở bệnh viện không hiệu quả, Đoàn phú Tứ lúc tỉnh lúc mê, hôn mê có xu hướng ngày càng sâu. Biết người cha cao tuổi, bệnh nặng khó qua khỏi, các con đưa ông về nhà. Hôm sau, bước sang giờ Ngọ, trước khi vĩnh biệt cõi trần chừng 30 phút, Đoàn phú Tứ hồi tỉnh lại hẳn, nói mấy câu mơ hồ, đưa mắt nhìn quanh, như gửi lời chào cuối cùng, rồi cũng không một lời trăng trối, lặng lẽ đi vào cõi hư vô ...
Đó là lúc 11 giờ 30 ngày 20 tháng 9 năm 1989.
(...)
Sau tang lễ nưa tháng, tuần báo Văn nghệ ( số 40, ngày 7-10-1989) đăng bài viết của Nguyễn thế Vinh ' Tưởng niệm nhớ nhà văn Đoàn phu Tứ ' :
' ... chỉ một bài thơ ấy ( Màu thời gian - VT ), vị trí của ông trong làng thơ đã được khẳng định . (...) Tâm hồn hơ đã giúp ông thành công trên kịch trường với hàng loạt những vở kịch nói mà ông cho ra đời từ 1937 đến 1941. Điều đó đã đưa ông lên địa vị là một trong số những nhà soạn kịch tiên phong ở nước ta . (...) '
Cuối 1992, phần mộ nhà thơ, nhà văn, kịch tác gia , nhà hoạt động sân khấu & báo chí, nhà dịch thuật Đoàn phú Tứ cùng phần mộ nữ liên lạc viên Trung đoàn Thủ đô xưa đã được người thân chuyển về một nghĩa trang khá đẹp ở ngoại thành Hànội. thuộc địa bàn huyện Thanh Trì; xã Đại Kim, thôn Đại từ - miền đất xem như quê xa của cựu quân nhân Nguyễn thị Khiêm.
Trên miền này xum xuê nhiều cây cối um tùm, mát mẻ.
Sớm nay tiếng chim thanh
Trong gió xanh ..
văn tâm
( nguồn: Đoàn phú Tứ, con người & tác phẩm/ Văn Tâm - Nxb Văn nghệ, tp. HCM 2001, khổ 13x 19cm , dày 497 trang - in nhiều phụ bản: chân dung ảnh Nguyễn thị Khiêm, Đoàn phú Tứ và bè bạn văn hương, ký họa vẽ Đoàn phú Tứ của Văn Cao, Phan Tại + một số tác phẩm của tác giả in trước 1945 + 1 tác phẩm mới ' Đi tìm chú từ' ( trong vài đoạn văn Đoạn -trường Tân-thanh - đầu đề 2 bài gỉảng thuyết ' / Hội Văn hóa Việtnam / Ban Ngôn ngữ văn tự xuất bản năm 1949. )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét