Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013
tháng hai buồn đọc lại lỗ tấn / hoàng vũ đông sơn - 5
tháng hai buồn đọc lại lỗ tấn :
bún thang từ thức chất đến huyền thoại
hoàng vũ đông sơn
Mỗi khi gia đình sum họp để tiễn một người đi hay dón một người về, người miền bắc có thói quen tổ chức một bữa bún thang. Nếu cuộc chia tay hay trùng phúng đó lại rơi vào mùa đông sớm nhất là chớm thu có những chiếc lá vàng rơi lả tả xuống sân vườn cho gió cuốn đi để đối cảnh sinh tình : Trận gió thu phong rụng lá vàng / Lá rơi tường Bắc lá rơi sang thì món bún thang càng tuyệt.
Lá vàng rơi là định luật của trời. Lá vàng có rơi nhiều thì chồi non lộc biếc mới có chổ có nơi để phát triển mạnh mẽ cho cây sớm lên đại thụ. Người xưa bảo không sai : Thu liễu, Đông tàng, Xuân sinh, Hạ trưởng . Trong cái chu lưu bất tuyệt, bất biến hàng năm đó, bát bún thang nóng hổi nghi ngút toa hương trước thu phong, trước đông phong sao mà tuyệt vời, sao mà ấm cúng đến thế. . cái ấm cúng củ gia đình làm ấm lòng người đi, an lòng người ở để chờ người lữ thứ sớm quay về.
Bún thang lá món ăn cầu kỳ, mất nhiều thì giờ để chuẩn bị và thực hiện. Chỉ có những người mẹ hiền, người đảm mới dám lý tới món bún tháng. Làm sao để bát bún thang mang đủ dáng vẻ thanh-nhã-đạm của miền bắc. Trong bát bún thang gói trọn cả tình quê hương đất nước, tình cha mẹ, vợ con., em, cháu...
và ngũ hành hoá sinh sinh tạo nên khí vị: hương gấy mùi nhớ.
Nhưng bún thang có ở cái nôi dân tộc ta từ bao giờ ? Người miền bắc ai cũng đều cảm nhận được cái hương vị đậm đà ngọt ngào thanh cảnh đó. Mà bắt giải thích theo kiểu tầm nguyên thì thật là khó . Nếu như có người ngoại quốc nào chịu ăn chịu chơi, sau khi thưởng thức, rồi nêu thắc mắc :
" Bún thang là gỉ ?"
"Tại sao lại gọi là Bún thang ?"
Người việt ta, trừ cụ Ấm Hiếu, khó mà lý giải vắn tắt cho họ thông ngay được. Vì ở 2 cuốn từ điển cổ như Đại Nam quốc âm tự vị/ Huỳnh tịnh Của và kim như Việtnam tự điển / Khai trí tiến đức đều tách ra từng tự để thích nghĩa.
trong Đại nam quốc âm tự vị / Huỳnh tịnh Của :
" Bún: bôt sợi, bột làm ra sợi ( tr. 77
" Thang: nước nóng ( tr. 367)
và Việtnam tự điện / Khai trí tiến đức :
" Bún: bột gạo làm thành từng sợi ( tr. 60)
" Thang : nước nóng ( tr. 550)
cũng ở trang 550 này, Việtnam tự điển ghi thêm : " Món ăn bằng bún chan nước, dùng nước nóng, mùa rét ăn thang".
Các cụ thi nhau soạn tự điển để chú giải những điều thiên cao địa viễn, nhưng với bún thang, món ăn chân quí của người mình - các cụ lại vắn tắt quá. Ý hẳn các cụ cho rằng : " miếng ăn là miếng tồi tàn" mà không thèm lý tới một cách triệt để.
Để tìm cội nguồn bún thang ở các sách nữ công gia chánh, dĩ nhiên chì là công cốc. Còn về thể cách thực hiện và trính bày bát bún tháng của các nhà , thì mỗi người bàn một cách.
Đi kiếm tìm ở ngoài mãi cũng chẳng đâu vào đâu, giống như cảnh: đi chơi cho biết Đồ sơn - cuối cùng đành phải trở về nhà để hỏi nhà mình vậy. Bụt chùa nhà không thiêng, nhưng ngặt quá.!
Vấn nạn về bún thang được các đấng hậu duễ của Cao quốc tổ mẫu Âu Cơ , không riêng gì bàn dân thiên hạ mà kể cả vợ con , em, cháu trong nhà , cũng đều không ứng cách thích nghĩa của 2 bộ tự điển trên. Rồi họ cũng lâm vào cảnh lúng túng: " sư cãi sư phải vãi cãi vãi hay " , nhưng bún thang vẫn hoàn
bún thang. Bún thang là một thực thể. Dù bún là chính hay thang là chính cũng không thể gọi là
Bún thang, nếu không có gà, có trứng, có thịt heo ...
Vấn đề ngữ nghĩa của từ của tự đã chẳng thành vấn đề , khi thật mục sở thị những người yêu thương mình xé nhỏ từng miếng thịt gà, thái nhỏ từng miếng thịt thăn heo ( lợn) , miếng trứng rán và nhiều thứ nũ ra thành sợi chỉ. Vất vả từ chợ búa về đến bếp núc khói lửa mịt mù, thế mà họ vẫn tươi rói, vẫn trịnh trọng đặt lên trước mặt ta lần lượt những tô tráng men tinh khiết chất chứa báo tình thương nỗi nhớ ...
Khi ăn bún thang, thực khách có thể ngồi tại chỗ, ngồi dưới đất, trên giường, trải chiếu hay trên bàn ghế kiểu tây phương. Người phục vụ dâng hiến đến gần... mồm từ tí hạt tiêu, tí mắm tôm xanh, giọt cà-cuống ... chỉ khổ cho những ai không quen ăn nóng, mà ăn bún thang phải ăn thật nóng mới ngon, mới thú vị
.
Khác với phở là món ăn tại cửa hàng cửa hiệu - ăn phở còn ăn cả cái không khí phở cùng người hàng xứ. Bún thang là món ăn tại gia. Ăn bao nhiêu cũng được ... Vấn đề là chỗ tùy theo nền kinh tế tài chính gia đình và tùy theo sức chứa của cái bụng. Người nào thích , có thể ăn thêm rau ghém. Nhưng chỉ với loại rau duy nhất là rau diếp thái thật nhỏ như sợi thuốc lào, thuốc lá. Lẫn lộn bất kỳ loại rau nào vào bát bún thang sẽ lạc vị, mất hết cả cái ngon.
Bún thang bây giờ đã vượt khỏi ngưỡng cửa các gia đình việt, đã chu du đi khắp dông nam đoài bắc, đã vượt cả biên cương để có mặt ở khắp nơi có người việt gốc bắc cư ngụ. Bún thang ở ngay đất Sài Gòn đã phổ thông đến độ ngang tầm với bún riêu, bún ôc, canh bún. Người ta ăn bún thang hay món ăn gọi là bún thang với tất cả tương đỏ, tương đen, với cả rau muống chẻ ,bắp chuối, giá sống, húng quế, rau răm, rau ngổ.
Ít khi nhà hàng chủ quán thấy khách gào cà-cuống. Hoặc , chủ nhà hàng không có, mà có thì quá đắt, đắt hơn cả ngày xưa, như câu ví von: đắt như thuốc đau mắt của bà lang Trọc nên khách không thèm xài; hoặc không biết xài, vì chẳng biết cà-cuống là cái quái quỉ gì .(...) * Bún thang cũng nổi trôi theo mệnh nhà, vận nước,
----
* (...) BT xin lỗi tác giả, lược bỏ 49 chữ nói về ; " cái bánh Trôi mà nữ sĩ HHT " mục sở thực...".
***
Bún thang cũng không có huyền sử đẹp như bánh Giầy, bánh Chưng hay như bánh Trôi , với 49 chiếc để trên mẹt, trên bè thả trôi sông biển, tượng trưng cho 49 hoàng tử mà đức Cao tổ quốc tổ phụ Lạc Long quân phái đi chinh phục những miền đất lạ. Bún thang có huyền thoại xâu xấu về món ăn có liên quan mật thiết đến thịt gà được truyền tụng ở quê tôi, vùng Đông triều. Huyền thoại này nghe nói, do một đấng hậu duệ nhà Mạc, chắc là con cháu Tráng vương Mạc kinh Chương. Sau khi vở Tổ ở đất Cao Bằng, người họ Mạc muốn sống, phải thay tên, đổi họ, bị chỉ định cư trú theo lệnh của chúa Trịnh. Ai không chấp hành thì lang bạt, tự đổi họ, thay tên. Mà mối thù sát tộc với họ Trịnh thì khôn nguôi.
Chuyện được lưu truyền ở quê tôi đã khá lâu; nhưng lại là chuyện liên quan đến những nhân vật kiệt hiệt của lịch sử ở một thời nhiễu nhương lắm phe, nhiều nhóm tranh Bá đồ Vương. Những chuyện quái dị ỡ dãy núi Đông triều quê tôi là vùng bán sơn địa vốn không kiếm. Nửa thế kỷ qua đi, tôi chưa có dịp về thăm, nhưng vẫn nhớ lỗ mỗ, rằng :
"... ông Trịnh Kiểm khi còn hàn vi , tức là trước khi trúng tuyển làm nài ngựa cho ông Nguyễn Kim tính tình phóng đãng, nhà nghèo lại thích ăn ngon, mẹ con ông toàn xơi thịt gà do ông vồ của bàn dân thiên hạ.
Khi đắc thế, quyền uy ông lệch đất nghiêng trời, trên ông hiếp vua, dưới thịt em vợ một cách ngang nhiên , cũng chẳng ai dám ì xèo nửa lời. Miếng ngon vật lạ của cả xứ Bắc kỳ, nếu ông thích, sẽ vào mõm ông hết. Nhưng ông lại chi thích món Bún gà. Tụi đầu bếp Thanh, Nghệ dâng mãi, ăn mãi; ông cũng chán miệng. Ông hạ lệnh cho tụi đầu bếp Thăng Long chế tác thử nghiệm. Có một Bảng nhãn là chuyên gia đón gió vào hàng đệ nhất lưu đã hiểu ý siêu đại nhân, bèn tiểu di cho tụi đàn em đầu bếp dâng lên Chúa một món Bún gà, nhưng được ông đặt cho mỹ từ là Bún Thăng. Ông cũng chuẩn bị cả lời khải tấu với Chúa, là : " Theo Dịch học và những lý giải trong các cổ thư, thì ' Trong mỗi bát Bún Thăng dâng lên Chúa ngự dụng có cả Thiên Huyền Địa Hoàng , có âm dương ngũ hành... Chúa mà ngự hàng ngày sẽ Thọ tỷ Nam san, tràng trị vũ lâm, nhất thống giang hồ. Vì Chúa là Thần nhân Thánh triết, nên sẵn có Văn thành Võ đức, bây giờ thêm cả Thiên Địa quy nạp vào bụng Chúa, Chúa sẽ điều lý âm dương tuyệt vời, sẽ vô tiền khoáng hậu ..."
Thọ tỷ Nam san: Không - vì Chúa là người nên cũng phải tịch.
Tràng trị vũ lâm: Không - vì trên Chúa con có vua Lê, dù là hư vị, nhưng vẫn là một thực tại.
Nhất thống giang hồ : lại cũng Không - vì mặt tây bắc vẫn còn các chi họ Mạc, hở ra là giành dân chiếm đất, mặt đông nam, có ông Nguyễn Hoàng lăm le kéo quân ra đòi lại cương vị. Dân đói khổ kháp chợ cùng quê, giặc cướp thì ban đêm , các cậu lính Tam phủ thì ban ngày. Muốn truyền tử lưu tôn ở ngôi vị Chúa, phải nhớ lời phán bảo của một người đã dâng sớ hạch tội 18 tên lộng thần của triều đình nhà Mạc. Người ấy đã coi hôn quân hôn chúa và quan lại tham ô như giặc cướp, lấy uy quyền dọa nạt và lợi dụng câu nhử cũng không xong. Sai quan lớn có chức danh đem quà đến biếu dù là nhân danh Chúa , người ấy vẫn khước từ. Đem lời mật hỏi cũng không được giải đáp một cách chính thức mà chỉ nói với tiểu đồng, rằng : Giữ chùa thợ Phật thì ăn oản . Ngẫm nghĩ mãi lời nói ấy: Thượng phu, Thượng tướng Thái quốc Công thấy rằng món Bún Thăng đúng là linh thực. Thần thực Phúc thực, Hỷ thực- vì từ khi xơi Bún Thăng, quả nhiên là thăng thật, cứ như y là được lộc của trời, nên đã ngồi cả lên đầu Vua tới 216 năm mơi là ngon lành.
Chuyện còn kể rằng :
" ...anh chàng dịch nha An Nam hơn hẳn anh chàng dịch nha bên Tàu nhiều thứ : Một là, không phải làm thịt con đẻ của mình để xé nhỏ tống vào bát Bún Thăng mà vẫn thăng quan tiến chức. Hai là, có học nên khéo đón ý Vương thượng. Phe bên phủ Liêu thì cá mè như nhau. Phe bên cung Vua đàng hoàng, đúng đắn đấy, nhưng lại rét vì Chúa không ưa, sợ nói ra đưa lại ... Ba là, cấu kết với tên yêm hoạn Phan huy Đỉnh trấn áp trong ngoài để hắn lam Tham tụng ( Tể tướng), còn ngài ' Dịch nha An Nam, đó là Bồi tụng ( phó Tể tướng - như phó Thủ tướng ngày nay )... Sách Việtnam thông giám đã ghi như thế ..."
Món ăn , ăn vào đại phát tài, thế tập làm vương, ai mà chả mong chả thích, nên người Bắc hà ngày ấy thi nhau làm Bún Thăng, thi nhau ăn Bún Thăng để chóng được thăng quan tiến chức , không có viễn kiến gì thì ăn để lấy khước.
Dư luận dân gian đường phố đến tai nhà Chúa do quý vị Lính Tam phủ đưa vào. Chúa phán quở
rằng:
" Tụi dân Bắc Kỳ , mi xược quá! Cũng muốn thăng như ta sao? Giỏi lắm, khéo lắm, ngon lắm, ta cũng chỉ cho làm bồi tụng hầu hạ trong phủ Liêu như Lê quí Đôn. Đó là nấc thang ta cất nhắc cho kẻ trung thành. Đừng láo !"
Từ đó, ngoài phủ Chúa, không ai dám gọi là Bún Thăng mà phải biến âm đi. Không kỵ húy nhưng vẫn dứt khoát phải đổi, phải gọi trại đi. đọc trệch ra là Bún Thang. Vần quốc ngữ bây giờ chỉ phải bỏ đi
dấu á, để ngoài ý nghĩa là nấc thang, trèo thang lại còn nghĩa la lang thang khắp chợ cùng quê cho đẹp lòng Chúa, cho đỡ ngứa tai gai mắt các thừa sai của Chúa [ Trịnh ]
Đã gọi huyền thoại , có nghĩa là rất xa với sự thực. Một loại tuyên truyền đen để tự đánh bóng mình và bôi nhọ đối thù. Có thể cái ông hậu duệ nhà Mạc, vì mối thù sát tộc - không hay chưa rửa được - đã đơm đặt ra , đưa vào sách Nam Hải dị nhân liệt truyện để phịa thêm ra. . Chuyện đúng hay sai, tôi chẳng dám lạm bàn; chỉ biết chắc chắn Bún Thang là một hiện thực.
***
Thỉnh thoảng :
Trông mâ y Bắc tái buồn ghê
Về ư - Chẳng được vẫn tái tê lòng
Nhớ nhà thắp một tuần nhang
Quan san đèo Cả, đèo Ngang mấy từng
TÂM SỰ HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN
Có thân trích bóng ghé vào hàng quán bên đường tìm lại chút hương xưa, khó mà ăn được bát thứ 2. Thế mới biết cái món Bún Thang lại quá là diệu vợi. Muốn ấm chân răng một cách triệt để thì các cụ ông phải nhờ đức các cụ bà, các đàn anh, phải phiền tới đôi tay dịu hiền của các đàn chị.
Dấng danh sĩ nào đã sản xuất ra bài thơ có 2 câu hay đáo để:
Đi chơi cho biết Đồ Sơn
Trở về mới biết chẳng hơn Đồ Nhà
Bún Thang phải ăn tại nhà mới ngon. Ăn tại nhà tức là ăn cả cái không khí gia đình, cả cảnh đoàn viên, sau một thời đi hoang:
Vắng bè bạn có vợ con
Xa xôi xã hội vuông tròn quốc gia
TẢN ĐÀ
Cảnh ấm cúng là cả gia đình quần tụ cùng bưng bát Bún Thang, cùng nhau múa đũa, cùng nhau xì xụp:
Khi vui câu chuyện thêm giòn
Chẳng chồng thì vỡ vợ con con một nhà
???
Bún Thang là món ăn cầu kỳ , mất nhiều công lênh. Ai là khách được mời ăn Bún Thang, phải tự biết mình đã lọt vào mắt xanh gia chủ, đã có một quá trình tương giao, có độ dày tình thân và được tôn quí. Vì thường thì nón Bún Thang lại do chính bà chủ nhà vừa là trưởng ban tổ chức, vừa là bếp trưởng và các em gái đều là bếp viên , phục vụ viên, nên không thể có tạp khách trong bữa Bún Thang ở các gia đình người miền bắc...
Chẳng biết Bún Thang có được liệt vào hàng cao lương mỹ vị hay không và nếu là cao lương mỹ vị , thì cũng là miếng ăn. Mà miếng ăn là miếng tồi tàn . Ngạn ngữ dạy như thế để khuyên người ta chớ tham lam, quơ quào để rồi nhục đến tông môn. Về thực chất, nó tồi tàn thật sau vài giờ hay một ngày.
Ăn Bún Thang tại nhà không chỉ la thưởng thức một món ăn mà còn là thưởng ngoạn một công trình. Chỉ có cụ Tản Đà là thiết cận nhân tình, nên Người đã dạy cho những người có tâm hồn ăn uống, phải nhớ :
Đồ ăn ngon
Chỗ ngồi ăn ngon
Người cùng ăn ngon
Ngon !
TẢN ĐÀ
Mong rằng dân mỗi ngày mỗi giàu, nước mỗi ngày một khà, để tất cả mọi gia đình Việtnam đều coi món Bún Thang là món ăn thường. [']
( kỳ sau : buồn vui qua những năm thìn )
hoàng vũ đông sơn
BÌNH QUỚI TÂY 29- 1- 1996
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét