Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013
thi nhân - thi ca & cảm nhận ; vũ- đức -sao- biển / lê ngọc trác - 16
vũ -đức-sao-biển : thu hát cho người
bài viết : lê ngọc trác
Vũ Hợi sinh ngày 12 tháng 02 năm 1948 tại Tam Kỳ, Quảng Nam. Khi bước vào con đường sáng tác văn học nghệ thuật, Vũ Hợi là người hạnh phúc khi được chính thân phụ , một người am hiểu Hán học và say mê âm nhạc dặt cho con bút danh Vũ-Đức-Sao-Biển - với kỳ vọng con trai sáng như vì sao giữa biển trời mênh mông. Quả đúng như kỳ vọng người cha - bút danh Vũ- Đức- Sao-Biển đã nổi tiếng, trở nên thân
thuộc với nhiều người yêu thơ văn, âm nhạc trong và ngoài nước,
Vũ-Đức-Sao-Biển viết nhiều lĩnh vực: sáng tác ca khúc, viết tiểu thuyết, biên khảo, phóng sự, bút ký , kể cả tiểu phẩm tráo phúng. ( với bút danh Đồ Bì ). Hơn 40 năm cầm bút, tính đến 2007, ông đã xuất ban:
- về nhạc : gồm các ca tuyển tập ca khúc: Thu hát cho người ( 1998) - Điệu buồn phương Nam
( 2002) - 50 ca khúc tiêu biểu của Vũ-Đức-Sao-Biển ( 2008) - 3 ca khúc ca nhạc: Thu hát cho người ( 2000) - Tình ca phương Nam ( 2002) - Hoài niệm Trường giang ( 2003).
- về tiểu thuyết: Hoa trên cát ( 1989) - Ảo ảnh sương khói ( 1991) - Kiếm hoàng hoa ( 1995).
- về tiểu phẩm trào phúng : Bản báo cáo biết bay ( 1983) - Vạn tuế đàn ông (1980) - Vĩnh biệt thốt nốt ( 1996) - Thỏ thẻ cùng hoa hậu ( 1998) - Ba đời ham vui ( 1999).
- về biên khảo : Kim Dung giữa đời tôi ( 4 tập) - Nhân vật Kim Dung qua lăng kính pháp luật
( 2002) - Những vụ án kinh điển trong tiểu thuyết Kim Dung.
- về hồi ký : Úi chao, 60 năm ( 2007).
Ngoài ra, Vũ-Đức-Sao-Biển còn dịch tiểu thuyết võ hiệp Tiếu ngạo giang hồ / Kim Dung.
Qua tác phẩm, ông nổi lên như một nhạc sĩ chuyên viết ca khúc trữ tình, mang âm hưởng dân ca. Những ca khúc : Thu hát cho người - Đêm Gành hào nghe điệu Hoài lang - Bài thơ quê lụa - Điệu buồn phương Nam - Hoài niệm Trường giang ... đã làm say mê những người yêu âm nhạc.
Ca khúc Thu hát cho người ra đời đến nay đã hơn 40 năm vẫn còn được nhiều người yêu thích và sống mãi với thời gian.
Tác phẩm này đã được 72 giọng hát khác nhau thể hiện: Lệ Thu, Cẩm Vân, Quang Minh, Thanh Long bass... trình bày nhạc phẩm Thu hát cho người đã [ làm] lay động biết bao người !
Riêng chúng tôi, ông còn là nhà thơ. Từ thập niên 60 , 70 của thế kỷ XX , đã xuất hiện thơ Vũ-Đức-Sao-Biển * trên các tạp chí văn học xuất bản ở miền Nam. ca khúc Thu hát cho người chính là một bài thơ tình hay. Lời thơ đẹp, giai điệu nhẹ nhàng với những hình ảnh đầy thơ mộng trong nỗi niềm chia xa :
Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt
Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa
Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ
Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ.
Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó
Để hái dâng người một đóa đẫm tương tư
Đêm nguyệt cầm ta gọi em trong gió
Sáng linh lan hồn ta khóc bao giờ .
Ta vẫn chờ em trên bao la đồi nương
Trong mênh mông chiều sương
Giữa thu vàng, bên đồi sim trái chín
Một mình ta ngồi khóc tuổi thơ bay.
Thời gian nào trôi bềnh bồng trên phận người
Biệt ly nào không buồn phiền trên dấu môi
Mùa vàng lên, biêng biếc bóng chiều rơi
Nhạc hoài mong, ta hát vì xa người ..
.VŨ-ĐỨC-SAO-BIỂN
Năm 20 tuổi Vũ- Đức-Sao-Biển viết Thu hát cho người. Những hoài mong vô vọng trong cuộc tình đầu tiên đã ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn nhà thơ. Để rồi, 20 năm sau, khi trở về chốn xưa, miền nhớ, ông viết thêm bài thơ Lên Mỹ Sơn, với cùng một tâm trạng của ngày xưa, ngồi hát trên rừng thu tịch mịch. Ngồi hát giữa mùa thu Quảng Nam tím màu hoa sim thương nhớ. ( có ai bảo nhà thơ chúng ta không si tình và chung tình ).
Ôm cây đàn, leo lên tháp Mỹ Sơn
Nhìn xuống thấy sim chạy dài theo núi
Với cỏ xanh mùa thu dịu dàng
Nghe lòng ta dạt dào nhớ lại.
Rằng: hôm qua, ta mới đôi mươi
Hồn nhẹ như mây khói tuyệt vời
Lên tháp chờ em, em không tới
Mênh mang mênh mang sương chiều rơi.
Ngàn trượng non cao, ngắm dặm ngàn
Người Tây Nguyên gọi ấy Mang Giang
Hoa sim lớp lớp đầu thu nở
Nghe tiếng chim ca, phụng tiếc hoàng
QUA ĐÈO MANG GIANG / VŨ-ĐỨC-SAO-BIỂN
Thơ ông viết về tình yêu đều mang nỗi buồn chia xa, ly biệt. Thơ ông là tiếng lòng bật lên từ nỗi nhớ thương. Giữa trởi thu nhuộm màu hoa sim tím, Vũ-Đức-Sao-Biển hát cho mình vá hát cho người
. Và, đã nhận được sự đồng cảm, yêu mến của những người yêu thơ .[]
HẾT
lê ngọc trác
( Sđd : 132 - 138 )
------
* nói thêm về tác giả Vũ-Đức-Sao-Biển.
- trước 1975, một nhà báo viết văn làm thơ ký SAO BIỂN, bạn văn chương, báo chí của Dương Hùng Cường, Nguyễn thụy Long, Duyên Anh... nhà ở 85? Lý trần Quán, Tân Định, Saigon 1.
- sau Mậu thân ( 1968) , Quân lực VNCH tổng động viên, cả việc gọi tái ngũ một số quân nhân và bắt lính gay gắt những ai trong tuổi gọi nhập ngũ - và kẻ trốn lính - nhà báo
Sao Biển A ( tạm gọi vậy ) không muốn ra chiến trường, xin đồng hóa vào lính, rồi làm báo ờ Quân đoàn III , đồn trú ở Biên hòa.
- thời kỳ này bút danh Sao Biển A xuất hiện rất nhiều trên báo chí miền Nam.
- vào khoảng 1990 , anh xuất cảnh sang Mỹ làm cho nhật báo Thời báo ở San Jose - thì lúc này tôi mới nghe bút danh Sao Biển B ( tạm gọi vậy ) nhiều hơn trên sách. báo ở Saigon .
- tác giả Đặng thần Miễn - trước 75 , tác giả bài thơ Chant de louange pour la peau
d' Ebène ( Lê văn Hảo chuyễn ngữ tiếng pháp ) in trong Le Crépuscule de la violence / Trình bày xuất bản 197?) - có quen biết ông Vũ Hợi, tức nhạc sĩ Sao Biển B - ông ta tốt nghiệp Sư phạm, hiện công tác tại Phòng giáo dục huyện Nhà bè, sáng tác nhạc, viết văn, làm báo.
- sau 1990, nhà báo Sao Biển A xuất cảnh - tôi thấy bút danh Sao Biển (B) - lúc này thêm 2 chữ Vũ Đức thành Vũ- Đức-Sao-Biển xuất hiện đều đặn trên báo chí , nhạc, sách xuất bản ở miền Nam .
( BT chú thích).
tài liệu tham khảo :
- Úi chao, 60 năm ( hồi ký / Vũ -Đức- Sao- Biển)
-Vũ- Đức- Sao -Biển ( Trần Hiếu )
-Vũ -Đức-Sao -Biển ( Bách khoa toàn thư mở WIKIPEDIA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét